Phần chữ B
Bạch thủ đồng quy (Bạc đầu cùng nhau về)
Nhà văn thời Tây Tấn là Phan Nhạc từng viết một bài thơ, vịnh vườn Kim Cốc của Thạch Sùng, trong đó có câu:
Đầu phận kí Thạch hữu
Bạch đầu đồng sở quy
Tạm dịch:
Gửi mình cho bạn Thạch
Bạc đầu cùng nhau về.
Về sau, Phan Nhạc và Thạch Sùng bị ghép vào tội làm phản, đều bị tử hình. Tại pháp trường, Phan Nhạc nói với Thạch Sùng: Lần này thì đúng là "Bạc đầu cùng nhau về!". (Xem: Tấn thư- Phan Nhạc truyện).
Câu thơ vốn nói về tình bạn tốt đẹp, đến già không thay đổi. Sau này "Bạch thủ đồng quy" được dùng với hàm nghĩa, đến tuổi già thì chẳng ai tránh được cái chết.
Bạch vân thân xá (Ngôi nhà của cha mẹ dưới làn mây trắng)
Thời Đường, khi Địch Nhân Kệt làm quan ở Tịnh Châu, cha mẹ ông đều ở Hà Dương. Có lần ông lên chơi núi Thái Hàng, nhìn đám mây trắng trên trời lẻ loi đang trôi về phương Nam, vèn nói với mọi người xung quanh rằng, song thân ta hiện đang ở dưới áng mây trắng kia. Nói đoạn, ông cứ đăm đắm nhìn, mãi tới khi áng mây trắng bay khuất mới trở về. (Xem: Tân Đường thư- Địch Nhân Kiệt truyện).
Về sau dùng "Bạch vân thân xá" để biểu thị nỗi nhơ thương, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
Bài sa giản kim (Đãi cát tìm vàng)
Nhà văn Tôn Hưng Công, thời Đông Tấn từng bình luận: Văn chương của Phan Nhạc hay, không có chỗ nào dở; Văn chương của Lục Cơ toàn bộ tác phẩm tuy không phải đều hay, nhưng rất nhiều chỗ đặc sắc, giống như đãi cát tìm được vàng vậy. (Xem: Thế thuyết tân ngữ- Văn học).
Về sau, dùng "Bài sa giản kim" để chỉ sự sàng lọc kỹ càng, bỏ thô lấy tinh.
Ai xem tranh ko?
http://www.fineart-tds.com/nad/web/home.asp