Vài đòn căn bản của Nhu đạo (Judo)
Hôm nay Sỡ Lưu Hương chỉ viết đòn thế, còn về những tư thế tập khởi động và tập té thì sẽ viết sau đó nhen.... ehehehhe......
1. Đòn chân Hiza Gu-ru-ma : ( Hiza Guruma )
Tay phải ta nắm tay áo của địch kéo ghị xuống, tay trái kéo bổng vai địch lên cao khiến cho địch nghiêng hẳn người với bên trái ( tức bên tay phải của ta ), đồng thời ta cũng kéo địch về phía trước, ta quét chân phải ta vào đầu gối của địch, quăng mạnh địch về phía sau - bên tay phải của ta.
2. Đòn chân Đờ A-si Ba-rai ( De Ashi Barai ):
Ta hãy đẩy cho địch lùi lại tí, khi địch gượng người trụ lai thì ta lại nương theo thế kéo địch vào mình, khi địch mất thăng bằng nhấc chân bước tới thì ta dùng chân trái quét ngang mắt cá chân nào mà địch nhấc lên bước tới, ( nhớ là khi ta kéo địch vào thì ta kéo tay cao lên để địch rướn người lên theo mà mất thăng bằng )
3. Đòn chân Ô-U-chi-ga-ri ( O-Uchi Gari ):
Tay phải ta nắm cổ áo của địch, tay trái ta nắm tay áo phải của địch, tay trái ta giở hổng tay phải của địch lên và đẩy về phía bên trái của địch , tay trái ta đẩy địch mạnh về phía sau buộc địch phải ngã nghiêng người, dồn trọng lượng của địch về bên chân trái của hắn, đồng thời cùng một lúc đó, ta luồn chân phải của ta vào giữa hai chân của địch mọc thật nhanh và mạnh vào cổ chân trái của đich ( mốc ngược lên cao ).
4. Đòn chân Tai-ô-tô-si ( Tai Ostoshi ):
Tay trái của ta kéo mạnh tay phải của địch giở hổng lên, đồng thời ta xoay chân trái ra sau và xoay nhanh người đưa lưng vào địch, cùng lúc ta đổi chân, chêm chân phải của ta vào sát ngay cổ chân phải của địch, tay phải ta kéo mạnh vào và ta kiểng thẳng cổ chân phải của ta lên thật nhanh và mạnh, địch sẽ té nhào.
5. Đòn chân Ô-sô-tô-ga-ri ( O Soto Gari )
Ta nhanh như chớp dùng tay phải chụp cổ áo và tay trái thì chụp tay áo bên trái của địch, tay trái của ta thì keo; tay của địch về người của mình, đồng thời tay phải đẩy mạnh ngực địch buộc địch nghiêng người trong lúc lùi lại, khi địch bị đẩy lùi một chút thì ta luồn chân phải của ta ra sau chân địch, dùng bắt chân ta móc thật mạnh vao chân của địch, địch sẽ té bật ngữa ra phía sau.
Chú ý : TẤT CẢ CÀNG ĐÒN CỦA NHU ĐẠO ĐÒI HỎI TA PHẢI THI HÀNH CÁC ĐỘNG TÁC THẬT LÀ NHANH CHÓNG VÀ LIÊN TỤC GẦN NHƯ TẤT CẢ CÙNG MỘT LÚC VẬY THÌ MỚI CÓ HIỆU QUẢ.... MUỐN ĐẠT ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ NÀY THÌ PHẢI SIÊNG NĂNG TẬP LUYỆN KHÔNG NGỪNG NGHĨ MỚI ĐƯỢC...
6. Đòn chân Sa-sê-su-ri-kô-mi-a-si ( Sasae Tsuri Komi Ashi ) :
Ta hảy đẩy địch lùi lại một chút, khi địch bị đẩy lùi thì sẽ cố gượng lại, ta nhân đó mượn sức của địch và dùng tay trái cuả ta kéo mạnh địch về phía bên trái của ta, đồng thời tay phải của ta đẩy ngực áo của địch gần nơi nách hơi chếch lên trên, thật nhanh và thật mạnh, cùng lúc đó ta chêm ngay má trong của bàn chân trái của ta vào nơi ở ngay cổ chân của địch.
7. Đòn chân Kô-u-chi-ga-ry ( Ko Uchi Gari )
Cũng từa tựa như đòn chân ở trên, nhưng lần này không phải chêm chân mà là ta mốc ngược lên.
8. Đòn chân Kô-sô-tô-ga-ri ( Ko Soto Gari ):
Cũng từa tựa như đòn chân số
6, nhưng lần này ta không chêm mà là quét chân ta hất chân địch hổng lên và bị mất thăng bằng.
9. Đòn chân Ha-rai-su-ri-kô-mi-a-si ( Harai Tsuri Komi Ashi ) :
Cũng bắt đầu từa tựa như đòn số 6 nhưng lần này ta cùng ngã người ra phía sau theo sức kéo của ta, đồng thời ta quét ngay ống quyển hay cổ chân địch để hất tung địch về phía sau của ta chứ không phải ngang bên hông.
10. Đòn chân Ô-sô-tô-gu-ru-ma ( Osoto Guruma )
Ta hãy kéo tay phải, đẩy tay trái, buộc địch nghiêng người về bên tay phải của địch, ta cũng dùng luôn cả thân người của ta áp sát vào ngực địch để tăng thêm lực đẩy, đồng thời ta chêm chân ra phía sau chân của địch ( ngay mặt sau của gối ) mà hấ lên .
11. Đòn chân Ô-sô-tô-ô-tô-si ( Osoto Otoshi ):
Tay trái của ta kéo thật mạnh, tay phải của ta thì đẩy thật mạnh, buộc địch mất thăng bằng, ta bước nhanh sang hết bên phải của địch rồi luồn chân phải của ta ra sau lưng của địch rồi dùng gót chân để đá hất ngược vào ngay nhượng chân phía sau đầu gối phải của địch .....
12. Đòn hông Ha-rai-gô-si ( Harai Goshi ):
Đòn này cũng như hầu hết các đòn hông khác, đỏi hỏi khi vô đòn thì phải vô rất nhanh và bộ chân phải rất vững vàng.... Ta hãy đẩy địch một chút, khi địch gượng người lại chống sức đẩy cuả ta thì ta nhân đó mượn sức của địch và nhanh như chớp bỏ chân trái vòng ra sau chân phải rồi xoay người lại chêm hông vào khoảng hông gần háng của địch, đông thời cả hai tay ta kéo mạnh địch vào sát người của ta, ta dùng chân phải của ta hất mạnh vào ngang gối của chân địch để phụ với hông tung địch lên bay qua vai của ta.
13. Đòn hông Su-ri-kô-ri-gô-si ( Tsuri Komi Goshi ):
Xoay người chêm hông của ta thật sát vào hông của địch, hai chân song song hai vai, tay trái ta nắm tay áo địch kéo thật mạnh, tay phải nắm cổ áo địch dở thẳng lên, các động tác nhịp nhàng cùng một lúc để quật địch bay qua hông của ta về phía trước.
14. Đòn hông U-chi-ma-ta ( UChi Mata ):
Xoay người chêm hông vào người địch, kéo địch sát vào sao cho bung của địch ở trên hông của ta, hai tay ta kéo địch thật mạnh vào người của ta nhưng kéo tay trái mạnh hơn để buộc địch phải nghiêng mình, đông thời cùng lúc ta luồn chân trái của ta về sau lưng vào ngay giữa hai chân của địch hất lên vào háng của địch cùng một lúc với hai tay kéo mạnh quật địch bay qua hông của ta về phía trước.
15. Đòn hông U-ki-gô-si ( UKi Goshi ):
Xoay người chêm hông vao hông của địch, hai chân ta song song với vai ( tất cả chân tấn của Judo nên hơi rùn xuống một chút, hai đầu gối mỡ rộng vừa phải )..... tay trái của ta kéo tay phải của địch cho thật mạnh, đồng thời tay phải của ta luồn vòng ra sau ôm ngang hơi trên thắt lưng một chút và quật mạnh địch qua hông ta về phía trước.....
16. Đòn hông Ha-nê-gô-si ( Hane Goshi ) :
Sỡ mỗ thích đòn này nhất.....
Xoay người chem hông vào hông của địch.... các động tác vô đòn cũng giống như ở đòn Ha-rai-gô-si đã trình bày ở trên, tuy nhiên hơi có một chút khác biệt là lần này tay phải của ta nắm cổ áo của địch dở lên trên ( để kết quả tốt hơn ta có thể vừa dỡ vừa chem cùi chỏ của ta vào ngực địch cho thế thêm mạnh mẽ, còn chân thì lần này lại chêm vào gần háng của địch và hất địch lên cùng lúc với động tác của hông bẩy lên và động tác của hai tay..... Đòn này phải nhanh thật nhanh vì chậm một chút thôi thì địch gồng người lại thì đòn này sẽ trở nên khó khăn hơn.....
17. Đòn hông U-su-ri-go-si ( Utsuri Goshi ):
Ta luồn ty ôm lưng của địch, sau đó xoay người chêm hông vào rồi bẩy địch lên cao và quật xuống qua vai của ta.
18. Đòn hông Sô-dê-su-ri-kô-mi-gô-si ( Sode Tsuri Komi Goshi ) :
Đòn này các động tác vô đòn giống như đòn Tsuri Komi Goshi nhưng lần này ta vô đòn hơi thấp, chêm mông của ta vào ngay háng của địch, tay phải của ta lại nắm tay trái của địch đưa thẳng lên, tay trái của ta kéo mạnh, mong của ta bật lên hất địch bay qua đầu ta....
19. Đòn hông Kô-u-chi-ma-ki-kô-mi ( Ko Uchi Makikomi ):
Đòn này là đòn rất khó dùng nhưng là một đòn rất hay. Ta xoay người vô đòn sát vào người địch, rồi kẹp chặt cánh tay phải của địch vào nách phải của ta, dùng tay trái của ta kéo địch thật mạnh và ta dồn cả sức nặng của thân mình ta đè lên cánh tay phải của địch, đồng thời ta dùng chân phải của ta móc ngược chân phải của địch.... nguyên lý của đòn này là ta vừa móc chân địch vừa té nhào để kéo địch té theo....
20. Đòn vai Sôi-na-ghê ( Seoi Nage ):
Xoay người vô đòn hơi thấp , tay trái ta kéo tay phải của địch sát vào người ta, tay phải ta nắm ngực áo của địch xoáy mạnh, và xoáy sao cho cùi chỏ của ta thúc vào nách phải của địch, cùng lúc với các động tác của tay, ta cũng bẩy hông và bật hai chân thật nhanh để quật địch bay về phía trước.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: