Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 23-06-2008, 02:18 AM
meongo75's Avatar
meongo75 meongo75 is offline
Nghịch Thiên Quỷ Đế
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha Long
Bài gởi: 419
Thời gian online: 1 ngày 8 giờ 29 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 1 Post
Karatedo


Kỷ niệm ngày sinh, tui sưu tầm một số bài viết về môn Karate post tặng những pà con đã có quan tâm đến môn võ này


Karate hay Karate-Do là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

I - Xuất xứ tên gọi "Karate - 空手"

Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo ...), karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do.

II - Lịch sử hình thành

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.

- Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.
- Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 - Đường) chỉ Trung Quốc, còn t (手 - Thủ) nghĩa là "võ".
- Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
- Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.

III - Phương pháp luyện tập

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")

Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.

Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh.

IV - Karate truyền thống

Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đách khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).

Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:

- Coi trọng lễ tiết, triết học
- Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
- Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
- Ít tổ chức thi đấu
- Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.

Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:

- Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
- Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, ō-ryū
- Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v

Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.

Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.

Các lưu phái Full Contact Karate chủ yếu là:

- Kyokushin Karate (bao gồm các phân phái nhỏ là Kyokushin Kaikan ở Nhật Bản, The World Oyama Karate Organization ở Mỹ, WKO Shinkyokushinkai, Seido Kaikan ở Nhật, Ashihara Kaikan với ảnh hưởng quan trọng tới huấn luyện võ thuật của quân đội và cảnh sát ở Nhật, v.v…). Ở phương Tây, Kyokushin Karate còn được gọi là Knock-down Karate. Các phái này cho đánh trực tiếp vào người đối phương khi thi đấu, nhưng không được đánh vào đầu.
- Các lưu phái cho phép đánh cả vào đầu đối phương khi thi đấu bao gồm Shinkarate, Daido Juku Kudo, Zendokai, v.v…
- Ngoài ra còn có một số môn phái Karate ở Mỹ trong đó Karate Chuyên nghiệp Toàn Mỹ mà thực chất là Karate kết hợp với các môn boxing, kickboxing nên có khi gọi là Karate tổng hợp.

V - Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu

Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.

Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.

VI - Trang phục
Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate cởi trần. mặc quần dài hoặc quần cộc. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo và ống quần ngắn hơn.

VII - Thay đổi trong phương pháp huấn luyện
Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.

VIII - Nền tảng triết học

- Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

+ Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm: Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
+ Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
+ Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
+ Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
+ Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm: Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.

Hai mươi điều về Karate của võ sư Funakoshi
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

一、空手は礼に初まり礼に終ること � ?忘るな.

karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.

2. Karate không nên ra đòn trước.

二, 空手に先手無し.

karate ni sen te nashi.

3. Karate phải giữ nghĩa.

三、空手は義の補け.

karate wa gi no tasuke.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

四、先づ自己を知れ而して他を知れ.

mazu jiko o shire shikoe hoka o shire.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

五、技術より心術.

gijutsu yori shinjutsu.

6. Cần để tâm thoải mái.

六、心は放たん事を要す.

kokoro wa hanatan koto o yosu.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

七、禍は懈怠に生ず.

wazawai wa ketai ni shozu.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

八、道場のみの空手と思うな.

dojo no mi no karate to omou na.

9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

九、空手の修行は一生である.

karate no shugyo wa issho dearu.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

十、凡ゆるものを空手化せ其処に妙 � ?あり.

arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

十一、空手は湯の如く絶えず熱を与 � ?ざれば元の水に返る.

karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

十二、勝つ考えは持つな、負けぬ考 � ?は必要.

katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

十三、敵に因って転化せよ.

teki ni yotte tenka seyo.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

十四、戦は虚実の操縦如何にあり.

ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

十五、人の手足を劔と思え.

hito no teashi o ken to omoe.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

十六、男子門を出づれば百万の敵あ � ?.

danshimon o izureba hyakuman no teki ari.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

十七、構えは初心者に、あとは自然 � ?.

kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai 18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

十八、型は正しく、実戦は別もの.

kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

十九、力の強弱、体の伸縮、技の緩 � ?を忘るな.

chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.

二十、常に思念工夫せよ.

tsune ni shinen kofu seyo.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của meongo75

Chữ ký của meongo75
[COLOR="DarkRed"][FONT="Times New Roman"][SIZE="4"][B][I]Người đời đều nói làm thần tiên là tốt, nhưng không bằng làm đôi chim liền cành ở nhân gian. “[/I][/B][/SIZE][/FONT][/COLOR]

Last edited by meongo75; 23-06-2008 at 03:15 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 23-06-2008, 02:46 AM
meongo75's Avatar
meongo75 meongo75 is offline
Nghịch Thiên Quỷ Đế
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha Long
Bài gởi: 419
Thời gian online: 1 ngày 8 giờ 29 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 1 Post
Những Kĩ Thuật Căn Bản Của Karatedo


Tấn pháp:Tachiwara

Mỗi một võ sinh karate muốn đạt được trình độ chuyên môn cao,điều căn bản kỹ thuật trước nhất là tấn pháp. Tấn pháp quan trọng và cần thiết đối với võ sinh cũng như nền móng vững chắc cho một tòa nhà cao tầng. Bộ tấn Karate bao gồm 19 tấn khác nhau. Mỗi một tấn có khỏang cách khác nhau, hướng của mũi bàn chân, dạng của hai bàn chân, dạng của hai bàn chân đứng trụ tấn. Tất cả đều nhất nhất tuân thủ theo nguyên tắc khoa học, sự tính toán khoa học, giữa trọng tâm con người và khỏang hai chân trọng lượng chịu đựng trên mũi bàn chân.

Mỗi một tấn áp dụng thích nghi cho các đòn kĩ thuật làm tăng thêm sức mạnh của đòn thế bằng khỏang cách tấn công và phản công.Mỗi tấn được ổn định là làm cho trọng tâm con người luôn luôn được thăng bằng, trong di chuyển, cũng như cố định. Hoạt động di chuyển của một tấn là sự chuyển động từ phần thắt lưng trở xuống. Và chúng ta ví con người như đang cầm một bát nước đầy ngang thắt lưng, muốn nước khỏi tràn ra ngoài, chúng ta phải di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang. Trọng tâm con người ở Đan Điền nơi tập trung sức mạnh về thể lực cũng như ý lực, chúng ta cố gắng giữ thăng bằng khi di chuyển tấn cũng như biến tấn: là không trồi lên sụt xuống. Khi di chuyển phối các tấn các kỹ thuật khác nhau, chúng ta phải phối hợp 2 tiêu chuẩn: thăng bằng và lanh lẹ, có như vậy chúng ta mới đạt hiệu quả tấn pháp.

Thân pháp: (Tai Kawasi)

Thân pháp Karate nền tảng căn bản ứng dụng kỹ thuật nhuần nhuyễn trong tập luyện giữa tấn pháp và kỹ thuật. Thân pháp rất hữu ích khi thi đấu. Thân pháp là sự phối hợp nhịp nhàng giữa tấn kỹ thuật trong khi tiến (Susumikata), lùi (Motorikata), bước chéo (Ayumi Ashi), bước lướt (Tsugi Ashi), duỗi chân (Okuri Ashi) hoặc vừa bước vừa lướt hoặc quay sau (Ushino Tai Kawasi).

Khi tập luyện phối hợp thân pháp chúng ta luôn luôn:
- Giữ thăng bằng con người.
- Chuyển động thân hình nhẹ nhàng mềm mại.
- Luôn luôn giữ đúng tư thế tấn.
- Không được nhấc chân khỏi mặt đất cũng như không được chà sát mạnh vào mặt đất.
- Từ vùng thắt lưng trở xuống chuyển động di chuyển toàn bộ con người không trồi lên thụt xuống, chúng ta luôn luôn di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang.

Kỹ thuật Karate:

Karate là một bộ môn có chương trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén. Mỗi một kỹ thuật Karate đều mang tính khoa học trong tấn công cũng như đỡ đòn. Tùy theo khoảng cách, vị trí, hình dạng của đối thủ các đòn thế Karate sẽ được sử dụng tương ứng với hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất dù ở góc độ khó nhất. Hiệu năng đòn thế của cánh tay (từ cùi chỏ đến 5 đầu ngón tay) và chân (từ đầu gối đến 5 đầu ngón chân) được võ sinh Karate phát huy tối đa khi tấn đỡ đòn và phản công. Cho dù sử dụng đòn thế nào đi chăng nữa mỗi một võ sinh Karate muốn đạt căn bản chuyên môn phải đạt trình độ kỹ thuật Karate mà tất cả các kỹ thuật Karate đều dựa trên các nguyên lý khoa học về vật lý và tâm lý.

Về nguyên lý vật lý:

1. Tận dụng sức mạnh tối đa:

Muốn tăng tối đa sức mạnh đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau:
- Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co dãn bắp thịt.
- Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng.
- Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm) xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo vận tốc ban đầu.

2. Về tập trung sức mạnh

Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ.
- Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ tiếp xúc thì cú đánh tác dụng càng mạnh càng uy lực.
- Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn.
- Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập trung vận dụng các bắp thịt đồng chiều đỡ, sử dụng hiệu nghiệm sự hợp lực của các sức cho các bắp thịt khác nhau tác dụng.
- Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như bắp thịt ở bụng và ở hông rồi đến tay chân.
- Dùng phản học để ổn định hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi phát ra.

3. Về hơi thở:

Điều hoà hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh đòn thế và tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate nhiều người quan niệm đó là một môn võ chuyên dùng tay không, với quan niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các kỹ thuật của bộ môn. Trên cở thể con người được chia thành 3 vùng rõ nét: vùng cao, giữa và thấp. Các kỹ thuật Karate đều áp dụng cho 3 vùng đó trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân Karate cũng phong phú đa dạng không kém gì đòn tay kể cả trong tư thế nằm, tuỳ theo khoảng cách và vị trí dạng hình của đối thủ mà võ sinh Karate sẽ vận dụng đòn thế kỹ thuật tay hay chân để thích ứmg đem lại hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất.

Nguyên lý tâm lý:

Sức mạnh kỹ thuật không phải là yếu tố quyết định mà nó còn phi phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Nếu một võ sinh Karate đạt được những yếu tố nguyên lý này thì sẽ đem lại thành công trong thi đấu cũng như đời sống.
- Tâm bình
- Trí sáng
- Sự hợp nhất giữa tâm trí và ý trí.

Đây là một sức mạnh vô biên, trong con người ngoài sức mạnh thể chất còn có sức mạnh bên trong của tinh thần. Nếu ta vận dụng được hài hoà cả hai yếu tố khi tập luyện, chắc chắn ta sẽ thành công trên nhiều mọi lãnh vực võ thuật và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Tài sản của meongo75

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 23-06-2008, 03:09 AM
meongo75's Avatar
meongo75 meongo75 is offline
Nghịch Thiên Quỷ Đế
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha Long
Bài gởi: 419
Thời gian online: 1 ngày 8 giờ 29 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 1 Post
Tâm Pháp Không Thủ Đạo

Tâm Pháp Không Thủ Đạo

Các võ sư Không Thủ Đạo trong các buổi giảng huấn thường hay nói tới câu " Mizu No Kokoro" nôm na là Tâm phẳng lặng như mặt nước.( A Mind like Water)

Thật vậy hảy quan sát mặt nước trong một trong một cái ao hay hồ; nếu nước trong vắt và an tỉnh thì mặt hồ nước sẻ phản chiếu mọi sự vật chung quanh như một tấm gương, trái lại nếu nước bị giao động thì sự phản chiếu bị sai lệch.

Trong sự luyện tập Không Thủ Đạo, môn sinh phải tưởng tượng tâm của mình phải an tỉnh như mặt nước của hồ, thấy tất cả sự vật chung quanh một cách chính xác như thị.Cũng như mặt nước của hồ phản chiếu mọi sự vật chung quanh trong chu vi của hồ nước, tâm của môn sinh KTD cũng phải như thế.Và khi đạt được trạng thái yên lặng tâm của môn sinh sẻ cảm nhận thức mọi sự việc thích đáng với ngoại cảnh và như thế sẻ cảm nhận được tất cả cử động của đối thủ.

Nếu môn sinh không tập trung tinh thần để tâm bị giao động giống như ném hòn đá xuống mặt hồ nước, sự an tỉnh của hồ nước sẻ bị giao động không còn phản chiếu sự việc như thị mà sẻ bị thay đổi. Môn sinh sẻ không còn thấy hảy nhận thức được đòn thế của đối thủ và thời gian phản ứng (thủ hay phản công) sẻ bị chậm đi.



Tâm sáng như Mặt Trăng ( Tsuki no Kokoro)

Ánh sáng rọi chiếu của mặt trăng khác biệt hơn ánh nắng của mặt trời. Ánh nắng của mặt trời có thể làm chóa mắt trong khi đó ánh sáng của trăng phản chiếu một cách nhẹ nhàng và ánh sáng đó chiếu trải đều trên khắp tất cả sự vật.

Cái Tâm của môn sinh KTĐ như mặt trăng có ngụ ý là môn sinh phải nhìn thấu đối thủ một cách toàn diện, cái nhìn phải trải đều chứ không thể chú tâm nhìn vào một phần của đối thủ như chú tâm vào đôi tay hay đôi chân của đối thủ. Nếu chỉ nhìn như thế ,một phần của đối thủ, sẻ làm cho tâm của môn sinh dể bị chi phối và khi đối thủ tấn công ,phản úng sẻ chậm hơn và sự thất bại sẻ không tránh khỏi.



Nhất tiễn xuyên thạch Ikken Hisatsu (One-Punch Death-Blow)

Trong sự luyện tập KTĐ môn sinh thường hay nghe các võ sư dạy mỗi một đòn thế đành ra phải là đòn "chí tử", đòn cuối cùng nếu đánh không trúng thì phải chết!Chính vì thế khi luyện tập mỗi đòn thế đánh ra phải cân nhắc giửa sanh và tử và sẻ không bao giờ có cơ hội may mắn thứ hai. Để đạt được trình độ nầy, phải luyện tập với chủ tâm là mỗi đòn thế đánh ra phải là một đòn "chí tử" cuối cùng! Mổi thế đở hay công phải được tập thuần thục với một cường độ khi một đòn thế đánh ra địch thủ trúng đòn phải gục ngã!. Dĩ nhiên, sự luyện tập KTĐ thời nay không còn chủ tâm là để "giết" một ai nữa, tuy nhiên phải tập luyện trong chiều hướng đó với một sự cẩn trọng nghiêm trang phát huy sức mạnh tinh thần, đạt đến sự tự chủ của thể lực và kỹ thuật đồng thời cũng là phương thức quán chiếu thâm sâu vào bản tính của người võ sĩ KTĐ.



Công và Thủ là Một ( Kobo Itchi)

Người môn sinh KTĐ khi luyện tập nghĩ rằng một thế đấm, một đòn đá là công và một thế đỡ là thủ, môn sinh đó chưa nắm vững ý nghĩa sâu sắc của kỹ thuật đang tập luyện. Nên nhớ sự "làm" (doing) hay thực tập những kỹ thuật KTĐ quan trọng hơn là lý thuyết hóa chúng. Kobo Itchi là châm ngôn nhắc nhở môn sinh phải cố gắng thực tập hơn là lý luận hoặc "suy nghĩ" về đòn thế quá nhiều mà quên đi mục đích chính: hãy luyện tập không ngừng cho đến khi mỗi đòn thế tự nó trở thành công và thủ, một bản năng thứ hai.



Tâm và Kỹ Thuật là Một (Shingi Ittai)

Nếu tâm của môn sinh KTĐ bị "vướng mắc" hoặc bị giao động hoặc chăm chú vào một việc gì hay suy nghĩ hay lo sợ , tâm không an tịnh như mặt nước trong hồ sẻ phản ảnh qua phần thực tập các kỹ thuật. Tất cả những suy nghĩ xâm nhập vào tâm tạo một sự "ngập ngừng" và sự ngập ngừng này sẻ được thấy, trên hai phương diện, sự phản ứng khi môn sinh bị tấn công và ngay trong kỹ thuật phản công.


Rất quan trọng cho môn sinh phải thực tập "làm cho trống không" tâm của mình hoàn toàn và sẵn sàng phản ứng nhanh nhẹn trong mọi trường hợp công cũng như thủ một cách "tự nhiên" ,kỹ thuật phải được xuất phát từ trung điểm của thân, tâm và ý.



Tàng tâm (Isshin - Zanshin )


Trong tâm pháp KTĐ các môn sinh thường nghe tới thuật ngữ zanshin khi luyện tập các kỹ thuật .Zanshin là cái tâm ví như đại dương lúc nào cũng trong trạng thái di động. Ísshin là tâm ví như làn sóng có mục đích và một hướng mà thôi , lôi cuốn đi tất cả những gì nó đi qua.

Ý tưởng là lúc nào cũng giữ tâm được tỉnh thức, phòng bị, năng động như đại dương và để cho isshin (làn sóng) tự hiển hiện ra trong khi thực tập thi triển các kỹ thuật, và ngay sau đó trở về trạng thái zanshin.

Điều quan trọng nhất : trau giồi, đào luyện tinh thần zanshin vì isshin là một phần ẩn trong zanshin.



(Mắt và Tâm phải cùng thấy) Kan-Ken Futatsu No Koto

Ken là mắt thấy bề ngoài của sự vật - thấy sự vật nhờ ánh sáng phản chiếu vào vật đó.Kan là tâm thấy xuyên qua bề ngoài của sự vật và nhận thức được "tự tánh" của sự vật đó. Trong võ đường, khi luyện song đấu, môn sinh đều nhìn thấy được đối thủ và thấy những gì đối thủ làm, nhưng trong tâm pháp KTĐ ,sự luyện tập có thể giúp môn sinh thấy "xa hơn nữa" (beyond) những gì đôi mắt có thể thấy một cách bình thường hiển nhiên. Với sự tập luyện đứng đắn đúng phương pháp, môn sinh có thể nhìn thấu ý định của đối thủ, và trong nhiều trường hợp môn sinh có một phản ứng phản công kịp thời trước khi đòn tấn công được tung ra.

Bình tâm (Heijo Shin)

Môn sinh KTD phải luyện tập một cái Tâm bình thản , một tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng cương quyết trong mọi trường hợp dù là đang lo công việc hằng ngày, hay đang luyện tập trong võ đường, hoặc bất cứ trong mọi nghịch cảnh.

Nếu tâm của môn sinh lúc nào cũng "trống không", không có lo sợ, ảo ảnh và bối rối, môn sinh sẻ có thể phản ứng tức thì và tự nhiên trong mọi trường hợp. Nếu không, khi gặp nghịch cảnh hay trong một trận đấu, tâm của môn sinh không được thanh tịnh phải bỏ ra một "thời gian ngắn " để làm cho tâm "trống không", "thời gian phụ trội" đó là sự khác biệt giửa sinh và tử. Shu, Ha, Ri
Trong KTĐ và các môn võ khác của Nhật Bản, tiến trình tập luyện được chia làm ba giai đoạn. Đó là Shu, tuân theo truyền thống và phương pháp tập luyện; Ha, "thay đổi" (phương pháp tập luyện,hay cách giảng dạy môn sinh) cho phù hợp với trình độ và kinh nghiệm; Ri, vượt qua truyền thống.
Khi một môn sinh KTĐ được chấp nhận ,họ phải tuân theo sự giảng huấn của các võ sư không được sửa đổi kỹ thuật hay phương pháp tập luyện ; họ phải khổ luyện các thức căn bản đòi hỏi ở môn sinh một kỹ kuật cao độ về thể xác và tinh thần.Thời gian này,Shu, có thể kéo dài từ hai (2) đến năm
(5) năm tùy theo trình độ và khả năng của mỗi môn sinh.

Một khi đã qua giai đoạn Shu, các thế và lý thuyết căn bản được nắm vững, môn sinh phải có một sự thay đổi, có nghĩa là các chiêu thức kỹ thuật phải được thích hợp theo cơ thể của mỗi môn sinh. Tùy theo cơ thể và thể lực của mỗi môn sinh, như cao,thấp, nặng, nhẹ, mà mỗi môn sinh phải "tu chỉnh" phương thức tập luyện cho chính mình; có thể nói là mỗi môn sinh "cá nhân hóa" kỹ thuật cách thức đi quyền, cách thức tung đòn. v.v. Thời gian của giai đoạn Ha nầy có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa!

Giai đoạn cuối Ri được xem như giai đoạn "trác tuyệt" (transcendence).
Môn sinh đã đạt tới sự hiểu biết rõ ràng, cặn kẽ các kỹ thuật và triết lý của môn võ. Trong khi hai giai đoạn Shu, Ha được phần đông các môn sinh sau một thời gian dài khổ luyện đạt tới ,giai đoạn Ri thường chỉ có các danh sư thật sự hiến dâng cả đời mình cho võ đạo mới đạt mục đích.
Tài sản của meongo75

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 23-06-2008, 03:23 AM
meongo75's Avatar
meongo75 meongo75 is offline
Nghịch Thiên Quỷ Đế
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha Long
Bài gởi: 419
Thời gian online: 1 ngày 8 giờ 29 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 1 Post
Quá Trình Phát Triển Của Karatedo

PHAN CHI (Huế -1998)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KARATEDO

Thời hồng hoang nguyên thủy, khi con người còn săn bắt hái lượm cũng đã biết võ thuật để tồn tại. Ngày nay, mọi người trên thế giới vẫn nghĩ về Okinawa - Một hòn đảo lớn nhất của quần đảo Ryukyu là đất tổ của Karatedo (Không Thủ Đạo).

Vào đời nhà Lương ở Trung Quốc, năm 520 (sau Công nguyên) có một vị sư (Tổ sư thứ 28 của Phật giáo) từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo đó là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Tại đây, ông là Sơ tổ của Thiền tông. Vì vua Lương Võ Đế và triều thần không hiểu được diệu đạo nên ông vượt sông Trường Giang (theo truyền thuyết trên một cọng cỏ lau) đến trú trì tại chùa Thiếu Lâm (tỉnh Phúc Kiến) ngồi thiền ( Zazen) nhìn vách đá chín năm. Pháp môn tu tập của ông rất khó nghiên cứu mà phải chứng nghiệm trực tiếp (Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ chân tâm, Kiến tánh thành Phật). Một hôm, ông thấy môn đồ không chịu đựng nổi thời tiết giá rét khắc nghiệt khi hành thiền, nên thét lên một tiếng “Kiai” để lay thức nội tâm, hợp nhất sức mạnh, gia tăng khả năng chịu đựng cho các đệ tử. Từ đó, ông hướng dẫn Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh để bảo tồn sức khỏe và mười tám thế võ giúp đệ tử vượt qua trở ngại, khó khăn khi đi truyền đạo. Vì vậy, nên người ta gọi là Shorin Kempo (võ Thiếu Lâm), thời nhà Đường có tên gọi là Tote (Đường Thủ).

Đến thế kỷ 15, khi Ryukyu còn bị Trung Quốc thống trị, một vị Lãnh sự Trung Quốc đã mang môn Shorin Kempo của nước này đến Ryukyu . Tại đây, môn Kempo của Trung Quốc đã được chấp nhận và bản địa hóa. Lúc đầu, nó chỉ truyền bá trong khu kiều dân Trung Quốc, được hình thành ở ngoại ô thành phố Naha rồi sau đó xuất hiện ở Shuri và Tomari. Tuy nhiên, sau Kỷ nguyên Kamakura (năm 1200), môn Kempo này cũng không giữ được bí truyền. Nó được người Nhật khám phá, nghiên cứu và phối hợp với nhiều võ phái để có một môn võ khác khoa học và thực dụng hơn.

Năm 1429, vào thời Muromachi, vua Sho Hashi hoàn tất việc thống nhất các lãnh địa ở Okinawa . Để ngăn chặn mưu toan nổi loạn, nhà vua nghiêm cấm việc sử dụng vũ khí ngoại trừ quân đội, các nhà quý tộc và triều đình. Đến thế kỷ 17 (năm 1609), dân chúng trên đảo chịu sưu cao thuế nặng bởi sự xâm chiếm của Lãnh chúa Satsuma, nhất là lúc quyền lực tập trung trong tay của Tổng đốc Toyotomi Hideyoshi mà dân chúng thời đó gọi là “cuộc săn kiếm của Hideyoshi”. Người dân chỉ được phép dùng dao khi đã đăng ký mượn trong một thời gian rất ngắn nên từ đó, các hệ phái môn Kempo đã phải hoạt động ngầm. Người dân đảo này muốn thắng được quân lính có trang bị vũ khí sắt bén họ phải nung nấu ý chí bằng cách hạ thủ đối phương chỉ bằng một đòn đánh. Muốn được vậy, họ bí mật khổ luyện hằng ngày, qua nhiều tháng năm đã biến tay chân và những bộ phận khác của cơ thể thành một thứ vũ khí có sức hủy diệt lớn. Để có hiệu quả của lực công phá, họ phải tập cho chai cứng các ngón tay, nắm đấm, phải xĩa hàng ngày vào thùng đậu dần dần cho đến tận đáy thùng hàng nghìn lần. Sau một thời gian luyện tập điều đặn, bài tập này được thay vào là cát, sạn, sắt vụn và các vật thể khác. Để có được một quả đấm trên 700Kg, hằng ngày họ phải đấm qua thác nước không để ướt tay hoặc gắp ruồi trên chén cơm để luyện một đòn đấm, một cú chặt bằng cạnh bàn tay. Muốn có một cú đá trên 1000Kg, họ đá hàng vạn lần vào các thân cây, bó mây có tính đàn hồi . Trong kỹ thuật của nghệ thuật tự vệ, đòn đấm, đá, đỡ… phải cực nhanh mới tạo ra sức mạnh và đạt tốc độ tối đa. Vận tốc sẽ làm tăng động lực theo công thức KE=1/2 M x V2 (KE là động lực, M là khối lượng, V là tốc độ). Nếu khối lượng (M) tăng gấp đôi thì động lực (KE) tăng gấp đôi. Nếu tốc độ (V) tăng gấp đôi thì động lực (KE) sẽ tăng gấp bốn lần. Đồng thời, họ áp dụng lực phản (→N = -→P) tức là đánh (hoặc đá) ra giật vào cùng một thời gian (trên một đường thẳng khương tuyến) như viên đạn bắn ra khi xuyên phá mục tiêu mới có hiệu quả. Đòn đỡ (Uke) cũng sẽ giảm tác dụng nếu không áp dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d). Vai trò của hông, vai, lưng… khi thực hiện kỹ thuật phối hợp với bụng dưới sẽ tạo lực rất nhiều cho sức mạnh tổng thể, xuyên suốt. Nguyên lý thăng bằng (F1d1= Fedz, →F21 = -→F12) được áp dụng là điều không thể thiếu vắng. Từ huyệt Đan Điền (Taden) trở xuống chân đế là nơi chịu trọng lượng cơ thể để giữ thăng bằng, vai trò của hai bàn chân làm nhiệm vụ di động cho trọng lượng đó. Nếu phối hợp liên động nguồn lực (Kime) toàn thân với các nguyên lý trên, đòn thế của họ khi đến mục tiêu sẽ mang lại kết quả tuyệt diệu. Khi cần dứt điểm, họ thét “Kiai”để huy động tập trung cường lực phối hợp với hơi thở mới có thể phá vỡ áo giáp sắt hay chiếc mũ thép của đối phương được. Phương pháp thở bằng cơ hoành cũng được phối hợp nhịp nhàng qua các kỹ thuật. Họ phải ngồi Thiền (Zazen) hằng ngày cho đầu óc trống không, tập trung tư tưởng để khai thác năng lượng bản thân. Sự phối hợp phòng ngự, công, thủ được các cao thủ chiêm nghiệm giữa thiên nhiên và con người, hoặc qua thực chiến để sáng tạo thành những quyền pháp (Kata) rất có ý nghĩa.

Để qua mắt đối phương, họ sáng tạo các vũ khí trá hình làm cho đối phương bất ngờ, phải khiếp sợ. Đó là những nông cụ để tác nghiệp của người nông dân chống lại dáo, gươm, thương, kích… khiến đối phương phải nhiều phen chiến bại. Những vũ khí này trước tiên là đòn gánh dài khoảng 2m như trường côn (Bo) sử dụng quyền biến trong mọi tình huống. Tiếp theo là chiếc néo đập lúa (còn gọi là côn nhị khúc hay Nunchaku) được sử dụng vừa bảo vệ thân thể vừa tấn công đa phương, làm đối phương có vũ khí sắt bén khó xoay xở được. Câu liêm (Kama), cặp câu liêm (lưỡi hái) cũng là vũ khí nguy hiểm cho đối phương mang kiếm. Đòn xay bột (Tonfa) với đường đi rất khó nhận biết vô cùng lợi hại khi sử dụng hai cái. Xóc rơm đinh ba (Sai) như một kiếm ngắn nhưng trùi mũi, đánh được cả hai đầu, có hai mấu để bắt, khóa, có thể sử dụng hai hoặc ba Sai trong tay một người sử dụng thành thạo. Lúc lâm trận, nó có thể gài bắt, ném, phóng và bẻ gãy kiếm đối phương một cách dễ dàng. Đa phần các loại vũ khí của Okinawa đều làm cho đối phương không ngờ và dấu diếm an toàn ở tay áo hoặc ngực áo. Với trình độ cao, người sử dụng có thể khống chế kiếm, kích, mã tấu v.v....

Đến thế kỷ 18, chính sách nghiêm cấm sử dụng vũ khí trong dân chúng nói trên chấm dứt. Năm 1901, Karatedo được chấp nhận như một môn học trong chương trình giáo dục thể chất tại các trường phổ thông ở Shuri của Okinawa nên còn được gọi là Okinawate. Vì có sự hòa trộn giữa võ cổ truyền người Nhật và môn võ gốc Okinawa nên qua các thời kỳ nó có nhiều tên gọi khác nhau.

Vào đầu thế kỷ 20 (năm 1916), thầy Gichin Funakoshi - Người đã Hiện đại hoá Karatedo (Học trò của Tổ sư Yasutsune Itosu) từ Okinawa về Nhật Bản truyền bá môn Karatedo hiện đại. Tháng 5 – 1922, tại trung tâm Thể dục thể thao Tokyo, thầy đã giới thiệu và biểu diễn môn võ này. Sau đó, thầy giữ chức Chủ tịch Hội võ thuật Cấp tiến Xã hội Okinawa (Okinawa – Shobukai). Đến năm 1929, thầy Gichin Funakoshi đã thay đổi các từ tượng hình để viết chữ “Không” theo nghĩa “Hư vô” nhấn mạnh tính không của vạn pháp dựa theo nguyên lý “Vô hành, vô tâm, tâm vô trú xứ” và lấy tên là Karatedo (Không Thủ Đạo). Thầy cũng hệ thống lại môn võ này thành ba phần chính là : Kỹ thuật căn bản (Kihon Kititsu), Quyền (Kata) và Đối luyện (Kumite) được các hệ phái khác ủng hộ, thời kỳ này gọi là Shin Karatedo (Tân Không Thủ Đạo). Cũng ở thời gian này, các câu lạc bộ được thành lập trong các trường Đại học Hoàng gia ở Tokyo, Shoka, Takusoku…

Năm 1930, thầy Kenwa Mabuni (Chưởng môn Hệ phái Shito Ryu) và Chojun Miyagi (Chưởng môn Hệ phái Goju Ryu) cũng đã thành lập nhiều Câu lạc bộ Karatedo lớn ở Osaka. Đến năm 1935, thầy Gichin Funakoshi biên soạn và xuất bản cuốn sách “Karatedo Kyohan” tạo bước phát triển vững chắc trong làng võ thuật Nhật Bản. Năm 1936, thầy đã thành lập Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu). Sau này, thầy Hironiri Ohtsuka cũng thành lập Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu). Bốn hệ phái chính này có một số nét đặc trưng phòng ngự như sau:

1) Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu): “Đòn đỡ cũng là đòn tấn công dưới sự bộc phát của cường lực (Kime) cao nhất” .

a) Sức mạnh: Tốc độ càng nhanh thì sức càng mạnh, cường lực càng dũng mãnh mới xuyên phá được mục tiêu như khi luyện công phá. Bạn phải tập trung sức mạnh bàn tay (hoặc chân) và khi va chạm phải xuyên suốt bất kỳ vật cản nào mới mang lại hiệu quả. Trong đối kháng hiện đại, khi một đòn đấm thuận vào trung tâm cơ thể đối phương, bạn dùng bàn chân trước để xoay mũi chân sau về trước, tay cùng chiều với chân đấm ra chuyển thân mình thành tấn trước, vai nghiêng 450 khi chân chạm đất trước mặt. Hiệu quả của nó là ở cường lực xuyên phá. Trong đối kháng truyền thống, lúc đối phương đang lao nhanh vào tấn công bạn là thời điểm bạn sử dụng sức mạnh tối đa, chỉ cần một kỹ thuật đá ngang (Yoko geri) cho hai lực nghịch cộng lại sẽ có hiệu quả tốt. Đỡ bằng nắm đấm (Ken) để ngăn chặn đòn tấn công của đối phương trực tiếp là lấy sức mạnh để phá vỡ sức mạnh.

b) Tốc độ: Đỡ nhanh nhẹn, nhu nhuyễn. Nó thuần về kỹ thuật tay mở (Sho), không va chạm trực tiếp, để linh hoạt dự bị cho những kỹ thuật phản công ngay sau khi đỡ. Đồng thời, bạn phải phối hợp tốt di chuyển thân pháp nhanh nhẹn để thực hiện kỹ thuật.

Những kỹ thuật căn bản nhưng được tập luyện thường xuyên như: Jodan age uke, Chudan uchi uke, Gedan Barai để được chuẩn xác phương hướng, phát lực hiệu quả. Sau đó, bạn tăng tốc độ, di chuyển theo đòn tấn công của đối phương. Những kỹ thuật này được biến thế qua kỹ thuật tay mở. Dạng này cũng được áp dụng trong các quyền thức các bài quyền nhập môn chủ yếu là nắm tay. Khi quá trình luyện tập lâu hơn, theo trình độ tăng tiến, bàn tay mở sẽ áp dụng nhiều hơn. Đòn đỡ của Shotokan Ryu là Tốc độ + Sức mạnh = Kime.

2) Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu): “ Đòn đỡ cũng là điều kiện để tấn công”.

Đòn đỡ luôn là động tác dự bị tấn công, nó sẽ không thực hiện nếu không nhằm mục đích tấn công. Đòn đỡ muốn có hiệu quả phải trên cơ sở đòn tấn công của đối phương nương theo chiều tấn công, không cản lại bằng những kỹ thuật Nagashi (dòng chảy), Inashi (đã qua) và Nori (cưỡi) để làm giảm lực tấn công của đối phương.

Khi đỡ đòn, kỹ thuật rất đa dạng, nhiều bộ vị trên cơ thể được sử dụng triệt để, tiến thoái xoay chuyển được chia đều cho toàn thân để nương một cực nhỏ chống đối lại cực lớn với phương pháp “Tam vị nhất thể” (3 trong 1). Ví dụ: đối phương tấn công một đòn đấm vào mặt, bạn sẽ nương theo đòn ấy chia đều khoảng cách cho các kỹ pháp: chuyển vị tức là thay đổi vị trí chân, chuyển thể tức là xoay chuyển toàn thân bằng hông và chuyển kỹ tức là làm biến đổi kỹ pháp. Nếu được vậy, bạn sẽ không chỉ vận dụng nhiều kỹ thuật ở đôi tay mà là của kỹ thuật toàn thân.

Trong tập luyện, bạn luôn ý thức ”Phòng ngự là tấn công và tấn công cũng là phòng ngự”, không sử dụng kỹ thuật đơn điệu mà phải sáng tạo.

3) Hệ phái Shito Ryu (Mịch Đông Lưu): “Quán tưởng (nhìn thấy) đối phương để có kỹ thuật phù hợp”.

Hệ phái này chú trọng các động tác nhanh nhẹn,tư thế đối kháng với tấn cao di động hữu hiệu, ít sử dụng lực, không cứng nhắc nguyên tắc mà sáng tạo phù hợp theo thể tạng mỗi người.

Quan điểm của Hệ phái Shito Ryu theo phương châm:

a) Rakka (Cánh hoa rơi): Đón đỡ đòn tấn công của đối phương đến như hứng đỡ cánh hoa đang rơi xuống mặt đất.

b) Ryusui (Dòng chảy): Khi đỡ đòn tấn công của đối phương, ta phải nương theo lực đánh của họ như dòng nước chảy chứ không đỡ trực tiếp.

c) Ten-i (Hoán vị): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta di chuyển thích hợp theo một trong tám hướng với đòn tấn công đó.

d) Kussin (Ẩn thân): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta hóa giải bằng cách co duỗi thân thể, tạo khoảng cách an toàn mà đòn tấn công không thể va chạm được, ngay sau đó trở về vị trí cũ để phản công.

e) Hangeki (Phản kích): Phòng ngự và tấn công là một (Công phòng nhất thể), các bạn hóa giải được từ dự đoán được đòn tấn công của đối phương và phản công ngay cử động đầu tiên.

Tất cả phương pháp hóa giải của Hệ phái Shito Ryu được tập luyện từ kỹ thuật căn bản đến quyền thức, luôn ước lượng tốc độ, sức mạnh đối phương để áp dụng kỹ thuật có lợi thế cho ta. Nếu bạn cảm thấy tình huống khoảng cách không có lực, hãy áp dụng “Cánh hoa rơi”. Bạn hãy luôn soi rọi, tìm kiếm kẻ hở của đối phương để có kỹ thuật phù hợp.

4 )Hệ phái Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu):

Quan niệm của hệ phái này là “Chuyển động tròn” tức ứng dụng trong phòng ngự hoặc tấn công muốn có hiệu quả tốt, phải xoay chuyển liên động của các thành phần thân thể: hông, vai, cánh tay, chân v.v…Để hóa giải, bạn ứng dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d ) vào kỹ thuật để lực mạnh nhất phát sinh vào giai đoạn giữa, khi lực va chạm đến sẽ bị triệt tiêu. Trong Goju Ryu, kỹ thuật được ước lượng tốc độ và sức mạnh, những sức mạnh không có lợi sẽ bị loại bỏ dần, kết hợp với các kỹ thuật nhu để cương nhu được nhuần nhuyển tạo ra sức mạnh tối đa. Hệ phái này chú trọng những điểm nhấn về các động tác nhanh-chậm-thả lỏng kết hợp sự điều khí hít thở cơ bụng, các kỹ thuật ngắn gọn, chặt chẽ. Phương pháp tập luyện có 3 cách:

a) Luyện kỹ thuật Hachisabaki (Tám tám): Cánh tay xoay chuyển theo hình số 8 tạo sự linh hoạt cho chân và hông. Phương pháp di chuyển 4 phương hướng chính 900 và 4 hướng chếch 450.

b) Kakie (Quái thủ): Tạo sự niêm dính của hai cánh tay.

c) Sanchin (Tam chiến): Bài quyền giúp tấn pháp kiên cố để phát triển toàn diện.

Karatedo có trên một trăm hệ phái, mặc dù có rất nhiều hệ phái khác nhau nhưng tất cả đều theo một hệ thống võ thuật thế giới.

Đến năm 1940, Karatedo được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường Trung, Đại học đã thành lập Câu lạc bộ riêng. Karatedo không những được giới trẻ yêu thích để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ sức khỏe. Môn võ này cũng rất tiện ích cho người phụ nữ nào muốn có một thân hình thon thả và để tự vệ khi cần thiết. Cũng vào năm này, thầy Choji Suzuki (Tổ sư của Karatedo Việt Nam) - Thuộc Hệ phái Takeno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội lưu) của dòng thiền Soto (Tào Động) ở Nagasaki truyền thụ với mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và giúp người là giúp mình”. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, thầy tình nguyện ở lại Việt Nam dạy những bài võ Karatedo truyền thống đầu tiên mang tính chiến đấu thực dụng cho bộ đội, tự vệ ở Liên khu bốn, sau đó chuyển công tác về Liên khu năm. Đến năm 1956, thầy thành lập Đạo đường Linh Trường Không Thủ Đạo (Suzucho Karatedo Dojo Noen Ryu) tại Huế, Suzucho là họ và tên ghép của người sáng lập nhưng cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”. Hệ thống giảng dạy của hệ phái này là phương pháp Tewaza, Ashiwaza, Ukewaza, Ozodosad… cùng 9 bài quyền Yen và Maki nhằm mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và không vì danh lợi cá nhân, quyền lực, được, mất, thực, hư ở cõi người” với tôn chỉ truyền thống: “Nhân ái, Trí tuệ, Dũng cảm” để rèn luyện tinh thần và thể chất, hành xử quang minh, chính trực, công bằng và cao thượng. Lấy sự chính trực và lòng chân thật làm hành trang đi tới Đạo. Với môn quy rất nghiêm khắc, người nhập môn phải chuẩn mực đạo đức, tôn trọng Đạo đường (Dojo), nghi thức, trung thực với mọi người, không chửi thề, thậm chí không hút thuốc lá, uống rượu. Họ được tôi luyện để bình thản với thắng, thua ở đời thường bằng một niềm tin, thấu đáo mọi lẽ, với khát vọng, ước ao đã hoạch định để hành động nổ lực đến mục đích mong muốn, nhằm vươn tới Chân - Thiện - Mỹ. Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu có độ dày hoạt động khá lâu và nhất là thầy Chưởng môn sống gắn bó hơn nữa cuộc đời mình với Việt Nam - Nơi có truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng nên hấp thụ nền văn hóa ở đây. Vì thế, môn võ này mặc nhiên trở thành Karatedo Việt Nam, có lực lượng môn sinh đông đảo nhất. Hiện nay hơn bốn vạn người tập luyện hằng ngày với năm khu vực của sáu mươi tư tỉnh, thành. Ngoài ra, hệ phái còn có trên mười Phân đường đã phát triển ở các quốc gia khác như Australia, Mỹ, Canada và Đông âu…Thời gian qua, Karatedo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả vẻ vang với rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới mang vinh quang về cho Tổ quốc. Tổ chức Hệ phái hoạt động theo truyền thống của cố Chưởng môn đời thứ nhất: Choji Suzuki, được sự bảo trợ của Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam. Chưởng môn bổ nhiệm Trưởng tràng thành lập Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ban Chuyên môn. Chưởng môn có thể bãi miễn nếu Trưởng tràng và Ban Chấp hành làm việc không hiệu quả. Hiện nay, Hệ phái này đã chuẩn hóa kỹ thuật hài hòa với bốn Lưu phái chính là Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu), Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu), Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) và Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) để cải tiến phương pháp huấn luyện và luyện tập được phát triển trên diện rộng. Môn võ này có thể hoà trộn, thẩm thấu Karatedo Hiện đại và Karatedo Truyền thống để trở thành Karatedo Việt Nam nhưng nét đặc trưng của Suzucho Ryu - Nền móng của tự vệ truyền thống sẽ không lẫn vào đâu được. Ngày 18-3-2007, Hệ phái Suzucho Ryu đã tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2007-2012) tại TP.Hồ Chí Minh, đã thống nhất 9 chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ này với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, chủ động hội nhập và phát triển. Đại hội đã thông qua sửa đổi môn quy, quyết định kể từ nay hệ phái có tên gọi là Suzucho Karatedo Ryu (Linh Trường Không Thủ Đạo Phái), phù hiệu hệ phái theo đúng mẫu cũ (Sư huynh Hạ Quốc Huy thiết kế từ tháng 3-1973), Tổ sư Suzucho Karatedo Ryu : Choji Suzuki (Phan Văn Phúc), Chưởng môn đời thứ hai: Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức). Học trò xuất sắc của thầy Choji Suzuki là Lê Văn Thạnh, hiện Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Trọng tài Quốc gia - Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trưởng Bộ môn Karatedo tỉnh TT Huế; Lê Công - Phó Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Huấn luyện viên Trưởng Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trọng tài Quốc gia; Phó Trưởng tràng Ngô Văn Thanh, Phó Trưởng tràng Nguyễn Tấn Kiệt và Tổng thư ký Nguyễn Ngọc Thạo…ngoài ra, còn có các cao đồ và môn đồ như Henry Nguyễn Xuân Dũng, Hạ Quốc Huy, Trần Đình Tùng, Khương Công Thêm, Hoàng Như Bôn, Nguyễn Bá Kiều, Trần Định, Dương Đình Vinh, Nguyễn Chí Trí, Tôn Vĩ Đại, Trương Dẫn, Nguyễn Đình Kỉnh, Phan Hữu Bốn, Nguyễn Thông, Trương Đình Hùng, Lê Văn Phước, Hoàng Công Minh, Nguyễn Đình Anh Tuấn, Nguyễn Thành Tự, Nguyễn Phi Hổ, Huỳnh Văn Muôn, Lê Văn Lộc, Lê Văn Thọ, Hồ Vũ Sang, Vũ Kim Anh, Nguyễn Nguyệt Ánh, Nguyễn Đình Sơn, Dương Phước Hùng, Võ Ngọc Tín, Dương Đình Hội, Nguyễn Kính, Hoàng Mai Sơn, Phạm Hồng Hà, Hà Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Hồ Thu Nguyệt Hằng, Nguyễn Hoàng Ngân v.v…đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển Karatedo Việt Nam ngày nay.

Vào năm 1950, các giải Karatedo được lần lượt tổ chức và phát triển mạnh mẽ tại các trường Đại học Nhật Bản. Thời kỳ này, ở đất Phù Tang, Karatedo tiến xa hơn những khu vực khác cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đến năm 1958, Hội Karatedo Nhật Bản tổ chức giải vô địch Karatedo Toàn quốc đầu tiên. Luật lệ thi đấu Không Thủ Đạo đã được đặt ra nhằm mục đích hạn chế tối đa chấn thương, tử vong của vận động viên khi tranh giải. Vì vậy, các cuộc tranh tài càng phát triển, nhất là giữa các trường Đại học và Karatedo đã trở thành môn võ thuật mang tính thể thao. Trong tất cả kỹ thuật của Karatedo đều phải dựa trên nguyên lý toán học, vật lý học và phù hợp tâm - sinh lý học, kỹ thuật cương và nhu được phối hợp khoa học, với những va chạm ngắn, gọn, hẹp nên rất hiệu quả trong thực chiến. Hơn nữa, nó là một môn võ sau nền tảng căn bản là sự sáng tạo, không mặc định, là một loại vũ khí tự có của người tập để chiến đấu trong mọi địa hình, địa vật, trong cả không gian và thời gian hạn chế.

Trong Karatedo, tự vệ, phòng ngự có nghĩa là tấn công nên từ kỹ thuật sơ cấp cho đến cấp thượng đẳng đều không tấn công trước “Karate ni sente nashi” tinh thần của nó là không bạo lực, luôn nhẫn nhịn, đa phần hệ thống quyền pháp (Kata) của Karatedo đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Mục đích đòn đỡ trong Karatedo là làm lệch hướng đòn tấn công của đối phương. Tuy nhiên, đòn đỡ để tự vệ cũng chính là đòn tấn công và không mang ý nghĩa thụ động mà phải sáng tạo triệt để. Vì vậy, trong Karatedo phòng ngự tức tấn công và tấn công cũng là phòng ngự nên phải có kỹ pháp để bảo toàn sự phòng ngự đó và nhất là không dùng sự hiểu biết về nó vào mục đích không chính đáng. Bởi vậy, khi tranh tài đối kháng, vận động viên có tâm an, thần định, có tinh thần thượng võ và hiểu rõ huyền vi trong cõi người mới lĩnh hội được điều này.

Sở dĩ Karatedo hấp dẫn mọi người khắp năm châu chính vì tính chất khoa học, thực dụng, mang tính thẩm mỹ và văn hóa đạo đức của môn võ này: chiến thắng nhưng tôn trọng đối phương, không hãnh tiến. Cho đến nay, Karatedo đã được truyền bá khắp nơi trên thế giới, từ Đông sang Tây với sự năng nổ của các Võ sư, Huấn luyện viên nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế, Karatedo đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại.

Năm 1960, tổ chức Hiệp hội Không Thủ Đạo Thế giới gọi tắt là W.U.K.O (The World Union of the Karatedo Organization) được thành lập. Kể từ đó, bằng nổ lực của mình, tổ chức Hiệp hội đã gieo vào nhận thức của các môn sinh Không Thủ Đạo những ước mơ cao đẹp, tất cả vì hạnh phúc của con người qua các kỳ thi Thế vận hội. Đến năm 1994, Hiệp hội này được đổi tên thành Liên đoàn Karatedo Thế giới (W.K.F), điều hành các hoạt động Karatedo khắp nơi trên thế giới, ban hành luật chuyên môn và tổ chức tranh giải quốc tế. Hiện nay, tổ chức này có trên 156 quốc gia, chia thành 5 Liên đoàn: LĐ Karate Châu Âu (EKF), LĐ Karate Liên minh Mỹ (PKF), Liên minh Châu Phi (UFAK), LĐ Karate Châu Á (AKF) mà Việt Nam cũng là thành viên và LĐ Karate Châu Đại Dương. Karatedo đã trở thành biểu tượng thành tựu về thể lực đẹp nhất của nhân loại. Nổi trội với tính đại chúng trên khắp toàn cầu là yếu tố không thể thiếu để cấu thành Liên đoàn Không Thủ Đạo Thể thao Quốc tế (International federation for Karatedo Sport).

Quá trình phát triển của Karatedo được biết nhiều từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Okinawa về Nhật Bản và ra thế giới. Karatedo là một Đạo mà người Nhật đã đem nó áp dụng vào cuộc sống và xã hội nên phải có chương trình đào tạo khoa học cũng như được hệ thống hóa toàn cầu. Hơn thế nữa, nó giúp con người - một “tiểu vũ trụ” điều hòa quân bình âm dương để tâm, trí được an định, bớt tham dục.

Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo cũng có nguồn gốc từ lục địa nhưng hưng thịnh ở Nhật Bản vào thế kỷ 13 - Thời Hojo Tokimare. Mỗi khi được bắt rễ trên các đảo thì luồng văn hóa đó phát triển một cách đặc biệt, nó không hoàn toàn phá hủy cái mới mà làm cho cái mới hoàn thiện hơn. Nghệ thuật tự vệ Không Thủ Đạo cũng vậy, chủ yếu là nó giáo dục thể chất và tinh thần để mang tính thể thao thời thượng đến với Thế vận hội.

Môn sinh diễn đạt một bài quyền (Kata) sẽ kích thích và khơi dậy tính sáng tạo trong con người. Một bài quyền Karatedo là cách điệu hóa các động tác kỹ thuật qua một chuỗi liên động thi đấu với đối thủ tưởng tượng, nó có khả năng truyền tải một lượng thông tin và sức mạnh lớn lao. Chức năng của đối kháng (Kumite) là dẫn dắt để khám phá ra sự thật trong bản tính con người thông qua việc tiếp cận và lý giải khi trận đấu đang xảy ra, từ đó tự tìm cho mình một vị trí chiến đấu thích hợp, hoàn hảo. Nếu chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, nó sẽ bồi đắp thêm sự hăng say, sáng tạo trong công việc, luôn yêu thương giúp đỡ mọi người, phát triển thể chất, tâm và trí với tinh thần tự tại, tự giác. Võ đạo của Karatedo là văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với chính bản thân mình.

Karatedo là môn võ khoa học hiện đại, là nghệ thuật chiến đấu thực dụng nhưng bằng đức công bằng và lòng nhân ái. Thẩm thấu về Karatedo rất giống với sự thưởng thức nghệ thuật, phải chăng nó là bản tổng phổ trong âm nhạc, một bài thơ, một công trình kiến trúc hay một tác phẩm điêu khắc? hoặc cũng có thể hơn một kiệt tác nghệ thuật? Xét cho cùng thì Karetedo do tự thân sinh ra, nó chính là Đạo và được con người bắt gặp như một kiệt tác văn hóa.

Hiện nay, Karatedo dù là thể thao hay truyền thống cũng đều phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các vận động viên toàn cầu cùng đến với nghệ thuật. Tất cả nhằm tạo dựng tinh thần, hoàn thiện nhân cách, phát triển tuệ giác, tính trung thực và đúng đắn của nhân loại.
Tài sản của meongo75

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™