Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Thể Loại Khác > Võ Thuật
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 05-04-2008, 03:50 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Võ Thuật Và Các Ngành Học Thuật ( nguồn tvvn)

VÕ THUẬT VÀ CÁC NGHÀNH HỌC THUẬT

1.Võ thuật và đạo đức học:

Võ đức (đạo đức võ) là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp của giới võ thuật. Thời xưa lấy "Nhân, Trí, Dũng" là ba đức cần thiết của người luyện võ, tức là người Nhân không sát hại, người Trí biết giữ mình, người Dũng không khiếp sợ.

Tất cả các phái võ đều lấy việc người tập võ phải biết tu thân, dưỡng tánh, dùng võ vào mục đích tự vệ, cấm cậy mạnh hiếp yếu hay gây sự đấu đá, tuân giữ đạo đức của xã hội, tôn sư trọng đạo, cứu khổn phò nguy.

Môn phái Võ Ðang yêu cầu người luyện võ phải "Lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện, cấm bạo hành". Thiếu Lâm thì yêu cầu "Cứu nguy phò khốn nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy y theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu". Ngày xưa, khi đệ tử phái Côn Luân khi nhập môn phải thề như sau: "Ðặt tổ quốc trên hết, không lừa thầy, phản bạn. Coi đồng môn như cốt nhục, không lấy danh nghĩa môn phái làm điều tàn ác vô nhân đạo"

Trong 6 điều tâm niệm của phái Linh Trường Không Thủ Ðạo (Suzucho Karatedo) tại Việt Nam có dạy:

" - Nguyện cố gắng rèn luyện Không Thủ Ðạo hầu tạo một lương tâm sáng suốt và một thân thể khoẻ mạnh để bảo vệ lẽ phải.

- Nguyện trấn tĩnh chịu đựng mọi thử thách, chỉ dụng võ trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, thắng không kiêu, bại không nản.

- Nguyện trao dồi đạo đức không bao giờ có ác ý hay kiêu ngạo"

Trong 5 điều môn quy của Bình Ðịnh An Thái ( Bình Thái Đạo) đã dạy

“- Không phản sư phế đạo

- Không ỷ tài hiếp người

- Không sanh tâm đạo tặc

- Không loạn dâm háo sắc

- Không thắng vinh, bại nhục”

Trong 7 điều môn quy của Bình Định An Vinh (Vương Kiểm Mỹ)

“- Không phản sư môn

- Không khoe mình chê người

- Không đắm sa “Tứ đổ tường”

- Không thắng vinh bại nhục”

Chúng ta cũng gặp những tư tưởng trên trong 10 điều tâm niệm của môn phái Vovinam - Việt Võ Ðạo:

" - Việt Võ Ðạo Sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.

- VVÐS nguyện đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo

- VVÐS chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trao dồi đạo hạnh

- VVÐS tôn trọng các võ phái khác, chỉ dụng võ để tự vệ và bênh vực lẻ phải

- VVÐS sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng"

Nói tóm lại võ đức là điều cần thiết của người luyện võ, có võ mà thiếu đức thì chỉ trở thành người tàn ác bất nhân gây hại cho xã hội.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-04-2008, 03:50 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
2.Thiền và võ đạo

Ngày nay nhiều người tìm đến võ thuật như là một môn thể thao, họ hấp tấp học vội vã vài năm để mong đánh bể được vài tấm ván, thi đấu đoạt được vài huy chương hay có thể trở thành tài tử nổi tiếng như Lý Tiểu long, Thành Long để hái ra tiền.Thực sự họ đã đánh mất ý nghĩa thực sự của võ thuật. Võ thuật là một nghệ thuật sống, sống tỉnh thức cho chính mình, sống trong thực tại của từng hơi thở, từng sát na vọng niệm, sống để hòa mình với vũ trụ, với vạn vật muôn loài. Ðã có mấy ai nhận chân được cái đẹp thực sự khi tâm của mình và vạn vật đã hòa làm một

; ; Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

; ; Ðêm qua sân trước một cành mai

; ; Mãn Giác thiền sư

Một kiếm sĩ khi xuất kiếm lấy đầu người chỉ trong nháy mắt không hề do dự, nhưng một kiếm sĩ chân chính cũng thừa hiểu rằng bản thân mình không thích bị giết hoặc bị chém mang thương tích; thì chúng sinh cũng vậy, từ loài người cho đến cầm thú, thảo mộc, tất cả đều có tâm cầu sống. Muốn hiểu được ý nghĩa thực sự của sự sống thì phải hiểu rõ sự chết. Chỉ có Thiền đạo của Phật Giáo mới trả lời được câu hỏi này. Ðây là lý do tại saoThiền (Zen) được dùng làm kim chỉ nam cho các nghành võ thuật Nhật Bản. Thiền (Zen) và võ đạo Nhật Bản (Budo) đã hòa trộn lẫn với nhau thành một thực thể không thể tách rời

Miyamoto Musashi một tay kiếm khách lừng danh của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 16 khi lui về ẩn dật và viết cuốn Ngũ đại kỳ thư (The Book of Five Rings) đã từng viết rằng:

" Ðối với con đường của võ đạo (The Way of Bushi), phải nhận chân được Không tánh (Emtiness), phá vỡ cái mê mờ, vô minh (Illusion) thì trí tuệ (Wisdom) sẽ hiện tiền, sống tỉnh thức ngày và đêm. Khi đám mây mù vô minh tan biến thì người võ sĩ đạo chân chính (Bushido) sẽ được sống trong an lạc”.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-04-2008, 03:51 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
3.Võ thuật và Chu Dịch học:

Theo quan niệm cổ đại thì loài người với vũ trụ vạn vật đều do âm dương tác động lẫn nhau mà thành. Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến bát quái. Trời đất có ngày đêm, sáng tối tượng trưng cho Âm và Dương, động vật và con người thì lấy giống cái làm âm, giống đực làm dương. Ngay cả trong cơ thể của con người cũng chia ra làm âm dương như: bên ngoài là dương, bên trong là âm, trên đầu là dương, dưới chân là âm, bên phải là dương bên trái là âm.

Bất kể loại võ thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phải duy trì cho được sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì vậy dù là quyền "nội gia" hay quyền " ngoại gia" đều nhấn mạnh "khí trầm đan điền" hoặc " trong luyện tinh thần khí, ngoài luyện bộ pháp tấn pháp" hay "trong luyện hơi thở, ngoài luyện gân cốt". Như thế âm bằng dương thuận, tinh thần ổn định. Âm dương đều hòa, tinh thần khoẻ mạnh, thân thể tráng kiện thì bệnh nào mà sinh?

Theo chu dịch thì 8 quẻ bát quái dùng để tượng trưng các hiện tượng trời, người và vạn vật như Càn(trời), Khôn(đất), Chấn(gió), Tốn(sấm), Khảm(nước), Ly (lửa), Cấn(núi), Ðoài(đầm). Một môn võ có liên hệ nhiều với bát quái là Bát quái chưởng. Bát quái chưởng có 8 chưởng chính gắn với 8 cung của bát quái, lấy sáu mươi bốn chưởng chia làm 8 tổ chưởng, mỗi tổ 8 chưởng ghép vào làm thành tám lần tám là 64 quẻ. Ðường đi lại (bộ pháp) theo thứ tự " Cửu cung bộ" của Hà Ðồ Lạc Thư, Bát quái chưởng lấy động làm gốc, lấy biến làm pháp, lấy nội dung của chu dịch để chỉ đạo kỹ thuật.

Ngoài ra các phái võ khác như Thái Cực Quyền, Thái Cực Ðạo (Tae Kwon Do) cũng chịu nhiều ảnh hưởng của bát quái.Trong môn phái Tae Kwon Do thuộc hệ phái (WTF) có tám bài quyền từ đai trắng đến đai đen nhất đẳng tức là 8 bài Taekeuk và bài Koryo (Triều Tiên Quyền), 8 bài Taekeuk án theo 8 cung của bát quái như,Taekeuk 1 Jang ( thái Cực Càn cung quyền), Taekeuk 2,3,4,5,6,7,8 Jang tương ứng với( Thái Cực Ðoài,Ly,Chấn,Tốn,Khảm,Cấn,Khôn cung quyền)

Nói đến chu dịch thì không thể bỏ qua học thuyết Ngũ Hành, tức là lấy 5 loại vật chất cơ bản là Kim(kim loại), Mộc(gỗ), Thuỷ(nước), Hỏa(lửa), Thổ(đất) để cấu thành hình hình sắc sắc của thế giới đại thiên. Giữa chúng có một quy luật tương sinh tương khắc tuần hoàn không dứt. "Tương sinh" mang ý nghĩa cùng sinh ra nhau, giúp nhau lớn mạnh: Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. "Tương khắc" tức là mang ý khắc chế lẫn nhau, kìm hãm nhau tức Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ.

Học thuyết Ngũ Hành ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật của môn Hình Ý Quyền. Hình Ý Quyền lấy hình dạng, tính năng phương vị của ngũ hành làm cơ sở chuẩn, đem các thức quyền phối hợp thành tổ, lấy ngũ hành làm hệ thống, làm nguyên tố cơ bản cấu thành các loại quyền thức, chiêu thức. Ngũ hành phân bố 5 phương vị Hỏa - Nam, Thủy - Bắc, Mộc - Ðông, Kim - Tây, Thổ - Trung Ương. Cũng như 5 phương vị của người: trước, sau, phải, trái và giữa. Trong thân thể người có ngũ tạng cũng phối hợp với ngũ hành: Can(gan) thuộc Mộc, Tâm(tim) thuộc Hỏa, Tỳ (lá lách) thuộc Thổ, Phế (phổi) thuộc Kim, Thận thuộc Thủy. Ðây là "nội ngũ hành"."Ngoại ngũ hành" thì có ngũ quan tức mắt thuộc Mộc, lưỡi thuộc Hỏa, miệng thuộc Thổ, lưỡi thuộc Kim và tai thuộc Thủy. Hình Ý Quyền cho rằng nội ngoại ngũ hành phải hợp với nhau tức "nội ngoại đồng hóa" điều hòa tạng, phủ, khí tức hơi thở tinh khí cùng hoà lẫn nhau đạt tới hiệu quả khoẻ thân sống thọ.

Bên cạnh đó giới võ thuật cũng lấy nguyên lý ngũ hành tương khắc để chế ra các chiêu thức khắc chế lẫn nhau, hoặc dùng nguyên lý ngũ hành tương sinh để sáng tạo các chiêu thức dịch sinh biến hoá với nhau.

Trong môn phái Vovinam -Việt Võ đạo tên của các bài binh khí cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết Chu dịch như "Thái Cực đơn Ðao pháp", "Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp", "Tứ Tượng Côn Pháp", "Bát Quái Song Ðao Pháp", "Nhật Nguyệt Ðại Ðao Pháp", "Âm Dương Hồ Ðiệp Phiến"
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-04-2008, 03:51 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
4.Võ Thuật với Y học:

Từ thời Bắc Triều nhà Ngụy -Tấn, Ðạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ vượt biển sang Trung Quốc chỉ dạy thiền tông cho tăng nhân chùa Thiếu Lâm. Nhưng do thấy phần đông các tăng nhân ngồi thiền hay bị ngủ gục nên Ðạt Ma đã dạy cho phương pháp vận động để điều hoà khí huyết. Ðây cũng là nguyên nhân để phát sinh ra võ thuật Thiếu Lâm. Và Thiếu Lâm Thương Khoa Y thuật (Y thuật chữa thương Thiếu Lâm) đã trở thành một trong 72 tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm.

Thời Tam Quốc có Hoa Ðà sáng chế ra "Ngũ cầm hí" phỏng theo động tác của 5 con vật là Cọp,Nai, Gấu,Khỉ, Chim để vận động thân thể trừ tật bệnh. Ðây cũng là nguồn gốc để các môn võ thuật tượng hình sau này như Hầu quyền, Hổ quyền, Xà quyền, Ðường Lang quyền, Ưng quyền, Báo quyền v.v phát triển.

Như vậy nguồn gốc của võ thuật, ngoại trừ để đấu tranh sinh tồn còn có nguyên nhân nữa là để dưỡng sinh tăng tuổi thọ. Vả lại võ học và y học đông phương đều cùng nguồn gốc dựa trên âm dương ngũ hành sinh khắc. Nói về y học thì trời đất có âm dương, con người cũng có âm dương hội tụ, lại có ngũ tạng, ngũ căn ứng với ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Do đó y học căn cứ theo việc điều hòa âm dương, cân bằng ngũ hành để bốc thuốc trị bệnh.

Trong võ thuật thì lấy động tác nhanh chậm, cứng mềm làm âm dương, tấn công và phòng thủ, ta và địch là hai mặt của vấn đề chẳng khác gì âm dương. Người xưa bảo "tướng giỏi dùng binh như thầy hay chữa bệnh". Bệnh vạn biến thì thuốc vạn biến. Bệnh biến mà thuốc không biến, quyết là bệnh không thể khỏi được

Hơn nữa tư tưởng "trời người hợp nhất" cũng là tư tưỏng chỉ đạo của võ thuật và y học. Y học cho rằng "người là con của vũ trụ, con người rời trời đất là nguồn cung cấp hoàn cảnh điều kiện cho con người thì một khắc cũng không sống nổi"

Trên trái đất này có ai là người sống mà không cần dưỡng khí của trời đất? Trong võ thuật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thuyết "Trời người hợp nhất". Người tập võ dậy sớm luyện công lúc tinh sương, để hấp thụ không khí tươi mát của thiên nhiên. Trong lý luận võ thuật của nhiều môn phái đều có sự chú trọng đến sự biến hoá của giờ giấc kết hợp với sự biến hóa trạng thái tâm sinh lý của con người, nhất là môn "Theo giờ điểm huyệt" của Thiếu Lâm. Bên cạnh đó thuyết "Hình thần tương quan" cũng là chỗ tương đồng của võ thuật và y học. "Hình" là hình thái bên ngoài, "Thần" là hoạt động ý chí bên trong. Hình và thần kiêm đủ thì khoẻ thân sống thọ. Trong võ thuật có môn ngọai công tập hình, nội công tập thần, nội ngoại công kiêm đủ làm cho thân thể khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, vui vẻ hoạt bát. Cái thần hàm chứa bên trong còn được gọi là cái "tâm", tâm sáng, tâm chính thì mới mong đạt được cảnh giới tối cao của võ thuật. Cũng không thể quên rằng giới võ thuật rất chú trọng đến vệ sinh ăn uống, kiêm với dùng thuốc để bồi bổ, có thứ uống, có thứ xoa để trị nội ngoại thương. Do đó võ thuật không thể lìa Ðông,Nam y và Ðông,Nam y dựa vào võ thuật để phát triển.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-04-2008, 03:52 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
5.Võ thuật và thư pháp:

Võ thuật và thư pháp là "dị khúc dồng công" (hai khúc khác nhau nhưng kết quả như nhau). Võ thuật lấy tấn công và phòng thủ làm nền tảng, nội ngoại hợp nhất, hình thần kiêm đủ, tiết tấu phân minh. Trong tập luyện bài quyền thì thể hiện sự phối hợp chặc chẽ giữa tay chân, hít thở, bộ pháp tấn pháp "động" thì mau lẹ có lực,"tĩnh" thì như bàn thạch, có nhu có cương, tinh khí thần hàm đủ.

Thư pháp thì yêu cầu đưa bút có chổ nặng chổ nhẹ, nâng đè, ngút ngoặt có tiết tấu và ngữ luật như âm nhạc. Ðiểm đưa nét bút có nặng có nhẹ, đậm, nhạt, mà phải có biến hóa. Hạ bút, thu bút tròn đầy và chu đáo khiến cho nét điểm đưa có thế khí, có sức sống và có cốt lực.

Thư pháp coi trọng "nhập mục tam phân" tức là "cốt, cân, huyết, nhục" (xương, gân, máu, thịt). Võ thuật thì cũng thế, vô cùng chú trọng đến cốt pháp, ngay thẳng cường tráng, chặt chẽ hùng vĩ.

Võ thuật coi trọng thân ngay bộ vững, thức chính chiêu tròn, mỗi mỗi động tác phải chuẩn xác, lượng điệu tề chỉnh. Thư pháp coi trọng "anh tôi quay ngó", ngầm ngó nhình nhau, có nặng có nhẹ, có cứng có mềm, có ẩn có lộ, có hư có thực, có thẳng có nghiêng, có dài có ngắn, có che có mở.

Thư pháp có các kiểu chữ: chân, hành, thảo, lệ, triện. Võ thuật có đao, thương, kiếm, côn, quyền. Tập võ và viết chữ đều chú trọng đến tác dụng của cổ tay. Tập võ mà bả vai chẳng lỏng thì lực không thể thấu đến khuỷu tay, khuỷu tay không xuôi thì lực không thể đạt tới ngón tay. Kình lực có phát ra được đầu ngón tay mới mong tới được thân hình kẻ địch. Cầm bút viết chữ phải chú trọng đến cổ tay, nâng khuỷu tay, có thế ngón tay mới có thể linh hoạt được nét bút trơn tròn tự nhiên, nặng nhẹ, nhanh chậm, tâm ứng ở tay. Trước khi viết chữ phải ngưng thần tĩnh ý, trầm khí xuống đang điền. Khi viết thì ý ở trước bút, nét ở trong lòng, một nét là thành khí mạch liền nhau.

Trong võ thuật trước khi xuất quyền thì cũng phải có khí trầm đan điền. Tĩnh tâm dùng ý, ý dẫn khí, khí dẫn lực, ý đến đâu kình lực đến đó, đường quyền liên miên bất tuyệt như gió thổi hoa bay, như hạc trắng vẫy cánh, như bươm bướm vờn hoa, như rồng xanh vượt biển v.v...

Tóm lại thư pháp và võ thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống, soi rọi lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Võ thuật giúp thư pháp tăng cường ý cảnh khí thế, ý vị tiết tấu, mỹ cảm và công lực của thư pháp. Ðồng thời thông qua thưởng thức nghiên cứu, học tập thư pháp dẫn tới sự liên tưởng phong phú giúp nâng cao ý sáng tạo trong diễn luyện kỹ xảo và nghệ thuật biểu diễn bài bản của võ thuật.
6. Võ thuật và binh pháp:

Trong quá trình phát triển của võ thuật, từ các đòn thế cơ bản để tự vệ đấu tranh sinh tồn của con người như chụp, vồ, quăng, quật, tóm, bắt, phát triển dần thành các kỹ thuật đơn đấu, đa đấu rồi hổn đấu. Từ cách dùng kỹ thuật cá nhân để tranh thắng dẫn đến nhu cầu dùng chiến thuật chiến lược trong chiến tranh giữa các bộ lạc, thị tộc, vương quốc đã dẫn đến sự ra đời của binh pháp.

Các cuốn binh pháp nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay như Tôn Ngô Binh Pháp, Khương Thái Công Binh Pháp, Gia Cát Binh Pháp (Trung Quốc), Ngũ Ðại Kỳ Thư (Nhật), Binh Thư Yếu Lược,Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư, Hổ Trướng Khu Cơ (Việt Nam). Trong đó cuốn binh pháp của Tôn Tử từ trong kinh nghiệm của chiến tranh đã tổng kết ra được những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến có giá trị được các nhà võ thuật xưa nay xử dụng để phục vụ lại cho võ thuật như: "Tiên phát chế nhân", "Dương đông kích tây", "Ðả thảo kinh xà", "Dĩ tĩnh chế động", "Ðiệu hổ ly sơn", v.v...

Giả sử trong giao đấu võ thuật nếu đối phương đã biết ta quen dùng cước pháp tất sẽ phòng thủ trọng điểm vào đó. Khi bắt đầu giao đấu ta nên dùng chân tấn công liền liền để địch thủ càng tin chắc ta chỉ biết dùng đòn chân mà sơ hở phòng thủ phần thân trên của ta, lúc đó ta dùng đòn chân để tung hư chiêu rồi bất thình lình áp sát ra đòn tay liên hoàn để triệt hạ, đây là chiêu "Dương đông kích tây". Ðối với phòng thủ cũng vậy phải giả vờ làm theo ý đối phương để lộ sơ hở cho địch thủ tấn công, lợi dụng chiêu "muốn bắt phải thả" (Dục cầm cố tung), tranh thủ trong bảo vệ làm cho họ bất lợi hoặc sai lầm khi tấn công, như giả bộ hở vai lưng cho địch áp sát tấn công, lúc đó ta tung ra các đòn chỏ lật, chém ngược hay đá lái để triệt hạ. Tôn tử đã bảo "Binh giả, ngụy đạo giả" Việc Binh không ngại lừa dối đó là theo đạo lý trên vậy.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
cac nganh vo thuat, thi vao nganh vo thuat



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™