Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Truyện dịch - 4vn.eu >

Học Viện 4vn

> Phòng dịch giả > Góc hỗ trợ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #11  
Old 08-09-2009, 10:40 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Tại sao bệnh nhân gọi tắt “bác sĩ” bằng “bác”?
Trích:
Hỏi: Em là bác sĩ mới ra trường, được phân về công tác ở một bệnh viện tại Quảng Nam. Bệnh nhân, nhất là người dân quê, có người lớn tuổi hơn cả bố mẹ em mà cứ gọi em là “bác N.”, rồi một điều “Thưa bác!”, hai điều “Thưa bác!” làm em thấy mình già quá, trong khi em chưa lập gia đình! Tại sao bệnh nhân không gọi đủ là “bác sĩ N.” mà cứ gọi là “bác N.” như thế? Không biết cách gọi ngày bắt nguồn từ đâu vậy? (N.T.Q.N – Quảng Nam)

Trả lời: Cách gọi tắt “bác sĩ” thành “bác” chỉ xuất hiện tại miền Nam sau năm 1975, còn ở miền Bắc thì đây là cách gọi phổ biến. Thời trước, ông bà ta cũng thường gọi tắt như vậy, đối với người có quyền chức, ví dụ: Quan tri huyện => Quan huyện; Quan tri phủ => Quan phủ…

Còn “bác sĩ” (docteur) thì thời trước vẫn gọi tắt, ví dụ “ông đốc-tờ X.” thì gọi là ông “ông đốc X.” Về sau từ “bác sĩ” được gọi tắt là “bác” cũng chỉ là thói quen như vậy.

Chỉ vì chữ “bác” trong tiếng Việt lại nghe giống như cách gọi người lớn tuổi, nên có thể các bác sĩ trẻ như cô thấy “dị ứng”! Mà chỉ có bác sĩ mới được gọi tắt. Người ta có thể gọi “kỷ sư X.” là “kỷ X.” hay “luật sư X.” là “luật X.” được đâu! Được làm “bác” cũng oai lắm chứ! Chúc cô phục vụ bệnh nhân tốt.

(KTNN số 637, ngày 20.04.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 08-09-2009, 10:41 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
“Cứu cánh” có nghĩa là gì?????????

Trích:
Hỏi: Tôi đọc báo trên mạng trên báo chí, thấy đăng các tin như sau:

1. Trung Quốc, “cứu cánh” của kinh tế thế giới: Trước viễn cảnh không mấy tươi sáng của kinh tế thế giới, có một thông tin tốt lành là Trung Quốc đang trở thành một quốc gia tiêu dùng. (Nguồn:
tintuc.timnhanh.com/kinh_te/the_gioi/20080219/35A70D22, Thứ ba, 19.2.2008).

2. MISA CRM.NET 2008 – Cứu cánh của doanh nghiệp trong thời hội nhập: Phần mềm Quản trị Quan hệ khách hàng ra đời như một cứu cánh cho doanh nghiệp. (Nguồn: www.misa.com.vn/Default.aspx?Page=NewsDetails&NewsId=432, 25/12/2007).

Người ta thường nói “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, tại sao lâu nay từ “cứu cánh” lại bị báo chí dùng theo nghĩa kỳ lạ vậy? (Cô Thuỳ Minh – Cần Thơ)

Trả lời: Cứu cánh là “cái mục đích cuối cùng (mà ta cần đạt đến)”. Chữ Hán viết là 究竟.

Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.230:

Đích cuối cùng. Thuyết cứu cánh: thuyết sai lầm cho rằng sự vật sở dĩ tồn tại là vì một mục đích nhất định, như quả dưa sinh ra là cốt để người ta ăn, cái cây sở dĩ có là để che mát cho người ta”.

Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị (NXB Thời Thế, Sài Gòn, 1952):

“dt. Kết quả, cuối cùng. Trong cuộc cách mạng, cứu cánh không chỉ lật đổ chế độ củ mà phải nghĩ tới một chế độ mới thích hợp với toàn dân. Fin” (phụ chú tiếng Pháp nghĩa là cứu cánh – LH).

Lâu nay báo chí cứ dùng từ “cứu cánh” theo nghĩa sai lệch như là “giải pháp” hoặc “lối thoát” cho một tình hình bế tắc, có lẽ do thói quen đọc thấy có chữ “cứu” và hiểu là “cứu giúp” (!) theo nghĩa “cứu viện”, “cứu trợ”, “cứu hộ” , hoàn toàn khác với “cứu” trong “cứu cánh” 究竟.

Trong các trường hợp này, dễ dàng thấy đây là sự lẫn lộn giữa “cứu cánh”“cứu tinh” 救 星 . Chính chữ cứu trong cứu tinh mới là “cứu giúp”. Cứu tinh có nghĩa là “ngôi sao cứu mệnh”, và được dùng để chỉ đến giải pháp hoặc lối thoát cho tình hình bế tắc.

(KTNN số 637, ngày 20.04.2008)
--------------------------
Ghi chú của Goldfish:
Sau bài này là bài Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa?. Các bạn có thể xem tại http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?p=63665, post #24
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 08-09-2009, 10:41 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Dùng chữ “tổng hợp” trong câu “tổng hợp mức án tù là…” có ổn không?

Trích:
Hỏi: Tuần vừa rồi, tôi có xem phim phóng sự trên đài VTV6, nói về diễn biến tại một phiên toà ở Hà Nội. Khi kết án, thẩm phán đã tuyên án bị cáo đại khái như sau: “Bốn năm về tôi X, ba năm về tội Y, tổng hợp mức án tù là bảy năm”. Theo ông, dùng chữ “tổng hợp” ở đây có ổn không? (Ông Trần Siêu – Q10, TPHCM)

Trả lời: Tổng hợp dùng trong các nghĩa sau:

1. Hợp hai hay nhiều các phần tử hoặc đối tượng khác nhau, nhưng có mối tương quan, để tạo thành một chỉnh thể. Ví dụ: a. Tổng hợp hydro và oxy để tạo thành nước, hoặc b. Tổng hợp các tham luận báo cáo tại hội nghị khoa học.

2. Tập trung nhiều thành phần: ví dụ Đại học tổng hợp, Cửa hàng Bách hoá tổng hợp.

Trong trường hợp ông nói, thì số 4 và số 3 không thể tổng hợp thành 7 được, mà đó là tổng cộng. Vì tổng cộng mới có nghĩa là cộng các phần tử hoặc đối tượng cùng loại (chủ yếu là số đếm) để thành giá trị tổng.

Trên báo chí hiện nay, ta thường thấy cách viết: “6 năm về tội X, chung thân về tội Y. Tổng hợp mức án là chung thân”.

Trong trường hợp này thì dùng từ “tổng hợp” cũng tạm ổn, vì “6 năm” không thể cộng với “chung thân”, bởi đó không phải là hai đối tượng cùng loại. Song đúng ra nên nói “6 năm về tội X, chung thân về tôi Y. Mức án chung (hoặc mức án cuối cùng) là chung thân”.

(KTNN số 638, ngày 01.05.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 08-09-2009, 10:41 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Ở Trung Quốc “nước Yến” là nước nào? “Thái thủ” là chức quan gì?

Trích:
Hỏi: Tôi xem TV, trong nhiều phim lịch sử Trung Quốc, thường nghe người thuyết minh nói đến “nước Yến” hoặc “Đại Yến”, rồi lại nói đến chức quan “Thái thủ”. Tôi cũng có đọc sách nên biết “Thái thú” là chức quan của các quan lại Trung Quốc sang đô hộ nước ta thời Bắc thuộc, như Tô Định, hoặc Tích Quang, Nhâm Diên v.v. Cho tôi hỏi “nước Yến” là nước nào? Và chức quan “Thái thủ” là chức quan gì? Nó có liên quan gì đến chức quan “Thái thú” hay không? (Nhà giáo Huỳnh Huyên – Đà Nẳng).

Trả lời: Chúng tôi cũng nhiều lần nghe như vậy, và khi theo dõi phần phụ đề chữ Hán, thì mới biết đó là sự nhầm lẫn.

1. Về nước Yến (!) Ở Trung Quốc hoàn toàn không có nước nào tên Yến hoặc Đại Yến cả, mà chỉ có nước Yên hoặc Đại Yên mà thôi. Chữ “Đại” đặt trước tên nước để chỉ sự hùng mạnh, như: Đại Tống, Đại Thanh, Đại Minh, Đại Đường… Tổ tiên ta cũng đặt quốc hiệu là Đại Việt hoặc Đại Cồ Việt.

Cách đọc “nước Yên” thành “nước Yến” là do sự nhầm lẫn về mặt chữ. Chữ Yên có hai âm đọc:

a. Yến (âm Bắc Kinh đọc là [yàn] nghĩa là con chim én.

b. Yên (âm Bắc kinh đọc là [Yàn] dùng để chỉ tên nước.

Yên là một nước nhỏ của Trung Quốc vào thời Chiến Quốc, về sau bị Tần Thuỷ Hoàng thôn tính khi thống nhất Trung Quốc. Nói đến nước Yên thì gần như người ta nhớ đến câu chuyện tráng sĩ Kinh Kha vượt sông Dịch để vào nước Tần hành thích bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng.

2. Về chức quan “Thái thủ” (!) Đây chính là chức quan “Thái thú” 太 守 như ông nói. Âm Bắc Kinh đọc là [tài shòu].

Theo Tân biên cổ kim Hán ngữ đại tự điển thì thủ có hai âm đọc:

a. Thủ (âm Bắc Kinh đọc là [shŏu]): có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa phổ biến là phòng giữ, như cố thủ; phòng thủ

b. Thú (âm Bắc Kinh đọc là [shòu]): chức quan thời phong kiến. Đời Tần, thú dùng để chỉ chức quan cai trị một châu huyện, gọi là quận thú 郡 守, đến đời Hán Cảnh Đế mới đổi là Thái thú; về sau được dùng để gọi chung quan thái thú, thứ sử. Chữ thú này được dùng trong các từ Thái thú chỉ tên chức quan, hoặc tuần thú 巡 守 (cũng viết là 巡 狩) để chỉ việc thiên tử đi kinh hành…

Theo chỗ chúng tôi tra cứu thì có một vài tự điển Trung Quốc hiện đại lại phiên âm 太 守 là [tài shŏu], như vậy có thể đọc là “Thái thủ”. Song cách đọc “Thái thú” đã được những bậc túc nho nước ta dùng cả mấy trăm năm qua, thì không có lý do gì để đọc là “Thái thủ” cả.

(KTNN số 638, ngày 01.05.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 08-09-2009, 10:42 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cứu cánh và cứu kính.....................

Trích:
Nhân gợi ý của bạn tducchau, tôi tìm thấy từ “cứu kính” được Hoà thượng Thích Thanh Từ (HT TTT) trong bài Kinh Kim Cang Giảng Giải dùng giống như từ “cứu cánh”:

Ví dụ 1: Câu “Cứu kính vô ngã” được HT TTT dịch là “Tột cùng không có ngã”.
(xem http://www.thuvienhoasen.org/u-kcgg17.htm)

Ví dụ 2: Cũng trong bài trên HT TTT giảng từ Ba-la-mật như sau: “Ba-la-mật hoặc dịch là đến bờ kia hoặc dịch là cứu kính viên mãn. Trí tuệ được cứu kính viên mãn gọi là Bát-nhã ba-la-mật, vì nếu chỉ nói "trí tuệ" e có lầm lẫn”. (xem http://www.thuvienhoasen.org/u-kcgg01.htm).

Trong khi đó Wikipedia thì cho rằng: Ba-la-mật-đa (…) cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (zh. 到彼岸), Độ vô cực (度無極), Độ (度), Sự cứu cánh (zh. 事究竟). Mặc dù nghĩa đáo bỉ ngạn, "đạt đến bờ bên kia", rất được thông dụng tại Đông Nam Á nhưng cách dịch nghĩa này có lẽ không chính xác theo từ nguyên Phạn ngữ. Cách dịch sự cứu cánh, "chỗ tối hậu của sự việc" có vẻ đúng hơn và cũng được nhiều nhà Phật học hiện nay áp dụng. (xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a).

Như vậy thì “cứu kính” chỉ là cách đọc khác từ “cứu cánh” 究竟 mà thôi.

Có điều khó hiểu là cũng HT TTT, trong loạt bài Tu là chuyển nghiệp, lại dùng từ “cứu cánh” (xem http://www.buddhismtoday.com/viet/ph...uyennghiep.htm). Người tuyển tập 7 bài biết về “nghiệp” trong Phật giáo của HT TTT đã chỉnh “cứu kính” thành cứu cánh” chăng?

Cũng Wikipedia, trong bài giảng về từ “Đại cứu cánh” 大究竟, tác giả vừa dùng từ “đại cứu cánh” (năm lần) lẫn từ “đại cứu kính” (một lần). (xem http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%...%A9u_c%C3%A1nh). Tôi đoán tác giả bài viết đã tham khảo tài liệu dùng từ “đại cứu kính”, nhưng đã không chỉnh sửa hết nên còn sót lại một từ “đại cứu kính” như vừa nêu!

Ghi nhận trên chưa biết đúng sai thế nào. Bạn nào biết rõ xin vui lòng chỉ giáo.
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
ai hồng biến dã, , Đông sơn tái khởi, đông sơn tái khởi, ban nhược chưởng, chữ diễm co nghia gi, chung sơn 钟山, diễm lệ là gì, diễm (豔) nghia gi, diễm nghĩa là gì, diễm phúc là gì, dong son tai khoi, dong son tai khoi la gi, , 般 bát là gì?, lai căn hay lai căng, lai căng hay lai căn, lai căng hay lao căn, lai căng mất gốc, , phật khiêu tường, tái khởi là gì, thnh ng, toán học trung quốc, tu han viet cua tu chut, www.nhohue.org, y nghia tu diễm lệ



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™