Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 22-08-2008, 11:54 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Jean - Louis JeanMaire viên tướng Thụy Sĩ làm điệp viên nội gián

Trong cuốn tiểu thuyết gián điệp “The Unbareable Peace”, được xuất bản vào năm 1991 của mình, nhà văn nổi tiếng người Anh John Le Carré đã mô tả Emmanuel Fanstein, một sĩ quan quân đội cao cấp của một quốc gia châu Âu, làm điệp viên nội gián cho một cơ quan tình báo nước ngoài đã len lỏi vào tận cơ quan đầu não của Bộ Quốc phòng để thu thập thông tin tình báo có giá trị cao.
Nhiều người cho rằng, điệp viên nội gián mà John Le Carré đề cập trong cuốn tiểu thuyết của mình chính là viên tướng người Thụy Sĩ Jean-Louis Jeanmaire.
Jean-Louis Jeanmaire sinh ngày 25/3/1910 tại thành phố Bienne của Thụy Sĩ. Cha và ông nội của Jeanmaire đều là sĩ quan kị binh chuyên nghiệp. Năm 1930, Jeanmaire theo học tại Trường đại học Bách khoa Zurich. Ông gia nhập quân đội vào năm 1934.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Jeanmaire là thiếu tá phục vụ trong Lực lượng Không quân liên bang Thụy Sĩ. Sau chiến tranh, Jeanmaire được gửi đến Anh và Mỹ để được huấn luyện về nghiệp vụ phòng không không quân.
Năm 1957, Jeanmaire được thăng chức đại tá và đến năm 1959, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lực lượng Phòng không không quân, chức vụ mà ông đảm nhiệm cả khi được phong quân hàm chuẩn tướng vào năm 1962 cho đến khi về hưu vào năm 1975.
Vào năm 1937, lo ngại trước sự bành trướng của chế độ phát xít tại châu Âu, Chính phủ Thụy Sĩ đã đề ra kế hoạch bí mật xây dựng một hệ thống hầm ngầm quy mô và kiên cố bên trong các dải núi ở miền Trung Thụy Sĩ để làm nơi dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm cho người dân và binh lính đề phòng các cuộc tấn công xâm chiếm lãnh thổ.
Đây được xem là một trong những hệ thống hầm ngầm quy mô nhất thế giới mà các thông tin liên quan đều được giữ bí mật hoàn toàn. Để bảo vệ cho hệ thống hầm ngầm này, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đã cho bố trí các hệ thống phòng không dày đặc được ngụy trang kín đáo nhưng hoạt động hiệu quả. Hệ thống phòng không này đặt dưới quyền chỉ huy của Jeanmaire.
Từ năm 1955, tình báo Liên Xô bắt đầu nắm bắt thông tin một cách hạn chế về hệ thống hầm ngầm quy mô này, và đến năm 1958 quyết định thành lập một bộ phận đặt tại Sứ quán Liên Xô ở Berne, thủ đô của Thụy Sĩ, để tìm cách thu thập các thông tin chính xác về hệ thống hầm ngầm này. Bộ phận này đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Vassili Denissenko, điệp viên nằm vùng với danh nghĩa tùy viên quân sự tại Sứ quán Liên Xô.
Thời cơ tốt nhất đến với tình báo Liên Xô là vào tháng 9/1959, khi quân đội Thụy Sĩ tổ chức một cuộc tập trận quy mô ở ngoại ô thành phố Tessin. Tùy viên quân sự làm việc tại sứ quán các quốc gia cũng được Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ mời tham dự cuộc diễn tập quân sự với tư cách là quan sát viên. Đương nhiên Denissenko cũng có mặt trong số khách mời này.
Trong suốt thời gian diễn ra cuộc diễn tập, Denissenko đã tiếp cận được với Jeanmaire không chỉ vì Jeanmaire là chỉ huy Lực lượng Phòng không mà còn vì viên sĩ quan này nói được tiếng Nga. Jeanmaire cũng bị thuyết phục về sự am hiểu về khoa học, kỹ thuật quân sự của Denissenko.
Thế nhưng, chính bà Natasha, người vợ gốc Nga của Jeanmaire mới là nhân vật đặt cầu nối cho mối quan hệ giữa chồng và Denissenko. Theo gia đình di cư đến Thụy Sĩ sau Cách mạng tháng Mười ở Nga, Natasha lập gia đình với Jeanmaire vào năm 1937.
Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người, kể cả phản gián Thụy Sĩ, tin rằng chính bà Natasha đã thuyết phục chồng làm điệp viên nội gián cho tình báo Liên Xô.
Theo điều tra của phản gián Thụy Sĩ, Jeanmaire bắt đầu làm việc cho tình báo Liên Xô từ cuối năm 1959. Vào thời kỳ đó, trong khi Chiến tranh lạnh đang đi vào giai đoạn quyết liệt thì tại Thụy Sĩ, tuy là một quốc gia trung lập nhưng hoạt động tình báo vẫn diễn ra tấp nập.
Cùng với Tây Ban Nha, Thụy Sĩ được đánh giá là trung tâm tình báo của châu Âu. Là một điệp viên nằm vùng lão luyện, Denissenko luôn hạn chế các cuộc tiếp xúc với Jeanmaire mà chỉ thông qua các cuộc hẹn bí mật, các địa điểm chuyển giao tài liệu không chỉ diễn ra tại thủ đô Berne mà còn tại nhiều thành phố khác của Thụy Sĩ.
Đây chính là lý do khiến hoạt động nội gián của Jeanmaire tuy diễn ra suốt một thời gian dài mà không hề bị phát hiện, cả khi ông ta được thăng hàm chuẩn tướng vào năm 1962.
Từ những thông tin, tài liệu do Jeanmaire cung cấp, Liên Xô trở thành một trong số rất ít các quốc gia nắm bắt được gần như toàn bộ sơ đồ cùng cách bố phòng của hệ thống hầm ngầm bí mật của Thụy Sĩ, kể cả những miệng hầm được ngụy trang rất tinh vi. Tình báo Liên Xô cũng được Jeanmaire chuyển giao nhiều tài liệu quan trọng về các khí tài quân sự hiện đại nhất của Mỹ và Pháp mà Bộ Quốc phòng đã mua lại để trang bị cho quân đội Thụy Sĩ.
Cũng thông qua Jeanmaire, tình báo Liên Xô còn biết đến hoạt động bí mật của một tổ chức tình báo có tên gọi P-26 mà thành viên đều là các chính trị gia, sĩ quan quân đội và cả chủ các doanh nghiệp lớn của Thụy Sĩ. P-26 là một phân nhánh của mạng lưới điệp báo quốc tế Gladio do Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập vào năm 1965, hoạt động với mục đích gây tâm lý bài Liên Xô và các quốc gia XHCN trong tầng lớp dân chúng các quốc gia Tây Âu.
Hoạt động nội gián của Jeanmaire chỉ bị phát hiện vào năm 1976, một năm sau khi ông nghỉ hưu, từ khai báo của một điệp viên Liên Xô đào thoát. Bị phản gián Thụy Sĩ bắt giữ vào tháng 8/1976, Jeanmaire thú nhận hành vi hoạt động nội gián của mình nhưng khẳng định việc làm của mình không phải vì tiền mà vì ý thức hệ.
Bà Natasha, vợ của Jeanmaire cũng bị tạm giữ để điều tra nhưng sau đó được trả tự do vì không có chứng cứ buộc tội tham gia hoạt động cùng chồng.
Vào ngày 17/6/1977, một tòa án đặc biệt mở ra tại thủ đô Berne đã tuyên phạt Jeanmaire 18 năm tù giam về tội làm nội gián cho tình báo nước ngoài. Bị giam giữ tại nhà tù Bellechasse, năm 1989, Jeanmaire được trả tự do trước thời hạn do chấp hành tốt nội quy nhà tù.
Năm 1990, Jeanmaire có chuyến viếng thăm Nga từ lời mời của một nhân vật đặc biệt, đó là cựu sĩ quan tình báo Liên Xô Vassily Denissenko, điệp viên nằm vùng đã tuyển dụng ông, đã nghỉ hưu và đang sinh sống tại thủ đô Moksva. Đây cũng là cuộc gặp mặt cuối cùng giữa hai người vì hai năm sau đó Jeanmaire qua đời tại thủ đô Berne vào ngày 29/1/1992.
Cuộc đời hoạt động nội gián ly kỳ của Jeanmaire trở thành đề tài khai thác của văn học. Từ năm 1980 đến năm 1992, đã có đến 6 cuốn sách viết về đề tài Jeanmaire, trong đó có cuốn “The Unbareable Peace” của nhà văn trinh thám John Le Carré
Văn Hòa (theo Spy World )



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™