Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 28-08-2008, 04:20 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Cơm Phiếu Mẫu (hay “Bát cơm Xiếu Mẫu): Chỉ sự đền đáp ơn sâu.
Điển tích này bắt nguồn từ Hàn Tín. Thuở nhỏ, Hàn Tín nhà nghèo, thường phải đi câu cá ở sông Hoài để kiếm sống, nhiều khi không bắt được cá thì phải lang thang trong chợ kiếm ăn. Cuộc sống vô cùng khổ nhục. Một hôm, sau mấy buổi nhịn ăn, Hàn Tín đói quá, vác cần câu đi trên bờ sông. Một bà cụ đang giặt sợi dưới sông, thấy chú bé thất thểu, con mắt hốc hác, bà gọi cậu lại, đưa cậu về nhà. Về đến nhà, bà vo gạo thổi cơm, cơm chín, hai bà cháu ăn ngon lành. Hàn Tín biết bà cụ tên gọi Phiếu Mẫu, sau khi ăn xong thì chào bà ra đi, quyết tâm lập thân để trả ơn.
Sau này, Hàn Tín giúp ích cho Lưu Bang, được trọng dụng. Hàn Tín xin trở về Sở, trở thành Hoài Tín Hầu. Về đến quê nhà, ông cho mời bà Phiếu Mẫu đến dinh thự riêng của mình, mời bà cụ ăn một bữa cơm đủ sơn hào hải vị và bái tạ, còn tặng bà một ngàn lạng vàng.
Sau này dùng tích “Phiếu Mẫu” (hay Xiếu Mẫu) , “bát cơm Xiếu Mẫu” để nói về việc trả ơn.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 28-08-2008, 04:40 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Thiên thai, cõi thiên thai
“Thiên thai” có nghĩa là cảnh tiên, nơi làm say mê lòng người, nơi người yêu ở, hoặc cảnh đẹp chỉ có trong ước mơ.
Chuyện xưa kể rằng có hai chàng trai là Lưu Thần và Nguyễn Triệu người đời Hán sống ở tỉnh Triết Giang. Hai chàng say mê đi tìm cây thuốc quý, chẳng quản rừng sâu, núi cao, chỗ nào có cây thuốc là hai chàng đi hái. Một hôm, hai chàng tìm được cây thuốc quý, mái hải, đi sâu mãi vào rừng; càng vào sâu, càng nhiều cây thuốc. Chợt thấy trước mắt sừng sững một quả núi, đó là núi Thiên Thai. Cảnh đẹp vô cùng làm hai chàng mê mẩn, đi sâu vào núi thấy có một cửa động, vào sâu trong động thấy cảnh đẹp càng rực rỡ, những vườn hoa, rừng thưa nắng toả đầy màu sắc sinh động, trong sáng, mát dịu. Đi được một đoạn hai chàng định trở về nhưng lạc lối không biết đi đường nào. Đang lúc băn khoăn thì thấy có hai thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp đi về phía mình. Hai thiếu nữ hỏi chuyện, biết hai chàng bị lạc vào đây, các nàng bèn nói: Hai chàng lạc vào cõi tiên rồi, không thể trở về được nữa, để chúng em đưa hai chàng đến ra mắt Phu Nhân cai quản động tiên này. Hai chàng đừng sợ, ở đây chúng em rất quý người.
Hai chàng trai được ra mắt vị Phu nhân vô cùng kiều diễm. Phu nhân bảo: Các em hãy đưa hai chàng này về nghỉ ở phía Đông.
Thời gian trôi qua, hai chàng trai và hai nàng tiên quấn quít bên nhau, các chàng say mê các nàng như uống rược. Được phép của Phu nhân, hai chàng lấy được các nàng tiên làm vợ, đây vốn là hai chị em tiên Ngọc Chân. Tình yêu của họ vô cùng nồng thắm. Thế nhưng, Lưu Trần và Nguyễn Triệu không dứt bỏ được lòng trần tục, nhớ nhà, nhớ quê, họ xin phép được trở về. Hai nàng tiên khóc ròng vì họ biết lần chia tay này là vĩnh viễn dù hai chàng đã hứa sẽ quay trở lại. Nhưng 6 tháng đầy hạnh phúc ấy không bao giờ trở lại nữa.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu về đến quê thì phong cảnh đã khác xưa nhiều. Nửa năm trên tiên giới bằng bảy thế hệ nơi trần gian. Không có ai quen biết các chàng xưa kia còn sống, buồn bã, hai chàng quay về núi Thiên Thai. Nhưng dù đã tìm nhiều ngày, hai chàng vẫn không thấy cửa động, động Thiên Thai đã đóng và không mở ra nữa. Hai chàng đi sâu vào rừng và người ta không còn thấy họ trở ra.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 29-08-2008, 10:29 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Hợp phố châu hoàn (Châu về Hợp Phố)
Hợp Phố là tên của một quận thời cổ, nay là huyện Hợp Phố tỉnh Quảng Tây.
Vào thời Đông Hán, Hợp Phố thuộc vùng ven biển, chuyên khai thác ngọc trai. Vì bọn quan lại ra sức vơ vét nên trai ngọc vùng này lũ lượt bỏ đến các vùng lân cận. Sau này, Mạnh Thường làm thái thú Hợp Phố, phế bỏ hết các tệ nạn cũ nên chưa đầy một năm trai ngọc đã trở về. (Trích Hậu Hán thư- Mạnh Thường truyện)
Về sau, dùng “Hợp Phố châu hoàn” để chỉ người đã bỏ đi lại trở về hoặc đồ vật đã mất mà lại thấy; dùng “Hợp Phố châu” để chỉ châu ngọ nói chung hoặc khen người tài.

Tang hồ bồng thỉ (Cung bằng cây dâu, mũi tên bằng cỏ bồng)
Hồ: nghĩa là cung
Thỉ là mũi tên.
Thời xưa, các gia đình quý tộc sau khi sinh con trai phải dùng loại cung bằng cây dâu, mũi tên bằng cỏ bồng bắn ra bốn phía, mong muốn con trai sau này sẽ có chí lớn bốn phương.
Về sau dùng “tang hồ bồng thỉ”, “tang bồng” để chỉ chí lớn của nam nhi.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 30-08-2008, 09:30 AM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Bạch nhật kiến quỷ (Ban ngày gặp quỷ)
Tương truyền, theo quan chế trong những năm Nguyên Phong thời Bắc Tống, Thượng thư tỉnh lại khôi phục hai mươi bốn tào (cơ quan được phân loại để làm việc). Công việc của tác tào thì phức tạp, giản đơn khác nhau, sự vất và và nhàn nhã cũng không như nhau. Bởi thế, trong kinh thành có người nói: “Trong bộ Lại, các quan giải quyết việc khen thưởng, phong tước, thống kê suốt ngày không hết việc; Ở bộ Công thì ngày ngày vô sự, ban ngày gặp quỷ”. Ý nói: bốn tào trong bộ Công lạnh lẽo, nhà nhã váng vẻ chẳng có việc gì đáng làm.
Về sau, “Bạch nhật kiến quỷ” chuyên dùng để chỉ những việc kỳ quặc lạ lùng hoặc sự bày đặt vô lý.

Cửu đỉnh (chín đỉnh)
Đỉnh là dụng cụ đun nấu thời cổ đại, phần lớn đúc bằng đồng xanh, hình tròn, có ba chân hai tai.
Theo truyền thuyết, thời cổ đại Hoàng Đế đúc ba chiếc đỉnh lớn, tượng trưng cho trời, đất và người; Hạ Vũ thì thu thập đồng xanh ở khắp nơi, đúc chín chiếc đỉnh lớn, tượng trưng cho chín châu. Ba triều đại Hạ, Thương, Chu luôn coi đó là quốc bảo.
Về sau dùng “Cửu đỉnh” để ví với khối lượng rất nặng.

Chấp kha (cầm rìu)
Trong “Kinh thi- Mân phong- Phạt kha” có viết: Làm thế nào để đốn cây? Không có rìu không được. Làm thế nào mới có thể lấy được vợ? Không có người làm mối không xong.
Về sau dùng “Chấp kha” hoặc “Tác phạt” để chỉ việc môi giới; dùng “Phạt kha nhân” để chỉ người làm mối.

Chiết liễu (bẻ cành liễu)
Thời Hán, phía đông thành Trường An có cây cầu Bá. Khi tiễn nhau đi về phía đông, người ta thường đến cây cầu này bẻ một nhành liễu tặng khách. Vì “Liễu” đọc lên âm khá giống với chữ “Lưu” (Ở lại) nên “bẻ nhành liễu” tặng khách là để biểu thị tình cảm lưu luyến, mong muốn khách hãy nán lại.
Về sau dùng “chiết liễu” để chỉ việc tiễn biệt.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 30-08-2008, 09:49 AM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Nhân vi đao trở, ngã vi ngư nhục (người ta là dao thớt, mình là cá thịt)
Cuối thời Tần, Sở Bá vương Hạng Vũ tranh đoạt thiên hạ với Hán vương Lưu Bang. Tại buổi yến hội ở Hồng Môn, Hạng Vũ bảo Hạng Trang giả vờ múa kiếm để giết Lưu Bang; tình thế vô cùng căng thẳng khẩn cấp. Nhân lúc Lưu Bang ra ngoài, Phàn Khoái khuyên Lưu Bang chạy chốn. Lưu Bang nói: Lúc ta ra còn chưa chào, làm thế nào bây giờ? Phàn Khoái nói: Đến nước này còn để ý làm gì đến nghi lễ nhỏ nhặt nữa. Nay người ta là dao thớt, mình là cá thịt thì cón cáo từ cái quái gì. (Trích Sử ký- Hạng Vũ bản kỷ).
Về sau dùng “Nhân vi đao trở, ngã vi ngư nhục” để ví với người khác nắm đại quyền sinh sát, bản thân thì đang lâm vào địa vị bị hại.

Nhất động bất như nhất tĩnh
(Một lần động không bằng một lần tĩnh)
Khi du ngoạn chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Tống Hiếu Tông thấy ngọn núi Phi Lai (Bay tới) trước chùa, bèn hỏi Hoà tượng: Đã bay tới, vì sao không bay đi? Hoà thượng đáp: “Một lần động không bằng một lần tĩnh”.
Về sau dùng “Nhất động bất như nhất tĩnh” để ví rằng, thêm một việc không bằng bớt đi một việc.

Nhị thụ (Hai đứa trẻ), Bệnh nhập cao hoang
Thụ: nghĩa là trẻ con, ở đây chỉ con “ma bệnh”
Tấn Cảnh Công thời Xuân Thu mắc bệnh nặng, cử người đến nưcớ Tần mời danh y chạy chữa. Thầy thuốc chưa tới nơi, Cảnh Công nằm mơ thấy bệnh của mình biến thành hai đứa trẻ. Một đứa nói: Người đến là một vị danh y, sẽ giết chết chúng ta, trốn đâu bây giờ? Đứa kia nói: Trốn vào phía trên hoang (khoản cánh giữa phủ tạng và cơ hoành) và phía dưới của cao (mỏm tim) thì họ bắt chúng ta làm sao được.
Thầy thuốc tới quả nhiên cho rằng bệnh này đã không còn thuốc nào chữa được, không có cách nào trị được nữa.
Về sau dùng “Nhị thụ” để chỉ ma bệnh; dùng “Nhị thụ vi ngược”, “Nhị thụ vi tai” để chỉ người mắc bệnh; dùng “Bệnh nhập cao hoang” để hình dung bệnh tình nghiêm trọng, không thể cứu chữa.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
Điển cố trung hoa, Điển cố trung hoa, ân điểu vong cơ, điển cố, điển cố trung hoa, điển cố văn học, điển tích hay, điển tích trung hoa, điển tich trung quoc, bac tong phong luu, bát cơ xiếu mẫu, bát cơm phiếu mẫu, bát cơm xiếu mẫu, các điển tích hay, dien co van hoc, , nhung dien co van hoc, vanhoctrunghoa

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™