Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #11  
Old 07-04-2008, 09:00 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Tôi tập cách thở mới này, thoạt tiên không có cung tên cho đến khi quen thuộc tự nhiên. Lúc dầu tôi cảm thấy hơi vướng nghẽn khó chịu, nhưng rồi cũng vượt qua nhanh chóng. Sư phụ rất xem trọng việc thở ra càng chậm đều càng tốt cho đến khi hết hơi, nên ông bảo chúng tôi thở thành tiếng để dễ bề kiểm soát và dễ tập. Khi đã thở hơi ra hết không còn tiếng nữa, chúng tôi mới được phép hít vào. Có lần Sư phụ bảo: "Hít vào là liên kết và thống hợp; nín hơi là làm cho mọi thứ thông suốt và thở ra là buông thả và hoàn tất bằng cách vượt qua mọi giới hạn". Nhưng chúng tôi chưa thể thấu hiểu được những lời này.

Sau đó, Sư phụ tiếp tục nói về những mối liên hệ giữa thuật bắn cung và việc thở, vì tập thở không chỉ biết thở rồi thôi. Quá trình giương cung và bắn được chia thành nhiều giai đoạn: nắm cung, tra tên, đưa cung lên, giương cung và giữ yên khi đã căng tối đa, buông tên, giương cung và giữ yên khi đã căng tối đa, buông tên. Mỗi giai đoạn đều bắt đầu với việc hít vào, và duy trì bằng cách giữ chắc hơi thở đã nén xuống bụng dưới, rồi chấm dứt bằng việc thở ra. Theo cách đó, việc hít thở tự nhiên ăn khớp với hành động đang diễn ra và không chỉ nêu rõ từng tư thế cùng cử động của đôi tay, mà còn đan kết chúng thành một diễn tiến nhịp nhàng, diễn tiến đó có thể khác nhau tùy theo khả năng hô hấp của từng cung thủ. Mặc dù được chia thành nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, toàn bộ quá trình giống như có một cái gì đó đang sống bên trong và rất khác xa một bài tạp thể thao mà người ta có thể thêm hoặc bớt một vài động tác nhưng không vì thế mà làm hỏng ý nghĩa hoặc đặc tính của nó.

Mỗi lần nhắc lại thời kỳ này, tôi không khỏi nhớ lại một kỷ niệm là lúc ban đầu tôi thấy giữ cho việc hít thở được đúng thật khó biết bao. Dù đã hít thở đúng kỹ thuật, nhưng hễ tôi cố để hai tay và vai được buông lỏng trong lúc giương cung, thì các bắp thịt chân tự động rút cứng lại như là phải bám cứng mặt đất trong một tư thế vững chắc để rút lấy sức lực từ dưới đất lên tương tự nhân vật thần thoại Antaeus? (7). Thường thì Sư phụ không trợ giúp gì hơn là nhanh như chớp chộp lấy một bắp thịt nào đó của chân tôi, bóp vào huyệt nhạy cảm nhất làm tôi đau nhói. Ngày nọ, để tự bào chữa cho mình, tôi nói là tôi vẫn chú tâm cố giữ người buông lỏng; ông bảo: "Thật là sai lầm khi anh cố ý nghĩ đến việc đó. Hãy tập trung hoàn toàn vào việc thở, như là không còn việc gì khác để làm ...". Tôi phải bỏ ra một khoảng thời gian đáng kể mới làm được những gì Sư phụ mong nuốn. Tôi tập được cách thả mình trầm lắng vào việc thở, yên lặng đến độ đôi khi tôi có cảm giác không phải là mình đang thở mà bị thở, tuy điều này nói ra có vẻ lạ kỳ, và ngay cả trong những giờ thiền định, khi cố cưỡng lại cái cảm giác lạ kỳ này, tôi mới không còn nghi ngờ việc tập thở sẽ đem lại tất cả những gì mà Sư phụ đã hứa.

Càng ngày tôi luyện tập càng thường xuyên hơn, thỉnh thoảng tôi cũng đã giương được cây cung và giữ nó căng cứng cho đến lúc buông dây trong khi vẫn để cơ thể hoàn toàn buông lỏng, mà không thể nói tại sao lại được như thế. Sự khác biệt tính chất giữa những lần giưong cung thành công hiếm hoi này và vô số lần thất bại đủ sức thuyết phục tôi sẵn sàng chấp nhận là rốt cuộc bây giờ tôi đã hiểu "giương cung có tinh thần" nghĩa là gì. Đó không phải là một kỹ xảo bí mật mà tôi đã hoài công cầu tìm, mà là một cách tập thở để có được những khả năng với xa mới mẻ đi đến giải thoát. Tôi nói ra điều này không phải là không có e dè, vì tôi biết rõ sức cám dỗ người ta chết cho một ảnh hưởng mạnh mẽ nào đó là lớn lao vô cùng, và lòng mê vọng khiến người ta đề cao quá đáng một kinh nghiệm nào đó chỉ vì thấy nó bất thường cũng lớn lao không kém, nhưng dù có suy nghĩ cẩn thận và nói năng dè dặt, những kết quả đạt được nhờ cách thở mới vẫn là một minh chứng rõ ràng không thể phủ nhận: sau một thời gian, tôi đã có thể giương cung nổi ngay cả cây cung cứng của Sư phụ mà các bắp thịt vẫn buông lỏng.

Một hôm, trong lúc đàm đạo thân mật với ông Komachiya, tôi hỏi tại sao Sư phụ cứ mãi nhìn xem những cố gắng phí công để giương cung "có tinh thần" của tôi quá lâu như vậy, và tại sao Sư phụ không bắt tôi phải tập thở đúng cách ngay từ đầu. ông Komachiya đáp: "Một cao thủ võ lâm cũng phải là một thầy dạy giỏi. Đối với người Nhật chúng tôi, hai điều này phải đi liền nhau. Nếu bắt đầu mà Sư phụ đã dạy ngay các bài tập thở, thì chẳng bao giờ ông khiến được anh nhờ vào chúng để đạt được bất cứ điều gì có tính quyết định. Đầu tiên anh phải hứng chịu những thất bại do mình gây ra, sau đó anh mới sẵn lòng nắm lấy cái phao cứu hộ mà ông ném cho anh. Hãy tin tôi đi, qua kinh nghiệm bản thân, tôi biết Sư phụ hiểu anh và từng người đệ tử nhiều hơn là chúng ta tự hiểu chính mình. Ông nhìn thấy tâm can của các đệ tử rõ hơn là họ mong muốn thừa nhận".
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 07-04-2008, 09:00 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
4.

Giương được cây cung "có tinh thần", nghĩa là giương mạnh mẽ nhưng không dùng sức cơ bắp, sau một năm luyện tập, không phải là một kết quả đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, tôi cảm thấy hài lòng vì bắt đầu hiểu được tại sao người ta dùng chữ "nghệ thuật thanh cao" để gọi cái phương pháp tự vệ giúp chiến thắng đối phương mà không cần phí sức bằng cách thối lui nhẹ nhàng trước những đòn tấn công ác liệt và để cho sức đánh của đối phương bất ngờ quay lại chống y. Thời nào người ta cũng có thể thấy được biểu tượng của chiến thuật này, đó là hình ảnh của nước luôn chảy xuống thấp nhưng không có gì áp chế được; bởi vậy, Lão Tử mới nói một cách thâm thúy: "Người sống đạo đức giống như nước vậy, vì không tranh giành, luôn luôn khiêm nhường và thích nghi mọi cảnh nên có thể vượt qua muôn nỗi khó khăn", vả lại, trong võ đường có lưu truyền câu nói của Sư phụ" "Ai thấy mình dễ dàng lúc ban đầu sẽ đón nhận những khó khăn về sau". Đối với tôi, lúc ban đầu không dễ dàng gì lắm; vậy chẳng lẽ tôi không có quyền cảm thấy vững tin chờ đợi những gì sẽ xảy ra cho mình kể cả những khó khăn mà tôi nghĩ là chưa chắc có hay sao?

Giai đoạn tiếp theo là học "buông tên". Cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn được phép làm việc này một cách tùy tiện như thể đó là một việc phụ nằm bên lề các bài tập. Chúng tôi chưa bận tâm đến cái gì sẽ xảy ra với mũi tên. Hễ mũi tên còn cắm được vào trong cái vòng rơm vừa dùng làm đích bắn vừa làm mục tiêu tập bắn, thì chúng tôi cũng thấy thỏa mãn lắm rồi, tuy bắn trúng mục tiêu chẳng phải là một thành tích to lớn gì cho lắm vì chúng tôi chỉ đứng cách xa độ chừng mười bước.

Đến bây giờ, tôi vẫn cứ buông dây khi không còn chịu nổi cái việc giữ cung căng cứng mãi, và đành phải chịu thua để cho hai bàn tay mà tôi đã cố sức dang ra, chập lại theo ý chúng. Tuy vậy, sức căng không hề gây đau tức. Một găng tay bằng da, với ngón cái được độn dày chặt để ngăn ngừa sức ép của dây cung gây khó chịu khiến phải buông sớm ngay khi sức căng vừa đến mức tối đa. Khi kéo, ngón tay cái được đặt phía dưới cây tên và móc vào dây cung; ba ngón trỏ, giữa và áp út bám cứng vào nó, đồng thời giữ chặt cây tên, như vậy, buông tên có nghĩa là thả lỏng ba ngón tay đang bám ngón cái. Sức co mạnh của dây cung sẽ làm ngón cái bật thẳng ra, dây cung rung lên và cây tên bay đi.

Cho đến bây giờ, mỗi lần buông tên tôi đều bị chao đảo và cảm thấy rõ ràng có một lực rung chuyển lan khắp thân tôi và cả trong cây cung lẫn cây tên. Như vậy, cú bắn khó được êm xuôi và có hiệu quả vì chắc chắn lực rung sẽ làm tên đi lệch hướng.

Một hôm, có lẽ Sư phụ thấy chẳng còn gì để trách cứ về cách giương cung đã buông lỏng của tôi, nên ông bảo: 'Tất cả những gì anh đã học tập từ trước đến nay chỉ là bước chuẩn bị để bắn cung. Bây giờ chúng ta phải đương đầu với một nhiệm vụ khác đặc biệt khó khăn và nhiệm vụ đó sẽ đưa chúng ta lên một tầng bậc cao hơn của cung thuật". Nói xong ông cầm lấy cây cung giương cao lên và bắn. Chỉ lúc đó, khi chăm chú nhìn kỹ, tối mới nhận ra bàn tay phải của Sư phụ sau khi thình lình thả ra, buông lìa sức căng thì giật lui ra sau và thân thể ông không bị một chút dao động nào cả. Cánh tay phải, trước khi bắn đã tạo thành một góc nhọn, cũng bật ra sau tưởng chừng cố ý, nhưng thật ra nó tự giật lui nhẹ nhàng và hóa giải được lực phản dội phải có.

Nếu lực bắn đi không tự lộ ra bằng tiếng bật sắc bén của dây cung hồi vị (trở lại vị trí ban đầu chưa giương) và trong lực lao đi của cây tên, thì chẳng ai nghĩ là nó có. Như trong trường hợp của Sư phụ. việc buông tên trông đơn giản và vô tư chẳng khác gì trò chơi con trẻ
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 07-04-2008, 09:00 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Vẻ thư thái khi làm một việc cần sức mạnh to lớn chắc chắn là một cảnh tượng có cái đẹp mà người Á Đông đề cao và ưa thích, nhưng với tôi, ở giai đoạn tiến xa hơn này, tôi khó mà nghĩ gì khác hơn là việc bắn trúng tùy thuộc vào cú bắn phát ra có được êm xuôi hay không. Qua kinh nghiệm bắn súng, tôi biết những kết quả bắn lệch đường ngắm dù chút ít cũng do người bắn dao động mà ra. Cho đến bây giờ, tôi cũng chỉ hiểu được những gì mình đã học và làm theo quan điểm như sau: buông lỏng khi giương cung, buông lỏng khi giữ cung đã căng hết mức, buông lỏng khi buông tên, buông lỏng khi tiếp nhận và hóa giải lực phản dội; tất cả điều này chỉ cốt giúp người ta đạt được mục đích là bắn trúng và đó là lý do để chúng tôi phải học thuật bắn cung một cách khổ nhọc và kiên trì. Vậy tại sao Sư phụ lại nói cái việc mà chúng tôi hiện đang quan tâm này có vẻ như khác thường và vượt xa mọi bài tập trước đây?

Dù thế nào đi nữa, tôi tiếp tục luyện tập chuyên cần và chú tâm theo lời dạy của Sư phụ, nhưng mọi gắng công của tôi đều vô ích, thường thì tôi có ấn tượng mình đã bắn giỏi hơn trước, giỏi hơn lúc tôi vẫn còn buông tên tùy tiện không cần nghĩ ngợi, nhưng giờ đây tôi để ý thấy mình không thể buông mở bàn tay, nhất là mấy ngón đang bấm vào ngón cái mà không dùng sức. Kết quả là lúc buông tên, tôi vẫn bị giật lùi khiến mũi tên đi chệch hướng, nghĩa là khả năng hóa giải cú giật của bàn tay buông ra thình lình vân còn yếu kém. Sư phụ không nản lòng, biểu diễn lại thao tác bắn cung đúng phép, tôi không nản chí, cố gắng bắt chước ông, nhưng chẳng có kết quả gì hơn là càng đâm ra lúng túng. Tôi có vẻ giống như một con cuốn chiếu không còn động đậy được nữa trong khi bị rối trí không biết đường nào để thò chân bò đi.

Đương nhiên trước thất bại này, Sư phụ không lo sợ bằng tôi. Phải chăng do kinh nghiệm, ông biết rằng tôi phải trải qua điều đó? Ông kêu lên: "Đừng nghĩ ngợi cần nên làm gì, đừng suy tính phải làm ra sao? Cú bắn chỉ êm xuôi khi nó làm cho người bắn bị bất ngờ. Dây cung phải như là đột ngột bứt ngang ngón cái đang giữ nó. Bởi vậy, đừng buông tay với sự cố ý".

Những tuần, những tháng tiếp theo cũng không kết quả gì. Sư phụ vẫn diễn đi diễn lại thao tác bắn cho tôi lấy mẫu mực và thấy được thực chất của cách bắn đúng đắn, nhưng tôi vẫn không bắn được cú nào thành công. Nếu trong lúc hoài công chờ đợi cú bắn mà tôi chớm nghĩ chịu thua sức căng vì không còn giữ lâu được nữa, thì ngay lập tức hai bàn tay từ từ bị kéo sát vào nhau, và như vậy là cú bắn xem như chẳng thành, còn nếu tôi cương quyết kềm giữ sức căng cho tới lúc hết hơi thì lại phải vận dụng các bắp thịt ở tay và vai giúp sức. Quả thật nhờ vậy tôi đã giữ được thế căng, nhưng lại phải đứng yên bất động với thân hình căng cứng khiến Sư phụ nói đùa là "giống như bức tượng".

Một hôm, chẳng biết do tình cờ hay do Sư phụ sắp đặt, tôi có dịp ngồi riêng uống trà với ông. Nhân cơ hội này, tôi bàn luận với ông và thổ lộ tâm tình.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 07-04-2008, 09:01 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Tôi nói: "Con hiểu rõ bàn tay phải giật mới mở ra được nếu muốn cú bắn không hỏng, nhưng con thử cách nào đi nữa, cú bắn vẫn hỏng. Nếu con dùng hết sức nắm chặt bàn tay thì không tránh được chấn động khi buông các ngón tay. Trái lại, nếu con cố ý để bàn tay buông lỏng thì dây cung lại bất ngờ bật ra ngay trước khi căng đến mức tối đa. Con cứ phải lẩn quẩn giữa hai loại lầm lỗi này, không có lối thoát. Vậy, kính xin Thầy chỉ giúp".

Sư phụ trả lời: "Anh phải giữ dây cung đang kéo giống như đứa trẻ giữ lấy ngón tay mà người ta đưa cho nó. Nó nắm chặt đến nỗi người ta phải kinh ngạc trước sức mạnh của nắm tay bé tí, và khi thả ngón tay mà người ta đang cố rút ra thì chẳng thấy nó bị chấn động chút nào. Anh có biết tại sao như thế không? Đó là vì đứa trẻ không suy nghĩ là bây giờ mình sẽ thả ngón tay để nắm lấy cái khác. Hoàn toàn vô tư vô lự, nó chuyển từ cái này qua cái khác, và chúng ta bảo là trẻ con chơi đùa với mọi thứ, thì có cho rằng mọi thứ đều chơi đùa với nó cũng thế thôi".

Tôi nói: "Có thể hiểu ý Thầy muốn nói gì qua so sánh đó, nhưng chẳng lẽ con không ở trong một hoàn cảnh khác biệt hay sao? Khi vừa giương cung lên xong, con chợt cảm thấy nếu không bắn ngay thì mình không thể chịu đựng sức căng lâu được, và rồi việc gì xảy ra? Con chỉ có hết hơi mà thôi! Vì vậy, con phải buông tay dù muốn hay không vì không thể chờ lâu hơn nữa".

Sư phụ đáp: "Anh chỉ mới mô tả chính xác khó khăn nằm ở chỗ nào, nhưng anh có biết tại sao anh có thể chờ được đến lúc bắn và tại sao lại bị hụt hơi trước khi đến cái lúc đó? Anh không có được cú bắn đúng cách vào đúng thời điểm vì anh không chịu buông lìa chính anh. Anh không hướng tới thành công, mà lại chuẩn bị tinh thần rước lấy thất bại. Nếu cứ như thế mãi thì chắc chắn anh lại tự gây ra một điều gì đó ngoài ý muốn của mình; và nếu còn gây ra như thế, thì bàn tay anh vẫn cứ không thể mở ra đúng cách như tay trẻ con, nghĩa là nó không bật toát ra tự nhiên như vỏ của trái cây đến độ chín mùi.

Tôi đành thú nhận với Sư phụ là lời diễn giải của ông làm tôi càng thêm rối trí. Tôi nói: "Nói cho rốt ráo thì con giương cung và buông tên để bắn trúng đích; vì vậy, giương cung là phương tiện dẫn đến một mục đích, và con không thể bỏ qua không xem xét tới mối tương quan này. Đứa trẻ không biết gì điều đó, nhưng đối với con, cả hai việc này không thể tách rời ra được".

Sư phụ kêu lên: "Nghệ thuật đúng thật là không mục đích, không suy tính! Anh càng cố tâm học bắn mũi tên như thế nào để trúng được đích, thì anh càng ít có cơ hội hoàn thành được việc này, và cái đích kia càng dang xa vời vợi. Cái gây trở ngại cho anh chính là việc anh cố tâm nhắm vào mục đích, và bởi anh cứ tưởng rằng cái gì không do chính anh thực hiện thì sẽ không xảy ra!".

Tôi cãi lại: "Nhưng chính Thầy thường nói là thuật bắn cung không phải là một trò giải trí giết thì giờ, không phải là một môn thể thao không mục đích, mà là một công việc sinh tử kia mà?".

Sư phụ bèn nói: "Ta hoàn toàn công nhận có nói như thế. Giới cung sư chúng tôi thường: - Một cú bắn, một cuộc đời! Anh chưa thể hiểu được câu nói này có ý nghĩa gì, nhưng có lẽ một hình ảnh khác diễn tả cùng kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho anh. Giới cung sư chúng tôi còn nói: - Với đầu trên của cây cung, người bắn chọc thủng trời, và đầu dưới như có cột sợi dây lụa treo quả đất, Nếu buông tên mà bị chấn động mạnh thì rất nguy hiểm vì có thể sợi dây sẽ đứt. Kẻ cường bạo và mưu cầu mục đích không tránh khỏi nạn đất sụt và phải sống bơ vơ trong cảnh khổ đau giữa đất và trời".

Tôi bối rối hỏi: "Vậy con phải làm gì?".

Sư phụ đáp: "Phải tập cho được tính biết đợi chờ thích đáng".

- Làm thế nào để tập được tính đó?

- Hãy buông lìa chính mình, bỏ lại đàng sau bất cứ cái gì anh "là", anh "có" để không còn gì nữa ngoại trừ việc giương không mục đích.

Tôi ngập ngừng hỏi: "Vậy con phải cố ý gạt bỏ ý mong cầu mục đích hay sao?".

- Chưa có đệ tử nào hỏi ta như thế, nên ta không biết trả lời thế nào cho đúng.

- Vậy khi nào chúng ta mới bắt đầu những bài tập mới này?

- Đợi đúng lúc đã.

Đây là lần đầu tiên kể từ lúc nhập môn tôi được trò chuyện thân mật với Sư phụ, và buổi trò chuyện này làm tôi càng thêm rối trí. Dù vậy, cuối cùng, chúng tôi cũng chạm tới cái chủ đề mà vì nó tôi đã chấp nhận học thuật bắn cung.

Việc buông lìa chính mình mà Sư phụ đã nói, phải chăng là con đường dẫn tới cõi "không" và "giải thoát"? Phải chăng tôi đã đi đến cái điểm mà ảnh hưởng của Thiền trong thuật bắn cung bắt đầu tự lộ? Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết chắc chắn giữa khả năng đợi chờ không mục đích và việc buông tên đúng lúc khi sức căng đã đến mức tối đa có mối liên hệ gì, nhưng tại sao lại phải cố gắng đoán được những điều mà chỉ có kinh nghiệm mới cho biết được? Phải chăng cần có nhiều thời gian mới buông bỏ được thói quen vô bổ này?

Tôi thường âm thầm ghen tỵ với tất cả những đệ tử của Sư phụ, họ giống như đám trẻ con để cho ông cầm tay dắt đi. Nếu được như thế mà không phải e dè thì vui sướng biết bao! Một thái độ như vậy không nhất thiết dẫn tới sự lãnh đạm và trí tuệ tâm linh. Phải chăng đám trẻ con không hỏi han nhiều chuyện?
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 07-04-2008, 09:01 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
5.

Suốt trong bài học tiếp theo, trước sự thất vọng của tôi. Sư phụ vẫn dạy những bài tập trước đây: giương cung, giữ nó căng ở mức tối đa, buông tên, nhưng tất cả những lời khuyến khích của ông vẫn chẳng giúp ích được gì. Mặc dù tôi cố gắng làm đúng lời ông dạy, không chịu nhượng sức căng, mà phấn đấu vượt qua như thể là bản tánh của cây cung không đặt ra giới hạn nào cả và tôi cố gắng chờ đến lúc sức căng vừa đến mức tối đa thì buông ra, nhưng cú bắn nào cũng hỏng, không lệch thì cũng bay bậy bạ. Chỉ đến khi những buổi tập không những không đạt được tiến bộ nào, mà còn trở nên nguy hiểm nữa vì càng ngày tôi càng bị nổi thất bại ám ảnh. Sư phụ mới cho ngưng lại và bắt đầu một đường lối hoàn toàn mới.

Ông thông báo: "Sắp tới, khi đi học, anh phải tự tập trung tinh thần ngay trên đường đến đây. Chỉ chú tâm vào những gì xảy ra trong phòng tập mà thôi, còn mọi cái khác khi đi ngang qua thì đừng chú ý đến cái nào cả. Xem như trên đời chỉ có một thứ quan trọng và chân thật duy nhất đó là thuật bắn cung!".

Sư phụ phân con đường buông lìa chính mình thành nhiều chặng, và chặng nào cũng phải đi qua thật cẩn thận, và ở đây Sư phụ cũng chỉ đưa ra những gợi ý ngắn gọn. Để thực hiện những bài tập này, các đệ tử chỉ cần hiểu hoặc trong một số trường hợp có thể phỏng đoán cái gì được yêu cầu phải làm là đủ. Như vậy sẽ không cần diễn dịch những dấu hiệu đặc biệt vốn là những biểu tượng cổ truyền thành những khái niệm rõ ràng, cụ thể. Những biểu tượng này là kết quả của một quá trình thực hành hàng bào thế kỷ, vậy chẳng lẽ chúng không sâu sắc hơn mớ kiến thức được đào tạo cẩn thận của chúng ta hay sao?

Bước đầu tiên trên con đường buông bỏ này đã được thực hiện trước đây và đã dẫn chúng tôi đi đến việc buông lỏng thể xác, vì không có việc này, người ta không thể giương cung đúng cách, còn nếu muốn buông tên đúng cách thì ngoài việc buông lỏng trí óc và tinh thần để tâm trí không những được nhanh nhạy, mà còn được tự do: nhanh nhạy vì được tự do và tự do vì vốn nhanh nhạy; và tính nhanh nhạy vốn có này xét về cơ bản thì khác với những gì mà người ta thường hiểu là sự lanh lợi của trí óc. Như vậy giữa hai trạng thái, một bên là buông lỏng thể xác và bên kia là buông lỏng tinh thần, có một sự cách biệt không thể xoá bỏ được nếu chỉ dùng có mỗi việc thở đúng phép; mà phải bằng cách lìa khỏi mọi điều vương vấn, buông hết cái tôi, nghĩa là trở nên hoàn toàn vô tư vô ngã, thì cái hồn ẩn sâu trong tâm mới phô bày toàn thể diệu dụng của cái gốc nguồn vô danh, vô tướng.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™