Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 05-04-2008, 04:26 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thuần Chính Ðệ Ngũ Thủ

CHẾ Y PHÁ THỨC



1. DẪN NHẬP

Trong bộ Thuần Chính Thập Nhị Thủ, thì Thủ thứ năm mang tên là Việt-nữ phản chế, khi Thái-sư Trần Nguyên Đán chép vào bộ Đông A Di Sự thì đổi là Chế y phá thức, có nghĩa là gái Việt chống lại sự bắt, nắm áo.

Thủ có 12 chiêu mang tên như sau :

Chiêu thứ 1 : Nhất thủ chế tiền, tả,
Chiêu thứ 2 : Nhất thủ chế tiền, hữu,
Chiêu thứ 3 : Lưỡng thủ chế tiền,
Chiêu thứ 4 : Chinh Tây, phạt Đông,
Chiêu thứ 5 : Nhất thủ chế kiên, tả,
Chiêu thứ 6 : Nhất thủ chế kiên, hữu,
Chiêu thứ 7 : Lưỡng thủ chế hậu, tiền chiêu,
Chiêu thứ 8 : Lưỡng thủ chế hậu, hậu chiêu,
Chiêu thứ 9 : Nhất thủ chế hậu, tả biên,
Chiêu thứ 10 : Nhất thủ chế hậu, hữu biên,
Chiêu thứ 11 : Nhất thủ chế dai, hậu thức,
Chiêu thứ 12 : Trấn Bắc, Bình Nam,

Đây là các chiêu thức phản đòn khi bị đối thủ nắm y phục.

Nguyên lý võ học cơ bản áp dụng có đôi chút thay đổi, so với các thủ trước :

– Dĩ nhu chế cương.
– Dĩ nhược thắng cường.
– Động trung cầu tĩnh.
– Tĩnh trung cầu động.
– Dĩ bỉ chi dạo hoàn thi ư bỉ thân.

Nay thêm vào các nguyên lý như sau :

– Tá lực, dả lực, tức là mượn sức của địch đánh địch.

– Cương nhu hiệp nhất. Nghĩa là Cương nhu cùng phát một lúc. Khác với nguyên lý Cương nhu phối triển là trong một chiêu thức, có cương, có nhu. Nhưng cương nhu không diễn đồng một lúc. "Cương nhu hiệp nhất, thị tịnh khởi dã". Nghĩa là cả hai lực cùng phát ra một lúc.

Những chiêu thức trong thủ này biến hóa rất phức tạp cần sự luyện tập nhiều, khi lâm sự, xử dụng mới có thể thuần thục hữu ích được. Có một vài chiêu biến hóa đến 4 phương thức phản đòn, không nên quá tham tập một lúc, sẽ sinh ra lẫn lộn. Mà khi lâm trận lẫn lộn một chút là thủ bại chắc chắn. Vì vậy nên tập một phương thức thôi. Ít lâu sau tập lại.

Về tốc độ Thủ thứ năm cần mau hơn chút nữa, tức là tốc độ trung bình.

Phương pháp xử dụng lực, thì khi tập đến Thủ thứ năm nội lực sinh ra nhiều, chân khí lưu thông, tòng tâm phát lực được, nên các chiêu có đến phân nửa dùng lực và cương. Tuy nhiên võ sinh khi xử dụng Thủ này không vì thế mà đi vào dương cương không. Ngược lại nguyên lý chính. Căn bản của mình bị tuyệt, rất nguy hiểm. Luôn luôn nhớ rằng : NHU mới thắng CƯƠNG được. Khi đối thủ nắm áo ta tức đối thủ tự hào khỏe hơn, to hơn, ta dùng cương e khó thắng.

Có một vài chiêu xử dụng đúng mức thì chết người trong khoảnh khắc, nên khi xử dụng phải dè dặt. Chỉ xử dụng khi bất đắc dĩ cần cho sự sống và cho sự vẹn toàn tiết hạnh của xử nữ.

2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

2.1. NỘI CÔNG

Sang thủ thứ năm, các chiêu thức bắt đầu phức tạp, bán nhu, bán cương, phải dùng lực nhiều. Cần luyện lại: tất cả nội công của 4 Thủ đầu.

– Luyện cườm tay, ngón tay,
– Luyện cùi chỏ,
– Luyện hai vai,
– Luyện 8 thân pháp nhập môn,
– Luyện nhãn pháp nhập môn,
– Luyện các thế tấn.
– Luyện các loại quyền, trảo, chỉ, đao,
– Luyện các loại cước,
– Luyện các loại trửu (cùi chỏ),
– Luyện các loại kiên pháp (dùng vai húc, đỡ).
– Luyện các phương pháp: ngã, lộn,
– Luyện tất pháp (lên gối),
– Luyện các phương pháp quăng, ném đối thủ,
– Luyện các phương pháp xỉa, móc, bấu.
– Nhào lộn.

2.2. KHÍ CÔNG

– Vận khí từ Trung đơn diền ra Thủ tam âm, chuyển sang lạc mạch đưa vào Thủ Tam-dương. Phát lực từ bàn tay theo Thủ Tam-dương để xử dụng quyền, chưởng, đao, chỉ, trảo.

– Vận khí theo Túc Tam-âm xuống chân, chuyển sang lạc mạch đưa vào Túc Tam-dương để xử dụng cước, tất (gối)

3. CÁC CHIÊU THỨC

3.1. CHIÊU THỨ NHẤT
NHẤT THỦ CHẾ TIỀN, TẢ

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, tay phải túm lấy áo trước ngực ta mà giật tới.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
Thừa lúc đối thủ túm áo kéo, vận sức vào chân cho vững, làm đối thủ giật không được.

– Dùng chưởng trái phong bế cổ tay phải đối thủ, sát ngón tay cái.
– Chưởng phải biến thành trảo, 4 ngón ở trên, ngón cái ở dưới chụp vào phía trong cổ tay phải đối thủ.
– Hai tay bẻ ngược các ngón tay cái ra theo chiều dương.
– Chân trái thoái một bước, người quay về trái 90 độ, làm cho tay phải đối thủ không di chuyển được nữa. Đồng thời bật ngược bàn tay đối thủ ra, quay theo chiều âm.
– Đối thủ mất trọng tâm, nghiêng thân xuống đất, cườm tay phải bị đau.

PHẢN CÔNG
Khi đối thủ ngã ngửa xuống đất :

Bẻ gập bàn tay phải đối thủ theo chiều âm để kiềm chế. Tay phải ta rút ra để trừng phạt đối thủ :

– Bằng 2 chưởng, 1 âm, 1 dương vào mặt (nếu tội nhẹ).
– Bằng quyền, đao vào huyệt Nhơn-nghinh, Đại-nghinh (nếu tội vừa).
– Biến thành chỉ móc mắt (nếu tội nặng).

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
Chân trái bước về phía trước trái nửa bước cho khuỷu tay đối thủ co lại thành góc 45 độ.
Hai tay biến thành trảo, tay trái túm tóc hoặc xuyên qua vai trái đối thủ chụp gáy kéo về trái. Tay phải chụp khuỷu tay phải đối thủ đẩy vòng trở lên theo chiều thuận.
Đối thủ bị đau, buông tay ra.

PHẢN CÔNG
Chân phải bước xéo về trước trấn ngay gót chân trái đối thủ :
Hai tay xô mạnh đối thủ về phía sau trái.
Đối thủ ngã, dùng chưởng, chỉ, câu, trảo tấn công vào huyệt Đại-nghinh, Nhơn-nghinh đối thủ.

Trường hợp thứ ba :

GIẢI THOÁT
Hai tay biến thành cương đao chém vào bắp tay, dưới cùi chỏ một chút. Chân phải lên đầu gối vào ngực, bụng, hạ bộ đối thủ.

PHẢN CÔNG
Hai tay đổi chiều :
– Chém Lục Hợp dương vào mặt đối thủ.
– Hoặc biến thành chỉ móc mắt.

3.2. CHIÊU THỨ NHÌ
NHẤT THỦ CHẾ TIỀN, HỮU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, tay trái túm lấy áo trước ngực ta mà giật.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
Thừa lúc đối thủ túm áo kéo, vận sức vào chân cho vững, làm đối thủ giật không được.
– Dùng chưởng phải phong bế cổ tay trái đối thủ, sát ngón tay cái.
– Chưởng trái biến thành trảo, 4 ngón ở trên, ngón cái ở dưới chụp vào phía trong cổ tay trái đối thủ.
– Hai tay bẻ ngược các ngón tay cái ra theo chiều dương.
– Chân phải thoái một bước, người quay về phải 90 độ, làm cho tay trái đối thủ không di chuyển được nữa. Đồng thời bật ngược bàn tay đối thủ ra, quay theo chiều âm.
– Đối thủ mất trọng tâm, nghiêng thân xuống đất, cườm tay trái bị đau.

PHẢN CÔNG
Khi đối thủ ngã ngửa xuống đất :
Bẻ gập bàn tay trái đối thủ theo chiều âm để kiềm chế. Tay trái ta rút ra để trừng phạt đối thủ :
– Bằng 2 chưởng, 1 âm, 1 dương vào mặt (nếu tội nhẹ).
– Bằng quyền, đao vào huyệt Đại-nghinh, Nhơn-nghinh (nếu tội vừa).
– Biến thành chỉ móc mắt (nếu tội nặng).

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
Chân phải bước về phía trước phải nửa bước cho khuỷu tay đối thủ co lại thành góc 45 độ.
Hai tay biến thành trảo, tay phải túm tóc hoặc xuyên qua vai phải đối thủ chụp gáy kéo về phải. Tay trái chụp khuỷu tay trái đối thủ đẩy vòng trở lên theo chiều thuận.
Đối thủ bị đau, buông tay ra.

PHẢN CÔNG
Chân trái bước xéo về trước trấn ngay gót chân phải đối thủ :
Hai tay xô mạnh đối thủ về phía sau phải.
Đối thủ ngã, dùng chưởng, chỉ, câu, trảo tấn công vào huyệt Đại-nghinh, Nhơn-nghinh đối thủ.

Trường hợp thứ ba :

GIẢI THOÁT
Hai tay biến thành cương đao chém vào bắp tay, dưới cùi chỏ một chút. Chân phải lên đầu gối vào ngực, bụng, hạ bộ đối thủ.

PHẢN CÔNG
Hai tay đổi chiều :
– Chém Lục Hợp dương vào mặt đối thủ.
– Hoặc biến thành chỉ móc mắt.

NHẬN XÉT :
Trong ba trường hợp trên, thì trường hợp thứ nhất thuần nhu, dùng cho người yếu, nhỏ chống kẻ lớn, mạnh. Trường hợp thứ nhì cương nhu phối triển dùng cho hai người ngang sức nhau. Trường hợp thứ ba, thuần cương, dùng cho người mạnh chống kẻ yếu.

3.3. CHIÊU THỨ BA
LƯỠNG THỦ CHẾ TIỀN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, hai tay túm áo giật mạnh.

Trường hợp thứ nhất : thuần nhu

GIẢI THOÁT
Thừa lúc đối thủ dùng lực kéo ra, kiễng hai gót chân lên, để giảm sức giằng của đối thủ.
– Dùng 4 ngón trong của tay phải phong bế cổ tay trái đối thủ gần ngón cái.
– Tay trái xuyên vào giữa 2 tay đối thủ, chụp cổ tay trái đối thủ. 4 ngón ở trên, ngón cái ở dưới.
– Hai tay vặn cổ tay đối thủ theo chiều nghịch.
– Chân phải lùi lại sau chân trái một bước, người quay sang phải 90 độ.
– Khuỷu tay trái thừa lúc chuyển thân, đè lên cánh tay phải đối thủ.
– Hai tay dùng lực đè cánh tay phải đối thủ về phía phải giật mạnh, đối thủ ngã về phía phải.

PHẢN CÔNG
Dùng lực bẻ gẫy tay phải đối thủ. Hoặc trấn hai đầu gối lên lưng đối thủ, khóa ngược tay đối thủ theo chiều âm, rồi buông tay phải ra, trấn quyền, đao vào huyệt Á Môn, Phong Trì, Phong Phủ đối thủ.

Trường hợp thứ nhì : cương nhu phối triển

GIẢI THOÁT
– Hai chân vận sức cho vững, ngửa người ra sau để kiềm lực đối thủ lại.
– Hai tay biến thành đao, xuyên vào giữa 2 tay đối thủ gạt hai tay đối thủ ra, chân phải lên đầu gối.

PHẢN CÔNG
Hai tay thuận đà :
– Biến thành chưởng phóng vào mặt đối thủ.
– Hoặc biến thành đao, quyền, phóng vào huyệt Đại-nghinh, Nhơn-nghinh, Thiên Căn đối thủ.
– Biến thành chỉ móc mắt.

4.4.CHIÊU THỨ TƯ
CHINH ĐÔNG, PHẠT TÂY

Yên-tử cư-sĩ sám hối nhân trao cho Võ-sư Lê Như Bá đưa lên thuvienvietnam.com.

Năm 15 tuổi (1954), sư phụ cho tôi học công phá. Vì luyện võ từ năm 6 tuổi, nên thân thể tôi phát triển sớm. Ngoại thể như một người 18-20 tuổi, cao 1,68 m, nặng 60 kg. Khi vận lực có thể đấm vỡ 5-6 viên ngói. Đúng lúc đó, một biến cố kinh khủng xẩy ra.

Nguyên do : ông tôi qua đời, để di chúc lại, cho tôi ngôi nhà gỗ mang tên Thủy-các. Thủy-các là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, cũng là nơi chứa tất cả những thư tịch của ông tôi. Xin nhắc lại ông tôi không có con trai, người chọn tôi trong 21 cháu ngoại, nuôi làm con nuôi. Các cháu, đồng thời cũng là đệ tử của người đều cho rằng tôi xứng đáng được hưởng cái di sản văn hóa này, vì suốt từ khi ra đời tới năm ấy, tôi sống cạnh người. Thủy-các bằng gỗ, tọa lạc trên cái hồ diện tích khoảng 4500 mét vuông, có cầu nối với bờ.

Từ lúc ông tôi qua đời, tôi vẫn giữ lễ nghi như hồi người còn tại thế. Khi học, lúc đọc sách, tôi không ngồi trên ghế, cạnh bàn như các anh em trong nhà. Tôi ngồi đọc sách giống như hồi sinh tiền ông tôi vẫn ngồi : tọa thức Kiết-già, hoặc Bán-già dưới sàn nhà, cạnh cái án thư. Cái án thư này do Đại-Nam hoàng đế Khải Định ban cho ông tôi. Trên án thư người đặt hình Đại-Nam hoàng đế Khải Định. Bây giờ tôi đặt hình Hoàng-đế lên một cái hộp cao, hình ông tôi trên cái hộp thấp hơn với bài vị của người, chính tay tôi đề:

Tổ khảo Trần công, húy...
Hoàng-triều Tiến-sĩ,
Thái-tử Thiếu-bảo,
Hiệp biện đại hoc sĩ,
Kinh diên giảng quan,
Sung Cơ-mật-viện đại thần,
Tước Hải An bá.
Sinh ư ...
Chung ư...

Theo nghi lễ cổ, ngày ba bữa tôi đều phải mặc tang phục, cúng cơm người trong ba năm. Đúng ra là cháu ngoại tôi chỉ phải chịu tang một năm. Nhưng tôi là đệ tử, là con nuôi, cả hai vị trí tôi đều phải cư tang ba năm.

Lễ cầu siêu 49 ngày của người làm tại Chiêu-thiền tự (chùa Láng) ngày 29 tháng 4 năm 1954, thì ngày 15 tháng 5, tôi gặp tai vạ. Vào ngày ấy, khi tôi đi học về, vừa vào Thủy-các thì thấy cô gái tên Nà ngồi trên cái án thư, với một người trong gia đình tên Quỷ . Hình Đại-Nam hoàng đế Khải Định, hình cũng như bài vị ông tôi, bị ném nằm nghiêng dưới đất. Nà là cô gái con ông bà làm giò chả, gần nhà tôi, mắt lé nhan sắc bình thường. Không định được tâm, tôi thống mạ cả hai người về các lý :

– Đây là cấm địa, hai người không được phép vào,
– Khi vào phải hành đại lễ 5 lần trước bàn thờ.
– Thủy-các không phải là nơi hai người tình tự.
– Hơn nữa hai người bỏ hình chí tôn, chí nghiêm của gia đình xuống sàn nhà.

Nà khóc nức nở. Quỷ túm áo tôi tát hai cái. Tôi phản ứng bằng chiêu thứ nhì trong đệ ngũ thủ (Chế thủ phá thức) của Thuần chính thập nhị thủ mang tên Nhất thủ chế tiền, hữu, ném Quỷ khỏi cây cầu Thủy-các rơi xuống hồ. Thuận tay tôi ném luôn cô gái tên Nà; rồi bỏ ra vườn luyện một thức Thiền-công để giải ác nghiệp A-tu-la sinh trong tâm. Lát sau, thình lình gió rất mạnh ập vào lưng, có tiếng chó tru. Phản ứng tự nhiên tôi xuống Đinh-tấn, trầm người về trước, nhưng lưng bị trúng đòn rất đau. Tôi chuyển sang Trung-bình tấn nhìn lại phía sau, kịp phát hiện ra tên Vinh, phu xe của Quỷ tay cầm cái chầy dã cua nện vào lưng tôi. Còn Quỷ đang sai chó tấn công tôi. Đúng ra Vinh định đập vào đầu, giết tôi. Nhưng vì tôi trầm người thành ra chầy chỉ trúng vào lưng trái chỗ D3-D7. Tôi đau đớn muốn nghẹt thở. Tên Vinh túm áo tôi, dùng chầy nện tiếp vào đầu tôi. Trong khoảnh khắc đó, vệ khí vẫn còn, tôi phản ứng bằng chiêu Chinh Đông, Phạt Tây này. Với lực công phá đến 5-6 viên ngói còn vỡ thì bộ xương ngực tên Vinh chịu sao nổi ? Y văng ra xa, quằn quại. Nhanh nhẹn Quỷ lượm chầy nện tôi. Tôi phóng một Hồi-phong cước (đá giò lái) trúng huyệt Đại-nghinh Quỷ. Quỷ ngã lộn đi hai vòng miệng phun máu. Con chó nhảy đến vồ tôi. Tôi phóng một cước, vỡ ngực con chó. Nó chưa chết, tôi chụp hai chân nó, quật vào cái ghế đá trong sân. Con chó chết ngay tại chỗ.

Biết mình gây tai vạ, tôi bỏ Hà-nội xuống Hải-phòng, ra Đông-triều gặp sư phụ. Người không hề trách mắng tôi, sai sư tỷ Diệu Huệ dùng thuốc thoa vết bầm trên lưng, rồi dùng châm cứu chữa cho tôi. Tôi phải dưỡng thương suốt ba tháng mới khỏi. Vừa khỏi bệnh, tôi theo làn sóng người di cư nào Nam.

(Tuy được chữa trị, nhưng trong suốt cuộc đời tôi, cứ mùa Đông đến là lưng trái chỗ D3-D7 bị đau, ho lóc cóc. Mãi đến khi theo học Đại-học Y-khoa Thượng-hải, giáo sư Phương Kiến Nam mới trị dứt cái tật này cho tôi bằng Trung-dược, bằng Châm-cứu).

Hôm ấy sư phụ giảng giải :

" Cái nghiệp quả của con không phải tự nhiên mà có. Nghiệp quả này kết tinh từ bao nhiêu kiếp mà thành. Nhưng con dùng lực, dùng chiêu số quá mãnh liệt, nên đã gây ra nghiệp quả mới. Tên Vinh định giết con, thì con tự vệ là đúng võ-đạo, đúng luật pháp. Còn con chó, nó chỉ vồ, chứ chưa cắn con, mà con giết nó thì cả đời con sẽ bị khẩu-nghiệp. Con chó sẽ phân thân thành nhiều ma quỷ, tru-rú, gầm gừ con. Hãy nhớ, khi bị khẩu nghiệp phải trấn nhiếp tâm thần mà chịu, chứ đừng chống trả. Chống trả thì sao giải được ? "

Vì vậy, năm 1970, tôi không dịch thủ thứ 4 này. Tôi sẽ dịch rồi trao cho Võ-sư Lê Như Bá, cho Tâm Vô Lệ, và cho con tôi. Khi nào tôi chết, thì sẽ công bố.

3.5. CHIÊU THỨ NĂM
NHẤT THỦ CHẾ KIÊN, TẢ

TƯ THỨC
Đối thủ di động chiều bên trái, vòng tay qua cổ túm lấy vai áo bên phải.

GIẢI THOÁT
– Tay phải biến thành trảo chụp lên lưng bàn tay phải đối thủ.
– Dừng lại, trầm người xuống, chui qua tay đối thủ.
– Tay trái túm lấy cánh tay phải đối thủ, khuỷu tay vắt qua vai đối thủ, trầm người xuống đè cánh tay phải đối thủ. Tay phải bẻ gập bàn tay phải đối thủ.
ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ KIỀM CHẾ.

PHẢN CÔNG
– Vai trái đè mạnh cánh tay đối thủ xuống. Tay phải bẻ ngược bàn tay phải đối thủ lên. Đối thủ chúi người về trước. Chân trái gạt chân đối thủ. Đối thủ ngã lộn nhào.
– Móc đầu gối phải, hoặc bàn chân phải vào mặt đối thủ.

3.6. CHIÊU THỨ SÁU
NHẤT THỦ CHẾ KIÊN, HỮU

TƯ THỨC
Đối thủ di động chiều bên phải, vòng tay qua cổ túm lấy vai áo bên trái.

GIẢI THOÁT
– Tay trái biến thành trảo chụp lên lưng bàn tay trái đối thủ.
– Dừng lại, trầm người xuống, chui qua tay đối thủ.
– Tay phải túm lấy cánh tay trái đối thủ, khuỷu tay vắt qua vai đối thủ, trầm người xuống đè cánh tay trái đối thủ. Tay trái bẻ gập bàn tay trái đối thủ.
ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ KIỀM CHẾ.

PHẢN CÔNG
– Vai phải đè mạnh cánh tay đối thủ xuống. Tay trái bẻ ngược bàn tay trái đối thủ lên. Đối thủ chúi người về trước. Chân phải gạt chân đối thủ. Đối thủ ngã lộn nhào.
– Lên đầu gối trái, hoặc móc bàn chân trái vào mặt đối thủ.

3.7. CHIÊU THỨ BẢY
LƯỠNG THỦ CHẾ HẬU, TIỀN CHIÊU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng hai tay túm áo.

GIẢI THOÁT
– Lùi chân phải lại sau một bước, trước chân phải đối thủ.
– Người quay 90 độ về phải, mượn đà quay dùng cùi chỏ đánh theo chiêu thức Bình nam, xỉa bàn tay điểm huyệt Cửu-vĩ, Đản-trung, Chương-môn đối thủ.
– Đối thủ tuột tay buông ra.
– Hai tay vòng ra sau chụp đầu đối thủ vít xuống vai, dùng lưng quật qua đầu.

PHẢN CÔNG
– Khi đối thủ dộng đầu xuống đất dùng cước móc vào mặt đối thủ.

3.8. CHIÊU THỨ TÁM
LƯỠNG THỦ CHẾ HẬU, HẬU CHIÊU

TƯ THỨC
Như trên.

GIẢI THOÁT
– Chân trái đứng nguyên.
– Tay phải xuyên qua vai trái đối thủ ghì gáy đối thủ xuống. Tay trái trấn vào cổ đối thủ.
– Lên đầu gối phải vào hạ bộ đối thủ.
– Đối thủ tuột tay buông ra.

PHẢN CÔNG
– Lùi một bước bằng cách nhảy lên cao, lúc rơi xuống ghì đầu đối thủ cho phía sau gáy nằm trên ngực ta.
– Ngã ngồi xuống, dùng chân đạp vào hạ bộ đối thủ, người ta nằm dài ra.
– Đối thủ bị tung lên cao, rớt xuống, bị gẫy xương cổ (giết) chết.

3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
NHẤT THỦ CHẾ HẬU, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng tay trái túm áo.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
– Chân phải đứng vững.
– Quay về phải 180 độ. Đồng thời tay phải vòng cuốn lấy khuỷu tay trái đối thủ.
– Tay trái biến thành trảo chụp tóc, cổ đối thủ kéo về phía ta. Tay đối thủ đang nắm ta tuột ra ngoài.

PHẢN CÔNG
– Chân trái lên đầu gối vào mặt, ngực đối thủ. Khi đặt chân xuống, trấn ngay phía mắt cá ngoài chân trái đối thủ. Hai tay chụp chặt tay trái đối thủ.
– Dùng hông quật đối thủ xuống đất.

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
– Chân trái lùi sau chân phải, đặt ngay mắt cá ngoài chân trái đối thủ.
– Tay trái vòng qua vai phải đối thủ quặp cổ đối thủ.
– Tay phải túm tóc đối thủ.
– Dùng hông quật dộng đầu đối thủ xuống đất.

PHẢN CÔNG
– Hai tay biến thành chưởng, chỉ, câu, trảo phản công vào yếu lộ đối thủ.

3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
NHẤT THỦ CHẾ HẬU, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng tay phải túm áo.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
– Chân trái đứng vững.
– Quay về trái 180 độ. Đồng thời tay trái vòng cuốn lấy khuỷu tay phải đối thủ.
– Tay phải biến thành trảo chụp tóc, cổ đối thủ kéo về phía ta. Tay đối thủ đang nắm ta tuột ra ngoài.

PHẢN CÔNG
– Chân phải lên đầu gối vào mặt, ngực đối thủ. Khi đặt chân xuống, trấn ngay phía mắt cá ngoài chân phải đối thủ. Hai tay chụp chặt tay phải đối thủ.
– Dùng hông quật đối thủ xuống đất.

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
– Chân phải lùi sau chân trái, đặt ngay mắt cá ngoài chân phải đối thủ.
– Tay phải vòng qua vai trái đối thủ quặp cổ đối thủ.
– Tay trái túm tóc đối thủ.
– Dùng hông quật dộng đầu đối thủ xuống đất.

PHẢN CÔNG
– Hai tay biến thành chưởng, chỉ, câu, trảo phản công vào yếu lộ đối thủ.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-04-2008, 04:28 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thuần Chính Đệ Lục Thủ

CHẾ PHÁT PHÁ THỨC



1. DẪN NHẬP
Thủ thứ sáu của Thuần Chính Thập Nhị Thủ, nguyên cố có tên là Thiên cẩu nhập nội, khi chép vào phần Vũ Kinh bộ Đông A Di Sự, Trần Nguyên Đán chép là Chế phát phá thức. Thủ gồm 12 chiêu chống lại đối thủ khi đối thủ nắm tóc, nắm tai.

Các chiêu có tên là:

Chiêu thứ 1, 9 : Tả Thủ Chế Đỉnh
Chiêu thứ 2, 8 : Hữu Thủ Chế Đỉnh
Chiêu thứ 3, 12 : Song Thủ Chế Đỉnh
Chiêu thứ 4, 11 : Song Thủ Tao Đỉnh
Chiêu thứ 5, 10 : Song Thủ Chấp Nhĩ
Chiêu thứ 6, 7 : Chế Phát Tả Biên, Hữu Biên

Khi đối thủ nắm tóc, nắm tai, là có ý khinh thường, không chú ý. Rất dễ phản công. Cho nên phải áp dụng triệt để các nguyên tắc về nhu:

Dĩ nhu chế cương,
Dĩ nhược thắng cường,
Động trung cầu tĩnh,
Tĩnh trung cầu động,
Cương nhu phối triển,
Cương nhu hiệp nhất,
Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị.

Ở Thủ thứ nhất, nhì, thì một chiêu rất đơn giản. Càng về sau, các chiêu càng phức tạp. Mỗi chiêu bao gồm từ 5 tới 7 thức gồm đủ cả cương nhu. Cho nên khi huấn luyện không nên chọn những chiêu phức tạp huấn luyện cho người mới học. Phải đi thứ tự từ ít tới nhiều.

Về tốc độ, sang Thủ thứ sáu bắt đầu cần nhanh hơn, nghĩa là tốc độ không còn chậm chạp nữa mà phải chuyển sang trung bình. Chân tay xử dụng cũng phải thuần thục, vì có thể một lúc xử dụng cả chân lẫn tay, mà chân cương, tay nhu, hoặc ngược lại. Nếu không luyện tập phát lực quen thì có thể biến thành cương hoặc nhu cả, sẽ gây ra những sai lầm căn bản, nguyên lý bị tuyệt, bại vong trong chớp mắt xẩy ra vậy.

2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

2.1. NỘI CÔNG ÁP DỤNG
Ôn lại toàn bộ nội công đã học,

2.2. KHÍ CÔNG ÁP DỤNG
Vận khí theo vòng Tiểu Chu-thiên. (xem phụ lục ở cuối thủ này)

3. CÁC CHIÊU THỨC

3.1. CHIÊU THỨ NHẤT
TẢ THỦ CHẾ ĐỈNH

TƯ THỨC
Đối thủ dùng tay trái đứng trước nắm tóc.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
– Tay phải biến thành trảo chụp lấy bối chưởng tay trái đối thủ.
– Tay trái chụp hổ khẩu vào bắp tay trái đối thủ.
– Tay phải đẩy, tay trái kéo, bẻ gập tay đối thủ lại.
– Chân trái đúng nguyên, chân phải bước về trước trái một bước.
– Đối thủ bị đau, buông tay, tay phải nhân đó giật tay trái đối thủ khỏi tóc.

PHẢN CÔNG
– Vặn tay trái đối thủ theo chiều thuận một vòng, đối thủ đau, nghiêng người về phía phải ta.
– Chân phải đưa đầu gối đỡ lưng đối thủ, tay phải quặp cổ đối thủ. Hai tay, chân phải tung đối thủ lên cao, rồi vật xuống đất. (Nếu đối thủ đau quá dỡ chân trái lên thì tay trái chụp chân trái đối thủ, cùng tay phải dộng đầu đối thủ xuống đất).

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
– Mượn đà đối thủ giật tóc, tiến sát tới đối thủ. Tay trái biến thành chưởng chụp lấy cườm tay trái đối thủ. Ngón xen vào chưởng tâm bẻ trở ra.
– Tay phải chụp khuỷu tay trái đối thủ đẩy xéo lên trên sang phía tay phải.
– Đối thủ đau nghiêng mình về phải, và buông tay ra. Tay trái giật mạnh tay trái đối thủ khỏi tóc.

PHẢN CÔNG
Chân phải tiến về trước một bước :
a. Cùi chỏ phải đánh Bình Đông, người quay về trái 90 độ.
b. Bắt tay trái đối thủ qua vai phải, dùng lưng, và hai tay quật đối thủ qua đầu (có thể chỉ dùng a, b, cũng có thể dùng cả hai).

3.2. CHIÊU THỨ NHÌ
HỮU THỦ CHẾ ĐỈNH

TƯ THỨC
Đối thủ dùng tay phải đứng trước nắm tóc.

Trường hợp thứ nhất :

GIẢI THOÁT
– Tay trái biến thành trảo chụp lấy bối chưởng tay phải đối thủ.
– Tay phải chụp hổ khẩu vào bắp tay phải đối thủ.
– Tay trái đẩy, tay phải kéo, bẻ gập tay đối thủ lại.
– Chân phải đứùng nguyên, chân trái bước về trước chân phải một bước.
– Đối thủ bị đau, buông tay, tay trái nhân đó giật tay phải đối thủ khỏi tóc.

PHẢN CÔNG
– Vặn tay phải đối thủ theo chiều thuận một vòng, đối thủ đau, nghiêng người về phía trái ta.
– Chân trái đưa đầu gối đỡ lưng đối thủ, tay trái quặp cổ đối thủ. Hai tay, chân trái tung đối thủ lên cao, rồi vật xuống đất. (Nếu đối thủ đau quá dỡ chân phải lên thì tay phải chụp chân phải đối thủ, cùng tay trái dộng đầu đối thủ xuống đất).

Trường hợp thứ nhì :

GIẢI THOÁT
– Mượn đà đối thủ giật tóc, tiến sát tới đối thủ. Tay phải biến thành chưởng chụp lấy cườm tay phải đối thủ. Ngón xen vào chưởng tâm bẻ trở ra.
– Tay trái chụp khuỷu tay phải đối thủ đẩy xéo lên trên sang phía tay trái.
– Đối thủ đau nghiêng mình về trái, và buông tay ra. Tay phải giật mạnh tay phải đối thủ khỏi tóc.

PHẢN CÔNG
Chân trái tiến về trước một bước :
a. Cùi chỏ trái đánh Bình Đông, người quay về phải 90 độ.
b. Bắt tay phải đối thủ qua vai trái, dùng lưng, và hai tay quật đối thủ qua đầu (có thể chỉ dùng a, b, cũng có thể dùng cả hai).

3.3. CHIÊU THỨ BA
SONG THỦ CHẾ ĐỈNH, TIỀN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước dùng hai tay nắm tóc.

GIẢI THOÁT
– Tiến về phía trước một bước.
– Hai tay chụp lấy lưng hai bàn tay đối thủ.
– Tay phải chụp tay trái.
– Tay trái chụp tay phải.
– Kiềng người lên bẻ gập 2 bàn tay đối thủ theo chiều âm.
– Đối thủ đau, nới rộng tay. Nhân đó giật mạnh hai tay đối thủ khỏi đầu.
– Bắt chéo hai tay đối thủ, kề vai phải vào ngực đối thủ. Chân phải tiến về trái một bước, người qyày về trái 180 độ. Quật đối thủ qua vai trái, dộng đầu xuống đất.

PHẢN CÔNG
– Phóng cước phải vào mặt, thái dương đối thủ.

3.4.CHIÊU THỨ TƯ
SONG THỦ TAO ĐỈNH, TIỀN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt ta, dùng hai tay xoa đầu hoặc đè đầu ta xuống.

GIẢI THOÁT
– Người trầm xuống một chút, để giảm bớt áp lực tay đối thủ. Cả hai chân đi về trước một bước.
– Chân phải xen, án ngay sau hai chân đối thủ về phía trái đối thủ. Người quay về trái 90 độ.
– Tay phải xuyên qua ngực đối thủ vòng sang trái, gạt đối thủ ngã về sau.
– Đối thủ ngã nằm ngửa trên đùi phải ta, hai chân chĩa lên trời, tay trái vòng xuống bốc hai chân đối thủ. Đùi phải nâng lưng đối thủ lên cao, rồi vật xuống đất.

PHẢN CÔNG
Nếu đối thủ chưa bị thương nặng, phóng cước vào các yếu lộ trên người đối thủ cho ngất luôn.

3.5. CHIÊU THỨ NĂM
SONG THỦ CHẤP NHĨ, TIỀN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt ta, dùng hai tay bẹo tai mà giật tới, đẩy lui.

GIẢI THOÁT
– Trường hợp tuy nhẹ nhàng, nhưng rất khó giải thoát, lý do hai tai bị chế ngự. Nếu không khéo giải thoát thì có thể rách tai.
– Tiến tới một bước để giảm bớt sức kéo của tay đối thủ.
– Đầu húc vào giữa mặt đối thủ thúc mạnh. Hai tay chụp vào huyệt Kiên Tĩnh móc mạnh.
– Đối thủ đau buông hai tay.

PHẢN CÔNG
– Người quay 180 độ về trái. Chân phải đánh Hậu Thiên Cước vào hạ bộ đối thủ.

GHI CHÚ
Lý thuyết như thế, nhưng thực tế chúng tôi đã xử dụng, chỉ cần hai tay biến thành trảo chụp vào huyệt Kiên Tĩnh, đối thủ cũng choáng váng ngã rồi.

3.6. CHIÊU THỨ SÁU
CHẾ PHÁT, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng bên phải, dùng tay trái túm tóc ta.

GIẢI THOÁT
– Tay trái biến thành trảo chụp lên lưng bàn tay trái đối thủ. Tay phải chụp cổ tay phải đối thủ bẻ theo chiều âm.
– Giật mạnh tay đối thủ ra khỏi tóc, kéo sang trái.
– Chân phải bước xéo sang phải trấn trước hai chân đối thủ.
– Đối thủ mất trọng tâm ngã chúi về trước.

PHẢN CÔNG
– Hai tay vặn tay trái đối thủ một vòng.
– Chân phải phóng cước vào mặt đối thủ.

3.7. CHIÊU THỨ BẢY
CHẾ PHÁT, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng bên trái, dùng tay phải túm tóc ta.

GIẢI THOÁT
Đối thủ đứng bên trái, dùng tay phải túm tóc ta, hơi khác bên phải một chút vì tay trái ta yếu hơn.
– Tay phải biến thành trảo chụp lên lưng bàn tay phải đối thủ. Tay trái chụp cổ tay đối thủ bẻ theo chiều âm.
– Giật mạnh tay đối thủ ra khỏi tóc, người quay về trái 90 độ. Hai tay vặn tay đối thủ một vòng theo chiều dương.
– Đối thủ đau, chúi người úp sấp xuống. Chân phải dẫm lên vai phải đối thủ. Buông tay đối thủ ra.
ĐỐI THỦ BỊ KHÓA TAY PHẢI BẰNG CHÂN

PHẢN CÔNG
– Chân trái trấn Hậu Thiên Cước vào các huyệt Á Môn, Phong Trì, Não Hộ đối thủ.

3.8. CHIÊU THỨ TÁM
HỮU THỦ CHẾ ĐỈNH, HẬU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau dùng tay phải túm tóc.

GIẢI THOÁT
– Tay trái biến thành trảo chụp lưng bàn tay đối thủ.
– Tay phải nắm cườm tay trái đối thủ : 4 ngón vào trong, ngón cái ra ngoài.
– Chân phải lùi lại một bước, hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm.

PHẢN CÔNG
– Tay trái giật tay phải đối thủ về trước, tay phải xuyên qua vai trái đối thủ chụp gáy kéo đối thủ về trước, chân phải quét hai chân đối thủ.
– Đối thủ ngã ngửa.
– Khóa tay phải đối thủ lại.

3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
TẢ THỦ CHẾ ĐỈNH, HẬU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau dùng tay trái túm tóc.

GIẢI THOÁT
– Tay phải biến thành trảo chụp lưng bàn tay đối thủ.
– Tay trái nắm cườm tay phải đối thủ : 4 ngón vào trong, ngón cái ra ngoài.
– Chân trái lùi lại một bước, hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm.

PHẢN CÔNG
– Tay phải giật tay trái đối thủ về trước, tay trái xuyên qua vai phải đối thủ chụp gáy kéo đối thủ về trước, chân trái quét hai chân đối thủ.
– Đối thủ ngã ngửa.
– Khóa tay trái đối thủ lại.

Ghi lại một kỷ niệm thời thơ ấu, (12 tuổi)
Hồi thơ ấu, Gia-nghiêm trấn nhậm vùng Quảng-yên. Tuy là công tử, nhưng Sư-phụ cũng như Ngoại-tổ không cho tôi mặc y phục như các anh em trong nhà, mà trang phục như các thiếu niên truyền thống: Quần áo nâu, đi dép bằng cỏ, đeo túi vải đi học. Bấy giờ trong tỉnh cứ vào ngày thứ bẩy thì đội kèn của Thủy-quân Pháp vừa diễn hành vừa tấu nhạc. Nhạc trong tiếng Pháp là Musique, nhưng dân chúng phát âm là Bú-dích. Đội kèn được gọi là đội kèn Bú-dích. Sau khi diễn hành trên phố chính thì đội kèn tới công viên chính tấu nhạc. Dân chúng, trẻ con đứng xem rất đông đảo. Đám trẻ con rắn mặt cứ đứng trước các nhạc công, tay cầm trái khế, trái sấu, trái bứa làm bộ đưa lên miệng ăn. Các nhạc công bị chảy nước miếng tấu nhạc không còn đúng âm diệu nữa. Vì vậy, lúc nào cũng có hai ba ông đội xếp (tức Cảnh sát) Việt Nam cầm roi đánh đám trẻ này.
Hôm ấy, đi học về, như thường lệ, tôi cũng đứng lẫn trong đám đông nghe tấu nhạc, đám trẻ rắn mặt lại trêu các nhạc công. Ông đội xếp cầm roi quất túi đuổi chúng. Thuận tay ông quất vào đầu tôi. Phản ứng tự nhiên tôi trầm người xuống, chờ roi qua đầu, chuyển tay phải nắm bàn tay ông ta, vặn một vòng. Tay trái đoạt roi ông ta quẳng xuống đất rồi thản nhiên bỏ đi.
Ba hôm sau, trên đường đi học về, chân nhảy cà xơn như con sẻ, thình lình bị ái đó túm tóc. Lập tức tôi xử dụng chiêu này. Khi đối thủ ngã, thay vì khóa tay y, tôi phóng một cước, vào sườn phải đối thủ. Bấy giờ tôi mới nhận ra rằng người túm tóc mình là thầy đội xếp đánh tôi hôm trước.
Ngay chiều hôm sau thầy đội xếp lên chùa xin trị vết thương. Hôm đó là ngày trực của sư tỷ Diệu Tuyền. Trong chín bà sư tỷ thì bà Diệu Tuyền thương tôi nhất. Chỉ xét vết thương tay, sườn, chị biết ngay thầy đội túm tóc người ta rồi bị phản công bằng Thuần Chính Thập Nhị Thủ. Nhưng thầy đội xếp lại khai rằng đi bắt trộm rồi bị đánh. Sau khi băng vết thương, dán cao cho thầy đội xếp, chị nói:

"Thầy khai bị trộm đánh, e không đúng. Tôi đoán thầy đi sau người ta, rồi dùng tay túm tóc người ta, bị người ta phản công. Này thầy đội, những người học được võ công này trong tỉnh nhà không nhiều. Họ đều có đạo đức, không ai đi ăn trộm đâu".

Thầy đội đành thú nhận. Dù thương em vô cùng, nhưng chị Diệu Tuyền cũng phải trình lên sư phụ (cũng là bản sư). Thế là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Tôi được miễn tội đánh người không biết võ, vì tự vệ bất khả kháng. Nhưng bị kết tội: Không chế chỉ tâm thần, đá vào sườn khi đối thủ ngã. Hình phạt: Kể từ lúc thỉnh chuông ban mai, phải xách nước dưới suối lên đỉnh đồi, đổ đầy hai cai chum (lu); sao hoàn tất trước giờ Ngọ.

Cũng nên nhắc để độc giả biết, luật lệ của các chùa ngoài Bắc là tăng ni phải ăn cơm trước giờ Ngọ. Vì vậy các tăng ni khi phạm lỗi thương bị mắng "Quá Ngọ". Sau này người ta đọc trại đi thành Bá Ngọ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có câu thơ:

Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá Ngọ con ong bé cái lầm.

Tuy là đệ tử tục gia, nhưng khi lên chùa tôi cũng phải chịu kỷ luật chung. Lúc thi hành lệnh phạt, thùng nước cuối cùng vừa đổ đầy chum, thì chuông Ngọ đổ. Thế là tôi tiu ngỉu như mèo cụt đuôi, xách thùng xuống dưới đồi, yên tâm bị nhịn đói. Vừa xuống sân thì thấy sư tỷ Diệu Hòa đi ngược chiều với tôi, chị nói bâng quơ: Không được vào phòng ăn, thì lên Bảo-điện thiếu gì thức ăn. Tôi tỉnh ngộ, lên bảo điện lấy oản, chuối, bánh chay ăn thả dàn.

3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
SONG THỦ CHẤP NHĨ, HẬU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng hai tay bẹo tai mà giật tới đẩy lui.

GIẢI THOÁT
– Hai tay nắm lấy hai lưng bàn tay đối thủ ép sát vào đầu, lùi xéo về trái một bước. Người trầm xuống chân phải trấn sau hai chân đối thủ.
– Tay phải đánh cùi chỏ Bình Nam, gạt đối thủ ngã về sau.

PHẢN CÔNG
– Khi đối thủ ngã, ta ngã theo, hai tay chụp hai tay đối thủ bẻ chéo vào nhau. Nếu bẻ mạnh thì hai tay đều gẫy.

3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT
SONG THỦ TAO ĐỈNH, HẬU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng hai tay xoa đầu hoặc đè đầu ta xuống.

GIẢI THOÁT
– Chân trái đứng nguyên, trầm người xuống, chân phải bước về sau một bước, người quay về phải 90 độ. Trong khi quay cùi chỏ phải đánh Bình Đông vào huyệt Cữu Vĩ, Đản Trung, Thần Đường đối thủ.
– Người quay về phải 90 độ nữa, cúi xuống, hai tay bốc chân đối thủ tung qua đầu, dộng đầu đối thủ xuống đất.

PHẢN CÔNG
Quay nhanh lại sau, hai tay quay chân đối thủ đi một vòng, ném ra xa.

3.12. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI
SONG THỦ CHẾ ĐỈNH, HẬU

TƯ THỨC
Đối thủ đứng sau, dùng hai tay túm tóc.

GIẢI THOÁT
– Hai tay chụp hai bắp tay đối thủ ghì xuống đất : tay trái chụp tay trái, tay phải chụp tay phải, người cúi theo.
– Hai chân dang ra, hai tay buông hai tay đối thủ, xen vào giữa hai chân chụp chân đối thủ giật mạnh về trước.
– Đối thủ ngã, sẽ buông tay ra để chống.
– Ta ngã theo, thuận tay vặn chân đối thủ từ 360 đến 480 độ. Đối thủ bị lật sấp.

PHẢN CÔNG
Bẻ ngược chân đối thủ khóa lại, tay trái đè chặt, tay phải chém Bình Nam Đao vào gáy đối thủ.


PHỤ LỤC THỦ THỨ SÁU

Khi bắt đầu phổ biến Thuần Chính Thập Nhị Thủ, tôi biết chắc sẽ gặp nhiều công kích vì lý do tôi từ chối trả lời những thắc mắc, vì tôi còn nhiều việc ưu tiên phải hoàn tất trước khi gối mỏi, trí mờ. Tôi đã nói rõ rằng nếu tôi chú giải chi tiết pho võ công sơ đẳng này, cho những vị khác môn phái thì phải mất 6 năm, viết ít nhất 6000 trang giấy. Biên tập cho người học võ đời nay, tôi sẽ phải giải thích trên dưới ngàn câu hỏi. Tỷ như câu hỏi Vòng Tiểu Chu Thiên (VTCT) là gì? Thế rồi đọc VTCT, có người sẽ lại hỏi Âm Dương là gì? Lại phải giảng về học thuyết này khoảng 70 trang A4! Nay tôi thử phổ biến VTCT để chứng minh cho điều đó.

Khí Công

LUYỆN VÒNG TIỂU CHU THIÊN

1.-DẪN NHẬP

Vòng Tiểu-chu-thiên vừa là một tư thức luyện khí công độc lập, vừa là một đoạn khởi đầu để luyện các thức khí công khác. Luyện độc lập, cũng có nhiều hiệu năng trong khoa trị bệnh và tăng cường chân khí, nội lực. Còn dùng làm khởi đầu cho các thức khác, nó có công dụng điều hòa khí huyết, khiến cho cơ thể thăng bằng, khi luyện công khí huyết mới không nghịch loạn, gây phản ứng tai hại.

Cho đến nay, khoa khí-công ra đời có trên hai nghìn năm, lưu truyền trong các quốc gia Á-châu rất rộng rãi. Mỗi gia, mỗi phái đều thủ đắc sở trường, sở đoản cùng mục đích riêng, nhưng có một điểm gần như thống nhất là họ đều luyện vòng Tiểu-chu-thiên. Lấy vòng Tiểu-chu-thiên làm căn bản để luyện các tư thức khác. Phép luyện vòng Tiểu-chu-thiên tuy các gia, các phái đó đôi khi có chi tiết khác nhau, nhưng đều giống nhau ở những điểm sau đây:

1. Luyện nội lực trong võ học.
2. Luyện thể lực trợ giúp các môn thể dục, thể thao.
3 Làm căn bản cho sự vận khí từ trong ra ngoài (lý ra biểu) và từ ngoài vào trong (biểu vào lý).
4. Luân lưu chân khí từ trên xuống dưới (do thượng giáng hạ) và từ dưới lên trên (do hạ hướng thượng).
5. Điều hòa chân khí từ phải sang trái ( do hữu lai tả ) và từ trái sang phải (do tả hồi hữu).
6. Chữa trị khí huyết nghịch loạn khi bị ngã, bị đánh đập, bị tai nạn, hoặc luyện Thiền, Yoga sai gây ra (tiểu thuyết gọi là tẩu hỏa nhập ma). Nhất là trị di chứng não xuất huyết đưa đến bán thân bất toại.
7. Thăng bằng âm dương, khí huyết, giúp cho khoa trị bệnh.

Chúng tôi sưu tầm tất cả phương pháp của các gia, các phái, rồi thử nghiệm lại trong hai mươi năm. Những chi tiết rườm rà vô ích, cũng như có hại đã được tước bỏ. Sau đây là phương pháp được giữ lại.

Vòng Tiểu-chu-thiên là một thức khí-công thuộc loại cao cấp. Người mới tập, tự luyện, với thời lượng mỗi ngày một giờ, thì ít ra phải trên sáu tháng mới đả thông được kinh mạch. Sau đó luyện thêm một tháng mới có kết quả. Tuy nhiên những loại người sau đây, tùy theo ngộ tính cao hay thấp, chỉ cần một ngày hay mười ngày là thành công ngay:

1. Những người đã luyện khí-công, thiền, yoga từ một năm trở đi.
2. Những người đã tập võ như Thiếu-lâm, Thái-cực, Đường-lang, Túc-quyền, Hiệp-khí, Không-thủ, Kiếm-thuật, Nhu-thuật, Việt-võ đạo từ một năm trở đi.
3. Những thể tháo gia chuyên nghiệp.
4. Các thầy thuốc châm cứu.
5. Các vũ công,
6. Các huấn luyện viên thể dục, thể thao,
7. Nhưng người làm việc bằng chân tay: nông dân, thợ sơn, thợ nề, thợ mộc v.v.

2.- ĐỊNH NGHĨA

Theo quan niệm y học Á-châu, thì một cơ thể là một thái cực, một vũ trụ. Cơ thể có mười hai chính kinh, và kỳ kinh bát mạch. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ huyệt nào, kinh nào, tạng nào, phủ nào, chiều nào, sau khi luân lưu hết mười hai kinh, qua ngũ-tạng, lục phủ, rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là đại-tuần-du nghĩa là đi hết một vòng Đại-chu-thiên. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ , tạng nào, phủ nào, thông ra Nhâm-mạch, Đốc-mạch, hoặc bất cứ huyệt nào trên Nhâm-mạch, Đốc-mạch, sau khi luân lưu một vòng theo Nhâm-mạch, Đốc-mạch rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là tiểu-tuần du, nghĩa là đi hết một vòng Tiểu-chu-thiên.

Vòng Tiểu-chu-thiên là đường dẫn khí khởi từ điểm nào đó đi một vòng:

– Từ Nhâm-mạch sang Đốc mạch.
– Hoặc từ Đốc-mạch sang Nhâm-mạch.
– Rồi trở điểm khởi hành.

3.- HỆ THỐNG KINH-LẠC

Vậy vòng Tiểu-chu-thiên là gì? Tiểu là nhỏ, chu là một vòng, thiên là trời. Tiểu-chu-thiên có nghĩa là vận chân khí đi một phần nhỏ, nhưng khắp cơ thể. Còn vòng Đại-chu-thiên là vận chân khí đi hết toàn cơ thể.

Vòng Tiểu-chu-thiên bao gồm Nhâm-mạch và Đốc-mạch cùng một số lạc mạch của chúng. Trước hết, hãy khảo về hai mạch này.

3.1. Nhâm-mạch

Nhâm-mạch là một trong Kỳ-kinh bát mạch. Tất cả các kinh âm đều rót về nhâm-mạch như các sông ngòi đổ vào một cái hồ. Cho nên trong phép luyện khí-công, không thể không dùng đến mạch này.

3.11. Đường di chuyển kinh mạch

Có hai tuyến rõ ràng:

– Khởi từ huyệt trung-cực (VC3) ở bụng dưới, đi theo trung tuyến của bụng, ngực; qua rốn, lên ngực, tới cổ, hầu, cằm, vòng quanh mép, rồi trực thượng nhập vào hai mắt.
– Từ bụng dưới (nữ là bào cung tức ultérus, nam là trung điểm tuyến nối rốn với huyệt mệnh-môn) nhập vào đầu xương sống, đi giữa xương sống lên, tỏa ra lưng.

3.12. Các huyệt trực thuộc

VÙNG DƯỚI RỐN
Hội-âm (VC1), Khúc-cốt (VC2), Trung-cực (VC3), Quan-nguyên (VC3), Thạch-môn (VC5), Khí-hải (VC6), Âm-giao (VC7), Thần-khuyết (VC8), Thủy-phân (VC9),

VÙNG TRÊN RỐN
Hạ-uyển (VC10), Kiên-lý (VC11), Trung-uyển (VC12), Thượng-uyển (VC13), Cự-khuyết (VC14),

VÙNG NGỰC
Cữu-vỹ (VC15), Trung-đình (VC16), Đản-trung (VC17), Ngọc-đường (VC18), Tử-cung (VC19), Hoa-cái (VC20), Thi-cơ (VC21),

VÙNG CỔ, MẶT
Thiên-đột (VC22), Liêm-tuyền (VC 23), Thừa-tương (VC 24).

3.13. Giao hội huyệt

– Giao-hội với túc dương minh vị kinh tại huyệt Thừa-khấp (E1)
– Giao hội với Đốc-mạch tại huyệt Ngân-giao (VG 28).

3.2. Đốc-mạch

Đốc-mạch là nơi tổng hội các kinh dương. Các kinh dương dù đi theo chiều nào, rồi cũng phải thông với đốc-mạch. Cho nên phàm trong phép luyện khí-công không thể không xử dụng đến mạch này.

3.21. Đường di chuyển của kinh mạch

Đường di chuyển của đốc-mạch có bốn lạc-tuyến:

– Khởi từ bụng dưới, tới huyêt Hội-âm (VC1), chạy theo xương sống, tới ót, tại huyệt Phong-phủ (VG16), nhập vào não, lên đỉnh đầu, rồi chuyển xuống sống mũi.
– Khởi từ bụng dưới, tới bộ phận sinh dục, đến huyệt Hội-âm (VC1), qua xương cụt, phân phối vào mông, đi giữa hai tuyến bên trong của túc thiếu-âm thận kinh, rồi chạy trở lên gặp túc thái dương bàng quang kinh, lại nhập vào giữa xương sống, tới thận.
– Cùng với Túc thái dương bàng quang kinh, khởi từ khóe trong mắt, lên trán, giao hội với đoạn ở đỉnh đầu, một lạc mạch vào não, xuyên ra hai u đầu, xuống cần cổ, đi hai bên xương sống, tới vùng thận, thì nhập thận.
– Từ hai bên bụng dưới trực thượng, qua vùng rốn, hướng thượng lên tâm, lên hầu, qua hai cằm, rồi nhập hai đồng tử.

3.22. Các huyệt trực thuộc

VÙNG MÔNG, THẮT LƯNG
Trường-cường (VG1), Yêu-du (VG2), Dương-quan (VG3), Mệnh-môn (VG4), Huyền-xu hay khu (VG5), Tích-trung (VG6),

VÙNG LƯNG, LỒNG NGỰC
Trung-xu hay khu (VG7), Tiết-túc (VG8), Chí-dương (VG9), Linh-đài (VG10), Thần-đạo (VG11), Thân-trụ (VG12), Đào-đạo (VG13), Đại-trùy (VG14),

VÙNG ĐẦU, CỔ
Á-môn (VG15), Phong-phủ (VG16), Não-hậu (VG17), Cường-gian (VG18), Hậu-đỉnh (VG19), Bách-hội (VG20), Tiền-đỉnh (VG21), Thông-hội (VG22), Thượng-tinh (VG23), Thần-đình (VG24), Tố-liêu (VG25), Thủy-cấu (VG26), Đoài đoan (VG27), Ngân-giao (VG28).

3.23. Giao hội huyệt

– Giao hội với túc thái dương bàng quang kinh tại huyệt Phong-phủ (VG16).
– Giao hội với Nhâm-mạch tại huyệt Hội-âm (VC1).



3.3. Khảo sát

Thuật ngữ của khoa khí-công gọi:

– Xương cụt (huyệt Trường-cường VG1),
– Xương sống,
– Ngọc chẩm (huyệt Phong-phủ VG16),
là tam quan, tức ba cái cửa để dẫn khí nhập cơ thể. Vòng Tiểu-chu-thiên chạy qua tam quan và tam điền :
– Thượng điền tức huyệt Ấn-đường,
– Trung điền tức tỳ-vị,
– Hạ điền tức huyệt Khí-hải VC6).

Vòng Tiểu-chu-thiên tuy dễ luyện, nhưng vì có nhiều sai lầm do tam sao thất bản, nên nhiều người chỉ biết những gì do sư phụ truyền dạy, rồi khăng khăng cho rằng cái của mình học mới đúng. Chúng tôi trình bầy rõ cái bất đồng này.

3.31. Sự khác biệt nhau

Độc giả thấy đường di chuyển của nhâm-đốc mạch trên đây có rất nhiều chi tiết, khác hẳn với một số sách y khoa thuộc loại “viết cho có viết”. Tại sao lại có hiện tượng đó? Xét về nguyên do ta thấy có ba:

– Một là, đa số các châm cứu-gia chỉ học tính chất huyệt đạo thực mau để trị bệnh, mà không để ý đến chi tiết đường di chuyển kinh mạch, nên họ lướt qua nhâm, đốc. Có rất nhiều sách y-khoa không khảo sát tường tận. Dĩ chí, khi học khí-công, điều căn bản phải thông thạo kinh mạch, lạc mạch, người học tìm hiểu nhâm-Đốc trong y-thư, thì y-thư không đủ.

– Hai là, những sách viết về y-khoa, đa số dịch từ loại sách giản yếu của Trung-quốc, mà trong những sách này cũng chỉ lướt qua nhâm-đốc mà thôi. Khi đã thuộc loại lướt qua, thì sao đầy đủ mọi lạc mạch, phân lạc?

– Ba là, giai đoạn 1949-1980, khoa khí-công tại Trung-quốc gần như không được giảng dạy, vì vậy các gia, các phái tuy biết rất rõ, mà lại phải dấu kín, vì sợ tai vạ. Từ sau 1981, khoa khí-công được trọng dụng, các khí công gia mới đem mật quyết của gia phái mình ra giảng dạy, căn cứ vào trí nhớ, nên không tránh khỏi tam sao, thất bản.

Gần đây, trong bộ Châm-cứu học của Trung-y học viện Thượng-hải (1979), phần kinh lạc, mới biên chép đầy đủ. Rồi từ đó, một số thư tịch khí-công mới trình bầy hết những gì cổ nhân đã luyện tập.

3.32. Vận khí theo vòng Tiểu-chu-thiên

Xét đường di chuyển của nhâm, đốc-mạch, ta thấy hai mạch này thông với nhau:

– Ở khu mặt: mũi, mắt, môi trên.
– Ở khu bụng dưới, hậu môn, bộ phận sinh dục, xương sống.

Vì vậy những người được đả thông kinh mạch, có thể vận khí chu lưu suốt vòng Tiểu- chu-thiên nghĩa là từ nhâm-mạch sang đốc-mạch và ngược lại.

Đốc-mạch là nơi tất cả kinh dương tụ hội về. Nhâm-mạch là nơi tất cả các kinh âm hội hợp. Nhâm, Đốc lại thông với tất cả các mạch âm-kiêu, dương-kiêu, âm-duy, dương-duy, xung-mạch, đới-mạch. Cho nên chỉ cần vận khí một vòng Tiểu-chu-thiên là coi như đã tuần lưu qua khắp cơ thể, vì vậy mới có tên “một vòng nhỏ vũ trụ”.

4. CÔNG DỤNG

Vòng Tiểu-chu-thiên là một trong những thức khí công căn bản, cũng như thu công. Luyện khí công mà không qua vòng Tiểu-chu-thiên thì không thể gọi là khí công. Có thể nói vòng Tiểu-chu-thiên như ngưỡng cửa để bước vào ngôi nhà khí công, hoặc như chìa khóa, mở cửa vào nhà. Công dụng của vòng Tiểu-chu-thiên rất rộng.

Không nên lầm lẫn vòng Tiểu-chu-thiên với một thức động công Tiểu-chu-thiên sẽ trình bầy ở chương sau. Vòng Tiểu-chu-thiên chỉ là đường di chuyển của kinh mạch để luyện khí công. Còn Tiểu-chu-thiên công là một thức động công dùng để luyện lực, điều trị bệnh khí hư, bồi bổ sức khoẻ cho người già, chứng kiến bò trong bắp thịt (Fourmiement), spasmophilie, tăng cường hiệu năng thực-vật thần-kinh và trị di chứng não xuất huyết (bán thân bất toại).

Công dụng của vòng Tiểu-chu-thiên rất nhiều:

4.1. Hiệu năng
– Điều hòa khí huyết cơ thể: trên, dưới; phải, trái; trong, ngoài.
– An thần, dưỡng trí.
– Trợ giúp tiêu hóa.
– Gia tăng vệ khí, chân khí.
– Tăng cường hiệu năng tạng phủ, bộ máy tiêu hóa và bộ máy sinh dục.
– Làm căn bản cho các thức khí công.
– Tạo thần lực trợ ngoại công trong võ học.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-04-2008, 04:30 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thuần Chính Đệ Thất Thủ

ĐẢ CẨU DIỆU THỨC



1. DẪN NHẬP

Thủ thứ bảy của Thuần Chính Thập Nhị Thủ, nguyên có tên là Việt nữ phục hổ, như khi Trần Nguyên- Đán chép vào phần Vũ Kinh trong bộ Đông A Di Sự lại đổi tên là Đả cẩu diệu thức, nghĩa là phép đánh chó kỳ lạ.

Các chiêu có tên là:

Chiêu thứ 1, 2 : Tiên Nhân Đả Cẩu
Chiêu thứ 3, 4 : Tiểu Cẩu Quá Môn
Chiêu thứ 5, 6 : Cẩu Giảo Tiên Nhân
Chiêu thứ 7, 8 : Ác Cẩu Nan Độ
Chiêu thứ 9, 10 : Ngao Thạch Đảo Địa
Chiêu thứ 11, 12 : Ác Cẩu Cùng Đồ

Khác với các Thủ trước, đối thủ chỉ nắm tay, túm ngực v.v... tức là đối thủ khinh thường, rất dễ chế ngự bằng phương pháp “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Nhưng đây đối thủ biết ta có võ, biết ta linh hoạt khó thắng, nên đã thẳng tay tấn công, nên cổ nhân đã gọi Thủ này là Phục hổ, Đả cẩu tức là phải đương đầu với sức mạnh thực sự, nghĩa là dùng sự tinh tế, nhu chế cương.

Trong 12 chiêu xử dụng để chế các loại quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo sau : Bình Bắc, Trấn Đông, Tiên Thiên, Hậu Thiên, Lưỡng Nghi dương, Lưỡng Nghi âm, và Thái Cực âm.

Các nguyên lý võ học áp dụng là :

Dĩ nhu chế cương,
Dĩ nhược thắng cường,
Động trung cầu tĩnh,
Tĩnh trung cầu động,
Tiên hạ thủ vi cường,
Tá lực đả lực,
Bát lượng bạt thiên cân.

Xử dụng các chiêu trong Thủ nầy cần phải tinh tế : Nhãn pháp, Thân pháp, và Thủ pháp đều quan trọng cả. Nếu nhãn pháp chậm, thân pháp không linh hoạt thì sự suy bại chỉ trong một chiêu.

Về tốc độ, cần trung bình, dũng lực. Sớm quá cũng bại, chậm quá thì nguy hiểm.

2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

2.1. NỘI CÔNG ÁP DỤNG

Luyện hai thức nội công:

- Tá lực đả lực,
- Bát lượng bạt thiên cân.

2.2. KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

Nguyên thủy, Khí-công của Thủ thứ bẩy này không rõ Công-chúa Thủy Tiên soạn thảo ra sao, nay thất truyền. Khi Công-chúa trao bản thảo nhờ bản sư là Tuệ Trung Bồ Tát (Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung), để Ngài chỉnh những sai lầm, ngài thấy rằng bất cứ người nào luyện 6 Thủ đầu thì ác tâm nảy sinh. Khi ác tâm nảy sinh, đức nhân mất đi, do vậy khi xuất trận sẽ không còn bình tĩnh nữa. Ngài đề ra một thức Thiền-công thay thế. Gồm ba phần:

THỨ NHẤT: Phải thuộc và hiểu thấu một trong ba đoạn kinh sau:

- Bát nhã ba la mật đa tâm kinh,
- Đoạn Bồ-tát Đại Huệ ca tụng Phật Thích Ca được chép trong kinh Lăng-già.
- Bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng.

THỨ NHÌ: Ngồi Bán-già, hoặc Kiết-già.

THỨ BA: Nhập tĩnh. (Xem phụ lục ở cuối bài này).

3. CÁC CHIÊU THỨC

3.1. CHIÊU THỨ NHẤT
TIÊN NHÂN ĐẢ CẨU, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng gần ta, dùng đoản quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo, đao đánh Hậu Thiên vào tiền lộ ta.

GIẢI THOÁT
Áp dụng định lý căn bản Tiên hạ thủ vi cường, nghĩa là ra tay trước, khi đối thủ mới xuất chiêu được nữa chừng. Khi đối thủ dơ tay cao, tiến tới kiềm chế tức thời :

- Chân trái bước xéo đặt ngay sau chân phải đối thủ.
- Tay trái biến thành trảo chụp ngược vào cùi chỏ đối thủ, ngón cái ở mặt dương, 4 ngón ở mặt âm.
- Tay phải xuyên qua vai trái đối thủ chụp vào huyệt Kiên Tĩnh đối thủ.
- Tay trái đẩy mạnh về sau, tay phải bóp sâu vào huyệt Kiên Tĩnh kéo về trước.
- Đối thủ ngã.

PHẢN CÔNG
- Dùng chân phóng Hậu Thiên cước hoặc Tảo cước vào mặt đối thủ.

3.2. CHIÊU THỨ NHÌ
TIÊN NHÂN ĐẢ CẨU, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng gần ta, dùng đoản quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo, đao trái đánh Hậu Thiên vào tiền lộ ta.

GIẢI THOÁT
Định lý giống như chiêu thứ 1, đổi chân tay :

- Chân phải bước xéo đặt ngay sau chân trái đối thủ.
- Tay phải biến thành trảo chụp ngược vào cùi chỏ đối thủ, ngón cái ở mặt dương, 4 ngón ở mặt âm.
- Tay trái xuyên qua vai phải đối thủ chụp vào huyệt Kiên Tĩnh đối thủ, kéo về trước.
- Đối thủ ngã.

PHẢN CÔNG
- Như chiêu 1.

3.3. CHIÊU THỨ BA
TIỂU CẨU QUÁ MÔN, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao trái đánh thế hư theo thức Trấn Đông hoặc Lưỡng Nghi dưong.

GIẢI THOÁT - PHẢN CÔNG
Vì đối thủ đánh hư, nên không có giải thoát, mà chỉ có phản công.

- Chờ đối thủ thu tay về, tiến một bước.
- Dùng tay phải gạt vào mặt âm tay trái đối thủ, trấn xuống đất.
- Tay trái xuyên qua nách trái dưới vòng lên trên chụp cánh tay đối thủ. Hai tay ép ngược chiều tay trái đối thủ thành góc 45 độ.
- Chân trái tiến lên một bước, người quay sang phải góc 90 độ.
- Tay trái chụp cườm tay phải ấn trở xuống.
- Cùi chỏ trái bật trở lên.

ĐỐI THỦ BỊ KHÓA CÙI CHỎ

PHẢN CÔNG
- Xoay mạnh hai tay trở ra, tay trái đối thủ trở thành phế tật.

3.4.CHIÊU THỨ TƯ
TIỂU CẨU QUÁ MÔN, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao phải đánh thế hư theo thức Trấn Đông hoặc Lưỡng Nghi dương.

GIẢI THOÁT - PHẢN CÔNG
Vì đối thủ đánh hư, nên không có giải thoát, mà chỉ có phản công.

- Chờ đối thủ thu tay về, tiến một bước.
- Dùng tay trái gạt vào mặt âm tay phải đối thủ, trấn xuống đất.
- Tay phải xuyên qua nách phải dưới vòng lên trên chụp cánh tay đối thủ. Hai tay ép ngược chiều tay phải đối thủ thành góc 45 độ.
- Chân phải tiến lên một bước, người quay sang trái góc 90 độ.
- Tay phải chụp cườm tay trái ấn trở xuống.
- Cùi chỏ phải bật trở lên.

ĐỐI THỦ BỊ KHÓA CÙI CHỎ

PHẢN CÔNG
- Xoay mạnh hai tay trở ra, tay trái đối thủ trở thành phế tật.

3.5. CHIÊU THỨ NĂM
CẨU GIẢO TIÊN NHÂN, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, dùng Bình Bắc quyền thế hùng, lực mạnh đánh vào tiền lộ phải ta.

GIẢI THOÁT
Áp dụng nguyên lý TÁ LỰC ĐẢ LỰC và BÁT LẠNG BẠT THIÊN CÂN khóa tay đối thủ.
- Khi đối thủ tiến thẳng đánh, chân phải lùi một bước để giảm bớt sức dũng mãnh của địch, nghiêng người về trái để tránh mục tiêu.
- Tay phải từ trong lòng xuyên lên chụp vào Lực Vỹ, theo cùng chiều tay phải đối thủ.
- Thân hình quay sang phải 90 độ, mượn sức đánh hụt của đối thủ, tay phải đẩy mạnh tay đối thủ.
- Tay trái vòng qua vai, kẹp tay đối thủ vào nách trái, bàn tay trái chụp vào bắp tay đối thủ.

ĐỒI THỦ BỊ KHÓA TAY

PHẢN CÔNG
- Bẻ mạnh hay ta ta, đối thủ đau chúi đầu về trước, tay phải buông tay phải đối thủ ra, túm tóc đối thủ trấn xuống đất. Chân phải lên đầu gối vào mặt đối thủ. Chân trái đá Hậu Thiên cước vào sườn đối thủ.

3.6. CHIÊU THỨ SÁU
CẨU GIẢO TIÊN NHÂN, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, dùng Bình Bắc quyền trái đánh vào tiền lộ trái ta.

GIẢI THOÁT
Nguyên lý như trên.
- Khi đối thủ tiến thẳng đánh, chân trái lùi một bước để giảm bớt sức dũng mãnh của địch, nghiêng người về phải để tránh mục tiêu.
- Tay trái từ trong lòng xuyên lên chụp vào Lực Vỹ, theo cùng chiều tay trái đối thủ.
- Thân hình quay sang trái 90 độ, mượn sức đánh hụt của đối thủ, tay trái đẩy mạnh tay đối thủ.
- Tay phải vòng qua vai, kẹp tay đối thủ vào nách phải, bàn tay phải chụp vào bắp tay đối thủ.

ĐỒI THỦ BỊ KHÓA TAY

PHẢN CÔNG
- Bẻ mạnh hay ta ta, đối thủ đau chúi đầu về trước, tay trái buông tay trái đối thủ ra, túm tóc đối thủ trấn xuống đất. Chân trái lên đầu gối vào mặt đối thủ. Chân phải đá Hậu Thiên cước vào sườn đối thủ.

3.7. CHIÊU THỨ BẢY
ÁC CẨU NAN ĐỘ, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng Bình Bắc quyền đánh trực diện vào bên trái ta.

GIẢI THOÁT
Vận dụng thoái pháp ảo diệu, lấy nhu chế cương, lợi dụng đối thủ mật trọng tâm đánh ngã. Khi đối thủ phóng trực quyền tới :

- Xoay người về phải để tránh lực đối thủ.
- Thuận theo thế đối thủ phóng chưởng trái vào quyền đối thủ gạt ngang. Đồng thời chân trái đạp vào đầu gối trái đối thủ để giữ thăng bằng.
- Đối thủ đánh không trúng, chân phải không tiến lên tập kích được, tay phải đối thủ định thu về. Đợi khi đối thủ thu về, đạp chân trái thực mạnh lên chân phải đối thủ. Tay phải chụp cổ tay phải đối thủ xoay một vòng, giật xuống đất theo chiều nghịch, về phía sau trái.
- Người quay sang trái 90 độ.
- Đối thủ té nhào về trước.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng hai tay bẻ tay đối thủ khóa theo chiều âm.
- Tay trái đè tay đối thủ, tay phải buông ra chém Hậu Thiên đao vào các huyệt Cưu Vỹ, Đản Trung, Thần Đường đối thủ.

3.8. CHIÊU THỨ TÁM
ÁC CẨU NAN ĐỘ, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng Bình Bắc quyền, trái, đánh trực diện vào bên phải ta.

GIẢI THOÁT
Nguyên lý như chiêu thứ bảy.
- Xoay người về trái để tránh lực đối thủ.
- Thuận theo thế đối thủ phóng chưởng phải vào quyền đối thủ gạt ngang. Đồng thời chân phải đạp vào đầu gối phải đối thủ để giữ thăng bằng.
- Đối thủ đánh không trúng, chân trái không tiến lên tập kích được, tay trái đối thủ định thu về. Đợi khi đối thủ thu về, đạp chân phải thực mạnh lên chân trái đối thủ. Tay trái chụp cổ tay trái đối thủ xoay một vòng, giật xuống đất theo chiều nghịch, về phía sau phải.
- Người quay sang phải 90 độ.
- Đối thủ té nhào về trước.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng hai tay bẻ tay đối thủ khóa theo chiều âm.
- Tay phải đè tay đối thủ, tay trái buông ra chém Hậu Thiên đao vào các huyệt Cưu Vỹ, Đản Trung, Thần Đường đối thủ.

3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
NGAO THẠCH ĐẢO ĐỊA, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng âm quyền phải đánh vào trước mặt ta theo thức Lưỡng Nghi dương, Thái Cực âm.

GIẢI THOÁT
- Thừa thế đánh của đối thủ, lùi ra sau một bước để tránh bớt thế mạnh.
- Đồng thời tay trái dùng cườm đánh vào cườm tay phải đối thủ, khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực.
- Đối thủ đánh không trúng, muốn thu tay về, ta dùng tay phải xòe thành trảo chụp ngay mặt dương cùi chỏ phải đối thủ.
- Tay trái gạt bàn tay phải đối thủ ra sau đối thủ. Tay phải kéo cùi chỏ.
- Đối thủ đau nghiêng thân về ta, đẩy tay phải đối thủ đến lưng. Tay phải buông cùi chỏ ra, chụp ngay cằm bên trái xoay về phải.

ĐỐI THỦ BỊ KHÓA TAY PHẢI VÀ CỔ

PHẢN CÔNG
- Chân trái lùi sau một bước.
- Chân phải tiến trước một bước, đặt sau hai chân đối thủ.
- Tay trái giật mạnh tay phải đối thủ lên cao. Tay phải đẩy cằm đối thủ về bên phải.

ĐỐI THỦ BỊ GẪY TAY PHẢI XƯƠNG CỔ BỊ TRẬT

3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
NGAO THẠCH ĐẢO ĐỊA, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng âm quyền trái đánh vào trước mặt ta theo thức Lưỡng Nghi dương, Thái Cực âm.

GIẢI THOÁT
- Thừa thế đánh của đối thủ, lùi ra sau một bước để tránh bớt thế mạnh.
- Đồng thời tay phải dùng cườm đánh vào cườm tay trái đối thủ, khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực.
- Đối thủ đánh không trúng, muốn thu tay về, ta dùng tay trái xòe thành trảo chụp ngay mặt dương cùi chỏ trái đối thủ.
- Tay phải gạt bàn tay trái đối thủ ra sau đối thủ. Tay trái kéo cùi chỏ.
- Đối thủ đau nghiêng thân về ta, đẩy tay trái đối thủ đến lưng. Tay trái buông cùi chỏ ra, chụp ngay cằm bên phải xoay về trái.

ĐỐI THỦ BỊ KHÓA TAY PHẢI VÀ CỔ.

PHẢN CÔNG
- Chân phải lùi sau một bước.
- Chân trái tiến trước một bước, đặt sau hai chân đối thủ.
- Tay phải giật mạnh tay trái đối thủ lên cao. Tay trái đẩy cằm đối thủ về bên trái.

ĐỐI THỦ BỊ GẪY TAY PHẢI XƯƠNG CỔ BỊ TRẬT.

3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT
ÁC CẨU CÙNG ĐỒ, TẢ TRẮC

TƯ THỨC
Đối thủ dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao, quyền dương đánh vào tiền lộ ta theo thức Thái Cực đương, Lưỡng Nghi dương, Bình Bắc, Tiên Thiên.

GIẢI THOÁT
- Khi tay đối thủ sát người ta, nghiêng người về sau tránh né. Khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực, hai tay chụp vào lưng bàn tay đối thủ. THUẬN THEO SỨC ĐỐI THỦ, MƯỢN SỨC ĐẨY TRỞ LÊN.
- Hai tay nắm chặt bàn tay đối thủ, ấn chéo, vặn theo chiều thuận từ 90 độ đến 360 độ.
- Đối thủ bị đau cúi người về trước, cùi chỏ trái ta xuyên qua nách đối thủ, đè cánh tay đối thủ xuống.
- Hai tay bẻ bàn tay đối thủ theo chiều dương.

ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ CHẾ NGỰ

PHẢN CÔNG
a. Tay phải kéo cổ tay đối thủ lên, tay trái đè cánh tay đối thủ xuống, đầu gối phải trấn vào mặt đối thủ. Chân phải quét hai chân đối thủ về sau. Đối thủ ngã úp sấp xuống đất.
b. Tay phải kéo cổ tay đối thủ lên cao, nách trái đè cánh tay đối thủ xuống. Chân phải quét hai chân đối thủ về sau. Chân trái trấn lên vai phải đối thủ. Hai tay buông tay đối thủ ra. Đối thủ bị KHÓA TAY PHẢI BẰNG CHÂN.

3.12. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI
ÁC CẨU CÙNG ĐỒ, HỮU TRẮC

TƯ THỨC
Đối thủ dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao, quyền âm đánh vào tiền lộ ta theo thức Thái Cực âm, Lưỡng Nghi âm, Bình Bắc, Tiên Thiên.

GIẢI THOÁT
- Khi tay đối thủ sát người ta, nghiêng người về sau tránh né. Khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực, hai tay chụp vào lưng bàn tay đối thủ. THUẬN THEO SỨC ĐỐI THỦ, MƯỢN SỨC ĐẨY TRỞ LÊN.
- Hai tay nắm chặt bàn tay đối thủ, ấn chéo, vặn theo chiều thuận từ 90 độ đến 360 độ.
- Đối thủ bị đau cúi người về trước, cùi chỏ phải ta xuyên qua nách đối thủ, đè cánh tay đối thủ xuống.
- Hai tay bẻ bàn tay đối thủ theo chiều dương.

ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ CHẾ NGỰ

PHẢN CÔNG
a. Tay trái kéo cổ tay đối thủ lên, tay phải đè cánh tay đối thủ xuống, đầu gối trái trấn vào mặt đối thủ. Chân trái quét hai chân đối thủ về sau. Đối thủ ngã úp sấp xuống đất.
b. Tay trái kéo cổ tay đối thủ lên cao, nách phải đè cánh tay đối thủ xuống. Chân trái quét hai chân đối thủ về sau. Chân phải trấn lên vai trái đối thủ. Hai tay buông tay đối thủ ra. Đối thủ bị KHÓA TAY PHẢI BẰNG CHÂN.

4. PHỤ LỤC THỦ THỨ BẨY:

Phương Pháp Nhập Tĩnh Của Hoa-Yên Tự

Như đã trình bày cuối thủ thứ sáu trong TCTNH lý do tôi không thể phổ biến một lúc những gì đã quên hết, bỏ hết mọi thú vui, để làm trong 45 năm liền. Tỷ như một câu " Nhập tĩnh " trên đây trong phần Khí-công của thủ thứ bẩy này, sơ lược cũng phải như giản nhược như sau :

Yếu chỉ nhập tĩnh, đôi khi còn gọi là giải trừ tạp niệm tức bỏ ra ngoài Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý. Tùy theo tình trạng trí tuệ, tình trạng cơ thể, tình trạng bệnh lý, người luyện có thể nhập tĩnh bằng cái ý niệm gợi ý sau đây:

4.1. CHUẨN BỊ

Để chuẩn bị cho việc nhập tĩnh, cần phải:

- Chọn nơi vắng vẻ, thoáng khí, không có tiếng động.
- Ăn vừa đủ no, đừng luyện trong lúc ăn no quá, hoặc đói quá, có thể gây trở ngại cho việc tập trung tinh thần.
- Mặc quần áo rộng, để khí luân lưu dễ dàng.
- Nhiệt độ nơi tập không nên nóng quá, không nên lạnh quá.
- Sau đó nhập tĩnh.

4.2. GIẢI TRỪ LỤC TẶC

TĨNH TRÍ (Vô ý)
Vô ý rất khó, phần Ý-thủ ( trụ tâm) chương sau sẽ giảng kỹ về pháp này. Tuy nhiên để chuẩn bị phải qua các giai đoạn:

- Khai thủy: chọn tư thức đứng? Nằm? Ngồi?
- Nhập tĩnh: ngừng hoạt động của chân, tay, đầu, thân mình.
- Điều tức: điều hòa hơi thở để đi tới thở bình thường.
- Ninh thần: ngừng suy nghĩ, buông lỏng tâm tư.
- Giáng khí: thổ khí từ từ, rồi hấp khí, khí trầm trung đơn điền.
- Giải trừ tạp niệm: bỏ ra ngoài Lục-tặc.

THÍNH NHI BẤT VĂN (Vô nhĩ)
Nghe mà không biết.

Khi nhập tĩnh luyện công, tập trung tư tưởng vào nơi ý tưởng, nhẹ nhàng ru hồn vào cõi tĩnh, lánh xa các tiếng động. Tai nghe tiếng động, nhưng không phân biệt đó là tiếng nhạc, tiếng xe hay tiếng ồn ào, không biệt đó là tiếng thanh hay trầm, lớn hay nhỏ.

THỊ NHI BẤT GIÁC (Vô nhãn)
Trông mà không thấy.

Nhập tĩnh luyện công, mắt nhìn bình thường về phía trước. Từ từ nhắm lại đến khi còn một vệt nhỏ, rồi nhắm hẳn, tinh thần nhập tĩnh, thì xóa bỏ tất cả hình ảnh trên võng mô còn lưu lại. Phải tập trung tư tưởng vào nơi ý thủ, để không thấy sự diễn biến sự vật dù là trước mặt hay là tưởng nhớ. Như vậy tư tưởng đi vào chỗ tĩnh được hai giác quan.

SÚC NHI BẤT CẢM (Vô thân)
Cảm giác vẫn còn mà không thấy nóng hay lạnh.

Luyện tĩnh công phải chọn nơi nhiệt khí vừa đủ, đừng nóng quá, đừng lạnh quá. Nhập tĩnh, ý thủ rồi lãng xa dần cảm giác xung quanh, nóng hay lạnh.

KHỨU NHI BẤT HƯƠNG (Vô tỵ)
Ngửi mà không thấy mùi.

Lúc nhập tĩnh đôi khi xung quanh có mùi hương. Ý thủ đưa tư tưởng xa mùi hương . Tư tưởng tập trung, mũi hít thở, mà không còn phân biệt mùi thơm, hắc, khó chịu là gì nữa.

VỊ NHI BẤT THỨC (Vô thiệt)
Nếm mà không biết vị.

Khi nhập tĩnh, ý thủ, tư tưởng tập trung dần dần không biết tình trạng trong miệng ra sao. Nhất là khi tập tĩnh công chữa bệnh, xóa bỏ mọi cảm giác khó chịu miệng đắng đi.

KẾT LUẬN

Nhập tĩnh tuy khó, nhưng nếu từ từ luyện, mỗi ngày một giờ thì chậm nhất là trong năm ngày sẽ thành công. Khi nhập tĩnh hoàn thành, không cần luyện gì thêm, cũng đưa đến kết quả:

- Trị bệnh tâm thần, khiến tâm thần thư thái (Détendu).
- Trị cáu giận (Nervositées).
- Trị thần tổn (asthénies pschysiques).
- Hạ huyết áp cao (Hypertension artérielle).
- Trị chứng mất ngủ (Insomnies).

Tuy nhiên, muốn hoàn toàn nhập tĩnh phải biết ý thủ hay còn gọi là trụ tâm.

4.3. NGHIÊN CỨU KINH BÁT NHÃ

Dưới đây chúng tôi xin dịch nguyên bản bài kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh, và "mạn phép" lạm bàn. Nếu có gì sai trái, là do ngộ tính của chúng tôi còn u mê, dốt nát, chứ không phải bản sư của chúng tôi dạy như vậy. Tôi xin tường thuật lại kỷ niệm hồi thơ ấu, khi được giảng bài kinh này.
Bấy giờ tôi vừa đầy sáu tuổi (bẩy tuổi ta), học chữ Nho đã xong bộ “Ấu học ngũ ngôn thi"; vì học sau, mà lại vượt lên trước các anh lớn hơn hàng chục tuổi, nên hơi có kiêu khí. Ông tôi biết thế, cho tôi quy y tam bảo. Sau khi quy y rồi, bản sư hỏi tôi:
- Con có biết tại sao, ngoại tổ là người sùng Nho, lại xin cho con được quy y không?
Tôi đáp không do dự:
- Vì ông muốn con được đức Phật phù hộ cho khỏi bị ma, quỷ hại.
- Con có thấy ma quỷ bao giờ chưa?
- Bạch, chưa ạ.
- Con thấy rồi, thấy nhiều rồi mà con không biết đấy thôi.
Nói rồi người chỉ vào tôi:
- Con xem người đi câu, muốn họ câu được cá, như thế là ác quỷ, sát quỷ nhập vào con. Con mới học được mấy chữ Nho, hơn các anh, đã có kiêu khí là quỷ trong tâm sinh ra...
Cứ thế người cử ra hàng trăm tỷ dụ. Tôi kinh hoàng hỏi:
- Như vậy, con quy y để nhờ sức Phật giúp con đuổi quỷ phải không?
- Không, Phật không giúp con đâu.
- Vậy sư phụ giúp con ư?
- Cũng không nốt.
- Vậy thì???
- Ma, quỷ trong tâm con nảy sinh, thì chỉ mình con mới xua đuổi chúng được. Bà dạy con bài kinh Bát-nhã, rồi chính con sẽ dùng kinh này đuổi quỷ. Phương pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là sao cho ma, quỷ không hiện, chứ chẳng phải đuổi ma. Ma, quỷ trong tâm con đấy !
- Dạ thưa sư phụ, kinh này con thuộc rồi.
- Con đọc bà nghe nào?
Tôi ngồi ngay ngắn lại đọc thuộc làu như con vẹt. Sư phụ hỏi:
- Tại sao sắc lại là không? Không lại là sắc?
Tôi ngây người ra. Nhưng tôi được học lễ của Nho gia đã một năm, hơi biết tiến, lùi, vội cung tay:
- Con ngu tối, xin sư phụ thương xót dạy cho.
Thế rồi tôi được giảng bài kinh này.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 05-04-2008, 04:32 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thuần Chính Đệ Bát Thủ

ANH THƯ BẢO QUỐC



1. DẪN NHẬP

Thủ thứ tám trong Thuần chính thập nhị thủ mang tên là Anh Thư Bảo Quốc. Kể từ khi sáng chế cho đến nay vẫn giữ nguyên một tên duy nhất.

Thủ này có mười hai chiêu mang tên như sau:

Chiêu thứ nhất, nhì : Thoát Hoan hồi bắc,
Chiêu thứ ba : Sanh cầm ô mã,
Chiêu thứ tư, năm : Lưỡng hồi thạch mã,
Chiêu thứ sáu, bảy : Hoành sáo giang san,
Chiêu thứ tám, chín : Tỳ hổ thôn ngưu,
Chiêu thứ mười, mười một : Phàn tiếp đảo địa,
Chiêu thứ mười hai : Sơn hà thiên cổ.

Khác với các thủ trước, các chiêu thức, do tác giả nhân mô tả động tác đặt ra. Những chiêu thức ở thủ này do hoàn cảnh lịch sử mà tác giả ứng biến xử dụng, rồi dùng ngay hoàn cảnh đó mà đặt tên.

Đây là những chiêu thức thuộc loại khó xử dụng, phức tạp nhất của nhu quyền. Không còn nằm trong thức tự vệ thông thường mà đi vào việc bảo quốc

Những nguyên lý căn bản:

Dĩ nhu chế cương
Dĩ nhược chế cường
Tá lực đả lực
Cương nhu phối triển
Cương nhu hiệp nhất.

Vẫn giữ nguyên không đổi. Bao giờ cũng nhân đối thủ ra đòn trước, ta nhân đó phản kích lại

Chỉ cần luyện thực tinh thục thủ thứ 7, thứ 8 cũng có thể chế ngự được các loại thủ pháp.

Thủ này mang dấn vết lịch sử nhiều, những chiêu thức tuy tầm thường nhưng người xưa đã luyện tập tinh, thần, khí đến mức độ tòng tâm xử dụng, nên đã là chứng nhân lịch sử võ đạo Việt Nam.

Về chiêu số không cần mau cho lắm. Mà cần nhất phải dùng lực đúng mức. Nhanh quá, chậm quá thì cũng hỏng. Mạnh quá thì trái nguyên tắc dĩ nhu chế cương. Mà yếu quá thì không đủ chế ngự đối thủ. Cho nên cần phải luyện tập thực cẩn thận. Vì chỉ cần sai lạc một chút là sự sống chết đến ngay tức khắc

2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

2.1. Nội công áp dụng

Thủ thứ nhất đã dạy cách xử dụng về nguyên tắc:

- Dĩ nhu chế cương, lấy mềm thắng cứng.
- Dĩ nhược chế cường: lấy yếu thắng mạnh.
- Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị : ra chiêu bất thần, đánh vào chỗ địch không phòng bị.
- Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi ư bỉ thân : lấy cái sở trường của địch mà trị địch. Tức đối thủ nắm tay cậy mạnh thì tấn công ngay vào tay đối thủ.

Bây giờ cần giảng chi tiết về bốn nguyên tắc này.

2.2. Khí công áp dụng

Giảng chi tiết về vòng Đại Chu Thiên.

3. CÁC CHIÊU THỨC

3.1.CHIÊU THỨ NHẤT
THOÁT HOAN HỒI BẮC (HỮU BIÊN)

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, lưng quay về phía ta, sử dụng thủ pháp: Bình Nam, Thái cực dương đánh vào tiền lộ ta.

Chiêu này chính là chiêu mà Thủy Tiên công chúa theo phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đón đường rút binh của Thoát Hoan vào năm 1285 tại Vạn Kiếp. Thoát Hoan bị Phạm Ngũ Lão đánh bại bỏ chạy, bà rượt theo. Thoát Hoan dụng thủ pháp Bình-nam phản công. Bà đã sử dụng chiêu thức đặc biệt chống lại. Chiêu này sau mang tên Thoát Hoan hồi Bắc, nghĩa là Thoát Hoan bỏ chạy về Bắc.

GIẢI THOÁT
- Tiến sang phải một bước, người trầm xuống, tay trái co lại cho cùi chỏ làm thành góc 45độ.
- Dùng khúc gập tay phong bế cườm tay phải đối thủ, đẩy theo chiều thuận. Bàn tay trái biến thảnh trảo chụp huyệt Kiên-tĩnh điểm mạnh.
- Tay phải xuyên qua vai phải đối thủ, luồn qua ngực. Chụp cằm trái đối thủ bỏ về phải.
- Đối thủ bị khóa tay, khóa cổ chế ngự vai.

PHẢN CÔNG
- Tay trái đẩy mạnh trở lên, tay phải kéo mạnh sang phải. Cổ và tay đối thủ thành phế tật.

3.2 CHIÊU THỨ NHÌ
THOÁT HOAN HỒI BẮC (TẢ BIÊN)

TƯ THỨC
Đứng trước mặt, quay lưng về phía ta, tay trái sử dụng thủ pháp Bình-nam, Thái-cực dương đánh vào tiền lộ ta.

GIẢI THOÁT
- Tiến sang trái một bước.
- Người trầm xuống, tay phải co lại cho cùi chỏ lên thành góc 45 độ.
- Dùng khúc gập tay phong bế cườm tay trái đối thủ , đẩy theo chiều thuận. Kẹp chặt tay đối thủ. Bàn tay phải biến thành chảo chụp huyệt Kiên-tĩnh điểm mạnh.
- Tay trái xuyên qua vai trái, luồn qua ngực. Chụp cằm phải đối thủ bẻ về trái.
- Đối thủ bị khóa tay, khóa cổ, chế ngự vai.

PHẢN CÔNG
- Tay phải đẩy mạnh trở lên, tay trái kéo mạnh sang trái. Cổ và tay đối thủ thành phế tật.

3.3 CHIÊU THỨ BA
SANH CẦM Ô MÃ

TƯ THỨC
Đối thủ dùng cường lực xử dụng thủ pháp Lục-hợp vào Thái-dương ta.

Tháng ba năm Mậu-tí (1288), Trần Quốc Toản được gọi về tham dự trận Bạch-đằng để bắt Ô Mã Nhi. Trong trận này ông giết bảy đại tướng Mông-cổ, bắt sống các đại tướng Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ Ngọc, cuối cùng ông giao đấu với đệ nhất danh tướng Mông-cổ là Ô Mã Nhi. Sử chép Ô Mã Nhi to lớn kềnh càng. Trần Quốc Toản nhỏ bé, nên phải lấy mau thắng chậm. Nhưng giao đấu với địch nửa ngày trên thuyền, ông lùi mãi cuối cùng ông lùi tới mạn thuyền Ô Mã Nhi dùng Lục-hợp đao chặt vào Thái-dưđng, với hy vọng giết chết, hoặc ông bị rớt xuống sông. Ông đã dùng Thiết-kình phi cước bắt sống y. Chiêu này như sau:

GIẢI THOÁT (1)
- Lao người vào đối thủ. Hai tay biến thành chảo, chụp lên cườm tay đối thủ.
- Mượn đà đánh của đối thủ, nương theo sức của đối thủ, chống hai tay vào tay đối thủ, uốn cong người bay qua đầu đối thủ, lúc rơi xuống dùng hai gót chân điểm vào huyệt Á-môn, Mệnh-môn, Phong-phủ đối thủ.
- Đối thủ ngất xỉu.

Chiêu này cực kỳ khó xử dụng, chiêu số, tốc độ, phương pháp phát lực chép trong Lĩnh-nam bảo quốc thập bát lộ, một pho quyền cước siêu đẳng nhất.

Phương pháp thứ nhì:
Sau khi thắng trận Bạch-đằng, Trần Quốc Toản diễn lại chiêu thức trên cho các danh tướng xem. Trần Khánh Dư cũng đưa ra một chiêu thức phản công dựa vào một chiêu của Thiết-kình phi cước như sau:

GIẢI THOÁT (2)
- Lao đầu vào hai bàn tay đối thủ.
- Hai tay từ dưới chụp vào cườm tay đối thủ: Hai ngón cái ra ngoài, các ngón vào trong.
- Mượn sức đối thủ, giật mạnh hai tay đối thủ, cong người lên, hai chân biến thành Thiết-kình, hai gót chân điểm vào Thái-dương huyệt đối thủ.

Nhận xét:
Đây là những chiêu thức tuyệt cao của võ Việt, không nên khinh xuất xử dụng, dễ lầm vào tuyệt địa.
Đối thủ cực mạnh mà ta không lui, còn phóng sát vào đối thủ, tức là tìm cái sống trong cái chết . Xê xích một chút là vong mạng.
Đối thủ rất dũng mãnh mà hai tay chụp vào tay đối thủ. Nếu chụp hụt cũng tử ngay.
Uốn cong lên một vòng, nếu chậm một chút, đối thủ hồi sức vật xuống đất nát đầu.
Bình thường tìm các huyệt này còn khó. Nay bay lên, uốn cong lên dùng chân điểm trúng ngay càng khó thêm.

GIẢI THOÁT (3)
Thủy Tiên công-chúa cũng đề nghị một phương pháp hóa giải bằng thế nhu như sau:
- Chờ tay đối thủ gần tới, trầm người xuống.
- Chân phải tiến lên một bước đặt sau chân trái đối thủ.
- Người quay về trái 90 độ.
- Cùi chỏ phải điểm huyệt Cửu-vỹ, Thần-đường, Đản-trung của đối thủ, gạt đối thủ ngã.
- Tay trái chụp chân đối thủ nhắc lên, đùi phải nâng đối thủ lên cao, dùng lực vật đối thủ xuống đất.

PHẢN CÔNG (3)
- Hai chân phóng cước lên các yếu lộ trên người đối thủ.

3.4 CHIÊU THỨ TƯ
LƯỠNG HỒI THẠCH MÃ (HỮU BIÊN)

TƯ THỨC
Đối thủ đứng đối diện, dùng thủ pháp dũng mãnh xử dụng thức: Bình-tây, Tứ-tượng âm, Lưỡng-nghi dương tấn công vào hạ bộ bằng tay phải..

GIẢI THOÁT
Đầu tiên hóa giải kình lực đối thủ, sau đó phản công.
- Thừa lúc đối thủ tiên đánh, bình tĩnh nghiêng người ra sau tránh đòn. Tay trái chụp ngay cổ tay phải đối thủ.
- Đối thủ đánh hụt, muốn thu tay về.
- Ta dùng tay phải chống xuống đất, hai cước biến thành Phi-kình. Cước trái trấn trước bụng đối thủ, gạt đối thủ ra sau. Cước phải trấn sau hai đầu gối đối thủ gạt về trước. Hai cước thuận thế sử dụng Thiết-kình, cho đối thủ ngã ngửa.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng cánh tay phải đè ngay lên chân phải đối thủ. Hai tay túm chân phải đối thủ.
- Chân phải thọc điểm huyệt Trương-cường (nếu là nữ), dương-vật (nếu là nam)
- Chân trái đạp vào nách trái đối thủ.
Nếu không muốn phản công, chỉ muốn bắt đối thủ thì:
- Chân phải đạp vào đạp vào huyệt Âm-cốc, Khúc-tuyền, Ủy-trung trái đối thủ.
- Chân trái đạp vào huyệt Thiếu-hải, Khúc-trạch, Thông-linh phải đối thủ.

3.5 CHIÊU THỨ NĂM
LƯỠNG HỒI THẠCH MÃ (TẢ BIÊN)

TƯ THỨC
Đối thủ đứng đối diện, xử dụng thủ pháp dũng mãnh Bình-tây, Tứ-tượng âm, Lưỡng-nghi dương tấn công vào hạ bộ bằng tay trái.

GIẢI PHÁP
Đầu tiên hóa giải kình lực đối thủ, sau đó phản công.
- Thừa lúc đối thủ tiến đánh, nghiêng người ra sau tránh đòn. tay phải chụp cổ tay trái đối thủ.
- Đối thủ nhân đánh hụt muốn thu tay về.
- Ta dùng tay trái chống xuống đất, hai cước biến thành Phi-kình: Cước phải Trấn trước bụng đối thủ, gạt đối thủ ra sau. Cước trái trấn sau hai đầu gối đối thủ gạt về trước. Hai cước thuận thế, sử dụng Thiết-kình gạt đối thủ ngã ngửa;

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng cánh tay trái đè ngay lên chân trái đối thủ. Hai tay túm ngay chân trái đối thủ.
- Chân trái thọc điểm huyệt Trương-cường (nếu là nữ), dương-vật (nếu là nam).
- Chân phải đạp vào nách phải đối thủ.
Nếu không muốn phản công, chỉ muốn bắt sống đối thủ thì:
- Chân trái đạp vào huyệt Âm-cốc, Khúc-tuyền, Ủy-trung phải đối thủ.
- Chân phải đạp vào huyệt Khúc-trạch, Thiếu-hải, Thông-linh trái đối thủ.

Nhận xét:
Chiêu này lấy ý trong thơ của vua Trần Nhân Tông. Nguyên sau khi thắng giặc Mông-cổ, vua mang các tướng giặc bị bắt đến lăng làm lễ Hiến-phù, nhận thấy ngựa đá ở lăng miếu đầy đất ở chân mới làm hai câu thơ cảm thán như sau:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ diện kim âu

Dịch nghĩa:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông thiên cổ, vững âu vàng.

Vì vậy Thủy-Tiên công-chúa mới lấy ý mà đặt cho chiêu thứ tư và năm trong thủ thứ tám và chiêu thứ mười hai là Lưỡng hồi thạch mã và Sơn hà thiên cổ.

3.6 CHIÊU THỨ SÁU
HOÀNH SÁO GIANG SƠN (TẢ BIÊN)

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước dúng tay phải sử dụng thủ pháp Trấn-tây, Lưỡng-nghi âm, Tứ-tượng dương tá tá xuyên địa trấn vào trung lộ ta.

GIẢI THOÁT
- Nhoài người xéo về phía trước trái, hai tay chống xuống đất.
- Đối thủ đánh hụt tất vung tay đổi chiều thu về.
- Hai chân sử dụng Thiết-kình mượn sức thu lực đối thủ:
* Chân phải trấn sau hai đầu gối đối thủ.
* Chân trái trấn trước ống quyển đối thủ.
* Dùng Thiết-kình vặn cho đối thủ ngã sấp.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã sấp, ta chuyển người vòng sang phải, ngồi dậy.
- Đầu gối trái trấn sau đầu trái đối thủ.
- Hai tay chụp cổ chân phải đối thủ khóa theo chiều âm

3.7 CHIÊU THỨ BẢY
HOÀNH SÁO GIANG SAN (HỮU BIÊN)

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước dùng tay trái sử dụng thủ pháp Trấn-tây, Tứ-tượng dương, Lưỡng-nghi âm tà tà xuyên địa chấn vào trung lộ ta.

GIẢI THOÁT
- Nhoài người xéo về phía trước phải, hai tay chống xuống đất.
- Đối thủ đánh hụt, tất vung tay đổi chiều thu về.
- Hai chân sử dụng Thiết-kình mượn sức thu lực đối thủ:
*Chân trái trấn sau hai đầu gối đối thủ.
*Chân phải trấn trước ống quyển đối thủ.
*Dùng Thiết-kình vặn đối thủ ngã sấp.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã sấp, ta chuyển người vòng sang trái ngồi dậy.
*Đầu gối phải trấn vào sau đầu gối trái đối thủ.
*Hai tay chụp cổ chân trái đối thủ khóa theo chiều âm.

Ghi chú:
Chiêu thứ 6 và7 lấy ý trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão, nguyên văn như sau:

Hoành sáo giang sơn cáp kỳ thu

Nghĩa là:

Ngọn giáo giang sơn trải mấy thu

Nguyên thủy chiêu này có tên là Thủy-Tiên tịch tà, nghĩa là Thủy-Tiên công-chúa bắt tà. Nguyên năm 1287 Thoát Hoan mang quân sang đánh Việt Nam lần thứ ba, có mang theo một tên Đại võ sư tên Nguyễn Nhan tự Bá Linh. Cha của Linh, người Trung-hoa sang Việt Nam buôn bán, lấy vợ người Việt Nam. Nhan đã theo học với võ sư danh tiếng bấy giờ là Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc, sau bỏ về Trung-hoa, học võ Trung-hoa, thi đậu tiến-sĩ. Vì vậy y rất thông thạo đường lối trong thành Thăng-long. Nhân biết có con đường hầm đi từ đáy hồ Tây vào đến giữa cung vua. Y lẻn vào cung toan ám sát Nhân Tông. May vua cũng là võ sư có tài nên cầm cự được. Luật thời bấy giờ cấm không cho các quan vào trong cung, nên các võ tướng không giám xông vào cứu giá. Các cung nga, được Khâm Từ hoàng-hậu điền động chống đội ám sát. May Thủy Tiên công-chúa tới kịp bao vây bắt Nhan. Thủy Tiên công-chúa dùng chiêu này đánh cho Nhan ngã, rồi:

*Hai tay bà chụp chân phải đối thủ bẻ ngược.
*Chân phải đạp vào huyệt Khúc-trì, Tiễu-hải, Thiên-tĩnh, Trực-giao phải đối thủ.
*Chân trái điểm huyệt Trương-cường.

Nhan mê man bị bắt sống. Từ đấy về sau, khi bà mất rồi, các nơi thờ Hưng Đạo vương cũng thờ bà, khi lên đồng, người ta thường diễn lại tích Thủy Tiên công-chúa tịch tà.
Tương truyền khi Nhan bị mang ra chém, y xin được đặt ân là ăn thịt gấu no. Phạm Ngũ Lão chửi: "Cho mày ăn đồ của đàn bà...". Tương truyền khi Nhan chết thường hiện thường hiện hồn lên mà nhập vào quần phụ nữ phơi ngoài nắéééng. Người nào vô tình mặc vào sẽ bị hữu sinh, vô dưỡng. Bởi vậy khi quần áo khô, phụ nữ VN thường cầm hai ống quần dốc ngược xuống giũ mấy cái, diễn lại chiêu này để đuổi Nhan. Đây l một huyền thoại võ học VN.

3.8 CHIÊU THỨ TÁM
TỲ HỔ THÔN NGƯU, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng tay phải xử dụng thủ pháp : Tiên Thiên, Thái Cực âm, Lưỡng Nghi âm đánh vào tiền lộ ta.

GIẢI THOÁT
- Ngửa người ra sau tránh đòn đối thủ.
- Chân phải bước lên một bước.
- Người té nhào vào đối thủ, tay phải xuyên qua đùi phía ngoài chân phải đối thủ, chụp vào bắp chân đối thủ. Tay trái túm gót chân đối thủ.
- Dùng sức bả vai, nách phải đẩy đối thủ ngã ngồi.

PHẢN CÔNG
- Chụp hai chân đối thủ đứng dậy :
a. Giật mạnh, quật đầu đối thủ xuống đất.
b. Cặp hai chân đối thủ vào nách. Hai tay ta nắm vào nhau trước bụng cho chắc. Đối thủ vùng vẫy chuyển động, giật cho đối thủ úp sấp. Ngồi lên trên mình đối thủ, bẻ gập hai bàn chân đối thủ theo chiều âm khóa lại.

3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
TỲ HỔ THÔN NGƯU, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ dùng tay trái xử dụng thủ pháp : Tiên Thiên, Thái Cực âm, Lưỡng Nghi âm đánh vào tiền lộ ta.

GIẢI THOÁT
- Ngửa người ra sau tránh đòn đối thủ.
- Chân trái bước lên một bước.
- Người té nhào vào đối thủ, tay trái xuyên qua đùi phía ngoài chân trái đối thủ, chụp vào bắp chân đối thủ. Tay phải túm gót chân đối thủ.
- Dùng sức bả vai, nách trái đẩy đối thủ ngã ngồi.

PHẢN CÔNG
- Chụp hai chân đối thủ đứng dậy :
a. Giật mạnh, quật đầu đối thủ xuống đất.
b. Cặp hai chân đối thủ vào nách. Hai tay ta nắm vào nhau trước bụng cho chắc. Đối thủ vùng vẫy chuyển động, giật cho đối thủ úp sấp. Ngồi lên trên mình đối thủ, bẻ gập hai bàn chân đối thủ theo chiều âm khóa lại.

Ghi chú :
Ý nghĩa chiêu này lấy trong câu thơ thứ nhì của bài thơ CẢM HOÀI, mà tác giả là Phạm Ngũ Lão. Câu đầu đã dùng cho chiêu thứ 6 và 7. Câu này nguyên văn như sau :
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu.
Nghĩa là:
"Ba quân hùng hổ (như cọp, như gấu), khí nuốt cả sao Ngưu".

3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
PHÀN TIẾP ĐẢO ĐỊA, TẢ BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, tay phải dùng thủ pháp : Hậu Thiên, Thái Cực đương vào mặt ta.

GIẢI THOÁT
- Thừa lúc quyền phải đối thủ đánh tới. Trầm người xuống tránh :
- Tay trái xòe thành chưởng, đỡ vào cườm tay phải đối thủ, và hạ tay xuống theo lực đối thủ.
- Khi quyền đối thủ đánh đến Vỹ Lực, tay phải đẩy tay phải đối thủ vòng sang trái theo chiều âm, kéo giật về trước cho đối thủ mất trọng tâm.
- Chân phải tiến đến trước chân phải đối thủ, người quay 180 độ về trái.
- Tay phải chụp khuỷu tay phải đối thủ, chân trái lùi lại ngang với chân phải.
- Quật đối thủ qua đầu.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ rớt ngửa xuống, khóa lại :
a. Đầu gối phải trấn vào ngực, nách đối thủ. Hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm, khóa lại, ngã theo đối thủ.
b. Hoặc chân trái xuyên qua cổ trấn vào cổ đối thủ đè xuống đất.
- Hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm.
- Bàn chân phải đạp vào sườn phải đối thủ.

3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT
PHÀN TIẾP ĐẢO ĐỊA, HỮU BIÊN

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, tay trái dùng thủ pháp : Hậu Thiên, Thái Cực đương vào mặt ta.

GIẢI THOÁT
- Thừa lúc quyền trái đối thủ đánh tới. Trầm người xuống tránh :
- Tay phải xòe thành chưởng, đỡ vào cườm tay trái đối thủ, và hạ tay xuống theo lực đối thủ.
- Khi quyền đối thủ đánh đến Vỹ Lực, tay trái đẩy tay trái đối thủ vòng sang phải theo chiều âm, kéo giật về trước cho đối thủ mất trọng tâm.
- Chân trái tiến đến trước chân trái đối thủ, người quay 180 độ về phải.
- Tay trái chụp khuỷu tay trái đối thủ, chân phải lùi lại ngang với chân trái.
- Quật đối thủ qua đầu.

PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ rớt ngửa xuống, khóa lại :
a. Đầu gối trái trấn vào ngực, nách đối thủ. Hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm, khóa lại, ngã theo đối thủ.
b. Hoặc chân phải xuyên qua cổ trấn vào cổ đối thủ đè xuống đất.
- Hai tay bẻ tay đối thủ theo chiều âm.
- Bàn chân trái đạp vào sườn trái đối thủ.

Ghi chú :
Khi sáng chế ra chiêu thức nầy, Thủy Tiên Công Chúa có trình bày cho Trần Quốc Toản xem, nên khi đánh trận Bạch Đằng, Trần Quốc Toản đã dùng để bắt sống Phàn Tiếp. Vì vậy mới đặt tên là "Phàn Tiếp đảo địa" có nghĩa là Phàn Tiếp bị lộn xuống đất.

3.12. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI
SƠN HÀ THIÊN CỔ

TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt. Tay phải xử dụng thủ pháp Trấn Đông, Bình Tây, Lưỡng Nghi dương vào Thái Dương trái ta.

GIẢI THOÁT
- Ngửa người ra sau, nghiêng sang trái tránh sức mạnh đối thủ.
- Khi trầm người xuống, tiến lên một bước, chân phải trấn sau gót chân phải đối thủ.
- Tay phải xuyên vai trái vòng qua gáy đối thủ, đầu xuyên ra sau vai phải đối thủ. Hai bàn tay nắm lấy nhau.
- Ngửa người, nghiêng về trái làm đối thủ ngã ngửa.

PHẢN CÔNG
- Khi ngã chân phải đối thủ dơ lên cao, vì vướng chân phải ta.
- Tay phải xuyên qua sau chân phải đối thủ chụp phía sau đầu gối. Đối thủ bị nằm ngửa trên lưng ta.
- Dộng đầu đối thủ xuống đất...

Ghi chú :
Chiêu này rất khó xử dụng, nhưng xử dụng đúng mức thì mãnh lực phi thường. Khi tập luyện phải cẩn thận nếu không rất dễ vỡ đầu hoặc gẫy cổ. Khi đối đầu vơí địch thủ, vạn bất đắc dĩ mới xữ dụng, vì có thể đưa đến thảm khốc vô cùng.
Về ý nghĩa, chiêu này lấy ý trong thơ của vua Trần Nhân Tông cảm thán đề tại lăng miếu khi làm lễ hiến phù :

"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã",
"Sơn hà thiên cổ diện kim âu".

Nghĩa là : Xã tắc hai lần chinh chiến làm ngựa đá cũng phải mệt. Nhưng đất nước ngàn xưa đến giờ này vẫn vững như cung điện bằng vàng.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 05-04-2008, 04:32 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thuần Chính Đệ Cửu Thức



BẢO TIẾT DIỆU THỨC





1. DẪN NHẬP



Thủ thứ chín trong Thuần chính thập nhị thủ mang tên là Việt Nữ Thuần Chính. Nhưng khi Thái-sư Trần Nguyên-Đán chép vào bộ Đông-A di sự, đổi tên là Bảo Tiết Diệu Thức. Thủ này có 12 chiêu mang tên như sau:

Chiêu thứ nhất: Thí như chiêu lộ.

Ý lấy trong cổ thi. Ý nói đối thủ đứng trước ta, ôm lấy ta, nhìn thấy ta đẹp như giọt sương mai.

Chiêu thứ năm cũng mang tên như chiêu thứ nhất, song đây đối thủ đứng sau mà ôm ta.

Chiêu thứ nhì, chiêu thứ 7: Cũng có tên Du du ngã tâm, nghĩa là lòng ta buồn vời vợi. Tỏ ý trinh tĩnh, buồn vì bị người ta ôm. Bất đắc dĩ phải hạ độc thủ.

Chiêu thứ ba, chiêu thứ sáu tên Minh minh như nguyệt, tỏ lòng mình sáng như trăng, không hề có động tâm.

Chiêu thứ tư; chiêu thứ tám, mang tên Hồng hoa hữu cước, nghĩa là hoa hồng có gai. Để chỉ đối thủ ôm lấy cổ là có ý đùa bỡn, cợt nhã, nhưng không nên đùa, vì hoa hồng có gai.

Chiêu thứ chín, thứ mười, có tên là Ta ngã hoài nhân, nghĩa là : Than ôi, ta thương xót người lắm thay. Tức là đối lại trường hợp đối thủ đứng ngang hông ôm ta. Thực đáng thương xót vì ôm là tỏ lòng thương yêu, mà bị phản đòn độc.

Chiêu thứ mười một, mang tên Trữ lập dĩ kháp, nghĩa là đứng một mình mà khóc. Diễn tả bị khóa tay, nhưng không sợ mà khóc, khóc vì thương cho đối thủ bị phản đòn.

Chiêu thứ mười hai, đối thủ sau khi trêu gọi đủ mọi vẻ không được, liều mạng húc đầu vào bụng ta. Tuy đối thủ liều mạng, nhưng ta vẫn can đảm, vững như núi Tản-viên không đổ được. Bởi vậy mới có tên là Tản-viên nan khắc.



Về nguyên lý võ học, thì thủ này phức tạp hơn các thủ trước một bậc nữa:

- Dĩ nhu chế cương,

- Dĩ nhược thắng cường,

- Tá lực, đả lực,



Bắt đầu đi vào phần đả huyệt nhiều hơn. Vì sau khi tập hết tám thủ đầu, thì nội lực đã nhiều, chân tay linh hoạt, đủ để thu hút phát lực như ý muốn, có thể điểm huyệt được. Tuy nhiên, trong thủ thứ chín này cần phải lưu ý:



Khi xử dụng đả huyệt pháp phải tinh tế lắm, nếu đả không đúng mức, đối thủ không bị chế ngự. Nếu đả mạnh quá làm đối thủ chết, hoặc làm cho đối thủ thành phế tật, thì lại mất cái tinh thần căn bản của Việt-nữ là: Lòng dạ khoan hòa, thuần chính. Nhất là chiêu Tản-viên nan trắc, ra chiêu là đối thủ chết tức khắc, rất thảm khốc. Dầu sao ta cũng nên lấy chữ nhân làm gốc cho việc hành đạo. Nhưng khi lâm trận thì không cần e dè, giết thẳng tay.



2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG



2.1. Nội công

- Luyện cương chỉ,

- Luyện cương đao,



Giảng chi tiết các nguyên tắc:

- Nhu trung hữu cương,

- Động trung cầu tĩnh,

- Tĩnh trung cầu động.



2.2. Khí công

- Luyện vòng Đại Chu Thiên khởi từ Thủ Thái Âm Phế Kinh.



Vì luyện cương chỉ, cương đao dễ làm cho các ngón tay, da tay mất mịn màng, nhu nhuyễn. Vì vậy phải luyện nội công, khí công cùng một lúc.

- Cứ năm lần xỉa, lại ngừng; dẫn khí từ ba tạng: Phế, Tâm, Tâm-bào theo Thủ Tam-âm kinh ra cườm tay, chuyển theo lạc mạch, dẫn vào Thủ Tam-dương kinh. Dẫn khí theo Thủ Tam-dương kinh tỏa ra các Tĩnh huyệtở đầu ngón tay.

- Cứ năm lần dùng cước trấn vào cát, bùn, lại ngừng; dẫn khí từ ba tạng Tỳ, Thận, Can, theo Túc Tam-âm kinh xuống chân, chuyển theo lạc mạch, dẫn vào Túc Tam-dương kinh, tỏa ra các Tĩnh huyệt ở ngón và bàn chân.



3. CÁC CHIÊU THỨC



3.1.CHIÊU THỨ NHẤT
THÍ NHƯ CHIÊU LỘ (tiền chiêu)



TƯ THỨC

Đối thủ dùng hai tay, đứng trước ôm lấy lưng ta, nhưng không ôm hai tay.



GIẢI THOÁT (1)

- Tay trái túm tóc đối thủ giật ra sau.

- Tay phải biến thành quyền, chưởng, đao, trấn vào huyệt Đại-nghinh, Nhân-nghinh.

- Đối thủ đau quá phải buông tay.



PHẢN CÔNG (1)

- Cúi xuống, xoạc hai chân đứng vững.

- Lên đầu gối vào ngực đối thủ. Đối thủ lùi lại.

- Hai tay bốc hai cổ chân đối thủ tung qua đầu, dộng đầu đối thủ xuống đất.

- Phong cước vào mặt đối thủ.

- Dùng cước xả hết lực vào ngực đối thủ. (Đối thủ bẹp xương ngực và chết)



GIẢI THOÁT (2)

- Tay phải lên cùi chỏ vào mặt đối thủ, giật ra sau. Đối thủ đau sẽ nghiêng sang trái ta.

- Xuyên tay trái qua vai đối thủ, quặp lấy cổ đối thủ gạt về trái.

- Đồng thời chân trái trấn ngay mắt cá ngoài chân phải đối thủ. Đối thủ ngã.

- Chụp hai chân đối thủ bẻ ngược lên khóa lại. Hoặc dùng phi cước đá vào ngực đối thủ. Đối thủ ngã, dùng hai chân nện vào ngực đối thủ, xưng ngực đối thủ vỡ (Đối thủ chết).



3.2.CHIÊU THỨ NHÌ
DU DU NGÃ TÂM (tiền chiêu)



TƯ THỨC

Đối thủ đứng trước, dùng hai tay ôm lưng ta, bỏ hai tay vào trong.



GIẢI THOÁT

Điểm huyệt Kiên-tĩnh

- Hai tay ta cũng ôm lấy đối thủ. Nếu đối thủ cao hơn, phải kiềng chân lên cao.

Đối thủ thấp hơn, xoạc chân ra cho thấp người xuống.

- Dùng cằm đè lên huyệt Kiên-tĩnh, lắc đầu sang phải, sang trái mấy cái, đối thủ đau đớn, tay bị tê sẽ buông ta ra. Nếu điểm mạnh đối thủ sẽ bị nội thương, ngất xỉu.

Tung qua đầu

- Hai tay ấn tại hai xương hông đối thủ, dùng lực đẩy ra. Hai chân nhảy lùi về sau một bước.

- Chân phải đạp đất, ngã ngồi xuống, chân phải đạp vào bụng dưới đối thủ, tung đối thủ lộn qua đầu.



PHẢN CÔNG

- Sau khi đối thủ bị tung qua đầu, chụp hai tay đối thủ, ngồi dậy vặn chéo bẻ gẫy.



3.3 CHIÊU THỨ BA
MINH MINH NHƯ NGUYỆT (TIỀN CHIÊU)



TƯ THỨC

Đối thủ đứng trước mặt, hai tay nắm chặt hai vai giật mạnh.



GIẢI THOÁT (1)

- Lùi chân trái ra sau một bước.

- Cúi người xuống, kề vai phải vào bụng đối thủ.

- Hai tay chụp hai cổ chân đối thủ nhấc mạnh lên, người đứng dậy. Dộng đầu đối thủ ra sau.



PHẢN CÔNG (1)

- Xoay ngược hai chân đối thủ cho ngã sấp.

- Dùng hai tay bẻ gặp hai chân đối thủ theo chiều âm, khóa lại.

- Một tay bẻ hai chân đối thủ. Một tay phóng quyền đao vào gáy đối thủ.

- Phóng cước thực mạnh vào mặt đối thủ.



GIẢI THOÁT (2)

- Hai tay túm lấy cổ tay trái đối thủ đẩy trở lên, quay theo chiều âm 180 độ.

- Chân phải bước về trước một bước, trấn trước hai chân đối thủ.

- Hai tay giật mạnh tay trái đối thủ ra sau ta, chân phải quét hai chân đối thủ ngã xuống.



PHẢN CÔNG (2)

- Chân phải dẫm lên vai phía sau đối thủ, hai tay buông tay đối thủ ra. Đối thủ bị KHÓA TAY BẰNG CHÂN.



3.4.CHIÊU THỨ TƯ

HỒNG HOA HỮU CƯỚC (TIỀN CHIÊU)



TƯ THỨC

Đối thủ dùng hai tay ôm lấy cổ phía trước. Có hai phương pháp:



GIẢI THOÁT (1)

Bị đối thủ ôm lấy cổ, rất khó giải thoát bằng phương pháp ôn hòa, mà phải giải thoát bằng phương pháp độc hiểm. Phương pháp này giải thoát, tức là phản công vậy.

- Dùng cằm điểm huyệt Kiên-tĩnh và dùng tay phải điểm huyệt Cửu-vỹ, Thần-đường, Đản-trung. (Tay trái ôm chặt lưng đối thủ, chân phải bước ra sau nữa bước. Lắc đầu điểm mạnh huyệt Kiên-tĩnh, tay phải nắm thành nắm đấm, dùng đốt xương cuối ngón giữa điểm mạnh vào huyệt Cữu-vỹ, Thần-đường, Đản-trung trước ngực đối thủ)

- Đối thủ đau buông tay ra (nên điểm nhẹ). Đối thủ ngất nếu điểm mạnh.



Lưu ý:

- Đây là trường hợp bất khả kháng mới dùng đến. Vì xử dụng phương pháp điểm huyệt tối độc.

- Huyệt Kiên-tĩnh thuộc Đởm-kinh. Điểm nhẹ bị đau, sau có thể sinh ra đau bao tử, bệnh gan. Điểm mạnh bị thương, túi mật rung động.

- Huyệt Cữu-vĩ, Thần-đường, Đản-trung thuộc Nhâm-mạch, nếu điểm mạnh sẽ làm cho Tam-tiêu đảo lộn. Bởi vậy các võ sư xưa, thường xem căn cơ đệ tử, thấy lòng dạ phản trắc thường dạy dẫn ngược chân khí cho ba huyệt này bị thương. Người học trò đó vĩnh viễn không thành võ sĩ cao thủ được.



GIẢI THOÁT (2)

- Hai chân lùi lại sai một bước.

- Hai tay chụp ngang hông đối thủ.

- Ngửa đầu ra sau lấy đà, dùng trán đập vào đối thủ.

- Ngã ngồi xuống, nằm ra, dùng chân phải đạp vào bụng dưới đối thủ, tung đối thủ qua đầu.



PHẢN CÔNG (2)

- Sau khi tung đối thủ qua đầu, chụp hai tay đối thủ ngồi dậy bẻ cho gẫy.



Ghi chú:

Về trường hợp chiêu thứ nhì và chiêu thứ bốn. Sau khi ta té ngồi, nằm xuống. Nếu đối thủ nặng quá, không tung qua đầu được thì:

- Chân phải xuyên vào giữa hai chân đối thủ

- Chân trái trấn vào mắt cá chân phải đối thủ.

- Hai chân biến thành Thiết-kình, quay sang trái vật đối thủ xuống.

Chộp tay đối thủ ngồi dậy khóa lại.



3.5. CHIÊU THỨ NĂM

THÍ NHƯ CHIÊU LỘ (HẬU CHIÊU)



TƯ THỨC

Đối thủ đứng sau, ôm lấy ngực ta nhưng không ôm hai tay.



GIẢI THOÁT (1)

Bước về trước nửa bước.

- Đầu nghiêng sang trái một chút.

- Hai tay xuyên qua vai chụp gáy đối thủ, vít đầu đối thủ vào vai.

- Người cúi xuống, dùng lưng, tay hất đối thủ qua đầu, quật xuống đất.



PHẢN CÔNG (1)

Đối thủ ngã xuống đất

- Tay phải vít cổ đối thủ xuống đất. Tay trái dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, dao tấn công vào yếu lộ đối thủ.

- Hoặc chụp tay đối thủ khóa lại.



GIẢI THOÁT (2)

- Chân trái bước sang trái về trước một bước. Chân phải trấn sau hai chân đối thủ quét về trước. Tay phải dùng cùi chỏ điểm huyệt: Cữu-vĩ, Thần-đường, Đản-trung đối thủ.



PHẢN CÔNG (2)

- Đối thủ loạng choạng buông tay ra hoặc ngất xỉu. Nếu đối thủ chưa ngất, cúi xuống thật nhanh hai tay chụp hai ống chân đối thủ tung lên cao, dộng đầu ra sau ta.

- Chân phải bước về sau chân trái một bước, hai tay quay chân đối thủ cho ngã sấp. Nếu đối thủ chưa ngất, bẻ hai chân đối thủ khóa theo chiều âm.



3.6. CHIÊU THỨ SÁU

MINH MINH NHƯ NGUYỆT (HẬU CHIÊU)



TƯ THỨC

Đối thủ đứng sau, dùng hai tay nắm hai vai ta.



GIẢI THOÁT(1)

- Hai tay vòng ra sau chụp lấy tay đối thủ đẩy lên cao.

- Chân trái cố định, trầm người xuống, chân phải và người quay về trái 270 độ.

- Kề vai vào ngực đối thủ, vắt hai tay đối thủ qua vai giật mạnh, quật đối thủ qua đầu.



PHẢN CÔNG (1)

- Khi đối thủ rơi xuống đất:

- Một tay trấn cổ đối thủ xuống đất.

- Một tay dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, tấn công vào yếu lộ trên người đối thủ.



GIẢI THOÁT (2)

- Chân trái bước sang trái về trước một bước. Hai tay chụp hai cườm tay đối thủ đẩy lên trời.

- Người quay 180 độ về phải, trầm người xuống kề vai vào bụng dưới đối thủ.

- Hai tay chụp chân đối thủ dộng đầu ra sau.



PHẢN CÔNG (2)

- Hai tay quay chân đối thủ một vòng cho rớt xuống, ngã úp sấp.

- Hai tay bẻ hai chân đối thủ theo chiều âm khóa lại.



3.7. CHÊU THỨ BẨY

DU DU NGÃ TÂM (HẬU CHIÊU)



TƯ THỨC

- Đối thủ đứng sau, dùng hai tay ôm ngực ta, ôm cả hai tay vào trong.

- Với tư thức này, hai tay, thân mình ta bị kiềm chế, chỉ còn có chân và đầu hoạt động được. Có 4 phương pháp giải quyết.



GIẢI THOÁT (1)

Làm đối thủ ngã ngửa bằng một tay và một chân.

- Thân trầm xuống một chút, thừa cơ dùng chân trái đi đến gót chân trái phía sau đối thủ, dùng mũi bàn chân móc vào ngón chân. Khiến đối thủ không di chuyển được.

- Tay trái đè mạnh vào đùi đối thủ đẩy ra sau. Chân trái gạt về trước. Đối thủ ngã, ta ngã theo. Lúc ngã tay đối thủ lỏng ra. Ta xoay mình về trái hoặc phải thoát khỏi tay đối thủ.



PHẢN CÔNG (1)

- Phóng tay phản công vào thượng lộ, hạ lộ đối thủ.



GIẢI THOÁT (2)

Làm đối thủ ngã ngửa bằng tay.

- Cúi người xuống, hai tay xoay về phía trước ngực một chút. Chân phải di chuyển sang phía phải một bước.

- Cúi xuống, hai chụp ống quyển chân phải đối thủ giật mạnh lên cao. Đối thủ ngã ngửa, ta đè lên đối thủ.

- Khi ngã hai tay dang ra, tay đối thủ ôm ta vuột ra ngoài.



PHẢN CÔNG (2)

- Ngồi lên bụng đối thủ hai tay túm dương vật bóp mạnh (nếu là nam).

- Lúc ngã hai tay xoay ngược chân đối thủ, cho đối thủ ngã sấp. Bẻ gập chân đối thủ theo chiều âm khóa lại (nếu là nữ).



GIẢI THOÁT(3)

Làm đối thủ ngã bằng hai tay và chân.

- Cúi người xuống xoay phải, xoay trái cho tay đối thủ nới rộng ra và vuột lên cao.

- Chân trái bước sang trái một bước.

- Chân phải xéo qua trái, trấn ra sau hai chân đối thủ.

- Cúi người xuống, chụp hai ống quyển chân đối thủ, bốc đối thủ dộng đầu cho ngã ngược xuống.



PHẢN CÔNG (3)

- Chân trái dẫm chân đối thủ, khóa chân hoặc tay đối thủ lại.



GIẢI THOÁT (4)

Quật đối thủ:

- Hai chân dang rộng ra cúi người xuống quay phải, quay trái cho tay đối thủ nới ra.

- Chân trái tiến về trước một bước.

- Tay phải dỡ mạnh lên cao, tay phải đối thủ tuột lên vai ta. Hai tay ta xuyên qua vai chụp gáy đối thủ, quật qua đầu.



PHẢN CÔNG (4)

- Khi đối thủ ngã, dùng cước phóng vào yếu lộ trên người đối thủ



3.8. CHIÊU THỨ TÁM

HỒNG HOA HỮU CƯỚC (HẬU CHIÊU)



TƯ THỨC

Đối thủ đứng sau, hai tay ôm lấy cổ.



GIẢI THOÁT

- Trường hợp này tương đối bớt hung hiểm như chiêu thứ bảy. Phương pháp giải thoát cũng dễ hơn. Áp dụng 4 phương pháp như trên.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
hoa do thap nhi thao, thuan chinh nhi thap thu, thuan chinh thap nhi thu, tu thap nhi thu nhan

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™