Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Thi Trai > Hán thi bất hủ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 30-05-2008, 08:08 PM
Nam Kha Thái Thú Nam Kha Thái Thú is offline

Đại Gian Thương
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Khách Sạn Ngàn Sao
Bài gởi: 183
Thời gian online: 2 ngày 1 giờ 30 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 79 Times in 74 Posts
感懷(鄧容) - Cảm Hoài (Đặng Dung)

感懷
鄧容

世事悠悠奈老何,
無窮天地入酣歌。
時來屠釣成功昜,
運去英雄飲恨多。
致主有懷扶地軸,
洗兵無路挽天河。
國讎未報頭先白,
幾度龍泉戴月磨。


Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.


Cảm hoài
(Người dịch: Tản Đà)

Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chưa trả,
Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi.


Cảm hoài
(Người dịch: Phan Kế Bính)


Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.



Cảm hoài
(Người dịch:Hồ Đắc Hàm, Thái Văn Kiểm )

Tuổi về già, phải thời bối rối
Cả đất trời một hội mê say
Gặp thời kẻ dở nên hay
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất
Gột giáp binh khôn dắt sông trời
Thù còn đầu đã bạc rồi
Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm


Cảm hoài
(Người dịch: Đào Hữu Dương)

Tuổi già lận đận nỗi tình đời
Vô tận vần xoay khoảng đất trời
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi
Vác non phò chúa trên vai nặng
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi


Cảm hoài
(Người dịch: Nguyễn Khánh Do)

Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi
Đất trời thu lại hát say thôi
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận
Đồ điếu nên công lúc gặp thời
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất
Rửa binh khôn lối kéo sông trời
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi



Bài viết của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do.

Đầu bạc giang san thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi



Tiểu sử: Danh tướng Đặng Dung, sinh không rõ mất năm 1413. Ông người Nghệ An nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy rước Trần Quý Khoách về Nghệ An lập lên vua Trùng Quang quyết liệt kháng Minh. Năm 1413 ông cùng vua Trùng Quang bị bắt giải về Tàu, nửa đường ông trầm mình tự tử. Ngoài gương anh hùng tiết liệt, Đặng Dung còn được xem như một nhà thơ lớn của dân tộc mặc dù ông chỉ để lại một ít bài thơ, trong đó có bài Thuật Hoài nổi tiếng. Sau đây là một bài viết phân tích bài thơ Thuật Hoài của ông.

Trong lịch sử có những tráng sĩ, danh tướng ngẫu nhiên làm một vài bài thơ. Thơ của họ được người đời sau biết đến là nhờ danh tiếng của họ lưu trong lịch sử. Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư nằm trong trường hợp này. Nói đến Lý Thường Kiệt người ta nhắc tới bài thơ có câu "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Nói tới Trần Quang Khải người ta kể "Đoạt sáo Chương Dương độ". Và nói tới Trần Khánh Dư người ta đề cập tới bài Bán Than. Đó là trường hợp từ danh của tướng người ta liên tưởng tới thơ của họ. Trường hợp của Đặng Dung ngược lại: từ thơ người ta liên tưởng tới cuộc đời của ông. Đặng Dung làm thơ nhiều hay ít không rõ, chỉ biết ông có một bài duy nhất được lưu lại, đó là bài Thuật hoài (hay Cảm hoài). Với bài này tên ông đã có chỗ đứng trong văn học sử, và người đời sau khi đọc bài thơ không thể không khen cái hay của nó. Yêu thơ, muốn tìm hiểu thêm về tâm sự và cuộc đời tác giả, người ta sẽ thích thú khi biết rằng ông là một nhà ái quốc tuyệt vời, một dũng tướng can trường, một nhân kiệt hiếm có, một tráng sĩ hiên ngang, khí phách sống vào thời Trần mạt. Bài Thuật hoài của ông nguyên tác bằng chữ Hán, phiên âm như sau:

Thế sự du du nại lão hà (*)
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca (*)
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa (*) (1)
Trí chúa hữu hoài phù địa trục (*)
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà (3)
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch (*) (2)
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Lý Tử Tấn, một học giả thời Lê, tác giả Chuyết Am văn tập, khi đọc bài thơ này đã hết lời ca tụng người sáng tác ra nó là "phi hào kiệt chi sĩ bất năng" (không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể sáng tác được như vậy).

Ta hãy lược qua thân thế của tác giả để có thêm chất liệu soi sáng thêm cho phần thưởng thức bài thơ. Đặng Dung sinh và mất năm nào không rõ, chỉ biết ông là người làng Tả Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ ông là Đặng Tất làm quan triều Trần. Khi quân Minh do Trương Phụ thống lãnh chiếm nước ta, năm 1407 Đặng Tất cùng đồng liêu là Nguyễn Cảnh Chân theo giúp Giản Định Đế chống quân Minh. Nhưng Giản Định Đế nghe lời xiểm nịnh giết cả Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân, vì đại cuộc quên thù nhà, đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoách lên làm vua, đó là Trùng Quang Đế, để tiếp tục sự nghiệp chống Minh. Chiến công đáng ghi nhớ nhất trong đời ông là đánh úp doanh trại quân Minh trong một đêm của tháng 9, năm 1413. Ông và một vị tướng khác là Nguyễn Súy cầm đầu một toán quân xung kích nhảy lên thuyền tướng giặc, tính bắt sống, nhưng nhờ đêm tối Trương Phụ đã thoát hiểm.

Thời Trần mạt, tráng sĩ, nghĩa sĩ khá đông, ngoài cha con ông, và cha con Nguyễn Cảnh Dị còn có kẻ sĩ can tràng Nguyễn Biểu, dũng sĩ hiên ngang Nguyễn Súy, v.v.. nhưng vì nghiệp nhà Trần đã hết, vận nước gặp hồi điêu linh, nên tất các cuộc khởi nghĩa chống quân thù đều thất bại, và bao nhiêu kiệt sĩ đã phải ngậm đắng nuốt cay vì vận mạt. Sau khi cuộc kháng chiến thất bại, vua Trùng Quang và các tướng tá bị bắt, có sách ghi là ông ở trong đám người bị bắt đó. Trên đường bị giải về Yên Kinh ông và vua Trùng Quang đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Bây giờ chúng ta lắng nghe Đặng Dung giải bày nỗi cảm hoài qua 8 câu thơ của ông :
1- Việc đời còn dằng dặc mà mình đã già mất rồi,
2- (vậy nên) đất trời mênh mông thu lại là một cuộc say hát (mà thôi).
3 - Gặp thời bọn giết heo, bọn câu cá cũng thành công dễ,
4- (nhưng) lỡ vận thì anh hùng cũng đành nuốt hận nhiều (2).
5- Giúp chúa có lòng đỡ trục trái đất,
6- (nhưng tiếc rằng) rửa binh không có đường kéo sông trời (3).
7 - Nợ nước chưa báo được đầu đã sớm bạc,
8- (đáng tiếc thay) đã bao phen mài gươm Long Tuyền dưới ánh trăng.

Bài thơ mở ra bằng cái bi phẫn của thi-nhân-tráng-sĩ, ngao ngán vì việc đời còn ngổn ngang mà tuổi đã xế chiều. Bi phẫn đó dẫn đến lời ngậm ngùi: trời đất mênh mông rút lại không chừng chỉ còn là một cuộc say hát nghêu ngao. Ta bắt gặp ý niệm tương tự nơi Tiêu Sơn Tráng Sĩ thời Lê mạt. Khi cuộc phục Lê đã vô vọng, tình yêu với Trương Quỳnh Như không thành, Chiêu Lì Phạm Thái đã trốn vào rượu, suốt ngày ngâm câu "Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu, không đong đầy đôi mắt mỹ nhân".

Rồi từ nỗi chán chường đó thi nhân tự tìm an ủi trong triết lý về thời và vận, đầy chua cay nhưng không kém ngạo nghễ: "Thời lai đồ điếu thành công dị, vận khứ anh hùng ẩm hận đa!". Coi thường Phàn Khoái (dũng tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn làm nghề giết heo - đồ là kẻ giết heo) nghe còn tạm xuôi nhưng khinh thị Hàn Tín (đại nguyên soái của Hán Cao Tổ, khi hàn vi là anh đi câu cá kiếm ăn - điếu là đi câu cá) thì thật quá đáng. Bởi Hàn Tín là một đại tướng lừng danh của lịch sử Trung Quốc, một trong mấy hào kiệt đã giúp chúa dựng nên đế nghiệp vẻ vang. Nhưng tại sao đọc hai câu thơ này ta không thấy chướng tai, mà lại thấy lời thơ hùng tráng và ý tứ ngậm ngùi. Bởi vì Đặng Dung là một tráng sĩ ... thất bại, nhất là thất bại trong sứ mạng phục quốc. Người ta thường chỉ chê những kẻ công thành, danh toại mà có những lời ngạo mạn, nhưng lại thông cảm và thích thú với lời ngạo nghễ, khinh bạc của những kẻ có chí, có tài nhưng lỡ thời, lỡ vận. Bài thơ được nhiều người ưa thích, và truyền lại cho hậu thế một phần có thể là nhờ hai câu thơ hùng tráng và đầy ngạo nghễ này. Đối với những hào kiệt lỡ vận nó là một lời an ủi thấm thía, một phản ảnh tâm lý tuyệt vời. Suốt dòng lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, biết bao nhiêu anh hùng đã lỡ vận, đã có tâm sự bi phẫn giống như tâm sự của người tráng sĩ làng Thiên Lộc, khi đọc hai câu thơ này chắc là họ sẽ thấy thấm lắm.

Nếu bốn câu đầu của bài thơ phản ảnh suy tư và triết lý thời vận của nhà thơ thì bốn câu sau phản ảnh tâm sự và tấm lòng của ông đối với dân, với nước. Người hào kiệt ấy dốc lòng nhận trách nhiệm, sẵn sàng ghé vai khiêng trái đất, kéo sông trời mà gột giáp binh để đem độc lập về cho đất nước, mang thanh bình lại cho muôn người. Bao phen mài gươm kiên nhẫn đợi chờ mà thời vẫn chẳng chiều. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh của một bạch đầu tráng-sĩ dưới nguyệt mài gươm đầy thơ mộng, hào hùng, và lồng lộng một tấm lòng phục quốc khôn nguôi. Đem tiểu sử soi chiếu vào thơ, người ta càng thêm cảm phục tấm lòng của kẻ đã vì nợ nước coi nhẹ thù nhà, đã tận tụy với quê hương cho tới khi lâm tử. Bài thơ của ông quả thật tuyệt vời cả ý lẫn lời.

* Ngoài một số bài thơ Đường, có lẽ Thuật hoài của Đặng Dung là bài thơ chữ Hán có nhiều người dịch nhất. Vì sự hạn hẹp của ngôn ngữ và sự phong phú của thơ, người dịch khó lòng chuyển được hết ý quấn quýt, tứ súc tích, lời hào hùng, khí ngạo nghễ, hồn lồng lộng của bài thơ.

Ba chữ nại lão hà ở cuối câu 1 nửa như lời tự hỏi đầy ngao ngán: già rồi ư ? già mất rồi ư ?. Nửa như trách móc thời gian: sao vội bắt già! (nại hà: làm sao, thế sao, nài nỉ sao). Về ba chữ nhập hàm ca ở cuối câu 2, nếu hiểu hàm và ca tách biệt nhau thì ý thơ thành ra: rút lại chỉ còn là say sưa và ca hát (nghêu ngao); nếu hiểu hàm giúp nghĩa cho ca thì ý thơ có thể hiểu là: rút lại chỉ còn là cuộc hát say sưa, mê mãi (cho quên chuyện đời). Sâu kín trong hồn của hai câu thơ là cái triết lý: với khoảng đời sống trong thời gian vô tận (thế sự du du) và không gian không bờ (thiên địa vô cùng) con người sẽ khó thực hiện được hoài bão lớn lao.

Hai câu 3 và 4 tương đối dễ dịch nghĩa nhưng lột được cái khí ngạo nghễ của tứ, và điệu mạnh mẽ của lời lại không dễ. Hai chữ "đồ điếu"vừa khinh bạc (bọn hèn kém giết heo, câu cá), vừa ngạo nghễ (những thứ như Phàn Khoái, Hàn Tín) giữ nguyên được ý thì lời không được sáng rõ, mà thoát dịch cho được lời rõ thì khó mà gồm được cả hai ý. Sự khó khăn trong việc dịch 2 câu thơ này là ở chỗ đó. Và trên thực tế chưa có ai dịch được cả ý lẫn lời của hai câu này một cách thành công hoàn toàn.

Trong câu 5 "phù địa trục" được dùng thật gợi hình và lạ lùng. Gợi hình vì hình ảnh một tráng sĩ ghé vai khiêng trái đất làm ta liên tưởng tới cái ý vừa chấp nhận trọng trách nặng nề, vừa tận tụy thi hành. Lạ lùng vì địa trục gây cho ta ấn tượng trái đất hình cầu trong khi ở đầu thế kỷ 15 người ta chưa biết được trái đất hình cầu, vậy hẳn là Đặng Dung cũng chưa biết, không hiểu tại sao ông lại dùng được hai chữ đó. Địa trục lại đối chọi một cách thú vị với thiên hà ở câu dưới. Câu 6 tứ thơ khó chuyển vì điển tích "vãn thiên hà" và từ "binh" để chỉ binh khí . Ý sâu kín trong hai câu thơ là tấm lòng của ông đối với nước (câu 5), và hoài bão của ông mong đem thanh bình đến cho dân (câu 6), cho nên dịch được cả ý và lời của hai câu 5, 6 này rất khó. Khó không kém gì câu 3 và câu 4 ở trên, có phần khó hơn vì cai ý ẩn sâu mà người đọc thơ phải suy nghĩ kỹ mới thấy.

Gợi hình nhất của bài thơ là hai câu cuối, đúng là thi trung hữu họa. Rất nhiều người sẽ yêu hai câu thơ này vì hình ảnh hào hùng của của một tráng sĩ bạc đầu vẫn kiên gan mài kiếm dưới trăng. Nó rực rỡ hơn nhiều hình ảnh Tôn Thất Thuyết ngồi cầm gươm chém đá trong những ngày tàn của cuộc đời. Nó tuyệt vời hơn nhiều hình ảnh một thi sĩ Cao Tần vác thanh kiếm gẫy lên non vạch đất nhớ quê hương.

Bài thơ, về khía cạnh riêng, phản ảnh hoàn cảnh, tâm sự và hoài bão của tác giả, nó gây cảm ứng đồng điệu nơi người đọc. Về khía cạnh chung nó làm rung động sâu xa mỹ cảm nơi người đọc vì hình ảnh và nhạc điệu phong phú của nó.


( Ta có khi cũng thuộc hậu duệ của Đặng Dung ấy chứ, Ta họ Đặng, quê ta ở Nghệ An )



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Nam Kha Thái Thú


Last edited by Nam Kha Thái Thú; 26-06-2008 at 01:01 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 30-05-2008, 08:19 PM
VuongTienKhach's Avatar
VuongTienKhach VuongTienKhach is offline
Lưu Lãng Nhai Đầu
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 87
Thời gian online: 11 giờ 41 phút 30 giây
Xu: 0
Thanks: 3
Thanked 20 Times in 20 Posts
Không có bản nào của Nam Kha Thái Thú dịch à? (vẫn chưa đủ 50 ký tự)
Tài sản của VuongTienKhach

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 30-05-2008, 11:15 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Lão Nam Kha post bài này hay quá. Lão ko có bình lụn cá nhân của lão à? Ví như là: Đặng Dung chán đời, thấy nàng tiên cá vẫy gọi, lão phê lòi mắt, vội vàng nhảy xuống. Hic, thế là xong đời một anh tài.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 30-05-2008, 11:28 PM
Nam Kha Thái Thú Nam Kha Thái Thú is offline

Đại Gian Thương
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Khách Sạn Ngàn Sao
Bài gởi: 183
Thời gian online: 2 ngày 1 giờ 30 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 79 Times in 74 Posts
Sao lão dám bêu xấu người của dòng họ ta à
Tài sản của Nam Kha Thái Thú

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
cảm hoài đặng dung, , phan tich 感怀 邓容, 感懷

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™