Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 04-06-2008, 01:07 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Gặp người 2.555 ngày đêm bảo vệ Hồ Chủ tịch (Dân trí)

Gặp người 2.555 ngày đêm bảo vệ Hồ Chủ tịch
(Dân trí) - Cho đến bây giờ, nhớ lại 7 năm vinh dự được cận kề bên Bác, cụ Nguyễn Tùng vẫn không khỏi bồi hồi xúc động: “Bảo vệ Bác Hồ là bảo vệ cả Tổ quốc, bảo vệ cả giang sơn đất nước thời bấy giờ. Vinh dự ấy tôi không thể nào quên…”.
Cụ Nguyễn Tùng sinh năm 1926 ở Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu (Nghệ An). Năm nay đã bước qua tuổi 82, trí đã mỏi, thân đã mệt nhưng trong cụ vẫn sáng những kỷ niệm không thể phôi phai về khoảng thời gian 7 năm làm lính bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi đến thăm cụ khi cả gia đình cụ đang quây quần quanh bàn thờ Bác, kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Người.
“Cầu thang có mấy bậc?”
Cụ nhớ lại: “Đối với tôi, thời niên thiếu được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác là một vinh dự lớn nhất đời người. Tôi xem đó là một công việc hết sức phải cẩn trọng, lớn lao”. Năm 1958 ấy, Bộ Công an được giao nhiệm vụ tuyển lựa hàng trăm thanh niên trên cả nước về làm nhiệm vụ bảo vệ Bác. Trong số ấy, cụ Tùng đã xuất sắc lọp vào tốp 19 người được lựa chọn để bảo vệ Bác.
Cụ kể, bảo vệ Bác phải hết sức cẩn trọng, chú ý từng hành động, lời ăn tiếng nói, giờ giấc làm việc… của Bác. Khi Bác làm việc, tuyệt đối không gây một tiếng động, không thốt một câu nói.
“Lo lắm chứ, Bác là lãnh tụ mà”, cụ Tùng chia sẻ. Cụ vẫn nhớ những buổi sáng theo sát bước chân Bác khi Người đi tập thể dục. Thời tiết khô ráo thì đi ngay sau Bác, trời mưa thì đi song song bên Bác, kịp đỡ khi Bác trượt chân. Khi Bác làm việc, cụ ngồi ngay dưới chân cầu thang, để Bác cần là có mặt.
Người bảo vệ Bác năm xưa vẫn nhớ một mẩu đối thoại cùng Bác, giản dị thôi nhưng nhắc cụ phải luôn quan sát, chú ý đến sự vật xung quanh. Bác hỏi: “Chú Tùng, cháu ngồi ở cầu thang đây đã lâu chưa?”. “Cũng lâu rồi ạ”. “Thế chú có biết chiếc cầu thang này có mấy bậc không?”. Cụ Tùng ấp úng: “Dạ thưa Bác… cháu… không biết ạ”. ".
“Dân còn rét Bác không thể ấm một mình”
Một câu chuyện cảm động khác mà cụ Tùng vẫn nhớ. “Đó là hồi cuối năm 1959, rét cắt da cắt thịt. Trong giờ nghỉ giải lao cuộc họp Bộ Chính trị, anh Ba (đồng chí Lê Duẩn) vẫy tôi lại nói nhỏ “Tùng về mua một bếp sưởi điện đặt vào nơi làm việc để Bác Hồ đỡ rét”.
Lúc vào phòng làm việc, thấy cái bếp sưởi điện, bác gọi tôi hỏi. Khi biết đó là quyết định của Bộ Chính trị, bác im lặng không nói gì, nhưng khi tôi định mở lò thì Bác bảo: “Quyết định của tập thể Bác phải phục tùng, nhưng tập thể quyết đặt bếp chứ không quyết mở giờ nào nên mở hay không là quyền Bác”.
Hôm sau tôi báo cáo với anh Ba, anh phàn nàn: “Thế Tùng không có cách gì mở à?”. Tôi nghĩ được một mẹo. Tối đó, Bác đang làm việc thì tôi lên: “Thưa Bác, cháu rét lắm ạ”. Bác mỉm cười độ lượng: “Rét thì mở lò mà sưởi”. Tôi thích chí vì mẹo của mình đã đạt. 30 phút sau, Bác hỏi: “Chú Tùng thấy ấm đủ chưa?”. Tôi lúng túng: “Thưa Bác đủ rồi ạ”. “Đủ thì đi làm nhiệm vụ”. Tôi vội đi xuống, Bác cũng tắt luôn lò sưởi.
Sáng hôm sau, giờ tập thể dục, Bác bảo: “Cái bếp lò vướng lắm, Bác đi lại không thoải mái”. Tôi báo cáo anh Ba, anh đành trực tiếp gặp Bác đề đạt nguyện vọng đặt lò sưởi vì lo cho sức khoẻ cuả Bác. Bác ôn tồn: “Bác cảm ơn Bộ Chính trị, cảm ơn sự quan tâm của dân của Đảng, Bác biết mở ra thì ấm, nhưng hiện nay toàn dân đang rét, Bác không thể ấm một mình. Hơn nữa, điện đang rất cần cho nông nghiệp, công nghiệp, các cơ sở sản xuất đều thiếu điện nhiều lắm, mình phải biết tiết kiệm. Bao giờ Bắc Nam thống nhất, nhân dân cả nước đều ấm, lúc đó Bác sẽ sưởi”.
Cụ Tùng dừng câu chuyện, toàn bộ những người có mặt cùng rưng rưng nước mắt trước tình thương bao la, “hy sinh tất cả chỉ quên mình” của Bác.
Bác mừng sinh nhật bằng buổi kéo lưới cùng ngư dân
Gần đến ngày 19/5, biết trước chính quyền có ý định sẽ tổ chức sinh nhật cho mình, để tránh sự lãng phí khi đất nước còn chiến tranh, Bác bí mật dặn cụ Tùng chuẩn bị sẵn gạo cùng thức ăn để đi công tác. Nhưng Bác không nói cụ thể đi đâu, đi việc gì.
Sáng 18/5/1960, trước ngày sinh nhật Bác một ngày, mọi thứ đã chuẩn bị xong, Bác và chú Tùng cùng lên xe. Xe đưa 2 bác cháu đến Sầm Sơn (Thanh Hoá) nhưng lãnh đạo nơi đây không biết. Tại đây, Bác và người cận vệ vào nghỉ trong ngôi đền Độc Cước cạnh bãi biển; tự nấu cơm cùng ăn. Sau bữa cơm, Bác lại rủ chú Tùng vào một tiệm cơm gần bãi biển để xem bà con ở đây ăn uống thế nào.
Năm 1944, cụ tham gia kháng chiến, tham gia Việt Minh bí mật. Năm 1945, cụ tham gia cướp chính quyền... Ngày 20/8/1958, cụ Tùng được lựa chọn trong số 19 người về làm cận vệ cho Hồ Chủ tịch.
Hôm đó nhà hàng nấu cơm bị khê, mặc dù vậy, Bác vẫn bình thản ăn và còn dặn chú Tùng ăn cố để tránh lãng phí. Sáng 20/5, 2 bác cháu đi tắm biển, gặp nhóm ngư dân đang kéo lưới trên biển, 2 bác cháu cũng tích cực tham gia. Buổi hôm đó, không người ngư dân nào được biết mình vừa có vinh hạnh kéo lưới cùng vị Cha già của dân tộc.
Tối hôm đó, Bác nói cùng chú Tùng: Ở Sầm Sơn cơm nấu khê quá, ăn không được thì người dân lấy sức đâu mà chiến đấu. Sáng 21/5, Bác cho gọi đồng chí Ngô Thuyên - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá lúc bấy giờ, xuống gặp.
Bác hỏi: “Cơm ở đây có ngon không?”. Đồng chí Ngô Thuyền trả lời: “Ngon lắm Bác ạ”. Bác hỏi tiếp: “Đồng chí đã ăn cơm ở đây lần nào chưa?”. “Chưa ăn lần nào Bác ạ”. “Tại sao chưa ăn mà đồng chí lại bảo là ngon?”. Lúc này đồng chí Ngô Thuyên im lặng.

Cụ Tùng trầm ngâm, 7 năm bên Bác, nhìn, xem, nghe, cảm nhận… những lời Bác nói, những việc Bác làm, mới thấu hiểu hết cái tâm của Người. “Mong rằng những người cầm bút như các anh, nghe những điều tôi tâm sự về gương Bác Hồ thì hãy viết lại, để mọi người cùng soi vào học tập…”, cụ nói, nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo
Ước mơ cuối đời người cận vệ
Sau những năm tháng bên Bác, năm 1982, cụ Tùng về nghỉ hưu; những kỷ niệm của 2.555 ngày bảo vệ Bác được cụ xem như những báu vật vô giá. Nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, hàng ngày cụ vẫn luôn nhắc nhở con cháu học tập gương đạo đức Bác Hồ, coi đó là cái kim chỉ nam trong cuộc sống này.

Hỏi về ước mơ cuối đời, cụ tâm sự: “Bao năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, 7 năm bảo vệ Bác là một niềm vinh hạnh lớn cho tôi. Nhưng chiến tranh đi qua để lại trong tôi biết bao đau thương. Đứa con gái út của tôi bị chất độc da cam nay đã hơn 40 tuổi vẫn phải sống một mình. Giờ chỉ mong chính quyền xã giải quyết để con tôi có chỗ nương tựa khi tôi đã qua đời”.
Chúng tôi nhìn xung quanh, thấy cận vệ năm xưa của Bác, giờ sống trong một căn nhà xập xệ, dột nát, trống hoác huơ. Bao năm nay, cụ vẫn nuôi dưỡng tinh thần bằng những vinh quang của quá khứ. Một ước mơ khác của cụ là trước khi nhắm mắt xuôi tay, được một lần về lại làng Sen quê Bác, thăm lại ngôi nhà, nơi đã sinh ra người con ưu tú của dân tộc.

Nguyễn Duy - Đình Lộc



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™