Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 25-04-2008, 09:48 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Sự tích Chiến hạm Rạng Đông

Trong Hạm đội biển Baltic của quân đội Nga thời Sa hoàng đầu thế kỷ XX, chiến hạm đầu tiên kéo cờ cách mạng và đài phát thanh của nó truyền đi "Công bố thư của công dân Nga" do Lênin soạn thảo là Tuần dương hạm Avroler (còn gọi là Chiến hạm Rạng Đông).

Cách mạng tháng Mười Nga đã mở đầu bằng tiếng nổ lớn của đạn đại pháo từ Chiến hạm Avroler nã vào cung điện Mùa Đông ngày 7/11/1917. Avroler là tên của nữ thần trong thần thoại La Mã được Sa hoàng đặt cho chiến hạm này. Trải qua hơn 100 năm, chiến hạm Avroler với những chiến công rực rỡ, nay trở thành kỷ vật trong nhà bảo tàng bên bờ sông Neva, Nga, đón nhận sự chiêm ngưỡng và thán phục của mọi người.

Ẩn tích sau thất bại

Tuần dương hạm Avroler ra đời và hạ thủy năm 1900, dưới thời Sa hoàng đang thống trị nước Nga. Tàu Avroler dài 124m, rộng 18m, trọng tải 6.713 tấn, thân tàu thon dài sơn phủ màu đen, chỉ có 3 ống khói lớn sơn màu vàng sáng. Thủy binh Nga rất tự hào khi được làm nhiệm vụ trên chiến hạm này.

Tháng 5/1905, Avroler nằm trong đội hình Phân hạm đội liên hợp Nga do Trung tướng Rogestvinski chỉ huy tiến vào eo biển Tsushima giữa quần đảo Tsusham và đảo Kjushu, Nhật Bản. Nhưng, đã bị hạm đội của Nhật mai phục đánh bất ngờ.

Ngày 7/5/1905 hai bên diễn ra một cuộc giao chiến. Do bị động nên Tuần dương hạm Avroler phải chạy dạt về phía nam.

Phân hạm đội liên hợp Nga bị nhiều tàu ngư lôi Nhật truy kích và thiệt hại nặng nề, cuối cùng chỉ còn chiến hạm Avroler và 2 tàu chiến khác của Nga đột phá được vòng vây, chạy được đến Manila, Philippines.

Nhưng không ngờ vừa tới Manila, Avroler lại bị Hải quân Philippines bao vây, thu vũ khí và giam giữ suốt 1 năm, mãi đến giữa năm 1906 mới được thả trở về Kronshtadt, cảng xa xôi ở Nga. Sau thất bại này, tàu Avroler ẩn tích hơn 10 năm trong Hạm đội Baltic.

Đánh tiếng chuông cách mạng

Ngày 6/11/1917, khi màn đêm vừa buông xuống, A.B.Berashev, Chính ủy chiến hạm Avroler nhận được mệnh lệnh của Ủy ban Quân sự cách mạng Petograt, phối với Xích vệ đội phát động khởi nghĩa, giành chính quyền. Nghe được tin này, binh lính trên tàu vui mừng kéo cờ cách mạng.

Nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt của chiến hạm Avroler là khống chế cầu Nicolayev, bảo đảm thông suốt cho Xích vệ đội tiến vào trung tâm thành phố. Rất nhanh, chiến hạm Avroler đã đốt lửa nhổ neo, dọc theo sống tiến vào cầu lớn. Vì kẻ địch phòng thủ mỏng, lính thủy cách mạng trên tàu Avroler tiến quân dễ dàng, nhanh chóng chiếm lĩnh cầu lớn vào rạng sáng 7/11/1917.

Lúc 10h ngày 7/11/1917 (lịch Nga là ngày 25/10), đài phát thanh trên tàu Avroler phát tin “công bố thư của công dân Nga” do Lênin khởi thảo, kêu gọi Sa hoàng đầu hàng giao chính quyền cho Ủy ban Quân sự cách mạng.

Nhưng, quân địch cùng đường không dễ dàng chịu thua, đã lấy cung điện Mùa Đông làm cứ điểm ngoan cố chống cự, ngăn chặn, Xích vệ đội tiến lên. Chiến hạm Avroler lại nhận nhiệm vụ chiếm cung điện Mùa Đông làm tiêu chí thành công của cách mạng, chuẩn bị bắn pháo tín hiệu mở màn tiến công cung điện Mùa Đông.

21h40’ ngày 7/11/1917, Berashev, Chính ủy tàu Avroler ra lệnh, bắn quả đạn đại pháo mở màn. Tiếng nổ rung chuyển đất trời từ chiến hạm Avroler xé tan màn đêm và trúng cung điện Mùa Đông. Cung điện rung chuyển. Trong khoảnh khắc, đại pháo bốn bề tiếp theo cùng nhau gầm lên, từng quả đạn pháo rít qua bầu trời đêm, cung điện biến thành biển lửa, đội quân khởi nghĩa như nước triều xông vào cung điện Mùa Đông.

Chiến đấu đến thời khắc cuối cùng

Năm 1924, lãnh tụ Lênin qua đời, Petrograt liền lấy tên Leningrat để bày tỏ sự biết ơn Người. Tàu Avroler vẫn cùng Hạm đội Baltic đỗ tại quân cảng Leningrat và chính thức biên chế vào chi đội tàu huấn luyện của Hạm đội Baltic, trở thành tàu huấn luyện bồi dưỡng các cán bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô.

Ngày 22/6/1941, phát xít Đức ngang ngược xâm chiếm Liên Xô. Ngày 9/9/1941, mấy chục sư đoàn thuộc Tập đoàn quân Phương Bắc của Đức phát xít nhanh chóng tiến thẳng vào Leningrat. Quân đội Liên Xô đã chống lại quyết liệt, Hạm đội Baltic nhận được mệnh lệnh: toàn bộ pháo đạn tập trung hỏa lực chi viện cho lực lượng bảo vệ các khu vực trọng yếu ở Leningrat.

Trong trận chiến đấu máu lửa này, Avroler tuy già nua, nhưng đã lại một lần phát huy khả năng của mình, viết nên trang sử huy hoàng của Hạm đội Baltic.

Nhưng sau đó, với thế hung hãn và sức mạnh ban đầu của phát xít Đức, bất đắc dĩ, các chiến sĩ hải quân Nga phải tháo dỡ các khẩu pháo chính trên chiến hạm Avroler cùng với một số pháo khác, tổ hợp thành “Đại đội pháo độc lập đặc biệt Hạm đội Baltic” và đưa trận địa hạm đội từ trên mặt nước di chuyển lên đất liền tại một khu rừng thuộc ngoại ô Leningrat để chống lại xe tăng Đức; trên tàu Avroler chỉ lưu lại một khẩu pháo hạm cùng một tiểu đội pháo binh để tự vệ.

Tàu Avroler một mình đỗ ở hải cảng, vì thế chiến đấu đơn độc, không đủ sức chống lại sự điên cuồng của quân Đức, cho nên được lệnh tự đánh chìm trong hải cảng, nằm yên tĩnh dưới nước sâu.

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Avroler - chiến hạm thánh của cách mạng với thương tích đầy mình được trục vớt lên và tiến hành tu sửa. Từ tháng 11/1948, chiến hạm Avroler trở thành kỷ vật của Cách mạng tháng Mười, được đặt trong nhà bảo tàng, một bộ phận thuộc Bảo tàng Quân sự trung ương, trên sông Neva yên tĩnh.

Năm 1968, Chính phủ Liên Xô đã trao tặng Huân chương “Cách mạng tháng Mười” cho Tuần dương hạm Avroler

Nguyễn Mau (theo Hạm tàu)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™