Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Thể Loại Khác > Tâm Lý - Giáo Dục
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 13-06-2013, 05:33 PM
thien_nhat thien_nhat is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Jun 2013
Đến từ: hà nội
Bài gởi: 5
Thời gian online: 36 phút 5 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Nhà tần là triều đại phong kiến đầu tiên của trung quốc nên nhà chu ko phải triều đại pk bạn nhé
Tài sản của thien_nhat

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 14-06-2013, 02:16 PM
thienkieu thienkieu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Jun 2013
Đến từ: hà nội
Bài gởi: 1
Thời gian online: 13 phút 25 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Tình tiêý mà bạn xuyvuu kể giống trong phim truyền thuyết natra mình xem hồi bé quá. Nhưng bộ phim ấy dành cho trê con xem thôi bạn à. Nếu muốn biết về truyền thuyết thần thoại trung hoa mình khuyên bạn nên đọc sách thì hơn
Tài sản của thienkieu

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 02-10-2017, 11:43 PM
tunganna5211 tunganna5211 is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Nov 2015
Bài gởi: 1
Thời gian online: 2 giờ 40 phút 48 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
cái gì đây vậy? Thần thoại Việt nam? Hay thần thoại trung quốc mang phong cách mới?
Sự tích khai thiên lập địa[/B][/U]

Ngày xưa, vũ trụ bao la này có một quả trứng rất to, bên trong có một cậu bé tên là Bàn Cổ. Đến một hôm, Bàn Cổ dùng sức làm vỡ vỏ trứng, nữa phần khổng lồ của vỏ trứng được Bàn Cổ dùng hai tay nâng lên, nữa phần còn lại của vỏ trứng được đôi chân khỏe mạnh dậm lên. Bàn Cổ theo thời gian mà lớn lên và cao lên. Bàn Cổ dùng hết sức mình để tách hai mãnh vỏ trứng ngày một xa nhau. Nữa phần vỏ trứng khổng lồ nơi đôi tay của Bàn Cổ ngày một dầy và ngày một xa nữa phần kia theo thời gian, vì thế Trời Đất được hình thành. Một ngày nọ, Bàn Cổ kiệt sức và đã ngã xuống.

Đôi mắt của Bàn Cổ đã thành Mặt trời và Mặt trăng. Hàng vạn sợi tóc của Bàn Cổ đã thành vô số các vì sao. Lông tay, lông chân đã trở thành thảo nguyên. thit của Bàn Cổ đã trở thành đồi núi cao thấp, máu của Bàn Cổ đã trở thành giang hồ, đại dương, răng của Bàn Cổ đã trở thành san hô, xương của Bàn Cổ đã trở thành rừng cây, hơi thở sau cùng của Bàn Cổ đã trở thành gió. Bàn Cổ qua đời nhưng Bàn Cổ đã để lại một thế giới tự nhiên cho chúng ta.


Nữ Oa nương nương


Nữ Oa là một vị nữ thần được sùng bái từ rất lâu đời ở đất nước Trung Hoa. Bà Nữ Oa được coi là vị thần thuỷ tổ của loài người đã sáng tạo ra thế giới, vạn vật. Trong truyền thuyết Trung Hoa, Nữ Oa có thể hoá sinh ra vạn vật, mà kỳ tích nổi tiếng nhất của bà là luyện đá vá trời, và nặn đất tạo ra loài người

Sự tích loài người


Trước khi tạo ra loài người, Thần Nữ Oa đã tạo ra các loài động vật: Ngày 1 tháng Giêng tạo ra gà, mùng 2 tạo ra chó, mùng 3 tạo ra dê, mùng 4 tạo ra lợn, mừng 5 tạo ra trâu, mùng 6 tạo ra ngựa, đến mùng 7 tháng Giêng mới nhào đất và nước tạo ra con người (nhân vật).
Một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Thế giới nơi này tràn đày hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Hứng thú quá, Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhiễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Từ đó về sau con người được sống trên thế giới tuyệt diệu này, tạo ra sự thịnh vượng, làm việc bằng đôi tay, và sống một nếp sống an vui hạnh phúc.

Đội đá vá trời


Nhưng sự phồn thịnh không kéo dài được lâu. Một ngày kia, trận bão lớn kéo đến. Gió thổi lên và mây giăng đầy trời. Sấm thét gào, rồi một lằn chớp đánh xuống làm cháy cả rừng. Chim thú chạy loạn xạ trong tiếng khóc la đinh óc. Sau đó,cả góc trời sập xuống. Từ lỗ thủng ấy, nước cuồn cuộn ập ra. Mặt đất bị ngập bởi trận hồng thủy. Lo sợ dân chúng sẽ bị chết đuối, Nữ Oa liền dùng phép màu chuyển toàn bộ các làng bản tạm lên núi.
Nữ Oa nghĩ cách để vá trời, nhưng suốt nhiều ngày mà vẫn không tìm ra cách, bởi điều đó vượt quá quyền năng của bà. Nữ Oa vô cùng buồn rầu. Đêm đêm bà lại thức trắng, đứng trên đỉnh núi cao nhìn ra khắp chốn. Mặt đất vẫn còn hoang sơ, chỉ toàn đồi núi. Bà chợt nghĩ ra cách là dùng đất đá để gắn lại lỗ hổng mà từ đó con sông trời đổ xuống. Bà liền đến gặp thần đất để thuyết phục:
- Thần đất đáng kính, ta rất muốn mượn thân thể của thần để cứu loài người. Thần chỉ phải chịu đau đớn bây giờ nhưng sau này loài người sẽ làm cho thần phì nhiêu, màu mỡ hơn xưa!
Thần đất biết được ý định tốt đẹp của Nữ Oa liền lập tức đồng ý.
Nữ Oa rất cảm động và cám ơn sự giúp đỡ của thần đất. Bà huy động con người cùng xẻ núi, đào đất đá, lượm rất nhiều cát sỏi từ các sông hồ, và chất chúng thành một hòn núi ngũ sắc đẹp đẽ chiếu sáng rực rỡ. Sau đó Bà đi cắt những cọng lau từ ruộng đất, trộn lẫn chúng với đá sỏi và đốt chúng. Lửa cháy không ngừng trong chín ngày đêm. Đất đá sau khi nung trở thành thứ vật liệu dính chắc vô cùng. Nữ Oa bưng những hòn đá cháy bỏng và phóng lên trời. Bà liên tục lấp và vá trong bảy ngày đêm, cuối cùng lổ hổng lớn đã được lấp đầy.
Dù bị cháy khắp thân mình nhưng Nữ Oa cảm thấy rất hạnh phúc. Sau khi giúp trần thế hồi sinh, Nữ Oa liền cưỡi đám mây ngũ sắc và trở về trời vĩnh viễn.
Để tỏ lòng biết ơn bà, loài người đã bảo ban nhau chăm chỉ cày cấy, tạo ra nhiều thóc gạo, làm cho đất đai màu mỡ, cuộc sống ngày càng trở nên thịnh vượng.

Cai quản nhân gian


Có truyền thuyết cho rằng đứng đầu cai quản nhân gian là Nữ Oa Nương Nương, tiếp đến có ba vị đại tiên là Nguyên Thủy Thiên Tôn ( sư phụ của Khương Tử Nha và Thân Công Báo ), Thông Thiên Giáo Chủ ( sư phụ của Nhị Lang Thần Dương Tiễn ), Thái Ất Chân Nhân ( sư phụ của tam thái tử Na Tra )

Ngọc Hoàng Thượng Đế


Theo Đạo Giáo và tín ngưỡng Trung Quốc, Ngọc Hoàng Thượng Đế có danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Vua Ngọc, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao)

Ngọc Hư Cung hay Cung Ngọc Hư là nơi họp triều đình của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầm quyền cai trị toàn cả Càn Khôn Thế Giời. Ngọc Hư Cung ở từng Trời thứ 10 là Hư Vô Thiên, ở ngay bên trên Cửu Trùng Thiên, dưới quyền Chưởng quản của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong Ngọc Hư Cung có Linh Tiêu Điện và Cung Hiệp Thiên Hành Hóa.

Linh Tiêu Điện là nơi Đức Chí Tôn họp Thiên triều của Ngài, gồm các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, tạo định Thiên thơ, cầm quyền điều khiển Càn Khôn Vũ Trụ. Đài Linh Tiêu là cái đài cao nơi Linh Tiêu Điện trong Ngọc Hư Cung ở từng Trời Hư Vô Thiên. Mỗi khi có Đại hội Quần Tiên, Đức Chí Tôn Thượng Đế ngự trên cái đài cao ấy để chủ tọa Đại hội Ngự triều.


Vương Mẫu Nương Nương

Theo truyền Thần Tiên, ở phương Đông có Đông Vương Công, làm chủ Khí Dương; ở phương Tây có Tây Vương Mẫu làm chủ Khí Âm. Đông Vương Công còn được gọi là Mộc Công, vì theo Ngũ Hành, Mộc ở phương Đông. Tây Vương Mẫu cũng được gọi là Kim Mẫu, vì hành Kim ở phương Tây.

Đông Vương Công chính là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm chủ khí Dương quang; Tây Vương Mẫu chính là Đức Diêu Trì Kim Mẫu, làm chủ Khí Âm quang.

Các vị tu hành đắc đạo thành Tiên, trước hết phải lên bái kiến Đấng Đông Vương Công, rồi sau đó đến bái kiến Đấng Tây Vương Mẫu. Xong rồi mới được đi tham lễ Đức Thái Thượng Lão Quân và Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn

Vương Mẫu có một vườn đào tiên, hàng nghìn năm mới kết trái, ăn vào thì có thể trường sinh bất lão. Vườn đào này do các tiên nữ cai quản, và chỉ khi có hội bàn đào hay được lênh của Vương Mẫu thì các tiên nữ mới được hái.

Diêu trì hay Dao trì là cái ao làm bằng ngọc diêu nơi cõi thiêng liêng, ở từng Trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên.

Diêu Trì Cung là cung điện bên cạnh ao Diêu Trì, là nơi thường ngự của Vương Mẫu Nương Nưong.

Có truyền thuyết còn cho rằng Vương Mẫu Nương Nương là con gái của Nguyên Thủy Thiên Tôn.


Thái Thượng Lão Quân

Thái Thượng Lão Quân là vị đại tiên sở hữu sức mạnh của Tam Vị Chân Hỏa, ngài luyện Linh Đan trên trời bằng lò Bát Quái.

Hoá thân của Ngài là Lão tử, cho nên có khi Lão tử cũng được gọi là Lão quân. Lão tử cũng có một hiệu khác là Hoàng Lão quân, hoặc là Thái Thượng Huyền nguyên Hoàng đế. Các đạo sĩ quan niệm rằng Lão tử không phải là một phàm nhân. Ngài vốn đã có trước trời đất, và do khí hồng mông hỗn độn (chaos) hóa sanh. Khi Ngài giáng phàm, thì hóa thân bằng xương thịt của Ngài chẳng phải huyết nhục phàm nhân tạo ra mà do Đạo tạo nên.

Theo truyền thống Trung Quốc, Lão Tử sống ở thế kỷ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và Thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết cuốn sách thuộc Đạo giáo rất có ảnh hưởng, cuốn Đạo Đức Kinh, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.



Thái Bạch Tinh Quân

Sao Kim là hành tinh sáng nhất bầu trời vào lúc sáng sớm và trước khi trời tối. Sao Kim mang sắc Trắng được gọi là Thái Bạch. Sắc trắng của Kim ứng với phương Tây, phương của quẻ Đoài trong Bát quái, nên gọi là Tây Đoài Thất khí Thái Bạch, còn gọi là Hàm Trì Kim tinh, trông coi bởi Thái Bạch Kim Tinh là ông già họ Lý.

Thái Bạch Kim Tinh là vị đại tiên đứng cạnh Ngọc Đế tại điện Linh Tiêu.


Nam Đẩu Tinh Quân và Bắc Đẩu Tinh Quân

Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vì sao ở trên trục Nam Bắc của Địa cầu. Khi Địa cầu chuyển động tự quay và quay chung quanh Mặt Trời, hai vì sao nầy vẫn luôn luôn ở trên trục Nam Bắc của Địa cầu.
- Đặc biệt sao Bắc đẩu là một Định tinh, ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ, nên tất cả các chùm sao khác đều quay quanh sao Bắc Đẩu.
- Sao Nam Tào không phải là một Định tinh, nhưng có chuyển động thế nào để luôn luôn nằm trên hướng Nam của trục Địa cầu. Cho nên các nhà hàng hải dùng sao Nam Tào để định hướng Nam của Địa cầu.

Muốn tìm sao Nam Tào, trước hết phải tìm chòm sao Chữ Thập (La Croix du Sud) gồm bốn ngôi sao khá sáng luôn luôn hiện rõ ở lưng chừng bầu Trời phía Nam. Từ sao Chữ Thập nầy, kéo một đường thẳng tưởng tượng theo nét sổ dài xuống chân trời thì gặp một ngôi sao hơi lu nằm gần sát chơn trời. Đó là sao Nam Tào, nên cũng gọi là sao Nam Cực.

Nam Tào Bắc Đẩu là hai vị Tiên coi Bộ Sanh và Bộ Tử của nhơn loại nơi cõi trần.
- Nam Tào (Nam Cực) Tiên Ông coi Bộ Sanh.
- Bắc Đẩu Tiên Ông coi Bộ Tử.

Dưới đây là một trích đoạn trong tiểu thuyết " Tam Quốc Diễn Nghĩa " của La Quán Trung nói về 2 vị Nam Tào, Bắc Đầu này :




Chu Công

Nhà Chu phát triển rực rỡ, có công tạo nên nền văn minh Trung Quốc. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương còn nhỏ, em ruột Võ Vương là Chu Công Đán nhiếp chính. Chu Công là chính trị gia đại tài, có công rất lớn với nhà Chu, và có công làm cho văn minh Trung Quốc tiến mau. Ông sống trước Khổng Tử khoảng 600 năm. Chu Công là tấm gương của Khổng Tử, suốt đời Khổng Tử chỉ ước ao lập được sự nghiệp như Chu Công.


Tài Bạch Tinh Quân

Theo truyền thuyết , Thần Tài chính là Triệu Công Minh , người đời nhà Tần . Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo , ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái , coi việc đuổi trừ ôn dịch , cứu bịnh trừ tai . Hơn nữa , ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ . Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn .

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi , cưỡi cọp đen . Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái . Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để mà thờ cúng.

Người ta cũng cho rằng đi cạnh ông có 2 vị tiên là Chiêu Tài Đồng Tử và Tấn Bảo Tiên Nữ, vì vậy đôi khi chúng ta cũng thấy người ta thờ hai vị này bên cạnh ông.


Nguyệt Hạ Lão Nhân

Nguyệt hạ lão nhân là vị thần chuyên lo việc hôn nhân. Theo Thẩm Tam Bạch ghi trong sách “Phú sinh lục ký” thì vị thần này một tay cầm dây tơ đỏ, một tay chống cây gậy trên đầu có đeo sổ hôn nhân, sắc mặt như trẻ thơ mà tóc bạc trắng, đi lại giữa mịt mù không ra khói, không ra sương.
Người ta cho rằng Nguyệt lão là thần nhân duyên, chuyên se duyên cho các đôi trai gái. Ông lấy sợi dây đỏ buộc chân họ lại với nhau, đã buộc ai vào ai thì dù cách núi sông cũng đến được với nhau, còn nếu hai người không có dây đỏ buộc chân vào nhau thì có ở kề bên nhau cũng không nên duyên chồng vợ được.
Rất nhiều nơi ở Trung Quốc có đền Nguyệt lão. Trong Bạch Vân Am dưới núi Cô Sơn ở bên Tây Hồ – Hàng Châu có Nguyệt lão điện, thờ thần Nguyệt lão.
Trong hôn lễ ở Trung Quốc còn có phong tục buộc dây tơ hồng, hoặc đôi trai gái cầm một dải lụa đỏ đi vào phòng cưới… Tế thần Nguyệt lão (hay tế tơ hồng) cũng trở thành một nghi thức trong hôn lễ xưa.


Thái Dương Tinh Quân và Thái Âm Tinh Quân

Thái Cực là nguyên lý cùng tột của vũ trụ. Đó là chân lý tuyệt đối, tối thượng, bất biến, hằng hữu, sinh ra càn khôn vũ trụ và vạn vật. Khi Thái Cực phân ra Lưỡng Nghi, rồi Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng thì Tứ Tượng gồm: Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm. Thái Dương chỉ mặt trời, Thái Âm chỉ Mặt trăng. Vị Tiên cai quản Mặt Trời và Mặt Trăng là Thái Dương Tinh Quân và Thái Âm Tinh Quân.

Sự tích phong thần

Nhà Thương (khoảng 1600 TCN - khoảng 1027 TCN) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là Nhà Hạ và trước Nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ.

Truyền thuyết phong thần ( hay phong thần diễn nghĩa ) nói về bối cảnh cuối Thương, tức là đời nhà Trụ. Gắn liền với truyền thuyết phong thần là các truyền thuyết về Nhị Lang Thần, Na Tra...Sau đây là tóm tắt về truyền thuyết trên :

Dưới thời Trụ Vương, vì vua tin nhầm gian phi Đát Kỷ - vốn là 1 con cửu vĩ hồ - mà triều đình nghiêng đổ. Nhiều trung thần bị giết hại, nhiều hình phạt dã man như " nung đồng nấu thịt " hay thả vào hố rắn được sử dụng thường xuyên. Tây Bá Hầu Cơ Phát được coi là vị hiền quân đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ vua Trụ. Giúp sức cho vua Trụ có nhiều tiên - yêu phép thuật cao cường như Cửu Vĩ Hồ ( cáo chín đuôi ) , Thạch Cơ Nương Nương ( vốn là một tảng đã hấp thụ linh khí trời đất mà thành tinh ), Thân Công Báo ( đệ tử của Đức Nguyên Thuỷ Thiên Tôn )...., bên Tây Bá Hầu lại có Lôi Chấn Tử ( Lôi Công, Lôi Thần ), Dương Tiễn ( Nhị Lang Thần ), Na Tra...Thậm chí, ngay cả trên thiên đình cũng chia làm các phe như Chính - Tà...

Cuối cùng, Tây Bá Hầu chiến thắng, lật đổ vua Trụ, lập nên nhà Chu - triều đình phong kiến kéo dài nhất Trung Quốc.


Tam Thái Tử Na Tra

Hình ảnh Na Tra cưỡi phong hoả luân, đeo lụa hỗn thiên, cầm vòng càn khôn... có lẽ không còn xa lạ với tất cả người Á Đông, cũng như với gamer Ts.

Na Tra vốn là Linh Châu Tử, đệ tử của Thái Ất Chân Nhân. Một lần Cửu Vĩ Hồ lên trời ăn trộm đào tiên, không may bị bắt và bị Nữ Oa Nương Nương giam vào lướt trời. Do sơ suất mà Linh Châu Tử để con hồ ly chạy mất, nên bị giáng xuống trần, đầu thai vào nhà Lý Tịnh - một vị tướng của vua Trụ.

Na Tra rất yêu mẹ là Ân thị nhưng từ nhỏ lại thường mâu thuẫn với người cha. Sau khi Na Tra rút gân Long Tam Thái Tử, Tứ Hải Long Vương đã dâng nước ngập Trần Đường Quan, bát Lý Tịnh phải giao nộp Na Tra. Na Tra đã " rút xương trả mẹ, róc thịt trả cha ", hi sinh để cứu toàn bộ người dân nơi đây.

Thái Ất Chân Nhân thấy Na Tra chết liền dùng củ sen ghép thành thân mình và gọi hồn Na Tra về. Vì thế mà Na Tra có một thân hình làm bằng củ sen. Sau khi sống lại, Na Tra tiếp tục giúp Tây Bá Hầu đánh bại Trụ Vương. Tiêu diệt xong hồ yêu, lật đổ nhà Thương, Na Tra được quay lại thiên đình với chức danh " Tam Thái Tử ".



Nhị Lang Thần Dương Tiễn

Theo truyền thuyết, Dưỡng Tiễn là vị thần ba mắt, cháu ruột của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Em gái Ngọc Đế xuống trần gian, lấy chồng là Dương Quân và đẻ ra con đặt tên là Dương Tiễn.

Ngoài ra, Dương Tiễn cũng xuất hiện trong sự tích phong thần. Tuy ông là đệ tử của Thông Thiên Giáo Chủ như lại đứng về phe Tây Bá Hầu, góp phần tiêu diệt Trụ Vương.

Dương Tiễn có một người em gái ruột là Hoa Sơn Thánh Mẫu - vị thần nắm giữ Bảo Liên Đăng. Vì kết duyên với người trần nên bà bị giam dưới chân núi Hoa Sơn. Tuy vậy, lòng mẹ thương con của bà vẫn còn được người đời ca ngợi cho tới ngày nay.


Lôi Công Lôi Chấn Tử

Theo truyền thuyết thì Lôi Chấn Tử vốn là một trong những người con của Tây Bá Hầu Cơ Phát ( sau này là Chu Vũ Vương ).

Khi Cửu Vĩ Hồ ăn trộm đào tiên và bị bắt, quả đào đó rơi vào tay Thân Công Báo. Thân Công Báo ăn quả đào tiên quá vội vàng, nên ăn luôn cả hạt, do đó không thể tiêu hoá. Khương Tử Nha giúp Thân Công Báo lấy hạt đào ra, lúc đó hạt đào đã hấp thụ chướng khí trong bụng trở thành hạt cây yêu quái. Khương Tử Nha Quăng hạt đào đi, nó rơi xuống đất, mọc lên thành cây Yêu Quái.

Khuôn mặt Lôi Chấn Tử vốn rất khôi ngô tuấn tú, nhưng do ăn nhầm phải quả cây Yêu Quái đó mà bỗng biến dạng, thân hình ông bỗng mọc ra cánh. Bất chấp hình dạng bị mọi người xa lánh, ông vẫn hết lòng phò Chu diệt Thương, vì vậy mà được Nữ Oa phong làm Lôi Thần ( hay Lôi Công ), mà mọi người vẫn quen gọi là Thiên Lôi.

Giống Thái Tử Na Tra và Nhị Lang Thần Dương Tiễn, hình ảnh ông Thiên Lôi với đôi cánh, sử dụng búa và chiếc cọc để tạo ra sấm sét cõ lẽ cũng khá quen thuộc với người Á Đông.


Hống Thiên Khuyển

Mỗi khi xuất hiện Nhị Lang Thần, có lẽ không thể thiếu được Hống Thiên Khuyển ở bên.

Hống Thiên Khuyển là con chó thần của Dương Tiễn, và cũng gắn liền với sự tích Phong Thần. Nhìn chung Hống Thiên Khuyển có liên quan đến Thần Công Báo. Một số truyện cho rằng Hống Thiên Khuyển là con chó của Thân Công Báo, về sau khi Thân Công Báo thất bại thì rơi vào tay Nhị Lang Thần. Lại có truyện khác cho rằng sau khi vua Trụ thất bại, Nữ Oa Nương Nương đã trừng phạt Thân Công Báo, biến Thân Công Báo thành con chó.


Hoả Đức Tinh Quân

Sao Hoả mang màu đỏ, là hành tinh mà thiên văn hiện đại quan tâm nhiều nhất. Màu đỏ là của phương Nam, phương của quẻ Ly là lửa trong Bát quái, và được coi là hội tụ từ ba khí, nên có tên gọi là Nam Ly Tam khí Vân Hán. Lửa Tam vị thì không gì dập nổi. Cai quản sao Hoả là thần lửa tam vị, được gọi là Hoả Đức Tinh Quân.

Sau đây là trích đoạn về Hoả Đức Tinh Quân trong tiểu thuyết " Tam Quốc Diễn Nghĩa "




Thường Nga Tiên Nữ

Hằng Nga, Thường Nga, hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong truyền thuyết của người Trung Quốc và một số nền văn minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nữ thần của mặt trăng.

Hằng Nga là đề tài của một vài truyện cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa, phần lớn đều gắn liền với các thành phần sau: Hậu Nghệ-người bắn cung; vị vua-hoặc là nhân từ hoặc là độc ác; thuốc trường sinh; mặt trăng; thỏ ngọc. Người ta cũng cho rằng Hằng Nga sống trong cung Quảng Hàn.

Hằng Nga và chồng của mình là Hậu Nghệ đã từng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng rõ ràng là không vui mừng gì với giải pháp của Hậu Nghệ trong việc cứu mặt đất và các sinh linh trên đó: chín con trai của ông đã chết. Như là một sự trừng phạt, Ngọc Hoàng đày Hậu Nghệ xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người, và Hằng Nga cũng chịu chung số phận người phàm với Hậu Nghệ.

Cảm nhận thấy là Hằng Nga rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử.Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử. Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian. Hằng Nga tò mò mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được mặt trăng.

Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.

Ngoài ra, còn có sự tích nói thêm rằng khi thấy Hằng Nga bay lên mặt trăng, Hậu Nghệ vô cùng tức giận, chàng định dùng thần tiễn bắn rơi mặt trăng, nhưng đáng tiếc cho chàng, tất cả các mũi tên đều bị Nguyệt Lão thu hết.

Hình ảnh Thường Nga Tiên Nữ, mà cách gọi đơn giản là chị Hằng, có lẽ là hình ảnh vị tiên gần gũi nhất đối với tuổi thơ của người Việt Nam.


Thần Thanh Long, thần Bạch hổ

Thần Thanh Long còn gọi là Mạnh Chương thần quân, thần Bạch hổ còn gọi là GIám Binh thần quân. Hai vị thần này chịu trách nhiệm thị vệ quan sơn môn. Theo Đạo giáo vốn có 4 vị thần hộ về là Thanh Long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền VŨ. Nhị thập bát tú(28 ngôi sao) lấy Bắc Đẩu(chòm sao Đại hùng) làm khởi điểm mà sắp xếp các vì sao, tên gọi của 28 ngôi sao ấy có liên quan đến Tứ Tượng là:
Bảy sao Thanh Long ở phương Đông: Giác, Nguyên, Đê, Phòng, Tâm , Vĩ.
Bảy sao Huyền Vũ ở phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ ,Hư, Nguy, Thất, Bích.
Bảy sao Bạch Hổ ở phương Tây: Khuê, Lâu, Vị,Ngang, Tất, Chủy, Sâm.
Bảy sao Chu Tước ở phương Nam:Tỉnh, Quỷ,Liễu,Tinh,Trương,Dực,Chẩn.
Tứ Tương, còn gọi là Tứ phương tứ thần, đương thời đã đựơc vận dụng rộng rãi trong bày trận, đựơc coi như thần bảo hộ. Quân đội khi hành quân thì "Chu Tước đi trước,Huyền Vũ đi sau,bên tả là Thanh Long, bên hữu là Bạch Hổ".



Long Vương

Long Vương là tổng quản của thủy tộc. Dân gian cho rằng phàm chỗ nào có nước như sông, hồ , biển, ao, đầm....đều có Long Vương.Long Vương có thể hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét, nên người ta thờ Long Vương làm thần mưa gió. Nếu hạn hán lâu ngày, dân chúng sẽ đền miếu Long Vương cầu mưa. Vẫn chưa thấy hiển linh, họ sẽ mang tượng thần Long Vương ra phơi ngòai nắng cho đến khi có mưa mới thôi. Cổ nhân cho rằng bốn bể đông, tây, nam,bắc có bốn Long Vương cai quản, còn gọi là Tứ Hải Long Vương. Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương....
Tích xưa kể rằng thời sơ Đường, ở tỉnh An Huy, huyện Dĩnh Thượng, thôn Bách Xã,, có một người tên là Trương Lộ Tư , vợ họ Thạch, sinh đựoc 9 đứa con trai. Trương Lộ Tư từng làm quan Chiếu Linh hầu ở tỉnh Hà Nam, sau khi từ quan về làng, thường đến một nơi gọi là Tập thị đài bên dòng sông câu cá. Một hôm ở nơi ông câu cá đột nhiên mọc lên một cung điện. Ông thấy lạ bèn vào đó xem, thế là hóa thành Long Vương. Từ đó, ngày ngày sáng sớm ông tới Long Cung, chiều tối mới trở về, quần áo lần nào cũng ướt sũng.Vợ con hỏi vì sao, ông nói :"Ta đã thành Long Vương, ở vùng khác có một nguoiwf tên Trịnh Tường cũng thành Long Vương. Hắn muốn chiếm đạot địa bàn của ta. Hắn hẹn ta ngày mai quyết chiến, ai thua sẽ mất địa bàn. Vậy sớm mai phu nhân hãy sai 9 đứa con đi trợ chiến cho ta, người trùm khăn đỏ là ta, đầu chít khăn xanh là Trịnh Tường, nhớ kẻo lầm".
9 người con của Trương Lộ Tư nghe lời, hôm sau mang cung nỏ ra đi trợ chiến, cứ nhằm kẻ chít khăn xanh mà bắn. Trịnh Tường trúng tên mà chết. Năm 894-898 đời Đường Càn Ninh, quan thứ sử Vương Kính Nghiêu xây Long Vương miếu ở Châu Dĩnh thờ Long Vương Trương Lộ Tư.


Thần Lửa

Thần Lửa, dân gian còn gọi là bà Hỏa, Hoa Quang đại đế, Tam Nhãn Linh quan, Linh quan Mã Nguyên sư, Mã vương gia, Hỏa Thần.
Ngạn ngữ nói: "Mã vương gia có ba con mắt".Ngụ ý nói về sự lợi hại. Hỏa thần vốn là "Chí Diệu cát tường" ở bên cạnh Như Lai Phật, vì tính nóng như lửa, đốt cháy Độc hỏa quỷ, vi phạm giáo nghĩa từ bi của nhà Phật, nên bị đưa xuống cõi phàm, đầu thai nhà họ Mã, lúc sinh ra có 3 mắt, 3 ngày sau đã đi đánh nhau trả thù cho cha, giết chết Long Vương, lấy trộm cây Kim thương của Tử Vi đại đế nên bị vây khốn mà chết. Lại đầu thai thành công chúa của Hỏa Ma vương. Lúc sinh ra bên tay trái có chữ Linh,tay phải có chữ Diệu, nên được đặt tên là Linh Diệu. Nhưng bổn tính không cải, thu nạp năm trăm con quạ lửa, giết chết Điểu Long đại vương,chém đầu Dương Tử Giang Long,trong tiệc Quỳnh Hoa lại giết chết Kim Long thái tử, đốt cháy Nam Thiên môn, đánh bại thiên binh thiên tứơng, sau lại đại náo Long cung, bị dồn đuổi hết đường trốn chạy, lại đại náo địa ngục. Ngọc Hoàng đại đế thấy y anh dũng, cương trực bèn thu phục, cho làm bộ tướng của Chân Võ đại đế, lại phong cho chức "Hỏa bộ binh mã đại nguyên sư".Dân gian coi "Hoa Quang" là "Hỏa Tinh", cái "Tinh của Hỏa", nên thờ làm thần Lửa.
Đạo giáo lấy ngày 28/9 làm ngày "thần đản" của thần Lửa, nhưng ngày 1/8 là ngày thần Lửa từ trên trời hạ phàm. Nếu ngày 1/8 trời mưa thì cả năm sẽ ít xảy ra hỏa hoạn.
Trong khoảng tháng 8, các nhà chuẩn bị nến ,diêm, vàng mã, chân gà, đĩa dầu ăn đặt ở bên cổng. Tế rựơu xong, có người đi thu dọn hết các thứ đó ở mọi nhà)khoảng canh năm) rồi đốt 1 tờ giấy gọi là để "Tống tiễn hỏa hoạn" làm như vậy quanh năm sẽ tránh được hỏa hoạn.



Lạc Thần

Lạc Thần, hay thần sông Lạc Thủy ( con sông sau thành Lạc Dương ) là vợ của thần Hà Bá. Lạc Thần không những nổi tiếng vì nhan sắc tuyệt trần mà còn vì điệu múa say đắm lòng người.

Hà Bá tuy đã có vợ, nhưng lại đem lòng yêu chị dâu là Thường Nga Tiên Nữ. Tương truyền rằng vào những đêm trăng sáng, thần Hà Bá thường ngồi ngắm nhìn Quảng Hàn Cung nhớ về Thường Nga.

Giống như chồng mình, Lạc Thần lại đem lòng yêu anh chồng là Hậu Nghệ. Việc này bị phát hiện, nàng bị đày xuống trần gian để chịu kiếp nạn tình duyên của người phàm trần. Lạc Thần chuyển kiếp thành Chân Mật ( Ân Phục ), sống cuộc đời với bao đau khổ, như sự lạnh nhạt của Hoàng Đế Đại Ngụy Tào Phi hay sự hãm hại của Quách Phi - Quách Nữ Vương.


Ngưu Lang - Chức Nữ

Sao Ngưu Lang ( Alpha Aquilae ) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng (Aquila) và là sao sáng thứ 12 trong bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến 0,77

Sao Chức Nữ ( Alpha Lyrae ) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), và là sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Nó là sao sáng thứ 2 ở bầu trời phía bắc sau Arcturus, và thông thường có thể nhìn thấy ở gần thiên đỉnh khi quan sát ở các vĩ độ trung bình (40-50) về mùa hè ở bắc bán cầu.

Người ta cho rằng cai quản hai ngôi sao kia là hai vị tiên Ngưu Lang và Chức Nữ, sau đây là truyền thuyết về họ :

Thuở xưa, có vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng thượng đế giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu (thông thường vào tháng Bảy âm lịch) và gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Kẻ muốn làm kiểu này, người muốn làm kiểu kia, cãi nhau chí chóe. Đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.
Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.


Quy Tiên - Linh Quy

Quy (hay rùa) là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng. Nó đã xuất hiện trong nhiều truyện thần thoại và truyền thuyết từ lâu đời , nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà la môn.

Có quan niệm cho rằng Quy không hòan toàn là rùa, mà chỉ là một loài vật thiêng có hình giáng tương tự ( giống như Kỳ Lân không phải hoàn toàn là Sư Tử ). Quy ăn rau cỏ, hay có khi không ăn, chỉ hớp sương mà sống. Qui sống rất lâu năm, nếu Qui sống được 5000 năm thì gọi là Thần Qui, nếu Qui sống được 10 000 năm thì gọi là Linh Qui. Tương truyền, rừng nào có Thần Qui ở thì rừng ấy không có cây độc hại, không có thú dữ như hùm, báo, rắn rết...

Ở lĩnh vực tâm linh, Quy được coi là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Ngoài ra, người ta còn thờ quy vì coi quy là biểu tượng của sự trường thọ ( vì loài rùa là loài sống rất lâu ), hay coi quy là chủ nguồn nước, là linh vật của đât phật.


Từ Phúc

Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Vương xưng Thủy Hoàng Đế (Vị Hoàng Đế đầu tiên). Tần Thủy Hoàng cho xây Ly Cung, Hoàn Lăng, A Phòng cực kỳ tốn kém.

Một buổi hội triều có một thuật sĩ nổi tiếng là Lưu Sinh bước ra nói:

- Thần nghe, Chân nhân là một vị tu hành đắc đạo, trướng sinh bất lão, họ vào lửa không cháy, có thể cưỡi mây cưỡi gió mà đi trong không khí như chim. Những vị ấy đều có thuốc quý, uống vào có thể sống đến ngàn, muôn tuổi!

Tần Thủy Hoàng cảm thấy sung sướng nói:

- Từ nay trẫm tự xưng là "Chân Nhân". Có ai vì trẫm mà đi tìm thuốc trường sinh bất lão không?

Tống Vô Kỵ tâu:

- Thần có người bạn tên Từ Phúc, thường qua lại chốn Bồng Lai, biết được Chân nhân ở đâu. Nếu "Chân nhân" tin dùng, thần sẽ tiến cữ người ấy.

Vua Tần cả mừng sai mời Vô Kỵ đi mời Từ Phúc, Phúc vào yết kiến vua, Thủy Hoàng nói:

- Trẫm nghe ngươi biết chốn Bồng Lai, hãy nói sơ việc ấy ta nghe.

Phúc tâu:

- Trong biển Bột Hải ở bắc nước Tề cũ có ba ngọn núi thần, cây ngọc lá vàng, loan xòe phụng múa, những vị Chân nhân thường lui tới nơi đó. Tên gọi ba ngọn núi đó là Bồng Lai, Phương Tượng, Doanh Châu. Thuốc tiên ở nơi ấy.

- Ta phải làm sao để lấy được thuốc trường sinh?

Từ Phúc tâu:

- Trường sinh là môn thuốc quý, ít ai cầu mà được. Bệ hạ muốn tìm, phải đóng 10 chiếc thuyền lớn, trong tàu có 5 hạng thợ, chọn 500 đồng nam, 500 đồng nữ, phòng có lúc dùng đến họ. Thần sẽ vì bệ hạ mà đi tìm.

Tần Thủy Hoàng cả mừng làm theo đúng lời dặn của Từ Phúc. Từ Phúc hướng dẫn đoàn người lên đường...

Từ Phúc đem theo 500 tiểu đồng nam và 500 tiểu đồng nữ đến biển Đông tìm thuốc. Tại Phú Sĩ, họ tìm thấy một loại trái cây gọi là quả binh lê, quả này ăn vào có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Từ Phúc vui mừng khôn xiết, định nhặt cho nhiều để đem về dâng vua. Nào ngờ, Tần Thủy Hoàng đã chết trước đó rồi. Từ Phúc liền tự ăn hết số quả “trường sinh bất tử” đó. Từ Phúc chết, biến thành con hạc, suốt ngày bay lượn trên đỉnh núi Phú Sĩ. Rồi hạc cũng chết. Dân làng nơi đây xây cho hạc một mộ tượng trưng, thờ cúng linh hồn của hạc. Đến ngày nay, người ta vẫn gọi đó là “Hạc đô” (Kinh đô của hạc).

Những quần đảo trên biển đông như Nhật Bản là nơi trú ngụ của những cặp nam nữ kia. Nơi ấy chính là cõi tiên, một miền đất hứa. Năm trăm cặp nam nữ ngày sau sẽ là 500 gia đình tạo dựng thành một làng, rồi lớn dần thành một phủ ... Nơi ấy họ tránh được cảnh máu đổ thây phơi. Họ làm cuộc sinh tồn, sinh con cái trong cảnh nhân gian. Đó là chân nghĩa của thuốc quý dành cho con người.


Tả Từ


Mùa đông tháng 10 năm ấy, cung thất Nguỵ vương đã dựng xong ở Nghiệp Quận, Tháo sai người đi khắp các nơi thu thập những giống kỳ hoa dị quả về trồng ở vường hậu uyển. Ngày kia một sứ giả tới đất Ngô, vào yết kiến Tôn Quyền truyền lệnh chỉ của Nguỵ vương, bảo tới ôn Châu lấy cam. bây giờ là lúc Tôn Quyền đang cần tôn nhường Tháo, nên sai người đến ngay ôn Châu lựa hơn bốn mươi chín gánh cam quả to vị ngọt, rồi đưa suốt ngày đêm lên Nghiệp Quận. Bọn phu gánh cam nửa đường mệt mỏi, hạ gánh ngồi nhỉ dưới chân núi. Bỗng thấy một vị " tiên sinh " mắt to mắt híp, chân dài chân thọt, đội nón mây, mặc áo vải xanh, đi đôi guốc gỗ, khập khà khập khiễng tới hỏi chuyện rồi bảo họ rằng :
- Các ảnh phải gánh nặng đường dài vất vả quá, để bần đạo gánh đỡ cho mỗi người một quãng nhé ?
Bọn phu mừng hớn hở, bằng lòng ngay. Người ấy bèn lần lượt gánh đỡ cho mỗi tên phu năm dặm đường. Và lạ thay : ông ấy gánh qua gánh nào, là gánh ấy nhẹ thõm hẳn đi ! Ai đỡ lấy gánh lại, đều giật mình nghi lạ... Trước khi chia tay, ông ta có dặn viên quan chờ cam :
- Bần đạo vốn là bạn thân cùng làng với Nguỵ Vương, họ Tả, tên Từ, tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu là " Ô Giốc tiên sinh " đây. Vậy khi về Nguyệp Quận, ông nhớ nói giùm rằng : TảTừ có lời thăm ngài nhé !
Dặn rồi phất tay áo mà đi. Viên quan tải cam về đến Nghiệp quân, vào phục mệnh Tháo, dâng cam lên. Tháo tự tay bóc một quả, bỗng giật mình : cam chỉ có vỏ, bên trong... rỗng tuếch ! Tháo kinh ngạc cật vẫn viên quan, người này lo sợ, phải kể lại câu chuyện gặp Tả Từ ở dọc đường. Tháo nghe nói lạ lùng chưa chịu tin, thì vừa vặn lúc ấy người canh cửa vào báo :
- Có một vị tiên sinh tự xưng là Tả Từ, xin vào yết kiến đại vương !
Tháo liên triệu vào. Viên quan tải cam vừa trông ra cửa, vội bẩm ngay :
- Bẩm đại vương, người này đúng là người chúng tôi đã gặp ở dọc đường đấy ạ !
Tả Từ bước vào, thái nạt ngay rằng :
- Ngươi dùng yêu thật gì mà móc ruột quả ngon của ta ?
Từ cưới nói :
- Lại có chuyện lạ thế sao ?
Rồi cầm ngay mấy quả cam bóc ra, quả nào cũng đầy múi dâng lên... Tháo thấy mùi thơm vị rất ngọt. Nhưng hễ Tháo bóc quả nào thì quả ấy chỉ có vỏ ! Tháo càng nghi hoặc, bèn cho Từ ngồi, rồi hỏi chuyện. Từ đòi rượt thịt. Tháo truyền đem lên ngay. Từ uống luôn năm đấu rượu mà không hề say, ăn hết cả con dê lớn vẫn chưa no. Tháo hỏi :
- Ngươi có thuật gì mà ăn khoẻ thế ?
Từ nói :
- Trước đây bần đạo ở vùng Gia Lăng, xứ Tây Xuyên, vào núi Nga Mi học đạo được ba mươi năm, thì bỗng một hôm nghe có tiếng người gọi tên bần đạo từ vách đá vẳng ra ! Quay nhìn, lại chẳng thấy ai cả. Cứ như thế luôn mấy ngày, rồi bỗng có sấm ran chấp giật, một tiếng sét nổ xé vách đá, bắn ra ba quyển thiên thư. Bần đạo cầm xem, thấy tên sách là " Độn giáp thiên thư ". Quyển thượng là thiên độn, quyển trung là địa độn, quyển hạ là nhân độn. Học thiên độn thì biết cưỡi mây đạp gió, bay bổng trên cõi Thái Hư. Học địa độn thì có thể xuyên qua núi đá, ẩn mình dưới đất sâu. Học nhân độn thì biết phép lướt mình bất thần, vân du bốn bể, tàng hình biến tướng, phi kiếm, liệng dao lấy đầu người như chơi. Như đại vương nay, ngôi nhân thần đã lên cao đến tột bậc rồi, còn đợi gì mà không lui về cho nhàn tản ? Hãy theo bần đạo đến núi Nga My tu hành, Bần đạo sẽ truyền cho ba cuốn thiên thư đó !
Tháo nói :
- Ta vẫn muốn từ quan về ẩn dật đã lâu, ngặt vì trong triều chưa kiếm được ai có thể thay ta được.
Từ cười nói :
- Có quan mục Ích Châu Lưu Huyền Đức là con cháu nhà vua tài đức có thừa ra đấy ! Sao không nhường tước vị này cho ông ấy đi ?
Rồi Từ bống trở giọng đột ngột :
- Này, bảo thật cho mà biết : Nếu không nghe, bần đạo sẽ phi kiếm lấy đầu nhà ngươi đấy !
Tháo đùng đùng nổi giận mắng :
- À ! Ra thằng này là quân do thám của Lưu Bị !
Và thét tả hữu giữ lập tức. Tả Từ không nói gì, cứ cười rộ lên từng tràng không ngớt. Tháo truyền đem bỏ ngục, sai mười mấy tên lính khảo đả... Bọn lính ngục ra sức đánh thật đau mà chẳng thấy Từ kêu một tiếng. Bọn lính hì hục mãi toát mồ hôi, mỏi rời cả tay, mới ngừng tra, nhìn lại... thì thấy Từ đã... ngủ li bì, ngáy khò khò như sấm, trơ trơ như gỗ. Tháo tức giận, sai tống vào nhà lao, đem gống sắt đóng vào cổ, lấy dây sắt thật lớn xiết tay chân, rồi đem vòng sắt khoá lại, cắt quân canh giữ cẩn thận. Nhưng quân vừa ngoảnh đi, quay lại đã thấy gông xiềng đứt hết cả, Tả Từ nằm thong dong trên mặt đất, tay chân mình mẩy chẳng hề xây xát chút gì. Giam cấm luôn bảy ngày chẳng cho ăn uông gì, khi quân canh nhìn vào, vẫn thấy Từ ngồi chễm chệ, sắc mặt lại còn hồng hào hơn trước ! Bọn ngục tốt phải bẩm với Tháo. Tháo cho dẫn Từ ra rồi gạn hỏi : " Sao ? Ngươi không đói ? " Từ mỉm cười nói :
- ta có nhịn ăn mấy mươi năm liền, cũng chẳng sao. Mà mỗi ngày một ngày con dê, ta ăn cũng hết !
Tháo đành chịu chẳng biết dùng cách nào nữa.
Rồi hôm ấy Tháo bày đại yến, các quan đến vương cung dự đông đủ. Đang lúc chung rượu, chợt thấy Tả Từ hiện ra sờ sờ chân đi guốc gỗ, vào đứng trước tiêc. Các quan đều giật mình kinh quái. Từ cất tiếng nói :
- Hôm nay đại vwong đem sơn hào hải vị ra đãi quần thần một đại yến, ắt của ngon vật lạ, bốn phương có nhiều rồi. Tuy nhiên, nếu thấy còn thiếu thức gì, bần đạo xin lấy ngay cho !
Tháo nói :
- Ta muốn có gan rồng nấu canh, ngươi lấy được khkông ?
- Ồ, có gì là khó ?
Nói rồi lấy bút mực tới bức tường vôi vẽ một con rồng, đoạn phất tay áo một cái, tức thì bụng con rồng vỡ ra. Từ thò tay vào trong moi ra một buồng gan, máu tươi con rồng chảy thánh thót. Tháo vẫn không tin, nói át đi rằng :
- Ngươi giấu trong tay áo từ trước chứ gì ?
Từ không cãi, chỉ hỏi xem :
- Hiện nay trời giá lạnh, cây cỏ chết khô. Vậy đại vương có thích hoa, thì muốn thứ hoa gì bần đạo lấy cho thứ ấy !
- Hãy lấy cho ta bông mẫu đơn !
- Dễ lắm !
Bèn bảo đem cái chậu sứ lớn râ trước tiệc, Từ lấy nước phun vào đất. Chỉ trong khoảnh khắc thấy một mầm mẫu đơn nứt ra, mọc dần dần thành cây, rồi trổ hai bông hoa tuyệt đẹp ! Các quan rất kinh ngạc, ngỏ lời nói mời Từ ngồi ăn uống. Một lát, nhà bếp dâng món gỏi cá lên. Từ lại nói :
- Ăn gỏi, thì phải có cá lư sông Tùng Giang mới ngon !
Tháo hỏi :
- Đường xa ngàn dặm, làm sao lấy được cá ấy ?
- Muốn lấy là được, có gì ?
Bèn bảo đem cần câu tới, rồi ra ngày cái ao trước vương cung ngồi câu, phút chốc đã giật lên mấy chục con cá Lư thật to lên thềm điện. Tháo nói :
- Cá nảy vẫn thả trong ao ta lâu nay ! Có gì lạ ?
Từ mỉm cười :
- Sao đại vương nói lèo bần đạo quá vậy ? Cá Lư khắp thiên hạ chỉ có hai mang. Riêng cá lư sông Tùng là có bốn mang mà thôi. Cứ xem đây thì biết, chẳng phải nói nhiều.
Các quan xúm vào xem, quả thấy cá vừa câu, con nào cũng có những bốn mang. Từ lại nói :
- Ăn gỏi cá lư Tùng Giang phải có chút gừng mầm mía mới ngon !
Tháo hỏi :
- Ngươi cũng lấy được chứ ?
- Nào có khó gì !
Bèn bảo bưng ra một cái chậu vàng. Từ lấy vạt áo phủ lên, chốc lát mở ra thấy đầy một chậu gừng mầm non đỏ tía, dâng lên Tháo. Tháo đưa tay cầm xem chợt thấy trong chậu có một quấn sách, bìa đề bốn chứ : " Mạnh Đức tân thư ". Tháo cầm lấy mở xem, thấy đúng là cuốn sách mình viết, chẳng sai một chữ ! Tháo rất nghi hoặc, lạ lùng. Từ đưa tay với cái chén ngọc trên án, rót đầy rượu, rồi dâng lên Tháo mà rằng :
- Mời đại vương uống chén rượu này, thọ lâu ngàn tuổi !
Tháo nghi hoặc bảo :
- Ngươi hãy uống trước đi !
Từ đàu tay lên đầu, rút chiếc trâm ngọc, rạch vào chén rượu một cái, tức thì rượu chia làm hai. Từ uống một nửa, rồi dâng Tháo một nửa. Tháo lại càng nghi, lớn tiếng gắt, gạt đi không uống. Từ bèn ném cái chén lên không trung, hoá thành con chim cu trắng bay vòng quanh điện. Các quan đều ngửa mặt lên trông, khi quay nhìn lại, thì Tả Từ đã biến đâu mất. Tháo đang bực tức chưa kịp nói sao, bỗng có người bảo : " Tả Từ đã ra đến cửa ngoài, đang bỏ đi..."
Tháo giận giữ nói :
- Giống yêu quái ấy, phải trừ đi, kẻo nó gây tai hại !
Liền sai Hứa Chử đem ba trăm quân mặc áo giáp sắt đuổi theo bắt lại. Chử lên ngựa kéo quân ra cửa thành thì thấy Tả Từ đang lê đôi guốc gỗ bước đi khập khiếng phía trước. Chử thúc ngựa đuổi bắt. Nhưng lạ thay : Tù cứ đi thong dong lững thững trước mặt, ngựa Chử phi như bay, mà vẫn không sao đuổi kịp. Khi đuổi đến chân một trái núi, gặp một thằng bé mục đồng xua một đàn dê tới, rồi thấy Tả Từ chạy lẫn vào giữa đàn dê. Hứa Chử rút cung lăp tên bắn một phát, Từ bỗng biến mất. Chử sấn tới khua đao chám hết cả đàn dê, rồi hầm hầm tức giận khéo quân về. Tôi nghiệp thằng bé chăn cừu cứ ôm mặt mà khóc. Bỗng thấy cái đầu dê lăn dưới đất há mõm nói tiếng người, gọi bảo thằng bé rằng :
- Mày hãy vác các đầu dê lắp vào cổ dê đi ! Đừng khóc nữa !
Thằng bé hết hồn, ôm mặt ù té chạy. Bỗng nghe có tiếng người gọi sau lưng :
- Mày chớ sợ, đừng chạy nữa ! Ta trả lại bày dê cho mày nguyên lành đây này !
Nó ngoảnh cổ nhìn, thấy Tả Từ đã cho bày dê sống lại, và đang bước tới gọi. Nó mừng tíu tít, đang toan hỏi chuyện ông khác lạ, thì Từ đã phất tay áo bỏ đi, bước chân lướt thướt như bay, bỗng chốc đã mất hút. Đứa bé về thuật chuyện với chủ. Chủ nó không dám dấu diếm, phải đi báo Tào Tháo. Tháo bèn sai vẽ hình dạng in tướng mạo Tả Từ, dán yến khắp nơi truyền lệnh tróc nã kỳ được. Chỉ trong ba ngày, khắp trong thành ngoài quận, đâu đâu cũng bắt được người hiếng một mắt, khiễng một chân, đội mũ mây, mặc áo xanh, đi đôi guốc gỗ, giải về nạp đến ba bốn trăm người giống hệt nhau như thế. Tiếng bàn tán xôn xao chợ búa, náo động phố phường ! Tháo sai các tướng lấy máu lợn, máu dê hắt vào, rồi áp giải ra giáo trường ở cửa Nam. Tháo tự đem năm trăm giáp sĩ vây kín xung quanh truyền lệnh chém hết mấy trăm Tả Từ ấy ! Những cái đầu vừa rụng xuống thì mỗi cái cổ họng đều phun ra khí xanh, bay lên không trung tụ lại thành một đám, rồi hoá ra một...ông Tả Từ ! Tháo ngẩng nhìn thấy Từ đưa tay lên trời vẫy một cãi, tức thì một con hạc trắng bay tới. Từ cưỡi hạc, vỗ tay cười lớn, gọi xuống rằng :
- Chuột đất theo Cọp vàng, ấy là ngày...gian hùng hết kiếp ! A ha ha !
Tháo căm tức, truyền các tướng giương cung bắn lên. Bỗng thấy cuồng phong nổi đùng đùng, cát đã bay mù mịt. Những cái thấy người bị chém năm dưới đất bỗng nhổm dậy một loạt, quờ tay ôm lấy đầu, rồi xạch chạy lên lầu diễn võ, sấn vào đánh Tào Tháo ! Văn quan võ tướng đều hoảng hồn, kinh hãi ôm mặt lăn kềnh, còn Tháo thì ngã lăn xuống đât !
Lát sau gió lặng, những thây người biến đi hết. Các quan hầu dìu Tháo vào về cung. Tháo lo sợ mà phát bệnh. Người sau có thơ khen Tả Từ rằng :
Phi bộ lãng vân biến Cửu Châu
Độc bằng độn giáp tự ngao du,
Đằng nhàn thí thiết thần tiên thuật,
Điểm ngộ Tào Man bất chuyển đầu !



Vu Cát

Hôm đó, Tôn Sách và các tướng lĩnh đang chuyện trò bỗng các tướng thì thầm nhau, truyền tai người này tới người kia rồi kéo cả xuống lầu. Sách lấy làm quái lạ, hỏi cớ làm sao, thì tả hữu thưa rằng :
- Có Vu thần tiên tới đây, đang đi qua dưới lầu nên các tướng xuống nghênh bái đấy ạ.
Sách đứng dậy, tựa lan can nhìn ra xem thì thấy một đạo nhân mình khoác áo lông hạc, tay chống gậy lê, đang đứng giữa đường. Dân chúng kéo đến rất đông, đốt hương vái lạy thì thụp hai bên. Sách bỗng nổi giận mà rằng :
- Đồ yêu quái nào đó ? Ra bắt về đây cho ta !
Tả hữu kêu xin :
- Bẩm chúa công, vị này họ Vu, tên Cát, ngụ ở phương Đông, thường qua Ngô Hội, ban bùa phép, trị bách bệnh cứu người linh nghiệm vô cùng. Người người đều tôn là thần tiên. Thiết tưởng không nên khinh trách, bắt bớ...
Sách lại càng giận sôi lên, bắt phải ra điệu vào tức khắc. Nết trái lệnh chém đầu ngay. Tả hữu bất đắc dĩ phải xuống lầu, đưa Vu Cát lên. Sách mắng :
- Đồ cuồng sĩ ! Sao dám phiến hoặc nhân tâm ?
Vu Cát nói :
- Bần đạo vốn là đạo sĩ ở Lang Gia cung. Thời Thuận Đế, thường vào núi hái thuốc, một hôm tới suối Khúc Dương, được bộ thần thư tên là " Thái Bình thanh lĩnh đạo " gồm hơn trăm quyển, đều là những phương thuật trị bệnh tật cho người. Bần đạo được sách này, chỉ muón thay trời tuyên hoá phổ cứu muôn người, chưa từng lấy của ai một tờ hào, sao gọi là " mê hoặc nhân tâm được " ?
Sách mắng :
- Mày không tơ hào của người, thế thì lấy đâu ra cơm ăn, áo mặc ? Mày chính là lưu manh, thuộc lũ Khăn vàng Trương Giác, nay nếu không giết, ăt tai họa về sau.
Mắng rồi thét tả hữu đem chém.
...
Lã Phạm nói :
- Tôi được biết Vu Đạo nhân có phép cầu gió gọi mưa. Nay đang lúc trời hạn hạn, sao không sai đạo nhân đảo vũ để chuộc tội ?
Vu Cát nhìn quanh bảo mọi người đứng gần :
- Ta sẽ cầu được ba thước nước mưa để cứu muôn dân, nhưng ta vẫn không thoát khỏi cái chết đâu !
Mọi người đều nói :
- Nếu cầu đảo linh nghiệm ắt chúa công kính phục chứ ?
Cát lắc đầu :
- Khí số đã đến thế này, ta khó mà thoát được.
Chốc lát, đường phố chợ búa ngập như sông, khe suối đầy tràn mênh mông, được đủ ba thước nước. Bấy giờ Vu Cát thét lớn một tiếng, tự dưng thấy mây tan, mưa tạnh. Mặt trời lại ló ra, nắng đẹp như cũ. Tức thì quan dân lăn mình vào chỗ bùn nước thì thụp bái lạy Vu Cát, chẳng kể gì lấm mình ướt áo. Tôn Sách đột nhiên nổi giận đùng đùng lên truyền :
- Mưa nắng là do định sô của trời đất, thằng yêu quái kia ngẫu nhiên gặp đc số đấy thôi. Sao lũ các ngươi mê loạn như thế ?
Dứt lời rút bảo kiếm, truyền tả hữu chém Vu Cát một đao rụng đầu xuống đất ! Bỗng thấy từ cổ Vu Cát phụt lên một luồng khí xanh rồi bay vụt về phía Đông Bắc ! Sách sai đem thây Cát ra bêu ngoài chợ làm lệnh, cho rõ cái tội " yêu vong " mê hoặc nhân tâm. Đêm ấy mưa gió ầm ĩ liên miên. Sáng hôm sau, không thấy đầu và xác Vu Cát đâu nữa.
Quân sĩ canh xác vội báo với Sách. Sách nổi giận đang toan chám đầu bọn quân ấy, chợt thấy trước nhà có một người lừ đừ đi vào, nhìn kỹ té ra... Vu Cát.! Sách giận dữ, toan rút gươm ra chém, bỗng nhiên mê mẩn tâm thần, ngất lăn xuống đất.
Canh ba đêm ấy, Sách nằm ở nhà trong, bỗng gió lạnh thổi lùa vào, đèn nến tắt hết...ròi lại sáng. Nhìn vào chỗ bóng đèn, bỗn thấy Vu Cát sờ sờ đứng trước giường ! Tôn Sách lấy thanh kiếm ở đầu giường lao vút một cái, nhưng Vu Cát đã biến mất !
Ngô Thái phu nhân nghe tin, lòng vô cùng phiền muộn, bèn bảo sách lễ bái. Sách không dám trái ý mẹ, đành miễn cưỡng bước lên kiệu, tới Ngọc Thanh quán. Các đạo sĩ đón rước vào đàn, mời Sách đốt hương. Sách cũng đốt hương, nhưng không chịu vái. Bỗng thấy khói xanh trong lư hương bốc thanửg lên mà không tỏa ra, ciứ tụ lại rất gọn ghẽ rồi kết lại thành một tòa " hoa cái ". Trên tòa hoa ấy có một người ngồi chễm chệ : chính Vu Cát.
Sách nổi giận, nhổ nước bọt vào đấy, vừa mắng chửi Vu Cát, vừa kíp ra khỏi điện. Nhưng ra đến cửa đã thấy Vu Cát đứng đó, mắt trừng trừng nhìn sách. Sách rút gươm nhắm thẳng vào mặt Vu Cát mà lao, nhưng gươm ấy lại trúng và một trên lính chết gục xuống. Mọi người nhìn ra, thì chính tên lính đã chém đầu Vu Cát hôm trước. Sách tức giận đốt quán đi, nhà đang cháy bỗng thấy Vu Cát hiện ra đứng lồ lộ trên đám lửa.
Sách căm giận, bỏ về phủ, nhưng lại thấy Vu Cát đứng ngay trước cửa ! Sách bèn không vào phủ nữa, đi điểm quân. Đêm ấy Sách ngủ trong trại, lại thấy Vu Cát xũ tóc hiện đến. Sách gầm thét trong trường ầm ĩ suốt đêm.
Hôm sau, Ngô Thái phu nhân truyền mệnh tới gọi Sách về phủ. Sách vâng lời, ra mắt mẹ. Bây giờ phu nhân thấy Sách hình dung tiều tụy, khóc òa lên ràng :
- Con thất sắc quá rồi con ơi !
Sách lại trước gương soi... quả thấy hình dung mười phần hao tổn, bất giác thất kinh, quay bảo tả hữu :
-Vì sao ta tiều tụy thế này ?
Nói chưa dứt lời bỗng thấy Vu Cát đứng sờ sờ trong gương, Sách đập ngay gương đi, thét lớn một tiếng, lăn xuống đất bất tỉnh.
Ngô Thái phu nhân sai người vực vào nhà trong. Chốc lát Sách tỉnh lại than rằng :
- Ta không thể sống nổi nữa rồi.
Bèn triệu Trương Chiêu, Tôn Quyền, Kiều phu nhân ( tức Đại Kiều ) đến dặn dò. Sau khi để lại di nguyện, Sách nhắm mắt từ trần. Năm ấy Sách mới hai mươi sáu tuổi.


Hoa Đà

Quan Bình thấy cha bị thương nặng, bèn bàn với chư tướng đưa Quan Công về Kinh Châu dưỡng bệnh.
Quan Công thấy thế mắng rằng :
- Phàn Thành nay đã nguy ngập. Thành ấy ta đã lấy được trước mặt rồi, há vì vết thương nhỏ này mà lui binh sao ?
Chư tướng thấy vậy, bèn đi tìm lương y điều trị.
Ngày kia, bỗng có người ngồi trên thuyền nhỏ ở Giang Ðông đi qua. Quan Bình hỏi, người ấy xưng là Hoa Ðà, nghe tin Vân Trường bị thương nặng nên tìm đến chữa.
Quan Bình cả mừng, nói :
- Tôi nghe danh tiên sinh đã lâu, nay lại đích thân đến, ơn ấy ngàn ngày không quên.
Nói đoạn, mời Hoa Ðà đến gặp Vân Trường.
Hoa Ðà xem vết thương nói :
- Tên có tẩm thuốc độc đã tới xương rồi. Phải trị ngay, nếu chậm sẽ nguy khốn.
Quan Công hỏi :
- Phải dùng thuốc chi ?
Hoa đà nói :
- Phải trồng một cây trụ nơi vắng vẻ. Tướng công phải chịu cho tôi cột vào cây trụ đó, lấy vải bịt mắt để khỏi thấy việc tôi làm.
Vân Trường hỏi :
- Chữa cách gì mà lạ vậy ?
Hoa Ðà nói :
- Tôi phải lóc thịt ra, cạo xương cho hết chất độc. Nếu không cột vào trụ, hoặc để nhìn thấy, ngài sẽ không chịu nổi. Vân Trường cười :
- Có gì mà không chịu nổi !
Nói rồi liền khiến Hoa Ðà cứ việc làm. Còn mình vẫn ngồi đánh cờ với Mã Lương.
Hoa Ðà lấy dao mổ vết thương, tiếng kêu kén két nghe rợn óc, mọi người đều tái mặt rùng mình, ai nấy lấy tay che mắt. Thế mà Quan Công vẫn thản nhiên uống rượu nhắm thịt cười nói, đánh cờ...
Lát sau, máu chảy đầy chậu, Đà đã nạo gọt hết chỗ xướng ngấm độc, mới rịt thuốc vào, lấy chỉ khâu lại. Đà vừa ngừng tay, thì Quan Công cười lên ha hả, đứng thẳng dậy, bảo các tướng :
- Cánh tay này lại co duỗi được như thường rồi, không thấy, đau đớn gì nữa !
Rồi bảo Hoa Đà :
- Ta chưa thấy thầy thuốc nào giỏi thế này. Tiên sinh quả là bậc thần y !
Đà cũng nói :
- Cả đời tôi đi chữa thuốc chưa thấy ai gan đến thế ! Tướng quân thật là vị thiền thần !
Quan Công sai đem ra trăm lạng vàng trả công. Nhưng Đà từ chối :
- Tôi nghe quân hầu là bậc cao nghĩa anh hùng, nên tìm đến trị giúp. Chứ đâu có mong lấy công ?
Rồi ông để thuốc lại cho Quang Công và từ biệt mà đi.

Ít lấu sau, Tào Tháo bị chứng đau đầu, uống thuốc gì cũng không khỏi. Trong số các quan đến thăm có Hoa Hâm thưa :
- Ðại vương có nghe danh thần y Hoa đà ?
Tào đáp :
- Ta cũng nghe danh.
Hoa Hâm bảo Tháo :
- Người ấy giỏi thật chẳng khác gì Biển Thước, Thương Công xưa, hiện nay đang ở Kim Thành, cách đây không xa. Đại vương nên triệu đến mà chữa.
Tháo liên sai người đi mời về. Vài ngày sau, Hoa Ðà tới. Xem mạch xong nói với Tào :
- Ðại vương bị chứng phong. Phong nó dồn lên óc phải bửa óc ra mà nạo thì mới lành.
Tào nghe nói thất kinh, bèn hỏi :
- Ngươi muốn hại ta sao ?
Hoa Ðà cười, nói :
- Xưa Vân Trường bị mũi tên ở cánh tay, tôi phải mổ xương mà nạo, Vân Trường không sợ gì hết.
Tào Tháo nói :
- Cánh tay khác, óc khác. Bộ ngươi là kẻ thân của Vân Trường đến hại ta sao ?
Nói xong truyền giam Hoa Ðà vào ngục, các quan can ngăn không được.
Lúc ấy có viên cai ngục tên Ngô Áp Ngục, đã nghe dành Hoa Đà từ lâu, hàng ngày đem cơm rượu cung phụng. Hoa Ðà cảm nghĩa ấy, tặng Áp Ngục cuốn sách gọi là Thần Y Thư Thanh Nang. Ngô Áp Ngục cả mừng, lãnh về giấu đi. Cách ít ngày Hoa Ðà chết trong ngục, Ngô lo an táng tử tế rồi bỏ nghề lính ngục, về nhà đem bộ sách ra học để làm thầy thuốc. Nhưng khi về đến cổng thì mụ vợ đã đốt hết, chỉ còn lại vài tờ. Áp Ngục quở trách thì mụ vợ nói :
- Nếu mình có học giỏi như Hoa Đà, rôi chẳng qua chết trong lao tù mà thôi ! Quý báu gì cuốn sách này ?
Ngô chép miệng thở dài, tiếc ngẩn người ra một hồi rồi cũng đành thôi. Vì thế, bộ sách quý không được truyền đến đời sau. Người sau có thơ than rằng :
Hoa Đà thuốc thánh không hai,
Coi bệnh như trong thầy tạng người.
Người mất, sách hay kia cũng mất,
Thanh Nang chẳng để lại cho đời.


Sưu Tầm[/QUOTE]
Tài sản của tunganna5211

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
cac than tien, cac vi tan tien, cac vi tgien, cac vi than o tren troi, cac vi than o trung quac, cac vi than o trung quoc, cac vi than thuong co, cac vi than tien, cac vi than tien tq, cac vi than tq, cac vi than tren troi, cac vi than trung hoa, cac vi than trung quôc, cac vi than trung quoc, cac vi thanh tren troi, cac vi thần trung quoc, cac vi tiên, cac vi tiên ttung quôc, cac vi tien, cac vi tien nu, cac vi tien o tren troi, cac vi tien thanh, cac vi tien tren troi, cac vi tien trung quoc, cac vj tjen, cacvithantien, các vị tiên, các vị tiên thánh, các vị đại tiên, các vị tiên, các vị tien, các vi tiên, chuyen cac vi tien, chuyen ve cac vi tien, chuyenthanthoaitrungquoc, chuyenthantientrungquoc, duong tien nhi lang than, hinh anh cua cac vi tien, hinh cac vi tien, hinh cat vi than tien, hinh nhung vi than tien, huyen thoai trung quoc, nhi lan than duong thien, nhi lan than duong tien, nhi lang than duong tien, nhi lang than la ai, nhung vi than tien, nhung vi than trung quoc, nhung vi tien, phimtruyenthuyetthantien, su tich cac vi tien, su tich duong tien, su tich nhi lan than, su tich nhi lang than, su tich phong than, su tich than tien, su tich truyen than tien, su tich ve than tien, su tjch cac vj tjen, tên các vị tiên, ten cac vi than tien, ten cac vi tien, ten nhung vi than tien, truyen nhi lang than, truyen thuyet duong tien, truyen thuyet lac than, truyen thuyet than tien, truyenthanthoaitrungquoc, truyenthuyetthantien, xem truyen than thoai tq

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™