Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Truyện dịch - 4vn.eu >

Học Viện 4vn

> Phòng dịch giả > Góc hỗ trợ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 08-09-2009, 10:37 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Bát Nhã Chưởng hay Ban Nhược chưởng?

Trích:
Hỏi: Tôi đọc sách kiếm hiệp, thấy môn Bát Nhã chưởng, có sách lại phiên âm là Ban Nhược chưởng. Xin ông cho biết cách nào là cách phiên âm đúng, hay chỉ là cách đọc khác nhau theo thói quen, như hành chính và hành chánh? (Lê Văn Tự - Quảng Nam)

Trả lời: Ban Nhược hay Bát Nhã là cách đọc của cùng một từ 般 若 . Chữ có ba cách đọc theo âm Hán Việt là ban [bàn], bàn [pán], và bát []. Chữ có hai cách đọc là nhược [ruò] và nhã [re]. Có nhiều từ Hán Việt có cách đọc hơi khác nhau nhưng vẫn có nghĩa như nhau. Ví dụ hành chính hoặc hành chánh, chính trị hoặc chánh trị, Lữ Bố hoặc Lã Bố… Nhưng trong trường hợp này lại khác. Ban Nhược [bàn ruò] chỉ là cách đọc theo mặt chữ của từ 般 若 bằng âm Hán Việt, nhưng cách đọc này không có nghĩa, mà phải đọc là Bát Nhã hoặc [bò re] theo âm Bắc Kinh. Mà chữ được đọc bằng âm Bát, và chữ được đọc bằng âm Nhã cũng chỉ áp dụng trong một trường hợp duy nhất này mà thôi. Bát Nhã là thuật ngữ Phật học, phiên âm chữ Phạn Prajñā chỉ Trí Tuệ Siêu Việt vượt qua sự đối đãi của nhị nguyên để nhìn thấu thực tướng của vạn pháp. Như vậy, chữ trên phải đọc là Bát Nhã chứ không thể là Ban Nhược được.

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 08-09-2009, 10:37 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Nghĩ sao về cụm từ “Lạm dụng tình dục trẻ em”?

Trích:
Hỏi: Lâu nay báo chí thường nói đền vấn đề “lạm dụng tình dục trẻ em”, ông nghĩ sao về cụm từ này? (Ông Trần Tín – Q6, TPHCM)

Trả lời: Đây là cụm từ mà ý nghĩa sai lệch hẳn với ý đồ muốn diễn đạt. Lạm dụng là có quyền sử dụng, nhưng lại sử dụng nhiều quá mức cần thiết hay vượt quá quyền hạn. Ví dụ lạm dụng quyền lực. Như vậy nếu dùng cụm từ “lạm dụng tình dục trẻ em” thì mặc nhiên chấp nhận ý nghĩa “đối với vấn đề tình dục trẻ em thì được quyền nhưng không nên quá mức” (!). Gần đây báo chí đã dùng cụm từ mà theo tôi là chính xác hơn, đó là “xâm hại tình dục trẻ em”.

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
__________________
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 08-09-2009, 10:39 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Ở Trung Quốc có món ăn tên “Phật leo tường”?

Trích:
Hỏi: Tôi nghe nói ở Trung Quốc có món ăn thuộc loại đặc sản với cái tên ngộ nghĩnh là “Phật khiêu tường”. Không biết có đúng hay không? Nếu có thì đây là món chay hay món mặn, và chẳng lẽ lại hiểu tên món ăn theo nghĩa nôm na là “Phật leo tường”? (Ông Xuân Quyền – Hội An, Quảng Nam)

Trả lời: Ông hiểu không sai tí nào; đúng là món ăn đó có nghĩa là “Phật leo tường”! Đây là món ăn nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến gồm gà, vịt, giò lợn cùng nhiều loại hải sản khô được ninh chung trong nồi rượu lớn. Món ăn này ngon và nổi tiếng đến mức người ta đùa rằng đến cả đức Phật mà nghe được mùi thơm của nó thì dầu Ngài có đang ngồi thiền cũng phải bỏ để leo tường đi tìm, do đó mà có tên. Đối với một món ăn ngon và hấp dẫn như vậy, đức Phật có leo tường hay không thì không biết, nhưng chúng ta chắc sẽ leo tường rồi!

(KTNN số 635, ngày 01.04.2008)
-------------------------
Ghi chú của Goldfish:
Ba bài tiếp theo là:
1. Về bài thơ Túc Châu thứ vận Lưu Kinh của Tô Đông Pha (các bạn có thể xem tại http://www.thuvien-ebook.com/forums/...ad.php?p=61363 , post #15).
2. Tại sao “Con cò trắng” lại biến thành “sương trắng”? (http://www.thuvien-ebook.com/forums/...ad.php?p=61537, post #19).
3. Sư phụ! (http://www.thuvien-ebook.com/forums/...t=11205&page=3, post #21).
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 08-09-2009, 10:39 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Con rồng Trung Quốc là quái vật?

Trích:
Hỏi: Trong “Chuyên đề Thế giới và hội nhập” số 13 ra ngày 29.3.08, trong bài “Những quái vật nổi tiếng mọi thời đại” của tác giả NS có đoạn viết: “Những thần thoại và truyền thuyết khắp thế giới bao gồm những câu chuyện về những sinh vật kỳ lạ và đáng sợ, như quái vật Minautor nửa bò nửa người của thần thoại Hy Lạp, yêu tinh của người Anh, và rồng của người Trung Quốc”. Tôi nghĩ rồng của người Trung Quốc tượng trưng cho vua thì do đâu nó bị xem là quái vật? Có câu chuyện nào liên quan đến con rồng mà bị xem là quái vật không? (Cô Linh Q. – Thủ Đức, TPHCM).


Hình 1: của Edward Burne-Jone (1833-1898) tả lại cảnh công chúa Sabra bị dẫn đi tế rồng


Trả lời: Con thú Minautor đúng là quái vật, song con rồng Trung Quốc không phải là quái vật. Rồng chỉ bị coi là quái vật đối với người phương Tây mà thôi. Nó chuyên gieo rắc tai hoạ cho loài người, như một loại chằn tinh trong truyện cổ Việt Nam. Đặc điểm của loại rồng này là thường phun ra lửa, mà sau này các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng đó là hình ảnh cường điệu của con rồng Komodo với cái lưỡi dài màu đỏ hiện nay (hình 4). Con rồng của phương Tây là “dragon”, nó khác với linh vật “long” (rồng) của người Á Đông, dù thông thường dragon được dịch là “rồng”.


Hình 2: của Paolo Uccello vẽ vào năm 1470


Con rồng của người Trung Quốc không phải là quái vật mà là linh vật. Trong thời phong kiến, rồng được dùng để tượng trưng cho vua, tức là hạng người ở địa vị cực cao quý trong xã hội. Trong Thiền tông Phật giáo, hàng “long tượng” (rồng và voi) được dùng để chỉ những bậc tôn túc có đạo hạnh cao thâm, kiến văn quảng bác. Trong quẻ Kiền là quẻ đầu tiên trong kinh Dịch, rồng là biểu tượng của linh lực trong trời đất, hàm nghĩa tâm linh. Rồng được xếp vào bộ bốn con vật thiêng, tức tứ linh gồm: long, lân, qui, phụng. Như vậy con rồng Trung Quốc hoàn toàn không phải và quái vật.


Hình 3: của Raphael vẽ vào năm 1506


Ở phương Tây, vào thời Trung cổ, rồng bị xem là hiện thân của quỷ sứ. Văn học phương Tây còn ghi lại truyền thuyết nổi tiếng về chuyện Thánh George giết rồng, vào khoảng thế kỷ 12 – 13. Câu chuyện xảy ra ở Silene tại Lybya. Trong thành phố có một cái hồ lớn, có một con rồng chuyên gieo rắc dịch bệnh khắp thành phố. Để xoa dịu con rồng, hàng ngày người ta phải hiến tế một con cừu và một trinh nữ được chọn bằng cách bốc thăm. Một hôm, số phận bi đát lại rơi vào nàng công chúa Sabra xinh đẹp (có tài liệu nói nàng công chúa là Cleodolinda). Nàng được trang điểm lộng lẫy rồi đem đi tế rồng, để cứu thành phố khỏi lâm vào cảnh tang tóc. Thánh George nghe câu chuyện, bèn cưỡi ngựa đến bên hồ giết con rồng và cứu được công chúa. Sau đó, cả thành phố, vì cảm ơn đức của Thánh George, đều cải đạo thành tín đồ Thiên Chúa giáo. Nhà vua cho xây một nhà thờ bên bờ hồ để thờ Đức Mẹ Đồng Trinh và Thánh George. Đây là đề tài gợi hứng rất nhiều cho hội hoạ phương Tây, đặc biệt là vào thời Phục Hưng.


Hình 4: Con rồng Komodo ngày nay


Sau đây là một vài bức tranh của các danh hoạ phương Tây có liên quan đến chủ đề “Thánh George và con Rồng” (Saint George and the Dragon) để cô và độc giả thưởng lãm.

(KTNN số 636, ngày 10.04.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 08-09-2009, 10:40 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
“Muôn một” có nghĩa là gì??????

Trích:
Hỏi: Vừa rồi tôi có mua được cuốn sách “Phê bình lý tính thuần tuý” của triết gia Đức Immanuel Kant (do Bùi Văn Nam Sơn dịch, NXB Văn học, 2005). Đây là cuốn sách đặc biệt có giá trị trong làng triết Tây (về nguyên tác lẫn bản dịch) vậy mà sao ở trang bìa sau của sách lại trích dẫn lời giới thiệu của triết gia Đức Schopenhauer: “Một cuốn sách quan trọng nhất trong muôn một được trước tác tại châu Âu”. Tôi nghĩ “muôn một” “một phần vô cùng nhỏ nhoi”, vậy trong trường hợp này, “trong muôn một” muốn tả ý gì? (Ông Trần Long – Q3, TPHCM)

Trả lời: Trong Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, in lần thứ hai, tr.524) có định nghĩa “muôn một” như sau:

“1ph. Chỉ một phần trong muôn phần, một phần rất nhỏ: Báo đền muôn một.
2. Nếu lỡ ra: Muôn một có làm sao tôi xin chịu trách nhiệm.”

Gốc của từ “muôn một” trong tiếng Việt là từ “vạn nhất” trong tiếng Hán.

a. Khi dùng theo nghĩa 2, tức là “ngộ nhỡ”, “nếu như”, hàm ý “không may” hoặc “nguy hiểm”, thì đôi khi người ta vẫn dùng “vạn nhất”.

Ví dụ 1: Vạn nhất nếu có điều gì xảy ra thì chưa biết phải đối phó ra sao?

hoặc:

Ví dụ 2: Chỉnh nói: “Xin thầy cứ đi, không cần phải quá lo. Lời nói của thầy ai chẳng nghe theo? Nếu không thì việc điều khiển quân lính của trò đây cũng chẳng kém ai. Vạn nhất có biến, há lại không làm nổi một trận sấm vang chớp giật, nghiêng biển, lật núi cho sướng bụng hay sao? Họ dù kiệt hiệt, cũng chẳng làm được gì”. (Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 9, Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch dịch)”. (Lời của Nguyễn Hữu Chỉnh bàn với Trần Công Xán. LH)

b. “Muôn một”, khi được dùng với nghĩa thứ nhất, là chỉ đến phần vô cùng nhỏ trong so sánh, và được hiểu với ý nghĩa là “chưa xứng đáng” hoặc “không tương xứng”.

Ví dụ 1:

Anh bỗng thấy em là muôn một
Của tình yêu vô tận đã chia lìa.

(Không đề, Bùi Giáng)

Ví dụ 2:

Ơn nhị ca bảo bọc mấy năm trường/ Công hoạn dưỡng chưa báo đền muôn một.
(Tần Quỳnh khóc bạn, soạn giả Viễn Châu)

Ví dụ 3:

“Ví có kẻ nào hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một”. (Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, không rõ người dịch).

Trong câu “Một cuốn sách quan trọng nhất trong muôn một được trước tác tại châu Âu” ở trên, có lẽ nhà xuất bản dùng từ “muôn một” với ý muốn nói đến nghĩa “rất ít”, nghĩa là “quý hiếm”, vì đây đúng là tác phẩm quý hiếm, về nguyên tác lẫn bản dịch.

Vì không rõ câu văn trên của Schopenhauer trong nguyên tác tiếng Đức ra sao, nên theo chúng tôi, nếu dịch là “Một cuốn sách quan trọng nhất trong số các trước tác quý hiếm (hoặc hiếm hoi) tại châu Âu” hoặc “Một cuốn sách quan trọng nhất trong số các tác phẩm quý hiếm (hoặc hiếm hoi) được trước tác tại châu Âu” thì có lẽ sẽ rõ nghĩa hơn.

(KTNN số 637, ngày 20.04.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
ai hồng biến dã, , Đông sơn tái khởi, đông sơn tái khởi, ban nhược chưởng, chữ diễm co nghia gi, chung sơn 钟山, diễm lệ là gì, diễm (豔) nghia gi, diễm nghĩa là gì, diễm phúc là gì, dong son tai khoi, dong son tai khoi la gi, , 般 bát là gì?, lai căn hay lai căng, lai căng hay lai căn, lai căng hay lao căn, lai căng mất gốc, , phật khiêu tường, tái khởi là gì, thnh ng, toán học trung quốc, tu han viet cua tu chut, www.nhohue.org, y nghia tu diễm lệ

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™