Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Thế giới đại đồng
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 10-09-2013, 10:28 PM
LãngKhách's Avatar
LãngKhách LãngKhách is offline

Yêu 1 Người
Mãi Mãi Tuổi 15
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Theo chân những cơn mưa...
Bài gởi: 488
Thời gian online: 3 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 197,869
Thanks: 1,334
Thanked 7,138 Times in 434 Posts
Những đứa con chị Út Tịch, 45 năm sau...

TT - 45 năm sau ngày chị Út Tịch - “người mẹ cầm súng” đất Tam Ngãi (Cầu Kè, Trà Vinh) - hi sinh, những đứa trẻ hồn nhiên, biết bảo ban nhau khi mẹ vắng nhà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi năm nào đã lớn lên, trưởng thành.


Chúng tôi tìm về miệt vườn Tam Ngãi, nơi đang có bốn trong sáu người con của vợ chồng chị Út Tịch sinh sống, để tìm hiểu tiếp câu chuyện Mẹ vắng nhà mà Nguyễn Thi đã thôi kể từ năm 1968 - năm chị Út hi sinh và cũng là năm nhà văn qua đời.
Trong căn nhà đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, nơi chị Út và anh Tịch (Lâm Văn Tịch, chồng chị Út) đang an nghỉ, một người đàn ông ngũ tuần, dáng người khắc khổ trò chuyện với chúng tôi.
Đó là Hiển “ngọng” - Lâm Thanh Hiển, cậu bé lủn củn với cái miệng “ngọng líu ngọng lô” trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
“Sao ba không đón chị em mình?”
Đó là câu nói mà anh Hiển và người chị thứ sáu Kim Anh vẫn nhắc lại trong ngày giỗ, trong những dịp chị em sum họp. Câu nói ấy hai chị em từng thốt lên trong những ngày mòn mỏi chờ ba cuối năm 1975 ở Sài Gòn, khi vừa được đưa về từ miền Bắc.
Mấy tháng ròng, hai chị em cứ nhìn hết gia đình này đến gia đình khác đến đón những học sinh miền Nam trở về sum họp nhưng vẫn không thấy ba đến đón. Hai chị em đâu hay ba đã hi sinh từ năm 1974.
Lát cắt đẫm nước mắt ấy chỉ là một đoạn ngắn trong hành trình 45 năm vắng mẹ của những đứa con chị Út Tịch. Từ cuối năm 1965, vì yêu cầu công tác, mẹ Út dẫn các con về Gò Quao (Kiên Giang) dựng chòi sinh sống, còn ba Tịch cùng người chị thứ tư là Lâm Thị Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi.
Để rồi như một định mệnh, chị Út Tịch hi sinh ngay tại căn chòi ở Gò Quao trong lần sum vầy hiếm hoi, sau nhiều năm đàn con chia đôi ngả theo má, theo ba đi đánh giặc.
Đợt đó là tháng 11-1968, chị Út nghỉ công tác để sinh bé út (Lâm Thị Xuân Hồng), anh Tịch cắt phép qua thăm, cả nhà sum vầy chỉ còn thiếu mỗi Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi. N
hưng buổi sáng đó, khi bé Ba đang luộc hành cho má ăn dưỡng sinh, anh Tịch đang hâm lại cá kho cho bữa sáng của đàn con thì loạt bom B52 cắt ngay giữa chòi.
Chị Út chết ngay trong loạt bom đầu tiên đó, với một miểng bom làm bay mất chóp trán và cắt nát phần ngực trái. Vừa dứt loạt bom đầu, anh Tịch gom đàn con tính đưa xuống hầm bí mật thì một loạt bom nữa lại cắt xuống.
Lần này, người con gái thứ năm Lâm Thị Mỹ Tho gục ngay bên thi thể mẹ. Hiển lồm cồm bò dậy cũng bị một miểng bom cắt ngang bụng, lòi cả ruột ra ngoài.
Riêng bé út, mới sinh được 14 ngày, dù bị hơi bom quăng xa hơn chục mét, vùi trong đống cây lá nhưng nhờ có “mụ đỡ”, khóc ré lên và được ba đến moi lên, thoát chết.
Trận B52 oan nghiệt không chỉ bắt “người mẹ cầm súng” phải vắng nhà vĩnh viễn, mà từ đó những đứa trẻ con người mẹ ấy phải chia lìa mỗi người một phương. Hiển “ngọng” được ba đưa về Thứ 11 (nay thuộc huyện An Minh, Kiên Giang), rồi sau đó vô căn cứ R20 (Kiên Giang) năm 1970.
Năm 1971, Hiển lại về An Giang rồi được đưa qua Campuchia, theo đường Trường Sơn đi bộ ra đến miền Bắc vào cuối năm 1972.
Lúc này, người chị thứ sáu Kim Anh cũng được ra Hà Nội, nhưng hai chị em mỗi người đi theo một tuyến nên ra đến nơi mới mừng tủi gặp lại nhau kể từ sau ngày mẹ mất.
Chín người con còn lại sáu. Những người con còn lại của chị Út Tịch đứa ngược về Cần Thơ, đứa xuống Bạc Liêu, Cà Mau... cơm nhờ, bú thép trong những cơ sở cách mạng mà mấy chị em vẫn gọi là ông bà nội, ngoại. Tứ tán và bặt tin nhau cho tới ngày thống nhất.
Tiếp nối 45 năm mẹ vắng nhà
Làng quê Tam Ngãi giờ yên bình, xanh mướt cây trái từ nhà ra tới mé sông Hậu. Những người già ở Tam Ngãi cùng thời với chị Út thiệt thà nói rằng cái “vật đổi sao dời” lớn nhất của xứ này chính là con đường mang tên Nguyễn Thị Út (tên thật của chị Út Tịch) chạy cắt qua trước ngôi nhà của địa chủ Hàm Giỏi khi xưa.
Nơi đó, chị Út đã đi ở đợ “từ khi chưa biết mặc quần”. Biết nung nấu căm thù, đánh trả sự áp bức của nhà Hàm Giỏi với câu nói “nó đánh mình, mình đánh nó”, rồi được mấy chú, mấy cô “chấm” cho vô cách mạng.
Bầy con sáu đứa còn lại của chị Út, sau những tháng năm ly tán đã trở về đây. Bốn người dựng nhà ở Cầu Kè, chị Bé Ba và chị Kim Anh cũng ở Vĩnh Long ngay cạnh, có chuyện ới nhau cái là về Tam Ngãi.
Anh Lâm Thanh Hùng, người con thứ tám của chị Út Tịch, kể sau ngày hòa bình, mấy chị em phải gom nhau từ tứ xứ mới đủ mặt.
Trở về Tam Ngãi, không có nổi cục đất chọi chim, căn nhà với cây dừa cao, có dây trầu quấn quanh trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi là ở nhờ người cậu họ.
Bởi vậy, mỗi người cứ chọn lấy một góc đất hoang cạnh những nơi ngày xưa ba má hay lại qua mà dựng chòi. Chị sáu Kim Anh dựng chòi sát khu mộ ông Hàm, em gái út Xuân Hồng cất nhà sát mé chùa Ông Bổn, anh Hùng về lại khu đất ruộng bên nội.
Còn anh Hiển dựng căn chòi hai tấm lá trên miếng đất hoang đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè để tiện chăm sóc mộ phần ba má đã cất về đây.
Đời ba má đi đánh giặc, đời con lít nhít đi ăn nhờ, bú thép, cái ơn đó mấy đứa con nhà chị Út Tịch không ai nhắc mà tạc dạ.
Ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, mộ phần của chị Út và hai anh hùng khác trong huyện được dành một góc riêng trang trọng, vừa được xây lại to đẹp đều nhau.
Tất cả đều do những đứa con của chị Út Tịch làm lấy. Anh Hùng nói: “Đất này đâu chỉ có má tôi là anh hùng, mình phải chăm lo cho các đồng đội của má như mấy cô bác năm nào từng lo cho chị em tôi”.
Anh Hiển kể sau ngày thống nhất, mấy chị em đã tổ chức nhiều chuyến xuôi ngược về miệt thứ ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau... tìm lại những ông bà nội, ông bà ngoại đã cưu mang sáu chị em.
Nhiều quá, không nhớ hết vì khi ở còn quá nhỏ, không tìm hết vì thời gian và chiến tranh, chỉ tìm được sáu gia đình, để lâu lâu mấy chị em và đám cháu lui tới nhận ông bà.
45 năm mẹ vắng nhà, những người con của chị Út Tịch nói những tháng ngày có mẹ, có cha trong trang sách của nhà văn Nguyễn Thi mãi mãi là một câu chuyện đẹp, một ký ức đẹp của cuộc đời mình.
Một ký ức đẹp có lẽ không chỉ của riêng những người con của chị Út Tịch mà cả những ai từng cắp sách đến trường, từng đọc những dòng văn dung dị về những tháng năm vắng nhà của người mẹ cầm súng.
NGUYỄN VIỄN SỰ
tuoitre.vn



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của LãngKhách
BUIBI Nữ sinh Siêu mẫu KURI Tiểu Kỳ Công chúa MANTA Người đẹp KOMIA Kim cương Nhẫn đại gia
Chữ ký của LãngKhách
Mọi ý kiến, thắc mắc về vấn đề 4rum như truyện dịch, truyện sưu tầm, convert, post bài, quảng cáo.... xin nhắn vào đây:
http://4vn.eu/forum/member.php?u=112405

Mình sẽ giải đáp ngay sau khi nhận được tin nhắn!
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 6 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của LãngKhách
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™