Thơ của Tào Tùng thời Đường, trong bài 'Kỷ Hợi Tuế', miêu tả cảnh lưu vực Giang Hán sau khi trải qua chiến tranh loạn lạc, trăm họ lầm than
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế nhạc tiều tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô.
Thơ Hieusol dịch:
Non nước giang sơn hóa chiến trường
Muôn dân sao sống cảnh an lương
Vua cao chớ nói phong hầu tước
Một tướng danh thành, vạn máu xương.
"Lữ Đồng Tân truyền thuyết là một trong Bát Tiên. Trước khi đắc đạo thành tiên, y cũng là một người đọc sách, nhưng đi thi mấy lần không đỗ, bèn quyết chí mở cửa kết bạn, du sơn ngoạn thủy, do gia sản tổ tiên để lại nên y sống rất sung túc.
Lữ Đồng Tân có một người đồng hương tên là Cẩu Yểu, là người thông minh, nhất biểu nhân tài, nhưng phụ mẫu mất sớm, gia cảnh bần hàn. Lữ Đồng Tân thương tình liền cho ở nhờ, tìm cách để Cẩu Yểu dùi mài kinh sử.
Một hôm có một cô nương họ Lâm đến nhà, tỏ ý muốn thành thân với Cẩu Yểu. Lữ Đồng Tân tỏ ý không ưng, vì muốn cho Cẩu Yêu an tâm học hành. Nhưng Cẩu Yểu lại động tâm, biểu thị đồng ý hôn sự này.
Lữ Đồng Tân nói: "Lâm gia muội tử hiền thục đoan trang, ngươi cũng có ý thế thì ta cũng không ngăn trở. Có điều ta muốn tân nương phải ở với ta ba đêm đầu tiên".
Cẩu Yểu nghe xong há hốc, nhưng rồi suy đi nghĩ lại cũng nhận lời. Ngày thành thân, Lữ Đồng Tân mặt mày hớn hở, còn Cẩu Yểu lại xấu hổ không dám nhìn người. Đêm động phòng, Lữ Đồng Tân không nói không rằng xộc vào phòng, ngồi trên bàn đọc sách . Cứ vậy ba đêm liền.
Ngày thứ 4 Cẩu Yểu cũng được gặp tân nương, nhìn thấy nàng vẫn còn che khăn sa đỏ. Mới biết "Thì ra ca ca dụng tâm lương khổ , sợ ta ham vui quên học, mới nghĩ ra cách này". Hai vợ chồng quyết định mai này nhất định sẽ báo đáp.
Rồi Cẩu Yểu cũng có ngày đề danh bảng vàng, vinh hoa phú quý.
8 năm sau Lữ gia xảy ra hỏa hoạn, nhà cửa cháy hết. Hai vợ chồng bàn nhau đến nhờ cậy Cẩu Yểu. Thế là Lữ Đồng Tân ngàn dặm đến phủ Cẩu Yểu kể chuyện. Cẩu Yểu rất đồng tình, giữ Lữ Đồng Tân ở lại một tháng. Nhưng một tháng đó lại không đưa cho Lữ Đồng Tân một đồng nào. Cho rằng Cẩu Yểu lấy oán báo ân, Lữ Đồng Tân quyết ý quay về.
Về đến nhà thấy nhà cửa khang trang, lại thấy giấy trắng rơi đầy, biết là trong nhà có tang . Vào nhà vợ nhìn thấy kinh ngạc hỏi "Chàng là người hay ma" . Lữ Đồng Tân hỏi rõ ngọn ngành, thì ra cách đây không lâu, có một nhóm người đến làm nhà mới. Họ còn mang theo cỗ quan tài, bảo là Lữ Đồng Tân đã bệnh chết ở phủ Cẩu Yểu. Lữ Đồng Tân biết ngay là trò của Cẩu Yểu, tức giận tiến đến quan tài đập tan làm hai, trong đó toàn là vàng bạc châu báu và một phong thư. Y mở ra thì thấy "Cẩu Yểu chẳng phải là người phụ tâm, dâng tặng vàng bạc châu báu. Huynh bắt vợ đệ phòng không ba đêm, đệ bắt vợ huynh khóc chồng đoạn trường". Lữ Đồng Tân cười khổ một tiếng "Hiền đệ, người giúp ta thật là khổ".
Từ đó hai người thân thiết vô cùng . Người sau mới có câu " Cẩu Yểu Lữ Đồng Tân, không biết lòng người tốt" để nói về việc nghĩ xấu cho lòng tốt của người khác. Vì chữ Cẩu Yểu (Gou yao) đồng âm với "cẩu giảo" (chó cắn) nên truyền tới truyền lui thành ra "Chó cắn Lữ Đồng Tân"
Ngoài ra còn có một tích nữa là:
"Sau khi Lữ Đồng Tân thành tiên, một ngày đi qua sông thấy một người chết đuối. Ông ta liền vớt lên, giết một con chó, lấy tim thay vào cứu người đó. Người đó sống lại lại mắng "Ta đang muốn chết, ông cứu ta làm gì?".
Rồi ông lại lấy bùn đất nặn ra tim phổi bỏ vào bụng chó. Con chó sống lại lại cắn Lữ Đồng Tân." (Nguồn:Vietstamp.net)
Đã có 2 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Chim Ruồi