Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 07-04-2008, 07:09 PM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 35 phút 40 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
Nhân cách ngọc nát còn hơn ngói lành - Đặng Việt Bích

Hoàng Văn Thụ sinh năm 1906, người dân tộc Tày, Lạng Sơn. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc rừng núi chiếm một vị trí quan trọng. Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng góp phần to lớn cho cách mạng, đặc biệt góp những người con ưu tú, trong đó có Hoàng Văn Thụ một lãnh tụ cộng sản, một nhà thơ cách mạng.


Ra đời trong một gia đình quan lại, cha là tri phủ, nhưng vốn sẵn tinh thần yêu nước, chống Tây, nên Hoàng Văn Thụ sang Quảng Tây, Trung Quốc vừa lao động kiếm sống, vừa hoạt động. Ông làm việc tại xưởng cơ khí Nam Hưng, một xí nghiệp do một số nhà cách mạng nước ta lập ra, làm cơ sở liên lạc, nơi hội họp đồng thời là cơ sở hoạt động kinh tế để lấy kinh phí hoạt động. Tại đây Chi bộ cộng sản gồm ba người là Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Roong (Gioong) và Hoàng Vĩnh Tuy đã được thành lập, Hoàng Đình Roong làm bí thư chi bộ. Từ chi bộ ba người đã trở thành Ban liên tỉnh uỷ Cao - Lạng. Hoàng Văn Thụ về nước hoạt động trong phong trào cách mạng của Đảng.

Thời kỳ 1936-1939, thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, còn gọi là thời kỳ Bình dân, Hoàng Văn Thụ được bầu vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, cùng với Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ giai đoạn này là đồng chí Hoàng Văn Nọn (bí danh Tú Hưu), người Tày, quê ở Cao Bằng. Tú Hưu được đi họp Đại hội III Quốc tế cộng sản tại Maxcơva năm 1935 và được gặp Nguyễn ái Quốc.

Được tin Nguyễn ái Quốc rời Matxcơva năm 1938 và cũng năm đó Quảng Tây và Vân Nam, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã trao đổi thư từ với Nguyễn ái Quốc và khẳng định: Xứ uỷ Bắc Kỳ sẵn sàng đón Nguyễn ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng.

Khi đại chiến thế giới II nổ ra (9-1939), thực dân Pháp ở Đông Dương quay ra đàn áp cách mạng, tiến hành khủng bố trắng. Hàng ngàn đảng viên bị bắt giam, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật. Lúc này Xứ uỷ Bắc Kỳ bầu Hoàng Văn Thụ làm Bí thư Xứ uỷ.

Tháng 10-1940, tại Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 7 diễn ra tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, ba đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt được bầu là Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư.

Lúc này phát xít Nhật đem quân tràn vào Đông Dương. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, dẫn đến việc thành lập Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy. Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ và Trần Đăng Ninh đã kịp thời lên Lạng Sơn chỉ đạo để Cứu quốc quân rút vào bí mật, để bảo vệ an toàn lực lượng.

Trường Chinh cử Hoàng Văn Thụ sang Quảng Tây đón Nguyễn ái Quốc, nhưng đáng tiếc, chuyến đi đó chưa đón được,

Tháng 4 năm 1941, Nguyễn ái Quốc từ Vân Nam qua Quảng Tây về Cao Bằng, ở tại hang Pắc Pó, nơi có dòng suối mà tiếng địa phương gọi là Khuổi Nậm. Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Chu Văn Tấn từ Việt Nam sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi đi vòng về Cao Bằng. Tại Pắc Bó, Hội nghị trung ương VIII lịch sử của Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, chủ trương tập trung mọi lực lượng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong tay Pháp - Nhật. Tham dự có Nguyễn ái Quốc, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Chu Văn Tấn… Hoàng Văn Thụ được phân công là Thường vụ trung ương phụ trách binh vận. Hoàng Quốc Việt là Thường vụ Trung ương phụ trách công vận, Trường Chinh là Tổng bí thư phụ trách trực tiếp Tuyên huấn, Tổ chức, kiêm phụ trách báo Cờ giải phóng, cơ quan Trung ương Đảng. Tháng 8-1942 Nguyễn ái Quốc sang Quảng Tây và bị chính quyền Tưởng Giới-Thạch bắt giam.

Qua những tháng năm vô cùng gia khó đến 1943 những tia Hưng Yên vọng cũng đã hiện dần. Phong trào cách mạng đã dần dần hồi phục. Trong nước và trên thế giới, tình hình có những dấu hiệu sáng sủa dần. Liên Xô cũng đã đánh bại đội quân phát xít khổng lồ gồm 33 vạn tại Stalingard. Quân Đức sau Stalingrad đã đi vào giai đoạn thất bại. Giữa lúc đó, thực dân Pháp bắt được Hoàng Văn Thụ tại nhà Tám Mái, Hà Nội (6-1943).

Nguyên do là trong thời kỳ Bình dân Hoàng Văn Thụ có tuyên truyền hoạt động cách mạng một quần chúng làm nghề cúp tóc. Sau 9-1939 quần chúng này bị Pháp bắt, trong tù do không chịu được cực hình tra tấn của thực dân đã khai ra rằng hắn có quen biết Hoàng Văn Thụ. Mật thám Pháp thả tự do cho tên này với mục đích làm mồi nhử. Sau đó Hoàng Văn Thụ có liên lạc với tên thợ cạo và bị y chỉ điểm. Thực dân đã tổ chức bắt Hoàng Văn Thụ tại nhà Tám Mái, khi ông tới nơi họp. Bắt được Hoàng Văn Thụ, thực dân Pháp rất vui mừng vì đây là một trong ba Thường vụ Trung ương.

Trong nhà Hoả Lò, Hoàng Văn Thụ vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản, không khai báo, không đầu hàng. Biết là không thể khuất phục được thực dân Pháp đem ông ra xử tử hình. Hoàng Văn Thụ bị bắn vào rạng sáng ngày 24-5-1944 tại trường bắn Bạch Mai, làng Hoàng Mai (tức Mơ). Cuộc đời anh hùng của Hoàng Văn Thụ trong ngục tù đế quốc được đồng chí Trần Đăng Ninh ghi đầy đủ trong thiên hồi ký nổi tiếng Những ngày cuối cùng của anh Hoàng Văn Thụ.

Được tin Hoàng Văn Thụ hy sinh, Thường vụ Trung ương phát động kết nạp một lớp Đảng viên mới mang tên Lớp đảng viên Hoàng Văn Thụ. Lớp đảng viên này đã đóng góp quan trọng vào cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn Lương Bằng, một chiến sĩ cộng sản lão thành được cử vào Ban Thường vụ Trung ương, thay Hoàng Văn Thụ.

Hoàng Văn Thụ còn là một nhà thơ cách mạng, là tác giả của bài Sli cách mạng, dựa theo điệu Sli (Si) - lượn của đồng bào Tày - Nùng Việt Bắc, trong đó có những câu:

Người ta vẫn gọi xứ Đông Dương, xứ đẹp giàu
Nhưng nay co quắp như con nhộng,

Chưa mọc cách bay ra cuộc sống.

Từ Mục Nam Quan tới Cà Mau,

Sli ca nhiều tiếng, áo nhiều màu.

Muôn vạn trái tim cùng đập nhịp,

Muốn thoát xiềng gông, muốn ngửng đầu.

Bài thơ thể hiện ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Trước khi bị địch bắn, Hoàng Văn Thụ đã viết một bài thơ tuyệt mệnh gửi ra ngoài nhà tù cho các đồng chí của mình, qua chị Hoàng Ngân, nằm ở sà lim cạnh phòng Hoàng Văn Thụ:

Việc nước xưa nay có bại thành,

Miễn sao giữ được chọn thanh danh,

Phục thù, chí lớn không hề nản,

Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành.

Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm,

Chí còn theo rõi buổi tung hoành.

Hỡi bạn gần xa đang chiến đấu,

Trước sau xin giữ tấm lòng thành!
(Nhắn bạn)

Phải công nhận rằng thơ của Hoàng Văn Thụ vào loại hay, có vị trí xứng đáng trong thơ ca cách mạng Việt Nam. ở đây ta thấy truyền thống thi ngôn chí, thơ nói lên ý chí tác gia của truyền thống thi ca cổ điển dân tộc, truyền thống phương Đông cũng như của truyền thống thơ ca cách mạng.

Về đời tư của Hoàng Văn Thụ, có tài liệu nói rằng giữa Hoàng Ngân và Hoàng Văn Thụ, ngoài tình đồng chí còn có tình yêu. Hoàng Ngân là một nữ chiến sĩ kiên cường, là một lãnh tụ của phong trào phụ nữ. Chị mất khi còn rất trẻ, lúc 28 tuổi, vì bạo bệnh. ấy là năm 1948. Thực hư chuyện này ra sao thì người viết bài này cũng không được rõ, xin dẫn ra ở đây để độc giả tham khảo. Nếu có ai biết rõ vấn đề này xin chỉ dẫn giùm.

Sau này vào đúng sáng 24-5-1959 đồng chí Trường Chinh-Sông Hồng khi viếng mộ Hoàng Văn Thụ ở xã Hoàng Mai ngoại thành Thủ đô, nay là quận Hoàng Mai đã làm một bài thơ về người bạn chiến đấu của mình. Bài thơ Viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ, trong đó có những câu:

(...)

Hôm nay viếng mộ anh,

Bao ký ức của ngày gian khổ, dãi dầu,

Đã tràn ngập lòng tôi trong giây phút!

Hỡi anh

Người đồng chí quang vinh!

Những tiếng anh hô trước phút sinh,

Vẫn kêu gọi nhân dân lên đường chiến đấu.

Những điều anh mong trong đời hoạt động,

Đã và đang biến thành hiện thực,

Của cuộc sống muôn màu

Anh có thấu chăng?

Mười lăm năm đổi thay,

Mười lăm năm bão táp.

Phát xít bị diệt tan tành,

Liên Xô hoàn toàn thắng lợi;

Rồi một loạt nước phất cờ dân chủ mới.

... Hỡi anh

Người bạn chiến đấu quang vinh,

Người cộng sản anh hùng,

Đã cảm tử cho Đảng quyết sinh,

Anh nằm đây, nhưng chí anh vẫn,

Dọc ngang trời đất, Bốn biển tung hoành.

Anh không chết,

Không,

anh vẫn sống.

Trong những ngày tháng hoạt động bên nhau từ thời Bình dân đến khi vào bí mật, Hoàng Văn Thụ đã giúp Trường Chinh học để đọc văn bạch thoại Trung Hoa. Ngoài những vấn đề chính trị hai người vẫn thường trò chuyện, bàn bạc cùng nhau về tình hình báo chí, văn học, nghệ thuật, văn hóa nước nhà và bàn nhiều về chuyện Đảng phải công bố văn kiện Đề cương văn hóa Việt Nam để lãnh đạo phong trào văn hóa, văn nghệ. Tháng 2-1943 Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La, ngoại thành Hà Nội, quyết định công bố trong Đảng. Mặt trận Việt Minh và Hội Văn hóa cứu quốc bản Đề cương văn hóa thì tháng 6 năm đó Hoàng Văn Thụ bị địch bắt.

Khi viết tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1970) Tô Hoài đã được Trường Chinh tiếp một số lần để hỏi chuyện về đời hoạt động của Hoàng Văn Thụ.

Đời chiến đấu của Hoàng Văn Thụ không dài (1906-1944) nhưng rất nhiều ý nghĩa. Trên bảng ghi công Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 có tên Hoàng Văn Thụ. Các thế hệ người cộng sản Việt Nam luôn ghi nhớ tấm gương hy sinh và cuộc đời chiến đấu anh hùng của ông cho lý tưởng của Đảng và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nhân ngày Cách mạng tháng Tám

Đ.V.B



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
đặng việt bích, cau ngan ngu ngoc nat, giữ ngói lành, ngọc nát ngói lành, ngoc nat hon ngoc lanh, ngoc nat hon ngoi lanh, ngoc nat ngoi lanh

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™