Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 16-10-2008, 02:21 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Tướng dù của chính quyền Sài Gòn cũ Dư Quốc Đống: Thất trận câm lặng

Đầu năm 1975, Dư Quốc Đống, khi đó là Tư lệnh quân đoàn III của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, phụ trách khu vực Sài Gòn và 11 quận xung quanh, đã xin từ chức sau khi không xin được tăng thêm binh lính cho trận Phước Long và chạy khỏi Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 sang tá túc tại Mỹ. Hơn ba mươi năm qua, ý thức được vị trí của một kẻ thất trận, Dư Quốc Đống đã sống rất lặng lẽ cho tới tận ngày tàn cuối cùng.

Dư Quốc Đống là kẻ cầm súng theo thực dân Pháp ngay từ khi còn rất trẻ và được quan thầy cho sang "mẫu quốc" dự những lớp huấn luyện nhảy dù. Rồi y tốt nghiệp khoá sĩ quan Đà Lạt năm 1951.

Ngày 29/9/1954, khi thực dân Pháp giao lại cho chính quyền Sài Gòn chiến đoàn lính dù số 3 (gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7 do Đỗ Cao Trí, mang quân hàm thiếu tá, chỉ huy), trung đội trưởng Dư Quốc Đống nghiễm nhiên được coi là "hạt giống" của toán quân mũ đỏ khét tiếng này.

Lính dù đã rất thẳng tay trong vụ tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên ở Rừng Sát nên được chính quyền Sài Gòn rất ưu ái. Và ngày 26/10/1959, lực lượng dù được nâng từ liên đoàn lên lữ đoàn, nằm dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Chánh Thi. Dư Quốc Đống nhân đấy cũng được thăng chức.

Năm 1962, thành lập hai chiến đoàn dù, Dư Quốc Đống, khi ấy đang mang quân hàm thiếu tá, được giữ chức chiến đoàn trưởng chiến đoàn 1… Ngày 1/2/1965, khi lực lượng dù Sài Gòn, được nâng lên cấp sư đoàn với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ, Dư Quốc Đống đã trở thành viên tư lệnh thứ tư của những sát thủ mũ đỏ này (sau tướng Đỗ Cao Trí; Nguyễn Chánh Thi, trung tướng và Cao Văn Viên, đại tướng). Và y đã ngồi ở vị trí đó cho tới năm 1973 với quân hàm trung tướng.

Người kế vị y ở ghế tư lệnh dù cho tới khi sụp đổ chế độ Sài Gòn tháng 4/1975 là chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng. Chính ở trong lực lượng dù, Dư Quốc Đống đã được coi là "đại ca" của những viên tướng như Nguyễn Khoa Nam, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng và Phạm Văn Phú…

Dư Quốc Đống được coi là viên tướng đẹp mã của quân đội Sài Gòn, vóc dáng cao lớn, lông mày rậm, mắt to. Y đã gây nên nhiều nợ máu đối với đồng bào trong các cuộc hành binh tàn bạo ở nhiều vùng trên chiến trường miền Nam. Nói một cách công bằng, Dư Quốc Đống cũng là người biết giữ chữ tín theo kiểu hảo hán giang hồ với những kẻ đồng hội đồng thuyền.

Người ta kể lại rằng, giữa những năm 60 của thế kỷ trước, trong cơn sốt đảo chính và lật đổ liên tục ở Sài Gòn, có lần Hội đồng tướng lĩnh của quân đội Sài Gòn phải ngồi lại với nhau để bỏ phiếu buộc tội trung tướng Nguyễn Chánh Thi về việc ông ta đã ra mặt ủng hộ cho các phật tử ở vùng I chiến thuật biểu tình chống lại sự thối nát của chính quyền. Phần lớn những viên tướng có mặt đều "phù thịnh" và bỏ phiếu thuận, duy chỉ có hai phiếu trắng. Khi một viên tướng to tiếng nói: "Tội của tướng Thi đã quá rõ ràng, tại sao có người lại bỏ phiếu trắng, ý nghĩa gì đây?", thì Dư Quốc Đống đứng phắt lên nói:
- Tôi đã bỏ phiếu trắng đó. Trung tướng Thi là thầy tôi, trung tướng Viên (Cao Văn Viên) cũng là thầy tôi, nếu bảo tôi chống lại thầy mình, thì tôi không làm. Vậy quý vị muốn xử thế nào thì tôi thi hành.

Mặc dầu rất tức nhưng những viên tướng chủ trò trong Hội đồng tướng lĩnh quân đội Sài Gòn cũng đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt chứ không dám quở trách gì Dư Quốc Đống. Cao Văn Viên kể: "Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh quân đoàn III, trình bày về tình hình của Phước Long nói riêng và của quân đoàn nói chung. Để giải cứu Phước Long, tướng Đống đề nghị xin một sư đoàn bộ binh, hay sư đoàn nhảy dù. Quân tăng viện sẽ đổ bộ xuống hướng Bắc Phước Long bằng trực thăng dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Trình bày xong ý kiến, tướng Đống xin được từ chức, viện cớ là từ khi nhậm chức tư lệnh quân đoàn, ông đã không đủ khả năng giải quyết được tình hình quân sự của vùng.

Tổng thống Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Dư Quốc Đống, vấn đề hệ trọng ngay trong lúc này, theo Tổng thống Thiệu, là giải quyết vấn đề Phước Long trước. Sau khi nghiên cứu tình hình, kế hoạch tiếp viện thêm quân cho Phước Long bị hủy bỏ…".

Là viên tướng dù, Dư Quốc Đống có cách hành xử rất cứng rắn với ngay cả những thuộc hạ ở gần mình nhất. Các viên sĩ quan cao cấp trong lực lượng mũ đỏ như các tư lệnh phó, lữ đoàn trưởng, trưởng phòng, tiểu đoàn trưởng đều rất hãi khi phải tiếp xúc trực tiếp với Dư Quốc Đống. Bởi lẽ, viên tư lệnh này thường rất ít khi "nể mũi" khi "vuốt mặt", mỗi khi có gì không vừa ý thì lớn tiếng quở mắng, nạt nộ ngay, bất kể đó là ai…

Sau khi rời chức tư lệnh lính dù, Dư Quốc Đống được giao cho việc quản lý quân đoàn III với nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho thành phố Sài Gòn và vùng phụ cận, trong đó có tỉnh Phước Long. Và địa danh này đã là nơi chôn danh tiếng hão của Dư Quốc Đống như một tướng có tài cầm quân sau khi nó được chọn làm nơi thử lửa đầu tiên dẫn tới chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Mặc dù một số đại diện cao cấp của chính quyền Sài Gòn cũ nói rằng, cuộc tấn công của quân giải phóng vào Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 không phải là một bất ngờ, ngoài ước đoán của chúng nhưng quả thực, đây đã là đòn thăm dò chí mạng đối với quân đội Sài Gòn nói chung và cả quân đoàn III của Dư Quốc Đống nói riêng.

Phước Long năm 1975 là một tỉnh nằm ở hướng Đông Bắc, cách Sài Gòn 150km, giáp với Campuchia, nối với Sài Gòn bằng liên tỉnh lộ 1A và quốc lộ 14. Tỉnh này gồm bốn quận là Đức Phong, Phước Bình, Bố Đức và Đôn Luân. Khi đó, Phước Long có khoảng 30 nghìn dân, phần lớn là dân gốc Thượng, Stieng (Ma) và Mnong, sống bằng nghề đốn cây và cạo mủ cao su. Người Kinh ở Phước Long khi đó chủ yếu là công chức hành chính, buôn bán nhỏ hoặc làm phu đồn điền. Địa hình nhiều đồi núi, rừng dầy, khó quan sát từ trên cao…

Theo hồi ức sau này của đại tướng Cao Văn Viên, lúc đó phụ trách Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, ngày 14/12/1974, quân giải phóng tấn công và chiếm lĩnh một cách dễ dàng vào quận Đức Phong và Bố Đức. Đêm 15/12/1974, một căn cứ hỏa lực do một đơn vị địa phương quân của chính quyền Sài Gòn bảo vệ, cũng bị quân giải phóng tấn công và chiếm lĩnh…

Quân đoàn III của Dư Quốc Đống buộc phải cho máy bay chở tới tăng viện từ căn cứ Lai Khê cho Phước Long tiểu đoàn 2 (trung đoàn 7, sư đoàn 5BB), và hai pháo đội gồm 6 đại bác 105 ly và 4 đại bác 155 ly. Thêm vào đó, còn có ba đại đội trinh sát của các sư đoàn 5, 7, và 25BB…

Thế nhưng, mọi sự giẫy giụa của Dư Quốc Đống đều không mang lại kết quả mà chính quyền Sài Gòn mong muốn. Đêm 22/12/1974, quân giải phóng tấn công quận Bố Đức lần thứ hai và đã chiếm được nó một cách khá dễ dàng.
Ít ngày sau (24/12/1974), hai sư đoàn 7 và 3 của quân giải phóng (vừa được thành lập ở miền Nam, khác với sư đoàn 3 đang hoạt động ở Bình Định) đã tấn công và làm chủ quận Đôn Luân. Như vậy là trừ quận lỵ Phước Bình và TP Phước Long nằm trong ranh giới quận vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, gần như toàn bộ tỉnh Phước Long hoàn toàn nằm trong tay quân giải phóng.

Đêm 30/12/1974, quân giải phóng lại tiếp tục tấn công Phước Bình, vòng đai phòng thủ của tỉnh Phước Long. Trận đánh chỉ diễn ra từ nửa đêm cho đến chiều hôm sau thì kết thúc. Lính của tiểu khu và của tiểu đoàn 2, trung đoàn 7 thuộc quân đoàn III của Dư Quốc Đống tháo chạy về tổ chức phòng tuyến mới ở phi trường Sông Bé…

Tuy nhiên, mọi sự đã dần được định đoạt khi 6h sáng 1/1/1975, quân giải phóng pháo kích mạnh vào phi trường Biên Hòa rồi tấn công đánh thẳng vào TP Phước Long từ hướng Nam. Ngày 2/1/1975, tỉnh trưởng Phước Long xin phương tiện tải thương, tiếp viện và quân bổ sung nhưng tất cả liên lạc từ Phước Long ra ngoài bị cắt đứt.

Trong tình thế kẹt vào chân tường đó, tại dinh Độc Lập, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính quyền Sài Gòn đã buộc phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với sự tham dự của Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, phụ tá an ninh quốc phòng Đặng Văn Quang, tư lệnh không quân Trần Văn Minh, tư lệnh quân đoàn III Dư Quốc Đống, trung tướng tham mưu trưởng BTTM kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiếp vận Đồng Văn Khuyên và tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn Cao Văn Viên. Đề tài của buổi họp là có nên tăng viện cho Phước Long hay không, và nếu tăng viện, thì tăng viện như thế nào về quân nhu, nhân sự.

Cao Văn Viên kể: "Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh quân đoàn III, trình bày về tình hình của Phước Long nói riêng và của quân đoàn nói chung. Để giải cứu Phước Long, tướng Đống đề nghị xin một sư đoàn bộ binh, hay sư đoàn nhảy dù. Quân tăng viện sẽ đổ bộ xuống hướng Bắc Phước Long bằng trực thăng dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Trình bày xong ý kiến, tướng Đống xin được từ chức, viện cớ là từ khi nhậm chức tư lệnh quân đoàn, ông đã không đủ khả năng giải quyết được tình hình quân sự của vùng.

Tổng thống Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Dư Quốc Đống, vấn đề hệ trọng ngay trong lúc này, theo Tổng thống Thiệu, là giải quyết vấn đề Phước Long trước. Sau khi nghiên cứu tình hình, kế hoạch tiếp viện thêm quân cho Phước Long bị hủy bỏ…".

Ngày 6/1/1975, quân giải phóng tiến vào đánh sập Phước Long, bức tường thành mà kẻ địch cứ rêu rao là vững chắc bảo vệ vành đai Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn phải ngậm ngùi kêu gọi: "Dành ba ngày truy điệu cầu nguyện cho Phước Long".

Sau cuộc họp đó, Dư Quốc Đống đã rời khỏi đội quân chuyên làm tay sai cho ngoại bang đang trong những ngày hấp hối cuối cùng. Chính trường Sài Gòn lúc đó ngày càng rối như canh hẹ và cũng không ai quan tâm tới số phận của một viên tướng thất thế nữa.

Tới ngày 29/4/1975, nhận rõ cục diện tình hình không còn gì có thể hứa hẹn cho tương lai của y, Dư Quốc Đống đã cuống cuồng rời khỏi Sài Gòn đi sống nốt những ngày tàn ở Mỹ. Cảm nhận được sự thất bại của cuộc đời mình, Dư Quốc Đống rất ít khi xuất hiện trước đám đông.

Những năm cuối đời, Dư Quốc Đống thường xuyên đau ốm và được người thân đưa vào một viện dưỡng lão. Cái chết đã tới với Dư Quốc Đống như một sự giải thoát khỏi những ký ức đen tối về cả cuộc đời lầm lạc.

Theo CAND



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
lichsuduquocdong, tướng sài gòn, ,

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™