Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 01-04-2008, 11:53 PM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 35 phút 40 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
Talking Những nữ kiệt của lịch sử Trung Quốc

Hoa Mộc Lan - nhi nữ đáng mặt anh hào

Nàng là một mẫu hình phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử khi giả trang nam giới với tên gọi Hoa Mộc Lan. Theo biên niên sử triều Minh, nàng họ Chu, và biên niên sử nhà Thanh, nàng họ Vệ. Khi Mộc Lan giả trang nam giới tòng quân, cha đã đặt cho nàng họ Hoa.

Cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về nơi nàng sinh ra và triều đại nàng sống. Có giả thuyết nàng ở tỉnh Hà Bắc, có người nói nàng đến từ Hà Nam, lại có người khẳng định Mộc Lan sinh ra ở Cam Túc. Chỉ biết chắc rằng, Hoa Mộc Lan sinh ra ở khu vực Đồng bằng Hoa Trung.

Tuy rất khác nhau, nhưng lịch sử và huyền thoại đều thống nhất một điều về Hoa Mộc Lan - đó là tài năng của nàng. Cha Hoa Mộc Lan nhận lệnh tòng quân, bấy giờ, ông đã già và yếu mệt. Hoa Mộc Lan biết điều này là không thể với cha, em thì quá nhỏ. Nàng liền cải trang là nam giới và thay cha lên đường.

Quân đội phải trải qua nhiều cuộc chiến đấu khó khăn gian khổ qua nhiều năm mới ca khúc khải hoàn trở về. Hoa Mộc Lan được vua triệu kiến và ban thưởng quan tước, bổng lộc vì những đóng góp của nàng, nhưng nàng từ chối và chỉ xin một con ngựa tốt, mau chóng trở về quê hương. Mãi sau này, những người bạn đã từng chiến đấu cùng nàng tìm tới thăm nhà, họ mới biết Mộc Lan là phận nhi nữ.

Huyền thoại về Hoa Mộc Lan đã trở thành đề tài cho thi ca, sân khấu, hội họa, điện ảnh




Mộc Quế Anh: nữ chiến binh tài ba

“Lưỡi kiếm của nàng vung lên huy hoàng như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời. Nàng tung hoành giữa trận như rồng giữa trời xanh, nàng tấn công như sấm sét, và khi bình yên, nàng như mặt nước phẳng lặng huyền ảo cùng ánh trăng lung linh’’, một học giả viết về Mộc Quế Anh như vậy.

Hai nước Tống - Miêu chinh chiến liên miên. Tương Miêu bày Thiên Môn Trận - trận đồ bất khả chiến bại và thách thức quân đội Tống phá trận trong một trăm ngày). Nếu không, họ phải giao nộp đất đai cho Miêu. Trong quân đội Tống, có một gia đình võ tướng họ Dương đã chiến thắng trong nhiều trận chiến. Tuy nhiên, họ bị kẻ xấu dèm pha, vua Tống nghi ngờ. Cuối cùng, cánh quân nhà họ Dương bị Miêu đánh bại và chịu tổn thất lớn lao: người bị giết chết, người từ bỏ chiến trường đi tu, người bị bắt giữ... Ngoại trừ một người duy nhất còn sống sót, giờ đây, các vị trí chỉ huy thay thế người đã mất đều do nữ giới trong gia đình đảm nhận. Lịch sử Trung Quốc gọi là "các nữ tướng Dương gia’’.

Họ chiến đấu can trường và dũng cảm nhưng bị thất bại trước Thiên Môn trận. Thời hạn 100 ngày sắp tới gần, một vị quân sư nhớ tới và tiến cử Mộc Quế Anh - một nữ tù trưởng trẻ tuổi, xinh đẹp ở gần đó - cũng là người duy nhất biết cách phá trận đồ. Tài năng của nàng sớm gây ấn tượng với quân đội hai nước Tống - Miêu ngay trong trận chiến đầu tiên. Quân đội Tống phá được Thiên Môn trận, tướng chỉ huy giao quyền thống lĩnh cho Quế Anh.

Như một võ tướng kỳ cựu, Mộc Quế Anh sắp xếp lại quân đội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, tìm cách thiêu trụi toàn bộ lương thực và cỏ dự trữ của kẻ thù. Thiếu cỏ, kỵ binh Miêu - cánh quân chủ chốt trở nên vô dụng. Thiếu lương thực, hàng nghìn quân hùng mạnh không còn sức chiến đấu. Quân đội Tống đánh từng trận thắng lợi và thu lại đất bị xâm chiếm.

Mộc Quế Anh với tài năng và sự dũng cảm đã khiến võ tướng họ Dương ngưỡng mộ. Ca khúc khải hoàn, cặp trai anh hùng - gái thuyền quyên được vua Tống ban thưởng xứng đáng, và còn tổ chức hôn lễ long trọng cho hai người.

Câu chuyện về Mộc Quế Anh đã được dựng lại thành rất nhiều tác phẩm sân khấu mà cả giới trẻ và người già Trung Quốc đều yêu thích.




Vương Thông Nhi - diệt trừ tham quan

Thời Hòa Thân nhũng nhiễu, vương triều nhà Thanh vô cùng thối nát, quan lại địa phương tham ô ngang ngược, dân chúng oán thán khắp nơi. Giáo phái Bạch Liên giáo lại rất thịnh hành. Thủ lĩnh Bạch Liên giáo ở Tương Dương là Tề Lâm năm 1796 định khởi nghĩa thì bị lộ, quan phủ vây ráp và rồi bị sát hại.

Tề Lâm có người vợ trẻ là Vương Thông Nhi, giỏi giang võ nghệ, quyết tâm báo thù cho chồng và những người đã tham gia khởi nghĩa. Không đầy năm tháng sau khi tổ chức lại đội ngũ, Vương Thông Nhi và các thủ lĩnh khác chỉ huy đội ngũ tấn công quan tham khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa lan rộng thu hút nhiều dân nghèo tham gia.

Vua quan nhà Thanh bấy giờ áp dụng kế sách xây thành đắp lũy, đẩy dân vào bên trong thành lũy khiến nghĩa quân không có sự giúp đỡ. Kết quả là hoạt động của quân khởi nghĩa ngày một khó khăn. Qua nhiều trận đánh, nghĩa quân bị tổn hại lớn. Vương Thông Nhi trong hiểm nguy không hề nao núng, bình tĩnh chỉ huy nghĩa quân rút lui. Tuy nhiên, tại Hồ Bắc, nghĩa quân lọt vào vòng vây trùng điệp của quan quân, dù chống cự ngoan cường nhưng thất bại. Vương Thông Nhi lao mình xuống vực, hy sinh anh dũng.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™