Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Tác Phẩm Văn Học > Văn Học Nước Ngoài > Tiểu thuyết
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 06-06-2008, 01:46 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 6

Kern trở về lữ quán chiều chủ nhật. Vào phòng, anh gặp ngay Marill đang xúc động mạnh. Thấy Kern, ông ta kêu lên:
- May quá, có người rồi. Tất cả đều đi vắng, ngay cả cái thằng chủ hộp tạm trú nầy.
- Chuyện gì vậy?
- Cậu có biết ở đâu có một cô đỡ không? Một bác sĩ hay một chuyên viên tình dục cũng được. Biết không?
- Không.
Marill chán nản lắc đầu. Ông ta nhìn Kern:
- Đành vậy. Kern, cậu là người đứng đắn. Lại đằng nầy với tôi. Cần phải có một người ở bên cạnh bà ta để tôi chạy đi tìm bà mụ. Được chớ?
- Nhưng làm việc gì?
- Canh chừng đừng để bà ta lăn lộn nhiều. Nói chuện với bà ta hay làm bất cứ một cái gì.
Ông ta lôi Kren xuống tầng lầu dưới và mở cửa một căn phòng nhỏ hẹp ra, bên trong chỉ có cái giường. Trên giường, một thiếu phụ đang rên rỉ. Marill giải thích:
- Mới có bảy tháng. Đẻ non. Tôi đi gọi bác sĩ ngay.
Kern chưa kịp có phản ứng , ông dân biểu bị trục xuất ra khỏi nước Đức đã phóng vọt ra ngoài.
Người đàn bà rên nho nhỏ. Kern nhón chân bước tới, ngập ngừng hỏi:
- Bà có cần gì không?
Thiếu phụ tiếp tục rên. Tóc bà ta ướt đẫm mồ hôi, mắt trắng dã. Bà ta cố nghiến chặt hai hàm răng lại như để khỏi kêu la.
Kern lại hỏi:
- Bà có cần tôi tiếp gì không?
Anh nhìn quanh phòng. Một cái áo khoác che bụi loại rẻ tiền nằm vắt trên tay ghế. Gần đầu giường là một đôi giày cũ kỹ. Người đàn bà nằm trên giường vẫn mặc nguyên quần áo, dường như bà ta đã bất thần ngã quỵ lên đó. Trên chiếc bàn nhỏ có chai nước và bên cạnh là một cái va li.
Người thiếu phụ rên to hơn. Kern chẳng biết phải làm gì. Bà ta lăn qua lộn lại. Kern nhớ tới lời dặn của Marill và một ít hiểu biết hồi còn ở Đại học. Anh cố giữ chặt vai người đàn bà và có cảm tưởng như đang chụp bắt một con rắn. Mỗi lần Kern vừa chạm vào vai, người đàn bà lại trằn mình qua một bên. Rồi thình lình, bà ta quơ hai tay lên khoảng không, chụp trúng cánh tay của Kern và bấu siết vào.
Kern không ngờ người đàn bà đau đẻ lại mạnh đến thế. Bà ta nghiêng đầu qua một bên vừa thở vừa rên siết như tiếng thở từ lòng ruột quả đất thoát ra.
Bỗng nhiên, thân hình người đàn bà co giựt liên hồi. Kern bỗng hoảng hốt khi nhìn thấy một vệt đỏ thẫm đang loang dài trên vải giường. Anh cố vùng thoát ra nhưng người đàn bà cẫn bấu chặt. Như bị thôi miên, anh nhìn sững dòng máu đang chảy tới cuối giường và nhỏ giọt xuống, đọng thành vũng trên nền nhà.
Kern thấy cần phải làm một cái gì nhưng không dám vùng vẫy sợ làm kinh động người đàn bà. Anh nói qua hơi thở:
- Buông tôi ra! Buông tôi ra, mau!
Đột nhiên, toàn thân người thiếu phụ như giãn ra. Hai bàn tay buông xuôi, bà ta ngã vật đầu xuống gối. Kern nhảy xổ ra ngoài, Chạy một mạch lên phòng Ruth Holland.
Ruth đang ngồi trên giường với mấy quyển sách đã mở ra. Kern cuống cuồng vẫy tay:
- Mau! Có một bà ở phòng dưới bị băng huyết.
Cả hai cùng hối hả chạy xuống. Bóng tối đã tràn ngập căn phòng. Nắng chiều còn sót bên cửa sổ chiếu thành một mặt bình hành vàng úa lên nền, phản ánh từ chai nước trông như một viên hồng ngọc. Người đàn bà nằm trên bất động, gần như không còn thở.
Ruth lại tốc mền lên. Khắp người bà ta ướt máu. Ruth hốt hoảng:
- Mở đèn mau!
Ánh đèn vàng lợt trộn có màu đỏ thẫm của nắng chiều làm thành một thứ ánh sáng buồn thảm. Người đàn bà nằm trên giường trông như một khối cô dạng loang lổ máu với hai chân co quặp lại.
- Đưa khăn cho tôi. Phải chận máu lại ngay. Đưa bất cứ vật gì cũng được.
Kern đưa chiếc khăn lau để trên bàn gần đó cho Ruth:
- Chắc bác sĩ sắp tới. Marill đã đi gọi rồi.
Anh vừa nói vừa lục trong va li xem có thứ gì có thể dùng để ngăn xuất huyết. Ruth lại kêu lên:
- Mau đi, đưa bất cứ gì cũng được mà.
Dưới đất một chồng tã trẻ con, mấy chiếc áo tý hon, vài tấm vải lót và hai chiếc áo len cho trẻ sơ sinh. Ruth ném cái khăn đẫm máu vào một góc và thúc hối Kern:
- Mau đi.
Kern đưa cho Ruth một đống tã và mấy tấm vải lót. Cùng lúc ấy, anh ta nghe tiếng chân bước lên thang lầu. Cửa mở ra. Marill cùng với một bác sĩ.
- Chúa ơi! Chuyện gì xẩy ra đây!
Ông bác sĩ nhảy một bước dài tới bên giường, xô Ruth ra cào khom xuống quan sát. Vài phút qua, ông ngẩng đầu lên bảo Marill:
- Gọi ngay số 2167. Bảo với Braun đem đủ dụng cụ đánh thuốc mê và một bộ giải phẫu Braxton Hicko tới. Hiểu chớ? Dặn mang theo tất cả những gì cần thiết để ngăn xuất huyết.
Marill chạy vụt ra. Ông bác sĩ nhìn quanh và bảo Kern:
- Cậu có thể đi ra, chỉ để cô nầy ở lại thôi. Tìm cho tôi một thùng nước. Đưa túi đồ lại đây.
Vị y sĩ thứ hai tới nơi mười phút sau. Kern và một số khách trọ vừa về tới dọn dẹp phòng bên cạnh để làm nơi giải phẫu. Người chủ lữ quán cũng hăng hái đi tìm những ngọn đèn mạnh hơn để căn phòng đủ sáng.
- Mau lên, mau lên!
Ông bác sĩ thứ nhứt luôn miệng thúc giục mọi người. Ông ta mặc áo choàng trắng vào và lo soạn đồ mổ, để cho Ruth gài nút áo giùm. Ông ta ném cho Ruth một cái áo choàng khác:
- Cô cũng phải mặc vào. Có sợ máu không?
- Dạ không.
- Tốt. Được lắm.
Kern lên tiếng:
- Tôi có thể giúp được một phần. Tôi đã học Y khoa hai lục cá nguyệt.
Ông bác sĩ nhìn các dụng cụ giải phẫu:
- Bây giờ chưa cần. Bắt đầu được chưa?
Aùnh đèn chiếu bóng trên khoảng đầu sói của ông ta. Cánh cửa phòng được tháo ra. Bốn người đàn ông khiêng chiếc giường có người đàn bà băng huyết nằm trên.
Người đàn bà khá nặng. Trán Kern lấm tấm mồ hôi. Anh bắt gặp cái nhìn của Ruth. Mặt nàng tái xanh và bình tĩnh lạ lùng đến nỗi Kern thấy lạ đi.
Ông bác sĩ sói đầu quát lên:
- Tất cả ra ngoài, trừ những người có phận sự.
Ông ta cầm tay người đàn bà:
- Có đau lắm không?
Người đàn bà thều thào:
- Xin cứu đứa bé…
Giọng người thầy thuốc dịu lại:
- Cứu cả hai, đừng lo.
- Đứa bé…
- Nó ra bằng vai. Chỉ cần xoay qua một chút là yên chuyện. Đừng lo ngại gì cả. Cho thuốc mê!
Kern và Marill cùng vài người nữa đứng đợi trong căn phòng bỏ trống của người thiếu phụ sanh non. Từ phòng bên cạnh vẳng qua tiếng thì thềm của hai ông bác sĩ.
Marill nhìn những cuộn len màu dưới đất, nói với Kern:
- Sanh đẻ, ra chào đời là như thế. Máu và những tiếng khóc, cậu hiểu không?
- Hiểu.
- Không. Cả cậu và tôi đều không hiểu. Một người đàn bà, rất giản dị. Cậu có thấy mình hơi ngốc một chút không?
- Không.
Marill lau tròng kiếng và nhìn Kern:
- Không? Nhưng tôi… À, cậu đã ăn nằm với một phụ nữ nào chưa? Chưa à? Như vậy là cậu cũng ngốc một chút. Ở đây có rượu mạnh không?
Gã bồi phòng bước ra. Marill bảo:
- Cho nửa chai cognac. Được, được, có sẵn tiền đây, cứ mang lên.
Gã bồi phòng bước ra. Người chủ lữ quán và hai người nữa cũng bước theo. Trong phòng chỉ còn lại Marill và Kern. Marill bảo Kern:
- Mình lại cửa sổ ngồi. Mặt trời chiều đẹp chớ?
Kern gật đầu. Marill chép miệng:
- Có nhiều điều trái ngược lại ở bên nhau. Ở dưới vườn có mấy bụi tử đinh hương phải không?
- Có.
- Tử đinh hương và hơi ether. Máu và rượu cognac. Nào, chúng mình chẩn bị cụng ly!
Gã bồi phòng đặt mâm lên bàn:
- Tôi mang lên bốn ly, ông Marill. Tôi nghĩ là ông có thể…
Hắn dùng đầu hướng về phía bên cạnh. Marill hiểu ý:
- Được tôi sẽ mời các vị ấy.
Và ông ta hỏi Kern:
- Cậu uống mạnh chớ?
- Ít thôi.
- Tiết độ là tật xấu của người Do Thái. Nhưng nhờ vậy mà họ hiểu nữ giới nhiều hơn. Rất tiếc là phụ nữ không muốn ai hiểu họ. Nào, chúc vui cậu!
- Chúc vui ông!
Kern uống cạn ly. Anh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Chỉ sanh non thôi hay còn chuyện gì khác?
- Sanh trước nhiều tuần. Vì quá mỏi mệt. Các chuyến đi, những lần thay đổi xe lửa, sự nơm nớp lo sợ và hàng tá chuyện bất thường, cậu hiểu chớ? Một người đàn bà trong tình trạng đó nhứt định không chịu đựng nổi.
- Nhưng tại sao bà ta lại làm như thế?
Marill rót thêm rượu vào hai ly:
- Tại sao à? Tại vì bà ta muốn đứa con mang quốc tịch Tiệp Khắc. Tại vì bà ta muốn đứa con, lúc đi học, bị người nhổ vào mặt và mắng là đồ Do Thái bẩn thỉu.
- Người chồng bà ta đâu?
- Người chồng đã bị bắt trước đó ít lâu. Cậu biết tại sao không? Tại vì ông ta là một nhà buôn hoạt động mạnh hơn một nhà buôn khác cùng ở một con đường. Anh chàng con buôn cạnh tranh kia phải làm gì?
Hắn tố cáo người kia là có hành động phá hoại hoặc có tư tưởng Cộng sản, hoặc vu cáo là bị mắng chửi thậm tệ, bất cứ chuyện gì. Vậy là người kia bị bắt và hắn gom thâu khách hàng. Hiểu chớ?
Kern nhìn ra xa:
- Đó là chuyện quá quen thuộc với gai đình chúng tôi.
Marill uống cạn ly:
- Chúng ta đang sống ở thế kỷ nào? Hòa bình được đảm bảo bằng đại bác và bom đạn, và tư tưởng nhân loại được bảo đảm bằng những trại tập trung và các cuộc tàn sát người Do Thái. Chúng ta đang chứng kiến một sự đảo lộn mọi giá trị. Kẻ tấn công tự nhận là người bảo vệ hòa bình trong khi nạn nhân bị coi là kẻ làm rối loạn hòa bình. Vậy mà vẫn có nhiều dân tộc tin như thế.
Khoảng nửa giờ sau, họ nghe có tiếng khóc oa oa ở phòng bên. Marill tươi cười:
- Hay quá, họ đã thành công. Tiệp Khắc lại có thêm một công dân. Hãy uống chào mừng hắn. Uống đi Kern, uống để ca ngợi sự huyền bí của vũ trụ, của sự sanh sôi nẩy nở. Cậu có biết tại sao phải gọi là huyền bí không? Tại vì cuối cùng rồi cũng chết.
Cửa mở ra. Ông bác sĩ thứ hai bước vào, mình vấy máu và ướt mồ hôi. Ông đang giữ chặt một vật gì đó đang kêu ré trong khi ông đang vỗ vỗ vào lưng nó. Ruth bước vào. Ông bác sĩ bảo:
- Thằng bé thoát nạn. Cô lấy cái nầy…
Ông ta trao đứa bé và một mớ vải trải giường cho Ruth:
- Tắm nó và quấn lại. Đừng siết chặt. Bà chủ nhà nấy rành lắm. Cứ để nó luôn ở dưới, đừng cho nó ở trong không khí ngập mùi ether nầy.
Ruth bồng đứa bé. Kern có cảm tưởng như mắt cô bạn mở lớn gấp đôi. Ông bác sĩ ngồi xuống, thở hắt ra:
- Bộ có cognac sao?
Marill rót một ly cho ông ta và hỏi:
- Trên thực tế, một y sĩ thường có cảm tưởng gì khi thấy người ta chế tạo chiến cụ hằng ngày mà không lo xây bệnh viện?
Vị bác sĩ ngước mắt:
- Nhảm! Hoàn toàn nhảm! Ở bệnh viện, người ta băng bó, may vá cho lành lặn để rồi một hôm nào đó lại bị nổ tung ra từng mảnh. Tại sao không hủy diệt ngay những trẻ sơ sinh đi! Như vậy giản tiện hơn.
Dân biểu đào tẩu Marill cười chua chát:
- Ông bạn quên điều nầy. Giết một đứa bé theo kiểu đó là phạm tội sát nhân, còn giết những người lớn là phục vụ cho đất nước.
Ông thầy thuốc thở dài:
- Cứ chờ có một thế chiến nữa rồi sẽ thấy. Sẽ có chẳng biết bao nhiêu đàn bà và trẻ con bị lôi vào. Chúng ta đã chết quá nhiều vì dịch tả, nhưng so với một cuộc chiến tranh, dầu ngắn hạn, thì bịnh dịch trở thành vô hại.
Có tiếng gọi gấp rút từ phòng bên kia:
- Braun! Mau lên!
- Tới ngay!
Marill giựt mình:
- Nguy rồi! Chắc có chuyện không lành.
Một lúc sau, bác sĩ Braun trở lại, mặt thiểu não:
- Tử cung rách. Chẳng còn cách gì hơn. Máu tuôn ra hết.
- Không còn cách gì à?
- Vô phương. Chúng tôi đã tận lực. Không ngăn được.
Ruth đứng ở cửa, hỏi:
- Sang máu được không? Tôi tình nguyện cho máu.
Braun lắc đầu:
- Không được, cô bé. Sang máu mà không ngăn được máu tuôn ra thì vô ích.
Ông ta lại vội vàng sang phòng bên. Cửa để mở. Khung hình chữ nhật được soi mờ càng làm tăng vẻ thê lương. Cả ba ngồi im lặng. Gã bồi phòng bước vào:
- Thưa, dọn được chưa?
- Khoan đã!
Marill hỏi Ruth:
- Cô uống gì?
Ruth lắc đầu. Marill nài ép:
- Nên uống một chút sẽ thấy dễ chịu ngay.
Ông ta rót cho Ruth nửa ly cognac.
Trời bắt đầu tối. Những tia nắng cuối cùng còn lung linh màu tím thẫm ở chân trời. Một mảnh trăng trắng nhợt lờ đờ trôi trông như một đồng tiền cũ rỗ mặt. Tiếng xôn xao từ dưới đường vọng lên, náo nhiệt vui tươi, Kern bỗng nhớ tới những lời của Steiner: Khi có người chết bên cạnh, mình chẳng có cảm giác gì cả. Đó là điều tai hại của thế giới. Sự bi thương không phải là cơn đau đớn. Sự bi thương có thể là một thứ hài lòng che giấu. Một thứ cảm tưởng khi tự thấy mình may mắn không phải là kẻ đang đau đớn hoặc vì kẻ ấy không phải là một người thân.
Kern nhìn sang Ruth. Bóng tối đã che khuất mặt mày nàng. Bỗng nhiên, Marill lắng tai:
- Cái gì vậy?
Một chuỗi âm điệu vĩ cầm làm lay chuyển bức màn đêm. Aâm thanh lúc chìm trong gió, lúc nổi lên rồi vút cao trên vô tận. Từng tiếng nhạc đuổi bắt nhau, dịu dàng, yểu điệu và buồn thảm cũng như cảnh buồn thảm dung dị của hoàng hôn.
Marill nhìn qua cửa sổ:
- Người chơi vĩ cầm cũng ở trong lữ quán nầy. Trên lầu tư.
Kern gật đầu:
- Tôi biết ông ta. Tôi đã nghe ông ta đờn một lần. Không ngờ lại cũng ở đây.
- Không phải là một tay mơ. Đúng là một nhà nghề.
- Có cần tôi lên nói ông ta ngừng đờn không?
- Chi vậy?
Kern hất đầu ra phía cửa. Tròng kính của Marill lóe sáng:
- Không nên. Con người luôn luôn có lúc để buồn. Vả lại, ở đâu cũng có chết chóc. Những việc trái ngược nhau thường ở bên nhau.
Họ ngồi im lặng nghe điệu nhạc. Chừng như một thời gian vô tận đã trôi qua khi bác sĩ quay trở lại:
- Chết rồi. Không đau đớn lắm. Trước đó, bà ta đã biết mình có được một đứa con trai.
Cả ba người đứng lên. Braun đề nghị:
- Mình đem bà ấy qua đây. Người ta sắp cần phòng bên ấy.
Người đàn bà nằm đó, người như bé lại giữa đống chăn gối ngổn ngang vấy máu, giữa những thau nước đầy bông gòn đỏ thắm. Bà ta nằm đó, khuôn mặt xa vắng và trang nghiêm, chẳng còn gì để bận tâm. Ông bác sĩ đầu sói đi qua đi lại bên giường làm thành một hình ảnh trái ngược: một sức sống đang muốn nổ tung vì tức bực bên cạnh một cuộc an nghỉ cuối cùng.
- Nên đắp lại cẩn thận. Đừng để người khác trông thấy. Chắc cô bé mới chứng kiến vụ máu me lần thứ nhứt. Có sợ không?
Ruth lắc đầu.
- Tốt lắm. Aø nầy, Braun, anh có biết tôi xấu hổ đến mức nào không? Tôi muốn treo cổ để khỏi phải…
- Nhưng anh đã cứu sống đứa bé. Không giỏi thì làm thế nào được.
- Tôi biết là chúng mình đã làm đủ mọi thứ, không phải lỗi của mình nhưng tôi vẫn muốn tự treo cổ.
Ông ta nuốt nước miếng:
- Hơn hai mươi năm hành nghề nhưng hễ cứ mỗi lần để vuột một bênh nhân là mỗi lần tôi muốn tự vận. Vô lý thật.
Và ông quay sang Kern:
- Lấy giùm một điếu thuốc trong túi trái của tôi gắn vào miệng – Ông ta lập bập – Châm lửa giùm luôn. Tôi đi rửa tay đây.
Những người còn lại khiêng chiếc giường với người chết trở về chỗ cũ. Ngoài hành lang, họ gặp vài người ở phòng lớn đã mượn làm nơi mổ. Một người đàn bà gầy queo, cổ cao và sần sùi như cổ gà tây:
- Bộ không đem xác vào nhà thương sao?
Marill đáp:
- Không.
- Rồi để đây suốt đêm à? Làm sao người ta ngủ được?
Marill tức giận:
- Không ngủ được thì bà nội cứ thức.
Người đàn bà quắc mắt:
- Tôi không phải là bà nội.
- Cũng chẳng sao.
Người đàn bà xỉa xói Marill:
- Rồi ai lau phòng? Làm sao người ta chịu được mùi tanh hôi đó, hả?
Marill phân bua:
- Các người thấy không? Người nầy đã chết. Đứa bé đang cần có mẹ, người chồng cần có vợ. Vậy mà mụ nầy không chút cảm động. Quả là một chuyện khó hiểu.
Hai ông bác sĩ tới. Người đầu sói nói với Marill:
- Đứa bé đang ở với bà lữ quán. Tôi phải điện thoại để họ đến đem nó đi và cho nhà chức trách biết rõ trường hợp cái chết. Ông bạn có biết bà ta không?
Marilllắc đầu:
- Bà ấy mới tới có vài hôm. Tôi chỉ nói chuyện qua một lần.
- Chắc phải có giấy tờ.
- Để tôi coi.
Hai ông bác sĩ đi luôn. Marill lục tìm trong va li người chết. Bên trong chỉ có một mớ tã, một áo dài xanh, một ít quần áo khác và một đồ chơi trẻ con sặc sỡ. Trong túi xách tay, ông ta tìm thấy một thẻ thông hành và một giấy phép cư ngụ do Cảnh sát Francfort-sur-l’Oder cấp. Marill mang ra chỗ sáng đọc:
- Katharina Hirochfeld, tên thật Brinkman, sanh ở Munster ngày 17-3-1901.
Ông ta nhìn lại giấy thông hành:
- Còn hiệu lực ba năm. Ba năm cho một người khác.Chỉ cần chứng chỉ cư trú là đủ để khai tử.
Marill bỏ túi các giấy tờ và nói với Kern:
- Mọi việc để tôi lo. Phải mua một cây đèn cầy. Không hiểu sao nhưng tôi có cảm tưởng là nên ở bên bà ta. Không cần thiết lắm nhưng chẳng lẽ bỏ nằm một mình.
Ruth bảo:
- Tôi sẽ ở lại.
Kern nói ngay:
- Cả tôi nữa.
- Được. Chút nữa, tôi trở lại thay cô, cậu.
Trăng lên khá cao và sáng tỏ. Trời đêm rộng thênh thang và xanh biếc. Gió mang vào phòng mùi đất ẩm và hương hoa.
Kern đứng gần Ruth bên cửa sổ. Anh có cảm tưởng như vừa trở lại nhà sau một chuyến viễn du. Anh vẫn còn nghe thấy tiếng đau đớn và tiếng kêu xé buốt của người thiếu phụ, một thân hình đẫm máu, co giựt từng hồi. Anh nghe hơi thở nhẹ của cô gái đứng và nhìn thấy vành môi tươi mát. Tự nhiên anh hiểu rằng nàng cũng thuộc vào cái khối huyền bí mà tình yêu đang bao quanh bởi một vòng tròn đáng sợ. Anh không rõ trời đêm có chia xẻ với mùi đất xông lên và với tiếng đàn bềnh bồng trên mái ngói hay không? Anh lại biết rằng nếu quay lại, anh sẽ bắt gặp khuôn mặt như sáp của người chết, và anh cảm thấy cần có một hơi ấm, chỉ cần một hơi ấm thôi…
Một bàn tay khác lạ nắm lấy bàn tay và đặt lên một bờ vai thon thỏ…
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 06-06-2008, 01:49 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 7

Marill ngồi trên một bục xi măng, đang phe phẩy quạt với một tờ báo. Trước mặt ông ta có một vài quyển sách.
- Lại đây, Kern. Sắp tới rồi. Đây là lúc những con thú đi tìm sự cô đơn và loài người đi tìm bạn. Còn được mấy ngày lưu trú?
Kern ngồi bên cạnh Marill:
- Còn một tuần.
- Một tuần, trong tù thì dài. Ngoài tự do thì quá ngắn – Marill chỉ vào mấy quyển sách- Trong thời kỳ di trú mình có thể học thêm. Tôi đang học Pháp và Anh văn.
Kern bỗng nói một câu bâng quơ:
- Bây giờ nghe thấy hai tiếng di trú tôi đã hết thấy đau xót.
Marill cười:
- Lầm rồi! Cậu đang có bạn đồng hành dễ thương đó thôi. Dante phải di trú. Schiller chịu lưu đày. Heine, Victor Hugo cũng vậy. Đó là chỉ mới kể một vài người thôi. Mặt trăng trên kia cũng phải xa lìa trái đất. Và trái đất lìa xa mặt trời – Ông ta nháy mắt – Ước mong là cuộc di trú này sẽ không biến chúng ta thành một vầng hơi trong không gian hay những vẩn thạch. Cậu có tin mình cũng như thế không?
- Không.
Marill lại phe phẩy tờ báo:
- Nếu trời kông mưa đó là lỗi của người Do Thái.
- Không phải.
- Một mảnh trái phá trong bụng sẽ là hạnh phúc tuyệt vời của người Do Thái.
- Cũng không phải.
- Người Do Thái là bôn-sơ-vích bởi vì họ thâu tiền quá nhiều.
- Cũng khá. Và sao nữa?
- Rằng Jesus là người ở phía Đông Địa Trung Hải và là đứa con vô thừa nhận của Đức…
- Không phải. Đoán sai rồi. Tôi vừa đọc “ nhịp cầu tri âm”. Nghe đây: Ai là người đàn ông đa cảm sẽ làm cho đời tôi hạnh phúc? Thiếu nữ dễ thương, nhạy cảm, quý phái và tế nhị, thích tư tưởng và điều đẹp, rất rành về ngành cho nhà trọ, tìm một người từ ba mươi lăm đến bốn mươi, hoàn cảnh tố t – Ông ta ngước mắt – Như vậy nghĩa là bốn mươi mốt thì bị loại. Và đây nữa: Tìm một người đàn ông xứng hợp. Phụ nữ vui vẻ trẻ trung, thích sống nội tâm, nhiệt thành, mau thông cảm, biết thưởng thức tình bạn, cần một người đàn ông có lợi tức tương đương, yêu nghệ thật và thể thao – ngon lành quá, phải không? Và đây là: Đàn ông năm mươi tuổi, cô độc, nhảy cảm, người trẻ hơn tuổi. Mồ côi cha lẫn mẹ… Marill ngừng lại nhìn Kern – Năm mươi tuổi! Mồ côi cha lẫn mẹ! Tội nghiệp ghê! Đây, cậu cầm lấy tờ báo. Hai trang mỗi tuần, chỉ có báo này mới có thôi. Cứ đọc những lời rao ấy là thấy đầy dẫy những tấm lòng tốt, sự yêu thương và tình bạn. Đúng là một thiên đàng! Một khu vườn Eden giữa rừng già chánh trị. Tươi mát và yên tĩnh quá! Mình như thấy như giữa thời đại bi thảm nầy vẫn còn quá nhiều tâm hồn cao cả…
Maill ném tờ báo về phía Kern:
- Tại sao không có lời rao: Chỉ huy trưởng trại tập trung, bản chất nhạy cảm, tinh thần cao cả?
Kern chua chát:
- Đừng quên rằng, hạng người đó vẫn ngỡ mình như thế.
- Đúng vậy. Càng ơ khai, người ta càng tưởng mình tốt, cậu sẽ thấy rõ trong những lời rao tâm tình. Muốn làm được như vậy phải có một sự tin tưởng mù quáng. Thái độ nghi ngờ và lòng vị tha chỉ trong những người thật sự văn minh. Và cũng chỉ vì hai thứ đó mà con người văn minh chịu thiệt thòi.
Ngay lúc đó, gã bồi phòng tới báo tin:
- Ông Kern, có người tìm ông. Chắc không phải là Cảnh sát.
Kern vội vàng đứng lên:
- Cám ơn, tôi tới ngay.
Anh có thể nhận ra ngay con người có vẻ thảm hại ấy. Đối với anh, người tới tìm giống như bức ảnh mờ, một bức ảnh mà người ta phải từ từ nhận dạng từng nét một mới thấy được toàn diện sự quen thuộc. Kern hoảng hốt kêu:
- Ba!
- Chính ba đây! Ludwig!
Người cha lau mồ hôi trán, cười gượng gạo:
- Trời nóng quá.
- Dạ, dạo nầy trời nóng. Ba vào phía trong nầy mát hơn.
Sau khi mời cha ngồi, Kern đi tìm một ly nước chanh cho cha. Lúc trở lại, anh dè dặt nói:
- Lâu quá con không gặp ba.
Người cha gật đầu:
- Con còn ở đây lâu không?
- Dạ chắc không được. Họ khá tử tế nhưng sau thời hạn mười lăm hôm, có thể họ chỉ cho thêm một vài ngày nữa là cùng.
- Sau đó con có định lưu trú lâu không?
- Dạ không . Ở đây có quá nhiều di dân. Trước đây con hông biết. Con sẽ cố quay lại Vienne. Ở đó dễ trốn hơn. Còn ba, ba tính sao?
- Ba bị bịnh, Ludwig. Cúm. Ba chỉ dậy được có mấy ngày nay.
Kern thở ra nhẹ nhõm:
- Vậy à?… Chắc bây giờ ba đỡ nhiều?
- Như con thấy đây, chẳng sao cả.
- Rồi ba sống bằng cách nào?
- Ba có một chỗ ẩn náu.
Kern cảm thấy vui vui:
- Và được canh gác cẩn mật.
Người cha nhìn con với ánh mắt hơi bối rối ngượng nghịu. Kern hơi ngạc nhiên:
- Ở đó có gì phiền phức không, ba?
- Tạm được, Ludwig. Đối với mình thì có gì đâu? Một chút yên tĩnh là đủ. Ba cũng làm việc chút ít, làm kế toán cho một nhà buôn than củi.
- Hay quá! Họ trả bao nhiêu?
- Chẳng ra gì cả, chỉ vừa tiền túi. Nhưng ba được nuôi ăn ở.
- Vậy là tốt quá rồi. Mai con đến thăm ba.
- Cũng được, nhưng để ba đến đây cũng vậy thôi.
- Không ba đi làm gì cho mệt. Để con đi.
- Ludwig… - Người cha nuốt nước miếng - Ba thích lại đây thăm con hơn.
Kern không khỏi ngạc nhiên. Và đột nhiên anh hiểu cả… Người đàn bà vạm vỡ canh cửa. Tim anh bỗng đập mạnh. Anh muốn nhảy phốc tới, vồ lấy cha mình rồi hai người cùng tẩu thoát. Và trong khoảng khắc, Kern liên tưởng tới mẹ, ở Dresde, vào những chủ nhật sống bên nhau. Bây giờ, trước mắt anh, một người cha gẫy gập dưới ngọn roi định mệnh đang thảm khổ sợ sệt con.
Hết rồi! Hỏng cả rồi! Tự nhiên, toàn thân Kern như rã rời từng mảnh và một sự thương hại pha lẫn chua xót dâng lên.
- Họ đã trục xuất ba đến hai lần, Ludwig. Ba chỉ cần tới đó một lần nữa là vào tù. Kể ra họ cũng chẳng ác độc gì nhưng họ không thể lưu giữ tất cả. Vả lại, ba bị bịnh… mưa dầm dề, Ludwig. Ba bị sưng phổi. Và, bà ấy lo chạy chữa, nếu không thì ba đã chết mất rồi. Bà ta không phải là người xấu…
Kern đã bình tĩnh lại:
- Con cũng nghĩ vậy.
- Ba có làm việc chút ít. Vừa đủ xài vặt. Ba không muốn nói thế… nhưng ba không thể ngủ tiếp tục ở ghế đá công viên, và trốn chui trốn nhủi mãi, Ludwig…
- Dạ, con hiểu.
Người cha nhìn vào khoảng không:
- Theo cha thì mẽ con nên làm đơn xin ly dị. Có như thế, mẹ con mới có thể trở về Đức.
- Ba muốn vậy sao?
- Không, không phải vì ba mà là vì mẹ con. Tất cả tội lỗi đều do ba. Nếu ba không cưới mẹ con thì đâu có chuyện bị kết tội có chồng Do Thái. Lỗi của ba. Và ba cũng có lỗi với con. Chính vì ba mà con mất quê hương.
Kern xúc động đến tột cùng. Hình ảnh một người cha vui sống lúc còn ở Dresde đã biến mất. Chỉ còn lại hình ảnh một người già nua, đơn độc, bi thảm, có liên hệ huyết thống với anh. Trong cơn bối rối, Kern bỗng đứng lên và chuyện chưa bao giờ xẩy ra trong đầu anh bỗng chợt nhớ tới, anh ôm choàng lấy đôi vai gầy yếu của người cha.
Siegmund cúi mặt:
- Con hiểu cho ba, Ludwig.
- Dạ, con hiểu lắm. Lỗi không phải do ba. Hoàn toàn không phải.
Anh vuốt nhẹ đường lưng xương xẩu của cha.
- Thôi, ba đi.
- Dạ.
- Để ba trả tiền ly nước chanh. Ba có mang một gói thuốc cho con. Dạo nầy, con lớn ra và khoẻ mạnh.
Kern nghĩ phải, còn ba thì già đi và mất hết tự tin. Chỉ cần con nắm được trong tay kẻ nào đó đưa ba tới thảm cảnh này, con sẽ đập nát mặt nó ra. Anh cố cười:
- Ba ráng giữ gìn sức khoẻ. Tiền ly nước, con trả rồi. Lúc nầy, con cũng kiếm được một ít. Nhờ mấy sản phẩm của nhà mình. Có một nhà buôn ở đây còn khá nhiều nước hoa hiệu Farr. Con lấy ở đó.
Mắt Siegmund Kern sáng lên. Ông cười buồn bã:
- Bây giờ con phải đi gõ cửa từng nhà bán dạo. Ludwig, tha lỗi cho ba.
Kern cố nuốt trôi một vật gì đó vừa trào lên cổ:
- Có gì đâu ba! Đó là trường học tốt nhứt thế giới. Người ta học cách sống từ chỗ thấp nhứt.
- Nhớ giữ đừng để bịnh.
- Con khỏe lắm, ba đừng lo.
Cả hai cùng đi ra.
- Con còn nhiều hy vọng, Ludwig…
Kern không khỏi nghĩ, thế nầy mà còn nhiều hy vọng hay sao? Anh an ủi cha:
- Tất cả rồi đâu vào đó. Tình trạng nầy không thể kéo dài.
Siegmund nhìn thẳng phía trước, giọng ông ấm lại:
- Phải Ludwig. Chúng ta rồi sẽ đoàn tụ, lúc đó có mẹ con… tất cả những gì ở đây đều qua đi, chẳng còn nhớ tới nữa…
Ngừng một lát, ông tiếp giọng đều đều của một kẻ sám hối:
- Nếu không phải lỗi tại ba thì con vẫn còn tiếp tục học.
- Nhưng, không có con?
- Con cố giữ sức khoẻ. Con không lấy thuốc hút sao? Dầu sao ba cũng là ba của con. Ba muốn cho con một vật gì.
- Dạ, ba cho con.
- Đừng quên ba. môi người cha run run, ba không hề có ý nghĩ xấu. Dầu không đủ sức làm nhưng ba vẫn lo về sự sống của con. Thôi, ba đi, con của ba.
Anh nhìn theo cha mình. Anh đã hứa là sẽ viết thơ và sẽ tới thăm nhưng anh biết rằng đây là lần gặp nhau cuối cùng. Anh đứng đó nhìn theo, nhìn theo cho tới khi người cha đi khuất. Trước mắt anh là một khoảng trống.
Kern quay vào. Marill vẫn còn ngồi đọc báo với nét mặt vừa khinh bỉ vừa chán chường. “Năm mười tuổi, mồ côi cha lẫn mẹ…” Vậy mà vẫn có người đủ can đảm nói lên, dường như tới năm mươi tuổi vẫn chưa thành nhân, nếu cha mẹ đã qua đời.
Ba hôm sau, Ruth Holland đi vienne. Ruth nhận được điện tín của một người bạn gái cho biết có thể cho nàng ở đậu. Ruth nuôi hy vọng tới đó kiếm việc làm để tiếp tục học.
Đêm lên đường nàng và Kern tới quán ăn Porcelet Noir. Từ lâu rồi, họ chỉ được ăn có món súp bình dân.
Pacelet Noir là một quán ăn nhỏ, giá cả vừa phải nhưng thức ăn ngon. Chính Marill đã giới thiệu nơi nầy cho Kern. Anh định sẽ dùng món thịt trừu, và nhẩm tính khoản tiền trong túi, anh biết còn đủ để gọi thêm bánh kem tráng miệng. Anh nhớ có lần Ruth đã nói rằng thích bánh kem.
Nhưng lúc tới quán, Kern được cho biết là đã hết thịt trừu. Kern dò dẫm từng thức ăn
trên thực đơn. Phần lớn đều mắc tiền. Trong khi đó, gã hầu bàn không ngớt miệng giới thiệu:
- Thịt xông khói với su, sườn heo chiên ăn sà-lách, gà giò quay, gan tươi.
Kern hỏi Ruth:
- Em định dùng món gì thay thế thịt trừu?
Tuy hỏi nhưng Kern đã thầm tính là sẽ gọi món sườn heo, và như thế sẽ không còn dủ tiền để gọi món tráng miệng bánh kem.
Ruth nhìn vào thực đơn:
- Xúc xích với sà-lách và khoai tây rẻ tiền hơn.
- Không được. Không đúng với một bữa ăn giã biệt.
- Em thích món ăn này lắm. Cứ ăn súp bình dân hoài, bây giờ được ăn thế nầy là sang quá rồi.
- Em thích sườn heo chiên không?
- Đắt lắm.
Kern gọi:
- Cho hai dĩa sườn heo chiên, thứ sườn to.
Gã hầu bàn mặt như sáp:
- Dạ chỉ có một cỡ thôi.
Kern lại Ruth:
- Em muốn dùng món gì trước?
- Không. Chỉ món sườn là đủ rồi.
Kern gọi thêm một chai rượu chát rẻ tiền. Gã hầu bàn khinh khỉnh rút lui vì thừa biết hạng khách nầy chẳng bao giờ thừa tiền để thưởng.
Quán ăn gần như trống vắng vì giờ ăn tối đã qua lâu.Chỉ còn một người khách duy nhất ngồi ở một bàn trong góc. Người khách đơn độc nầy đeo kính một tròng. Ông ta ngồi với một ly bia và nhìn chăm chú đôi bạn trẻ.
Kern bực mình:
- Sao ông ta không đi cho khuất mắt.
Ruth gật đầu:
- Ông ta có vẻ…
- Chắc không phải dân tỵ nạn đâu. Có thể là ngược lại.
- Mình đừng thèm nhìn về phía ông ta…
Kern cố dằn được vài phút rồi lại nhìn sang. Người khách vẫn còn nhìn họ như dò xét. Kern tức tối:
- Ông ta muốn gì mà nhìn kiểu đó…
- Có thể là nhân viên mật vụ Gestapo. Em nghe nói, chúng có mặt ở nhiều nơi.
- Có cần anh sang hỏi hắn không?
Ruth vội vàng chụp tay Kern:
- Đừng!
Hai dĩa sườn được mang ra. Sườn vừa chín tới vừa mềm vừa béo đượm lại them có xà lách tươi trông đến thèm chảy nước miếng. Thế nhưng, cả Kern và Ruth đều chỉ ăn lấy lệ vì đang hồi hộp bởi sự ngồi lì của ông khách kỳ lạ. Kern trấn an Ruth:
- Chắc không phải theo dõi mình. Đâu có ai biết mình tới đây.
- Cố nhiên là không phải đặc biệt theo dõi mình. Có lẽ vì tình cờ. Hắn thấy lạ và chú ý…
Thức ăn được dọn đi. Kern nhìn mau ra phía sau. Anh muốn cho Ruth vui trước giờ chia tay nhưng bây giờ sự có mặt của con người kia đã phá hư tất cả. Anh bực bội đứng lên, trong đầu vừa nảy sanh một ý định.
- Đợi anh một chút.
Ruth sợ hãi:
- Anh định làm gì? Ngồi đây đi.
- Không, không, anh không làm gì hắn đâu. Anh muốn nói chuyện với chủ quán.
Luôn luôn phòng xa nên lúc đi Kern mang sẵn theo hai lọ nước hoa nhỏ nhỏ. Bây giờ, anh muốn đổi hai chai dầu thơm đó để lấy hai đĩa bánh kem. Sự thực hai chai nước hoa của Kern trị giá gấp mấy lần hai đĩa bánh nhưng lúc nầy chẳng còn gì có giá trị hơn là sự vui lòng của Ruth, nhứt là sau khi đã khổ sở nếm món sườn chiên. Nếu được, Kern sẽ kỳ kèo thêm cho mỗi người một tách cà phê.
Vừa nghe Lern trình bày xong, người chủ quán trợn mắt:
- Định ăn quỵt hả? Không có tiền sao vác mặt tới ăn? Không có đổi chác gì hết. Để rồi Cảnh sát giải quyết.
Kern cố dằn giận:
- Tôi có thừa tiền đây.
Anh ném tiền lên mặt bàn. Người chủ quán vừa lấy tiền vừa hỏi:
- Cậu là thực khách hay bán dạo?
Kern không thể dằn hơn nữa:
- Bây giờ tôi là khách. Còn ông, ông là…
- Khoan đã, xin cho tôi nói.
Tiếng người bất thần chen vào từ phía sau làm Kern giựt mình quay phắt lại. chính là người khách mang kính một tròng. Người đàn ông kỳ lạ nói với Kern:
- Tôi có thể nói với cậu vài câu chớ?
Kern theo ngay ông ta tới một cái bàn trống. Anh đang giận sôi nên đã tới mức liều. Người lạ hỏi:
- Có phải cô cậu là di dân Đức không?
Kern nhìn thẳng vào mắt ông ta:
- Chuyện đó có liên hệ gì tới ông?
Người lạ vẫn thản nhiên:
- Không. Tôi chỉ nghe cậu đề nghị đổi chác với người chủ quán. Tôi muốn mua chai nước hoa đó.
Kern nghĩ là mình đã nghi ngờ đúng. Nếu bán chai nước hoa bây giờ, anh sẽ bị người lạ bắt quả tang về tội buôn bán bất hợp pháp và sẽ bị bắt tức khắc.
- Không. Tôi không bán.
- Sao vậy?
- Tôi không hành nghề thương mãi.
- Như vậy thì mình trao đổi với nhau. Cậu trao tôi chai dầu thơm, tôi xuất tiền trả cậu bánh kem và cà phê.
Kern vẫn đề phòng:
- Tôi không hiểu ông muốn nói gì.
Người lạ cười hiền:
- Tôi biết là cậu nghi ngại tôi. Đây, tôi xin nói rõ cậu nghe. Tôi là người ở Bá Linh và tôi sẽ trở về đó trong một tiếng đồng hồ nữa. Còn cậu thì không về được…
- Phải, nhưng có sao đâu!
- Chính vì vậy mà tôi muốn giúp cậu một việc nho nhỏ. Trước kia tôi đã từng là Đại đội trưởng và một trong những binh sĩ can đảm của tôi là người Do Thái. Cậu bằng lòng chớ?
Kern đưa chai dầu thơm cho ông ta:
- Xin lỗi. Tôi cứ ngỡ ông là…
Người Bá Linh cười:
- Tôi biết. Thôi, cậu trở lại với cô bạn đi, kẻo cô ấy sợ. Chúc cả cô cậu đều may mắn.
Kern bắt lấy bàn tay ông ta vừa chìa ra:
- Cám ơn. Cám ơn ngàn lần.
Kern đi trở về bàn, sung sướng gần như lảo đảo:
- Ruth, chuyện huyền hoặc như ông già Noel hay là anh đang điên?
Gã bồi bàn khệ nệ bưng tới một cái dĩa bằng bạc bên trên là một chiếc bánh kem ba tầng. Trên mâm lại còn có cả cà phê. Ruth ngạc nhiên đến lạnh người:
- Ủa, cái gì vậy?
Kern vừa rót cà phê ra tách vừa nheo mắt:
- Mỗi đứa có quyền lấy một phần. Em chọn đi.
Thấy cả hai chỉ ăn có phần đã lấy ra thôi, gã hầu bàn hỏi:
- Dạ có cần tôi gói lại không?
Kern nhíu mày:
- Gói lại? Gói cái gì?
Gã hầu bàn chỉ cái bánh ba tầng:
- Tất cả cái này là của ông.
Kern hiểu ra. Anh quay người về phía sau:
- Ủa, ông hồi nãy đâu?
- Dạ, ông ấy đi rồi.
Kern xoay người lại, bảo Ruth:
- Aên đi em, lấy thêm phần có mứt đi.
Sau khi đã dồn đầy hai đĩa, Kern bảo:
- Đủ rồi. Gói phần còn lại hai gói. Ruth, em mang theo một gói đi đường.
Một lúc sau gã hầu bàn lại mang ra một cái mâm bạc lớn, bên trên có một chai săm-banh. Kern cười:
- Săm-banh? Tôi có gọi đâu?
Gã hầu bàn chỉ ra phía cửa:
- Chính ông khách lúc nãy dặn.
Ngay lúc đó, người chủ quán tới cười vã lã:
- Cậu đừng giận… Lúc nãy tôi đùa nhưng không khéo…
Mắt Kern mở trừng trừng chiếu thẳng vào chai săm-banh. Gã hầu bàn giải thích:
- Ông hồi nãy trả tiền rồi.
Kern dụi mắt:
- Mình có ngủ mê không, Ruth? Em đã uống săm-banh lần nào chưa?
- Chưa, em chỉ thấy người ta uống trên màn ảnh.
Kern cố bình tĩnh lại, thừa cơ hội mắng xéo, người chủ quán:
- Ông thấy không, chỉ có một chai nước hoa hiệu Farr của nhà máy sản xuất Kern là đã được như thế nầy rồi. Loại nước hoa nầy phải có người sành điệu mới hiểu nổi giá trị.
Chủ quán cười gượng:
- Tôi chỉ giỏi về rượu thôi.
Nói xong, ông ta trở về quầy. Kern bảo Ruth:
- Anh bắt đầu tin ở phép lạ rồi. Ngay bây giờ nếu nếu có hai con bồ câu trắng từ ngoài bay vào, miệng ngậm thẻ thông hành có hiệu lực năm năm hay một giấy phép hành nghề vô thời hạn, anh cũng không ngạc nhiên.
Uống hết chai săm-banh, hai người đã ngà say. Họ đứng lên định ra về thì người chủ quán ngăn lại:
- Cậu còn chai nước hoa nào loại đó không? Tôi muốn… cho vợ tôi…
Kern tỉnh táo ngay. Anh mò mẫm các túi:
- À, có đây. Không ngờ lại bỏ túi hai chai. Nhưng bây giờ thì không phải với điều kiện lúc nãy. Hai mươi cua-ron.
Người chủ quán tính nhẩm thật mau. Với tất cả các món ăn và chai sâm-banh mà người kia chịu, đúng giá là ba chục cua-ron. Như vậy, nếu trả hai mươi, ông ta còn lời tới mười cua-ron. Tuy nhiên, ông ta vẫn trả giá:
- Mười lăm.
- Hai chục.
Kern làm như sắp cho chai nước hoa vào túi.
- Thôi cũng được.
Người chủ quán móc ra một tờ giấy bạc nhầu nát trao cho Kern. Hắn định sẽ nói với cô nhân tình của hắn là đã phải trả đến năm mươi cua-ron. Như thế hắn khỏi phải may cho cô ta cái nón tốn tới năm chục cua-ron. Lợi gấp đôi.
Kern và Ruth trở về lữ quán và đi ra nhà ga với chiếc vali của Ruth. Dọc đường, Ruth hoàn toàn im lặng.
- Đừng buồn, Ruth. Anh sẽ tới đó tìm em. Trong vòng tám hôm hay trễ lắm là chỉ một hay hai ngày sau là anh phải rời nơi đây. Anh sẽ tới Vienne. Em có muốn anh tới đó không?
- Anh phải tới. Nhưng cố làm sao thu xếp cho tiện.
- Tại sao không chỉ bảo thế nầy thôi: Anh phải tới.
Ruth nhìn Kern:
- Có lẽ tại em lo ngại cho anh.
Một lúc sau, Kern lại an ủi:
- Đừng buồn nữa, Ruth. Lúc nãy em còn vui mà.
Ruth bỗng lộ vẻ bối rối:
- Em sẽ kể cho anh nghe một chuyện nhưng để ý gì cả. Lắm lúc em tự cảm thấy không còn biết đầu đuôi gì nữa. Bữa nay, chắc là tại rượu. Mình lại đằng nầy. Chỉ còn mấy phút nữa thôi.
Cả hai ngồi trên một ghế đá công trường. Kern ôm vai người yêu:
- Vui lên, Ruth. Ngoài niềm vui ra chẳng còn có gì đáng kể. Nói như thế là sai. Nhưng với những kẻ như mình, chỉ cần một chút vui là gần như đủ cả.
Ruth nhìn thẳng trước mắt:
- Em cũng muốn vui lắm nhưng cảm thấy nặng nề làm sao ấy. Em muốn nhẹ nhàng thanh thoát. Thế mà bất cứ việc gì em làm cũng vụng về, nặng trĩu.
Nghe giọng nói hơi khác lạ, Kern nhìn vào mặt người yêu bắt gặp toàn nước mắt. Ruth tiếp tục khóc trong câm lặng. Nàng hất tóc ra sau:
- Em không biết tại sao lại khóc, nhứt là trong lúc nầy. Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa…
Kern vỗ về:
- Ruth đừng nói vậy.
Ruth kề sát mặt tới, đặt tay lên vai Kern. Không tự chủ nổi, Kern kéo nàng vào, ôm lấy và hôn như mưa lên đôi mắt nhắm nghiền, lên vành môi khép kín… như từ khước…
Nhưng rồi đột nhiên, Ruth như người chợt tỉnh:
- Anh, anh không hiểu em…
Và nàng gục đầu vào vai Kern, mắt vẫn nhắm nghiền nhưng môi mở hé ra dịu ngọt như trái chín.
Tới nhà ga, Kern chạy đi mua một bó hoa hồng. Anh thầm cám ơn người lạ, mang kính một tròng và ông chủ quán Porcelet Noir.
Ruth tỏ ra xúc động khi Kern quay lại với bó hoa:
- Anh mua hoa. Trời, hoa hồng! Người ta tiễn đưa tôi như một nữ minh tinh.
Kern kiêu hãnh bảo:
- Như vợ của một nhà doanh thương mới đúng.
- Nhưng các nhà doanh thương không hề biết tặng hoa, Ludwig.
- Biết chớ. Thế hệ mới mà.
Kern đặt va-li và gói bánh vào lưới đựng hành lý. Ruth nhìn Kern ra đứng chỗ vắng người. Nàng ôm lấy đầu Kern, nhìn vào mắt người yêu:
- Được anh tiễn đưa, em sung sướng lắm. Nhưng bây giờ, anh về đi. Về đi để em lên xe. Em không khóc nữa đâu. Thôi, về đi anh.
Kern vẫn đứng yên:
- Anh không sợ những cuộc chia tay. Anh đã chứng kiến quá nhiều rồi.
Xe lửa chuyển mình. Ruth lên xe và Kern đứng nhìn theo cho tới khi mất hút. Trên đường về, anh có cảm tưởng như cả thành phố Prague đều trống vắng.
Tới trước lữ quán, Kern gặp Rabe đứng một mình. Anh chìa gói thuốc mời. Rabe nhảy lùi lại và đưa tay thủ thế. Kern nhìn ông ta với tất cả ngạc nhiên. Rabe lắp bắp:
- Xin lỗi cậu… Tôi bị ám ảnh mãi nên… Phản ứng thất thường.
Ông ta chậm chạp rút một điếu thuốc.
Từ mười lăm ngày qua, Steiner làm hầu bàn cho quán”cây xanh”. Đêm đã khuya, người chủ quán đã đi ngủ cách đó hai tiếng đồng hồ, trong quán chỉ còn vài người khách.
Steiner khép các cửa sổ lại:
- Quán đóng cửa.
Một khách buôn đồ gỗ, mặt như trái dưa chuột phản đối:
- Còn uống một ly nữa mà.
- Được. Mikolash hả?
- Không. Không uống rượu chát Hung-ga-ri nữa, cho thứ nào ngon và mạnh hơn.
Steiner mang tới một chai Quetsche. Người khách mời:
- Uống với bọn nầy một ly.
- Cám ơn. Sợ uống nữa là say luôn.
- Cứ say luôn. Đêm nay tôi cũng phải say. Bạn biết không: Một đứa con gái thứ ba! Sáng nay cô đỡ đến cho hay “xin chúc mừng ông Blau, bà vừa mới sanh một cháu gái rất khoẻ mạnh”. Thế mà mình cứ tính lần nầy phải có con trai. Ba đứa con gái, không người nối giòng. Có tức không? Bạn hiểu chớ?
Steiner đưa đẩy:
- Phải rồi. À, ông có cần mang một ly lớn ra không?
Nhà buôn gỗ đập mạnh tay lên bàn:
- Má nó. Bạn đề nghị hay lắm. Ly lớn mới phải…
Steiner và mấy người khách uống chung nhau một tiếng đồng hồ. Tới lúc đó, nhà buôn đồ gỗ đã quên đầu , quên đuôi. Ông ta phàn nàn là vợ đã sanh luôn ba đứa con trai…
Khách đã ra về, Steiner nghe đầu nặng như chì. Anh ngồi lại một lúc, dọn dẹp đồ đạc rồi về phòng riêng lấy ảnh vợ ra nhìn ngắm. Anh nghĩ là vào khoảng những ngày sau nầy người vợ đã xin ly dị theo lời anh. Tự nhiên, anh xé tấm ảnh ra làm đôi, ném xuống đất, anh lẩm bẩm:
- Mình điên mất, Phải đi một vòng giải khuây. Bây giờ mình đã là Johann Huber chớ đâu phải Steiner.
Anh uống thêm một ly nữa, đóng cửa phòng và ra đường. Một cô gái cặp kè anh:
- Về nhà nghe cưng?
- Ưø.
Cả hai đi bên nhau. Cô gái điếm thỉnh thoảng nhìn trộm anh ta. Một lúc sau, cô ta hỏi:
- Sao không nhìn em?
- Có chớ, nhìn đây.
Anh vừa đáp, vừa ngước mắt lên.
- Bộ em xấu lắm hả?
- Không. Đẹp lắm.
- Sao anh nói ít quá vậy?
- Tại có tật không nói nhiều.
- Anh tặng em cái gì?
- Không biết. Muốn tặng gì?
- Ơû suốt đêm hả?
- Không.
- Vậy thì hai mươi Đức kim?
- Mười thôi. Nghèo lắm.
- Anh không có vẻ gì là nghèo cả.
- Có nhiều người không có vẻ gì là thủ tướng nhưng vẫn làm Thủ tướng.
Cô điếm cười:
- Anh nói chuyện có duyên quá. Được, mười thôi. Em có căn phòng đẹp lắm. Nhứt định anh sẽ vừa lòng.
Steiner vẫn nhát gừng:
- Thiệt hả?
Về tới phòng riêng ả điếm, Steiner cứ ngồi nhìn chòng chọc khiến cô ta kêu lên:
- Làm gì nhìn người ta dữ vậy? Mắt anh dễ sợ như mấy tay sát nhân. Chắc lâu lắm anh không gần đàn bà?
- Tên gì?
- Tên Elvira. Đừng cười nghen, tại má em thích những cái tên vĩ đại. Lại nằm với em đi.
Steiner lắc đầu:
- Kiếm cái gì uống trước đã.
Ả điếm hỏi ngay:
- Nhưng còn tiền không?
Steiner gật đầu. Elvira tới cửa gọi mụ chủ chứa vào. Steiner không thèm nhìn bà ta:
- Cho rượu mạnh. Quetsch, Kirsch hay cái gì cũng được.
Mụ chủ chứa và ả điếm láy mắt nhau. Elvira nói lớn:
- Lấy Kirsh đi. Nhưng tới mười đồng nghe cưng.
Steiner lẳng lặng móc tiền ra trả. Mụ chủ nói vài câu nịnh bợ và rút lui. Steiner bảo cô gái điếm:
- Đưa ly nước uống đây.
Hắn rót rượu đầy ly rồi uống cạn một hơi.
Elvira lo ngại:
- Chúa ơi! Uống vậy là điên luôn.
Steiner nhìn ả điếm:
- Lại ngồi gần đây.
Aû điếm vẫn chưa hết sợ:
- Hay là mình đi dạo một lúc. Vào rừng tốt hơn.
Steiner ngẩng đầu lên:
- Vào rừng?
- Vào rừng hay tới đồng lúa, mùa hè mà.
- Đồng lúa… mùa hè? Sao lại nghĩ tới đồng lúa?
Elvira không yên tâm nhưng cố làm dịu:
- Tại mùa hè mà cưng. Ai cũng thích đi dạo ở đồng lúa vào mùa hè, cưng biết mà.
- Đừng giấu chai! Có phải mình vừa nói tới một cánh đồng lúa và mùa hạ?
- Phải rồi cưng. Mùa đông lạnh lắm. Thôi, đi nằm đi cưng.
Steiner bỗng hỏi:
- Sống như thế nầy có hạnh phúc không?
- Phải có mới sống nổi chớ.
- Ah, vậy thì câm miệng lại. Tắt đèn đi.
Elvira tắt đèn. Steiner rót thêm rượu vào ly, bàn tay hắn run run. Hắn tới bên cửa sổ:
- Lại đây.
Cô gái điếm áp mình vào hắn. Trông cô ta chín mùi như đồng lúa, mùi da thịt đàn bà cũng như hàng vạn người đàn bà khác nhưng đối với Steiner thì chỉ có một thôi. Hắn thì thầm gọi tên của vợ:
- Marie.
Ả điếm cười hưng hức:
- Cưng say rồi. Em tên là Elivra mà…
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 06-06-2008, 01:57 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 8

Kern xin gia hạn lưu trú thêm được năm ngày và ngay sau đó, anh ra đi. Nhà chức trách cho Kern một vé xe lửa đi tới biên giới. Một nhân viên quan thuế Tiệp hỏi Kern:
- Không giấy tờ hả?
- Không.
- Vậy thì vào trong. Có sẵn mấy người rồi. Chờ hai tiếng đồng hồ nữa.
Kern vào bên trong. Ở đó đã có sẵn ba người rồi, một người đàn ông xanh mét cùng bà vợ và một lão già Do Thái.
Kern đặt va-li xuống và ngồi lên. Anh nhắm mắt lại vì mệt mỏi. Anh cũng biết là quãng đường đi bộ khá xa nên cố ngủ một giấc để lấy sức.
Người đàn ông xanh mét nói với vợ:
- Hễ qua được thì ổn thoả.
Người vợ không trả lời. Y nói tiếp:
- chắc chắn là qua được. Họ ngăn mình lại làm gì?
Người đàn bà không tin tưởng ý chồng:
- Vì họ không muốn mình vào đất họ.
- Nhưng mình cũng là con người…
Dại dột, Kern nghĩ thế. Anh còn nghe người đàn ông nói thêm gì nữa đó, rồi anh ngủ thiếp đi.
Kern thức dậy lúc nhân viên quan thuế vào bảo đi ngay. Họ đi qua những cánh đồng và tới một khu rừng cây lá um tùm.
Người của sở quan thuế dừng lại, bảo:
- Mấy người theo đường mòn nầy, giữ phía bên phải. Khi ra tới đường lớn thì quẹo trái. Chúc may mắn.
Ông ta biến mất vào bóng đêm. Bốn người vẫn còn đứng yên, chưa biết làm gì. Người đàn bà hỏi:
- Có ai biết đường không?
Kern đáp:
- Để tôi đi trước cho. Tôi đã quen đường nầy cách đây một năm.
Họ dò dẫm trong bóng tôi. Trăng vẫn chưa lên. Những lá cỏ ươn ướt cọ vào chân họ và khu rừng hiện ra, gió lớn nổi lên.
Họ tiếp tục đi. Kern nghe thấy tiếng những bước chân của ba người theo sau. Thình lình có ánh đèn loé lên phía sau họ và có tiếng hô to:
- Đứng lại. Không được cử động.
Kern nhảy vào một lùm cây. Anh chạy thật mau, thỉnh thoảng chạm vào một thân cây. Anh mò mẫm một lúc lâu rồi tới một bụi gai. Anh ném va-li lên đó. Người đàn bà chạy cùng một hướng với Kern. Anh khẽ bảo:
- Bà trốn sau bụi nầy, mau đi.
- Chồng tôi…
- Bà ở đây. Tôi trèo lên kia.
Kern thoăn thoắt leo cây. Tới một cháng ba, anh ngồi xuống, phía dưới là cành lá. Kern không nhìn thấy người đàn bà nhưng biết bà ta vẫn còn đó.
Từ xa, có tiếng phân trần của người Do Thái già và có tiếng người gạt ngang:
- Không cần biết. Không có giấy thông hành là không được đi qua.
Ngay lúc đó, dường như người đàn bà đang nói một mình rồi bỏ đi. Kern ngồi yên. Vài phút sau, ánh đèn bấm bắt đầu rọi lên các tàng lá. Tiếng chân người rầm rập tới. Kern ép sát mình vào thân cây. Bỗng người đàn bà nói lớn:
- Nó ở trên cây nầy. Tôi thấy nó leo lên.
Aùnh đèn vượt thẳng lên và tiếng quát tháo:
- Xuống ngay! Hay chờ nổ súng?
Kern suy nghĩ thật mau. Anh leo xuống. Aùnh đèn bấm chiếu thẳng vào mặt Kern:
- Thông hành đâu?
- Nếu có thông hành, tôi còn trèo lên đó làm chi.
Kern quay nhìn người đàn bà đã tố cáo mình. Chẳng những bà ta không xấu hổ lại còn mắng mỏ:
- Tại cậu mà. Cậu muốn chạy thoát một mình bỏ tụi nầy ở lại đây.
Rồi bà ta rú lên:
- Không ai được đi một mình. Phải ở lại cả!
Người cảnh binh quát:
- Câm miệng, đứng chung lại một chỗ! Các người có thể bị tù, hiểu chưa? Vượt biên giới bất hợp pháp. Nhưng ai hơi đâu lo nuôi ăn! Quay ra sau, bước!
Viên cảnh binh vẫn chưa hả tức:
- Nhớ là lần sau, bọn nầy sẽ bắn không báo trước.
Kern lấy va-li và lẳng lặng theo ba người kia. Toán cảnh binh theo sau, đèn bấm trên tay. Kern không khỏi nghĩ, thật là bi thảm, ngay cả những kẻ đàn áp mình mà mình cũng không có dịp nhìn rõ mặt. Chỉ có những tiếng quát tháo và những vòng tròn ánh sáng đẩy họ trở lui.
Cả bốn người thất thểu đi cho tới khi ánh đèn bấm khuất mất sau lùm cây. Người đàn ông xanh mét ngượng ngùng nói với Kern:
- Xin lỗi cậu… vợ tôi đã mất khôn… cậu đừng buồn…
- Tôi có còn biết buồn là gì nữa đâu.
- Cậu hiểu cho, quá sợ người ta dễ thành điên.
- Hiểu thì tôi hiểu lắm nhưng bảo tha thứ thì… hơi khó. Tôi sẽ cố gắng quên.
Kern dừng lại. Họ đang ở trong một khoảng rừng thưa. Những người kia cũng không đi nữa. Kern đặt va-li xuống, nằm dài trên cỏ. Người đàn bà đi về phía Kern. Chồng bà ta gọi “Anna” nhưng bà ta vẫn đi tới đứng ngay chỗ Kern nằm:
- Cậu không muốn đưa chúng tôi trở lại, hả?
- Không.
- Aø, cậu muốn cho chúng tôi bị bắt mà. Đồ khốn khiếp!
Người đàn ông gọi to hơn:
- Anna!
Kern nói vói:
- Cứ để như thế. Không nên để ẩn ức.
Người đàn bà hét lớn:
- Đứng lên.
- Tôi muốn nằm đây. Còn bà muốn làm gì thì làm. Cứ đi thẳng một lúc nữa là tới đúng trạm quan thuế Tiệp.
- Quân Do Thái chó má!
Kern cười:
- Tôi chỉ đợi bà nói câu đó thôi.
Người đàn ông xanh mét thì thầm vào tai vợ và lôi bà ta đi. Người đàn bà khóc ấm ức:
- Tôi biết mà, nó sẽ quay trở lại và sẽ vượt qua. Mình phải… nó nên chỉ cho mình…
Người đàn ông dìu vợ đi về phía khu rừng. Kern lấy một điếu thuốc. Ngay lúc đó, anh chợt thấy lão già Do Thái nằm cách đó vài thước lồm cồm ngồi dậy. Ông ta nói:
- Thật là phiền phức, người ngợm gì đâu…
Kern không đáp. Anh đốt thuốc. Lão già hỏi:
- Mình ngủ đêm ở đây à?
- Ơû lại đây tới ba giờ. Đó là lúc tốt nhứt. Bây giờ, họ vẫn còn canh phòng chặt chẽ.
Lão già bình thản nói:
- Vậy thì đợi tới ba giờ.
Họ ngồi im lặng. Sao bắt đầu sáng tỏ trên nền trời. Một lúc lâu lão già lên tiếng:
- Tôi cần phải tới Vienne.
- Phần tôi thì chỉ biết là cần phải đi, không biết tới đâu?
Lão già nhai một cọng cỏ:
- Đó là những việc cần xẩy ra. Dầu sao thì cũng có những vùng đất mới mà mình có thể đến. Chỉ cần biết chờ đợi.
- Chờ đợi là việc bắt buộc làm. Nhưng trên thực tế, mình chờ đợi cái gì?
- Kể ra thì cũng không thể biết là gì. Có khi việc đang chờ hiện tới rồi mình thất vọng. Vậy là lại chờ đợi nữa.
Kern lại nằm dài ra.
- Có thể là như vậy.
Một lúc khá lâu, lão già lại nói:
- Tên tôi là Moritz Rosenthal. Tôi ở Godesberg-le-Rhin.
Ông ta lấy trong túi ra một chiếc áo thun xám quàng lên vai. Trông ông lão như một người lùn gánh xiếc.
- Đôi lúc mình cảm thấy kỳ lạ đã có một cái tên, nhứt là ban đêm, ông bạn nhỏ nghĩ sao?
Kern nhìn nền trời tối:
- Ngay cả khi mình không có thông hành. Tên con người cần phải ghi một nơi nào đó, nếu không thì nó không thuộc về mình.
Gió lộng trên các tàng cây. Rừng khua xào xạc. Rosenthal hỏi:
- Họ có dám bắn mình không?
- Không rõ. Nhưng chắc là không.
Lão già ngẩng đầu:
- Bảy mươi tuổi cũng có cái lợi. Nếu phải hy sinh cũng chỉ là phần nhỏ của cuộc đời.
Steiner đã tìm ra chỗ ở của các đứa con ông lão Seligmann đã chết khi nhảy xuống xe Cảnh sát. Địa chỉ trong quyển kinh đã ghi đúng, nhưng trong thời gian sau nầy người ta đã đưa các đứa bé đến một nơi khác. Steiner đã phải tốn nhiều công mới tìm ra.
Ngôi nhà nằm ở khu phía Tây thành Vienne. Steiner phải mất cả tiếng đồng hồ mới tới nơi. Anh lên thang lầu. Mỗi tầng lầu có ba phòng. Anh đốt tới diêm quẹt thứ tư mới tìm thấy tấm bảng kim khí gắn ở cửa có khắc chữ: “Samuel Bernstein. Thợ sửa đồng hồ”. Anh gõ cửa.
Có tiếng thì thào bên trong và nhiều tiếng động tản mác. Rồi có tiếng người thận trọng hỏi:
- Ai đó?
- Tôi có một vật trao lại cho ông. Một cái vali.
Thình lình Steiner có cảm tưởng như đang bị nhìn trộm. Anh quay phắt lại. Cửa phòng phía sau đã mở ra không tiếng động. Một người ốm yếu đang đứng ở ngưỡng cửa. Steiner đặt vali xuống:
- Ông muốn tìm ai? Bernstein không có ở nhà.
- Tôi đến tìm mấy đứa con của lão Seligmann. Hôm tai nạn xảy ra, có tôi tại chỗ.
Người đàn ông nhìn Steiner từ đầu xuống chân rồi nói vọng vào cánh cửa còn khép:
- Moritz, cho ông ta vào đi.
Có tiếng khua dây xích, tiếng mở khóa và cửa mở ra. Steiner cố mở to mắt để nhìn rõ trong bóng mờ. Anh ta bỗng kêu lên:
- Ủa! Có phải cha Moritz không?
Đúng là Moritz Rosenthal. Chiếc áo thun nằm trên vai:
- Chính tôi đây. Nhưng ông là… ủa, Steiner! Chúa ơi, mắt tôi đã lòa rồi. Đáng lẽ phải nhận ra ngay. Tôi được tin anh hiện đang ở Vienne. Mình gặp nhau lần sau cùng cách đây bao lâu?
- Cách nay gần một năm, cha Moritz.
- Ở Prague hả?
- Ở Zurich.
- Đúng rồi, ở Zurich, trong tù. Ở đó họ khá tốt. Mấy lúc sau nầy, tôi hay lẫn lộn. Cách nay sáu tháng tôi ở Thụy Sĩ. Ở Bâle. Đồ ăn ngon tuyệt nhưng lại không có thuốc lá như nhà tù Locarno. Ở đó họ còn chưng trong phòng giam một bình hoa. Đi khỏi đó, tôi tiếc quá. Milan thì không bằng…
Ông ta ngừng lại, nhường chỗ:
- Vào đi, Steiner. Mình đứng ngoài nói chuyện giống như hai kẻ gian ôn kỉ niệm.
Steiner vào trong. Căn phòng gồm có một nhà bếp và một buồng nhỏ. Tất cả đồ đạc gồm có vài cái ghế, một cái bàn, một cái tủ, hai tấm nệm và vài tấm mền. Trên bàn có một số dụng cụ, chen lẫn vào đó mấy cái đồng hồ reo rẻ tiền và một cái đồng hồ khác mà vỏ đóng theo kiểu một ngôi nhà xưa, quả lắc do các thiên thần kéo và kim chỉ giây là một lưỡi hái tử thần. Trên lò bếp là một ngọn đèn đốt bằng hơi, ánh sáng tủa ra màu trắng xanh. Bên cạnh đó là một nồi súp bốc khói.
Rosenthal thở dài:
- Tôi đang cho mấy đứa nhỏ ăn. Lúc tới đây, tôi thấy chúng như những con chuột đói. Bernstein nằm nhà thương.
Ba đứa con của ông lão quá cố Seligmann ngồi gần bên bếp. Chúng không chú ý tới Steiner. Mắt chúng dán chặt vào cái nồi. Đứa lớn khoảng mười bốn tuổi, đứa nhỏ nhứt lối bảy tuổi.
Steiner chỉ chiếc vali:
- Đồ nầy là của các em.
Cả ba đồng loạt nhìn Steiner.
- Cha mấy em có nhờ tôi tìm mấy em.
Cả ba đứa bé vẫn nhìn Steiner đăm đăm. Không một đứa nào mở miệng. Mắt chúng ngời chiếu như những viên huyền thạch. Steiner bứt rứt. Anh muốn nói một lời gì đó chứa đựng lòng nhân đạo, tình thương, sự ấm áp song tất cả những từ ngữ hiện ra trong óc đối với hắn có vẻ như vô lý và giả tạo trước sự cô đơn của ba đứa trẻ đáng thương.
Đứa lớn nhứt hỏi. Giọng nó nhì nhằng:
- Trong đó có gì không?
- Tôi cũng không biết rõ. Một số đồ vật và có ít tiền.
- Vali thuộc về chúng tôi chưa?
- Thì là của các em đó.
- Tôi lấy được không?
Stiener không khỏi ngạc nhiên:
- Được chớ.
Thằng bé đứng lên. Nó gầy yếu, cái gầy yếu bởi thiếu ăn, thiếu ánh sáng mặt trời. Từng bước một, nó đi tới cái vali, mắt vẫn đề phòng Steiner. Rồi như con thú lén bắt mồi, nó chụp cái vali rồi nhảy lui lại thật mau. Nó kéo cái vali sang phòng nhỏ sát đó. Hai đứa kia chạy ùa theo nó như hai con mèo.
Steiner nhìn lão già Moritz. Ông lão gật đầu:
- Chúng nó biết tin cha chết có lẽ cũng đã khá lâu.
Ông vừa quậy nồi súp vừa tiếp:
- Chúng gần như đã chai ra. Chúng đã nhìn thấy mẹ và hai đứa em cùng chết. Chuyện gì xảy tới quá nhiều lần không còn gây xúc động…
- Hoặc sẽ gây xúc động hơn.
Moritz Rosenthal lờ đờ Steiner:
- Với những người còn quá nhỏ thì không, kể cả những kẻ đã quá già. Đáng sợ nhứt là thời kỳ ở khoảng giữa.
Steiner gật đầu hiểu biết. Rosenthal đậy nắp nồi súp lại:
- Chúng tôi đã định đoạt cho chúng cả. Mayer sẽ đem một trong hai đứa qua Rumani. Đứa thứ hai sẽ gởi vào Cô Nhi viện ở Locarno. Còn thằng lớn thì nó ở tạm lại đây với Bernstien…
- Chúng nó có biết là sắp xa rời nhau không?
- Biết. Chúng cũng chẳng lộ vẻ buồn, trái lại còn cho là may mắn.
Đột nhiên, ông ta nhìn thẳng Steiner:
- Steiner, tôi và anh ấy quen nhau gần hai mươi năm. Tại sao y chết? Có phải nhảy từ trên xe xuống không?
- Đúng vậy.
- Chớ không phải bị ném xuống?
- Không đâu. Lúc đó có mặt tôi.
- Theo mấy người quen ở Prague thì y đã bị họ ném xuống đường. Được tin là tôi tới đây ngay để săn sóc cho mấy đứa nhỏ. Chính tôi đã có lần hứa với y như thế. Lúc hai đứa ở khoảng sáu mươi. Nhưng từ ngày Rachel chết y gần như mất trí nhớ. Y có nhiều con lắm. Phần lớn dân Do Thái đều như thế. Họ có óc gia đình. Nhưng tốt hơn hết là họ không nên có nhiều con.
Rosenthal quấn lại chiếc áo thụng qua vai bị nhiễm lạnh bất thần. Trông ông ta già héo thêm ra.
Steiner lấy bao thuốc ra:
- Ông ở đây được bao lâu rồi?
- Mới ba hôm. Lần đầu tiên chúng tôi bị bắt ở biên giới. Cùng đi với tôi có một thanh niên. Y có nhắc tới anh. Để coi… à, y tên là Kern.
- Kern hả? Tôi biết cậu ta. Ở đâu?
- Cũng ở Vienne nhưng không biết chỗ nào.
Steiner đứng lên:
- Để tôi tìm xem hắn ở đâu. Tạm biệt cha Moritz, tạm biệt người khách giang hồ. Chẳng biết rồi chúng mình có còn gặp lại nhau không.
Stiener bước qua phòng bên để chào từ giã mấy đứa bé. Cả ba đứa đang ngồi. Trước mặt chúng là những đồ đạc lấy từ trong vali ra. Những cuồn chỉ được chất thành một đống, bên cạnh đó là những lọn dây giày, một cái túi đựng vài Đức kim, và mấy thước hàng chưa may. Giày vớ và quần áo của người quá cố vẫn còn ở trong vali.
Đứa lớn nhìn Moritz Rosenthal. Mặt nó đỏ ửng, mắt sáng ngời. Nó chỉ vào đống đồ đạc trước mắt:
- Nếu bán tất cả những thứ nầy, ba đứa tôi sẽ có thêm chừng ba chục Đức kim. Lầy tiền đó để mua vải tốt, len và hàng nỉ chắc sẽ có lời nhiều. Ngày mai, tôi bắt đầu lúc bảy giờ.
Nó vẫn còn nhìn ông lão để chờ phản ứng. Moritz gật gù:
- Được. Cháu có thể bắt đầu lúc bảy giờ.
Thằng bé vẫn giữ khuôn mặt nghiêm trọng:
- Như vậy thằng Walter khỏi phải đi Rumani. Nó ở lại giúp tôi mua bán. Chúng tôi sẽ cố làm để có ăn. Chỉ còn thằng Max là phải đi.
Max, đứa nhỏ nhứt gật đầu đồng ý.
Moritz đưa Steiner ra cửa:
- Mình đang ở trong một thời đại mà mọi ưu phiền đều không còn chỗ sống. Các nhu cầu càng ngày càng cấp bách hơn, Steiner.
Steiner thở dài:
- Cầu Trời cho thằng bé không bị bắt ngay ngày đầu…
Ông lão Moritz lắc đầu:
- Chúng nó đã khôn lắm rồi. Tất cả đều đã biết thế nào là không sống mống chết.
Steiner ghé quán Sperler. Lâu lắm rồi anh chưa trở lại đây. Từ ngày có được giấy thông hành giả, anh tránh tất cả những nơi quen biết cũ.
Kern đang ngồi ở ghế, lưng dựa vào tường. Chân đạp trên vali, đầu ngã ra sau, anh đang ngủ. Steiner rón rén ngồi xuống ghế bên cạnh, sợ làm Kern thức. Nó có vẻ già dặn, Steiner nhận định. Già dặn và chính chắn. Steiner nhìn khắp quán. Bên cạnh cửa, Thẩm phán Epstein ngồi với một chồng sách và một ly nước lọc. Luật sư Silber không có mặt.
Gã hầu bàn không đợi gọi đã vội vã đến chỗ Steiner mặt gã sáng lên:
- Lâu quá không thấy ông ghé qua đây.
- Bồ còn nhớ tôi à?
- Sao lại không? Tôi lo cho ông quá! Lúc nầy khó lắm. Ông dùng cognac chớ?
- Cho tôi một ly. Còn luật sư Silber ra sao?
- Thêm một nạn nhân nữa. Bị bắt và trục xuất rồi.
- Còn ông Tchernikoff, người Nga?
- Gần một tuần nay không thấy.
Gã hầu bàn mang rượu tới và đặt mâm lên mặt bàn. Kern giựt mình thức dậy. Anh dụi mắt rồi đứng sững lên:
- Steiner!
Steiner dịu dàng:
- Khoan đã, uống ly cognac nầy đi. Mới ngủ ngồi mà có rượu mạnh đổ vào là khỏe mạnh gấp đôi.
Kern uống cạn ly rượu:
- Tôi đã đến đây để tìm anh hai lần.
Steiner cười:
- Đầu ngã dựa tường, chân đạp vali. Chắc chưa có chỗ ở?
- Chưa tìm ra.
- Vậy thì tới ở với tôi.
- Thật không? May quá! Tôi có mướn tạm một cái buồng nhỏ nhưng người ta không cho ở quá hai ngày vì sợ… Hôm nay là hết hạn.
- Ở với tôi, cậu khỏi phải sợ vì hơi xa trung tâm. Thôi mình đi ngay. Coi bộ cậu thiếu ngủ.
- Chắc vậy. Thấy mệt mà không rõ tại sao.
Steiner ra hiệu. Gã hầu bàn chạy tới, xông xáo như ngựa chiến bị nhốt trong chuồng quá lâu vừa nghe được tiếng kèn xung trận. Steiner chưa trả tiền nhưng gã đã nói trước:
- Cám ơn ông.
Và nhìn thấy khoảng tiền thưởng, gã xúc động, lắp bắp:
- Cám ơn ngài, muôn vạn lần cám ơn.
Ra tới ngoài, Steiner bảo:
- Bây giờ mình đi Prater.
- Đi đâu tùy ý anh. Bây giờ tôi thấy sung sức lắm.
- Nên đi xe điện để họ khỏi dòm ngó cái vali. Vẫn còn bán dạo xà-bông, dầu thơm phải không?
Kern gật đầu:
- Tôi đã đổi tên rồi, nhưng cậu cứ gọi tôi là Steiner. Tôi sẽ coi đó như là một biệt danh để ứng biến. Tôi sẽ bảo họ đó là biệt hiệu nghệ sĩ của tôi. Hoặc là tôi sẽ nói tên kia là hiệu. Tùy theo trường hợp.
- Hiện thời anh làm gì?
Steiner cười:
- Có một dạo tôi làm hầu bàn. Tới lúc anh chàng mà tôi thay thế ra khỏi nhà thương, tôi lại thất nghiệp. Hiện đang làm phụ tá tại giải trí trường Potzloch, đủ trò vui. Cậu có định làm gì chưa?
- Có biết làm gì đâu.
- Không chừng có thể làm chung với tôi. Ở đó, họ thường cần những người làm đêm. Mai tôi sẽ cố ép lão Potzloch. Cái lợi ở Prater là không bao giờ có kiểm soát, cũng chẳng ai bận tâm khai báo.
- Vậy là tuyệt diệu. Tôi sẽ ở lại Vienne ít lâu.
Steiner liếc xéo:
- Thật à? Coi bộ vui lắm hả?
- Vui lắm.
Cả hai xuống xe và băng qua khu Parter. Tới trước một căn nhà di động bằng bánh xe, bên ngoài giải trí trường, Steiner dừng lại. Anh mở cửa và đốt đèn lên.
- Tới nhà rồi. Bây giờ mình làm trò ảo thuật để có chỗ nằm.
Anh ta lấy mấy tấm nệm cũ và vài mảnh mền rách trải trên sàn nhà.
- Chắc đói rồi phải không?
- Cũng không rõ ra sao.
- Trong tủ, trên giường có bánh mì, bơ và một khúc xúc-xích. Mắt anh nhìn ra cửa sổ. Steiner cười:
- Sợ hả? Bây giờ có an toàn đến đâu cũng vẫn chưa quên sợ nổi. Vào đi, Lilo!
Một thiếu phụ trẻ đẹp, mảnh khảnh bước vào rồi dừng lại ở cửa. Steiner bảo:
- Tôi vừa gặp lại một người bạn nhỏ. Ludwig Kern. Còn trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm giang hồ. Kern sẽ ở lại đây. Pha cho chúng tôi một ít cà phê, được chớ, Lilo?
- Được.
Lilo đốt bếp cồn lên để nước và bắt đầu xay cà phê. Nàng làm tất cả những việc đó gần như không hề gây tiếng động. Steiner nhìn nàng:
- Vậy mà tôi tưởng em đã ngủ rồi. Khó ngủ quá.
Giọng người thiếu phụ trầm và hơi khàn. Khuôn mặt hơi gầy nhưng đều đặn. Tóc nàng rẽ làm hai, chừa một đường ngôi ở giữa. Thoạt nhìn, Lilo giống mẫu người phụ nữ Ý nhưng lại nói tiếng Đức pha lẫn giọng Nam Tư.
Kern ngồi trên một cái ghế mây sứt mẻ. Anh cảm thấy mệt rã rời nhưng đồng thời nghe khoan khoái như kẻ đang nhẹ vào giấc ngủ với sự an toàn.
Steiner nói với Kern:
- Chỉ tiếc là thiếu gối.
- Không sao. Tôi sẽ lấy quần áo cuộn lại kê đầu.
Lilo nói nhưng chẳng nhìn ai:
- Tôi còn một cái gối dư.
Nàng châm nước vào cà phê rồi nhanh nhẹn bước ra, nhẹ nhàng như cái bóng.
Steiner rót cà phê ra hai cái tách sứt quai:
- Mình ăn đi.
Người đàn bà quay trở lại, cũng nhẹ nhàng như cái bóng. Nàng đặt chiếc gối xuống chỗ nằm của Kern và ngồi vào bàn. Steiner hỏi:
- Không uống cà phê sao, Lilo?
Nàng lắc đầu. Nàng lẳng lặng nhìn hai người đàn ông ăn uống. Một lúc sau, Steiner đứng lên:
- Tới giờ ngủ rồi. Chắc mệt lắm hả, cậu bé?
- Mệt nhưng bây giờ đỡ nhiều.
Steiner vuốt tóc Lilo:
- Em nữa, đi ngủ đi.
Người thiếu phụ ngoan ngoãn đứng lên:
- Chúc ngủ ngon.
Kern và Steiner đi nằm. Steiner tắt đèn. Trong bóng tối, Steiner nói như nói với chính mình:
- Phải quen sống thế nầy để khỏi nghĩ tới ngày trở lại.
- Bây giờ, tôi không còn thấy khó chịu nữa. Khá quen rồi.
Steiner đốt thuốc. Hắn hút từng hơi dài. Đốm lửa đầu thuốc rực sáng mỗi lần hắn hít khói vào.
- Hút không? Hút thuốc trong bóng tối cũng thú vị lắm.
- Cho tôi một điếu.
Kern mò gặp bàn tay Steiner. Anh lấy gói thuốc và bao diêm.
- Ở Prague ra sao?
- Tàm tạm. Tôi có quen một người.
- Có phải vì vậy mà tới Vienne không?
- Không hẳn chỉ có thế. Nhưng nàng cũng đang ở Vienne.
Steiner cười trong tối:
- Đừng quên mình là dân du mục, bé con. Dân du mục rất quen với những cuộc phiêu lưu, nhưng lúc cần phải lên đường, họ không bao giờ được quyền bỏ sót lại một mảnh của trái tim.
Kern lặng thinh. Steiner nói tiếp:
- Điều đó không có nghĩa là đừng phiêu lưu. Và cũng không có nghĩa là sống không cần có trái tim. Trên đường xa xứ, cái gì có hơi ấm đều đáng kể. Nhưng cũng cần nhớ, chúng ta có thể nhận rất nhiều nhưng cho lại chẳng bao nhiêu…
- Phần tôi thì chắc chẳng có gì để cho.
Tự nhiên Kern cảm thấy chán nản lạ lùng. Mình có gì để cho lại Ruth? Chỉ có tình yêu… và chỉ có thế thôi. Ít quá vậy sao? Mình hãy còn trẻ và thất học…
Như đoán được ý nghĩ của Kern, Steiner cười:
- Đừng lo quá, bé con. Khi yêu, tất cả đều tốt đẹp. Cứ nhảy đại xuống sông nhưng đừng để chết chìm. Mai, tụi mình tới gặp lão Potzloch.
- Cám ơn anh. Đêm nay chắc ngủ ngon.
Kern dụi tắt điếu thuốc. Anh vùi đầu vào chiếc gối lạ. Anh vẫn còn chán nản nhưng đồng thời cũng cảm thấy có cái gì như là hạnh phúc.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 06-06-2008, 02:00 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 9

Lão giám đốc Potzloch, người nhỏ thó nhưng linh hoạt, râu mép lùi xùi, kính kẹp mũi chừng như lúc nào cũng chực vuột ra khỏi cái sóng mũi to quá cỡ. Ông ta gần như chẳng bao giờ rảnh rỗi, nhứt là những lúc chẳng có gì để làm.
Vừa thấy Kern, ông ta hỏi mau Steiner:
- Chuyện gì đây? Mau lên.
- Chúng ta cần một người phụ việc. Cần có một người dọn dẹp ban ngày và ban đêm phụ giúp chương trình thần giao cách cảm. Xin giới thiệu ông, người nầy là Kern.
- Có biết chút ít gì không?
- Vừa đủ với sự đòi hỏi.
Potzloch nheo mắt:
- Bạn của chú hả? Tiền công ra sao đây?
- Aên uống, chỗ ở và ba chục Đức kim.
- Dữ vậy? Trả như vậy là bằng một nữ minh tinh màn bạc. Bộ chú muốn tôi sạt nghiệp sao, Steiner? Phải tính lại chớ.
Kern sợ lỡ mất cơ hội:
- Thưa, tôi có thể giúp việc không cần tiền.
- Hoan hô, cậu bé! Có biết như vậy mới trở thành triệu phú. Chỉ có những kẻ khiêm nhượng mới tiến bộ mau. – Ông ta cười khoái chí và vội vàng chụp cái kính kẹp mũi sắp rơi ra – Nhưng cậu bé vẫn chưa biết được tấm lòng của nhà nhân ái Potzloch nầy. Cậu sẽ được lãnh mười lăm Đức kim mỗi tháng. Nên nhớ đây là tiền “cachet” trả cho một tài tử chớ không phải là tiền công. Kễ từ nay trở đi, cậu là một tài tử. Một “cachet” mười lăm Đức kim còn có giá trị hơn một ngàn Đức kim tiền công, cậu hiểu chưa? Aø, cậu có biệt tài gì không?
- Tôi biết đờn dương cầm.
Potzloch gắn chặt kính kẹp mũi vào:
- Cậu có biết đệm nhạc không? Nghĩa là chơi thế nào để phù hợp với ngoại cảnh.
Kern gật đầu.
Potzloch lấy điệu bộ của một Tổng tư lịnh:
- Tốt lắm. Steiner, chú cho cậu ta biết qua các màn Ai Cập nghe! Mình cần nhạc đệm trong cảnh xác ướp.
Ông ta nhảy vài bước là mất dạng. Steiner nhìn Kern, lắc đầu:
- Quan điểm của tôi thế là không sai: Dân Do Thái là dân ngu nhứt mà cũng đáng tin cậy nhứt trên thế giới. Phải lúc nãy cậu đừng nói bậy là mình đã moi được của lão ba chục Đức kim.
Kern cười giả lã:
- Có một điều mà anh quên: Sự sợ hãi về các cuộc tàn sát tập thể dân Do Thái vẫn còn ám ảnh dân Do Thái suốt hai ngàn năm. Trên phương diện đó, người Do Thái đại diện cho một giống dân bé nhỏ nhưng lì lợm vô cùng. Phần tôi, tôi chỉ mới có nửa dòng máu Do Thái thôi.
Steiner cười:
- Cũng tạm được. Nhưng kiếm cái gì ăn trước đã. Mình phải ăn mừng lớn. Lilo là một đầu bếp hiếm có.
Cơ sở của Pootzloch tại khu hội chợ gồm có một kỵ mã trường, một gian hàng bắn bia và một viện gây ảo giác. Ngay buổi sáng, Steiner đưa Kern tới chỗ làm việc để quét chuồng ngựa và lau chùi yên cương.
Kern cặm cụi làm việc đến nỗi Steiner tới gần cũng không hay.
- Thôi, đi ăn.
- Ủa, lại ăn nữa à?
Steiner gật đầu:
- Phải ăn mới có sức làm. Cậu nên nhớ mình đang sống một cuộc đời tài tử, có rất nhiều mùi trưởng giả. Xế chiều lại còn thêm một bữa ăn lót dạ, có cả cà phê và bánh ngọt.
- Đúng là một vùng đất thần tiên! Steiner, tôi cảm thấy sờ sợ vì mấy lúc sau nầy toàn gặp chuyện may. Hôm qua tôi còn chưa biết sẽ phải ngủ ở đâu, vậy mà hôm nay đã có việc làm, có chỗ ở lại có người tới mời mình đi ăn. Khó mà tin là có thật!
- Nhưng phải cố mà tin. Đừng suy nghĩ nhiều, cứ nhìn đời với cặp mắt bình thản. Đó là phương châm của khách giang hồ.
- Cầu Trời cho tình trạng nầy được kéo dài.
- Ít lắm cũng được ba tháng. Cho tới lúc trời lạnh.
Lilo đã đặt sẵn một cái bàn lung lay trên sân cỏ ngay trước ngôi nhà di động bằng bánh xe. Trên bàn là một nồi súp to lềnh bềnh rau thịt. Nàng ngồi giữa Kern và Steiner. Trời trong sáng bàng bạc gió thu.
Steiner vươn vai:
- Sống thế nầy là lành mạnh đến tột cùng. Thôi, mình tới gian hàng bắn bia.
Anh ta chỉ các khẩu súng cho Kern và dạy cách nạp đạn.
- Những người bắn súng được chia làm hai hạng: hạng có tham vọng và hạng có bản năng chiếm hữu.
- Cũng giống như ở ngoài đời – Lão Potzloch từ đâu trờ tới, nói chêm vào.
Steiner tiếp tục giải thích với Kern:
- Hạng có tham vọng bắn vào bia hoặc những con số. Đó là những người không nguy hiểm. Hạng kia thì muốn lấy một vật gì đó – anh chỉ vào các kệ tủ trên đó có những con gấu bông trắng, những con búp-bê, những cái gạt tàn thuốc đủ kiểu, nhiều chai rượu chát và những món đồ tương tự – bắn đủ điểm, họ có quyền lấy một trong những vật đó. nhưng khi đã quá năm mươi điểm, họ có quyền chọn lấy một vật trên các kệ cao hơn. Mỗi món đồ bên trên trị giá mười Đức kim nhiều hơn. Bởi vậy, khi thấy họ gần đủ điểm, cậu nạp cho họ những viên đạn quỷ quái do chính ông Potzloch chế tạo. Loại đạn nầy bề ngoài cũng giống hệt những viên kia. Đó, chúng nằm bên cạnh đây, cậu ráng nhớ kỹ. Dĩ nhiên là họ sẽ bắn trật mục tiêu vì ít thuốc tống hơn. Cậu hiểu chớ?
- Cũng chẳng có gì khó.
Lão Giám đốc nói rõ thêm:
- Nhứt là phải nhớ đừng đổi súng khiến họ nghi ngờ. Vấn đề chánh là phải để họ được phần thưởng nhưng phải tương đồng với khoản tiền mình thâu vào, hoặc là phần thưởng đó phải kém hơn. Cậu nhớ cho phần sau… kém giá hơn.
Steiner nói thẳng:
- Người nào đã bắn tới năm đức kim thì thưởng cho họ một pho tượng nữ thần bằng đồng trị giá một Đức kim.
Giọng nói lão Potzloch bỗng ra chiều thống thiết:
- Còn một điểm quan trọng tối hậu mà cậu nên đặt biệt lưu ý cho tôi. Đó là lô độc đắc. Không ai có quyền được trúng. Cậu nghe rõ chưa? Đó là tiếng riêng của gia đình tôi, không thể mất được.
Ông chỉ một cái rổ bằng bạc chạm, bên trong có mười hai bộ dĩa cũng bằng bạc:
- Thà chết còn hơn để họ bắn quá sáu mươi điểm. Cậu hứa với tôi chớ?
Kern gật đầu:
- Dạ, nhớ kỹ lắm. Tôi xin hứa.
Potzloch lau mồ hôi trán và sửa lại cái kính kẹp mũi:
- Mất cái rổ đó là vợ tôi nó giết tôi ngay. Đó là vật gia truyền từ đời nầy đến đời kia… lâu lắm… Một gia tài, đúng, đó là cả một gia tài, cậu nghe rõ chưa?
Ông ta phóng đi như mũi tên. Kern nhìn theo với ánh mắt đầy lo ngại. Steinr trấn an:
- Cũng chẳng có gì ghê gớm đâu. Mấy khẩu súng nầy đã có từ thời Mathusalem lận. Vả lại, khi nào gặp gì rắc rối, cứ gọi Lilo là xong ngay.
Steiner và Kern đi về phía viện gây ảo giác. Đó là một căn trại rộng lớn dán đầy bích chương màu mè sặc sỡ. Ở giữa là một sân khấu khá cao với ba bậc thang từ dưới đi lên. Trước đó là két thu tiền trình bày theo kiểu một ngôi chùa Trung Hoa. Steiner chỉ vào một tấm bích chương có vẽ hình một người mắt chiếu một chùm sáng:
- Alvaro, người mắt thần… Alvaro chính là tôi, và cậu sẽ đóng vai phụ tá.
Toàn trại bốc ra mùi ẩm mốc. Các dãy ghế không người được cố ý sắp vô trật tự. Steiner bước lên sân khấu:
- Bây giờ mình tập thử! Một khán giả ở đây giấu một món đồ… thường thường là những gói thuốc, hộp kẹo, hộp phấn, có khi lại là nhưng cái kẹp cà vạt hoặc kẹp tóc. Tôi phải tìm cho ra vật đó. Tôi sẽ mời một người nào đó trong số khán giả lên. Tôi nắm lấy tay người tình nguyện nầy và bắt đầu đi tìm. Cậu sẽ là khán giả tình nguyện đó. nhờ cậu mà tôi sẽ tìm ra vật kia. Tay cậu càng siết chặt hơn là tôi càng tới gần nơi cất giấu. Cậu sẽ dùng ngón tay giữa nhịp nhẹ vào tay tôi để báo hiệu. Để cho tôi biết vật kia ở trên cao hay dưới thấp, cậu chỉ có việc nhấc tay lên hay hạ tay xuống.
Lão giám đốc Potzloch lại bất thần xuất hiện:
- Sao? Nhắm được không?
- Chúng tôi mới bắt đầu tập. Mời ông Giám đốc ngồi xuống và thử giấu một vật gì đó. cái kẹp cũng được.
Potzloch sờ vào ve áo:
- Có đây?
- Hay lắm… Ông giấu đi. Kern, lại đây.
Potzloch lẹ làng giấu cái kẹp ở đế giày rồi bảo:
- Bắt đầu đi!
Kern lên sân khấu nắm tay Steiner. Hai người cùng tới chỗ lão Potzloch ngồi. Steiner bắt đầu tìm theo sự chỉ dẫn ngầm của Kern. Lão Giám đốc cười hô hố:
- Nhột lắm! Đừng, khoan đã!
Không đầy ba phút Steiner đã tìm ra chiếc kẹp. Hai người lại tiếp tục tập dượt. Trong những lần sau, Kern có dịp học thêm một số ước liệu khác.
Potzloch khen:
- Khá lắm. Nhưng buổi chiều nhớ dượt lại cho rành. Còn một điều quan trọng nầy mà cậu Kern phải lãnh hội cho kỳ được. Đó là cách giả bộ ngập ngừng, do dự như thật để khán giả không khám phá ra.
Nói xong, ông ta đứng lên đóng vai một khán giả tình nguyện lên nắm tay người mắt thần. Ông ta vặn vẹo mình trước khi đứng lên, nhìn quanh như xấu hổ rồi gượng cười làm như xin lỗi. Kế đó, ông ta làm như định ngồi trở lại và cuối cùng bước đi lên sân khấu với tất cả sự hăm hở của một kẻ tò mò…
Lên tới sân khấu, ông ta nhìn Kern:
- Đó, cậu làm đúng như tôi là khỏi phải lo sợ gì cả.
Steiner vừa cười vừa bảo:
- Làm được như ông Giám đốc phải tập luôn mấy năm.
Lão Potzloch cười mát dạ:
- Muốn làm ra vẻ thiếu tự tin không phải là chuyện dễ. Phải là một con cáo già như tôi mới đủ tài.
Ông ta lại phóng đi như bay.
Steiner gật gù:
- Đúng là một mẫu người núi lửa! Trên sáu mươi tuổi mà vẫn tươi và khỏe!
Steiner còn ở lại chỉ thêm cho Kern cách điểm chỉ dãy ghế có người giấu đồ với mấy ngón tay gãi đầu. Kern hiểu rất mau. Steiner bảo:
- Bây giờ tôi đưa cậu đi xem chiếc dương cầm quí báu của chúng ta. Gởi vào bảo tàng viện cũng vừa. Có lẽ đây là một trong những cây đờn cỗ lỗ nhứt.
- Chẳng biết tôi có còn nhớ gì không.
- Cũng không sao. Cứ chọn vài đoạn hòa âm thật hay. Trong màn cưa xác ướp, nhớ chơi liên điệu. Tới màn người đàn bà không đầu thì đánh cho dồn dập. Chưa chắc đã có ma nào nghe.
- Được. Để tôi dượt lại một lúc xem sao.
Chiếc dương cầm quá cũ dường như chào đón Kern với nụ cười phơi trống tất cả những chiếc răng vàng vọt. Anh vừa bấm phím vừa nghĩ tới Ruth, tới Steiner, tới những tuần lễ nghỉ ngơi với những buổi ăn tối, và cuộc đời quá đẹp trong tầm tay.
Một tuần sau, Ruth tới khu Prater. Nàng tới giữa lúc giờ trình diễn “gây ảo giác” bắt đầu. Kern đưa Ruth tới ngồi ở hàng ghế đầu rồi trở lại ngay với cây dương cầm. để ăn mừng ngày tái ngộ, Kern thay đổi các bản nhạc. Trước tiên, anh chơi bản Dạ khúc hoa đang xứ Anh đào và kế đó là bản Phù Du Dạ vũ. Tới màn Tarzan Uùc, anh chơi những bản đô làm nổi bật mọi diễn xuất.
Kern vừa bước ra khỏi phòng, thì Potzloch chực sẵn bên ngoài, chụp lấy anh:
- Tuyệt diệu! Đờn như thế lá quá tuyệt. Bộ uống rượu, hả?
Kern mỉm cười:
- Dạ không. Chắc tại cảm thấy khỏe trong người.
Potzloch chụp lấy cái kính sắp vuột ra khỏi sóng mũi:
- Tôi đoán chắc là cậu muốn thử tôi. Như vậy là phải tính tiền “cachet”. Và kể từ nay là cậu phải luôn luôn khỏe trong người, nghe chưa?
- Dạ.
- Và hễ tới màn trình diễn của mấy con hải cẩu là phải chơi một cái gì… chẳng hạn như… à, nhạc cổ điển, phải chớ?
- Vâng. Tôi còn nhớ một đoạn trong Hòa tấu khúc số 9.
Kern trở vào ngồi ở một cái ghế trống, dãy sau cùng. Qua kẽ hở của một chiếc nón lông và một cái đầu sói, anh nhìn thấy đầu của Ruth mờ mờ trong khói thuốc. Đối với anh, đó là cái đầu đẹp nhứt trần gian.
Steiner bắt đầu diễn trò bất định. Anh ngập ngừng hoàn toàn tự nhiên, ngay khi đi gần tới sân khấu, anh còn muốn quay trở lại. Thật ra không phải Kern xuất thần trong vai trò giao phó nhưng anh ngập ngừng là do sự có mặt của Ruth. Màn “mắt thần” được trình diễn không một sơ suất.
Chờ Kern diễn xong, Potzloch nháy mắt gọi anh ta ra một chỗ vắng:
- Sao? Hôm nay anh có chuyện gì không mà xuất sắc qua vậy? Lại có cả mồ hôi trên trán. Mồ hôi thì khó mà làm cho có ngay được. Cậu làm gì? Có phải nín thở không?
- Chắc là tại quá lo.
- Quá lo hả? A, đúng rồi, mối lo thật sự của một tài tử yêu nghề trước khi lên sân khấu! Từ nay cậu nhờ đờn cho hai màn hải cẩu và Tarzan, nghe chưa? Tiền cachet thêm năm Đức kim. Đồng ý chớ?
- Dạ, đồng ý. Nhưng xin ông Giám đốc trả trước mười Đức kim.
- Trả trước? Mới đây mà cũng rành vậy rồi à? Được, tôi kể cậu là một tài tử chính cống.
Ông ta trao cho Kern tờ giấy bạc mười Đức kim.
Steiner khoát tay:
- Xong rồi, thôi, cô cậu chuồn đi. Nhưng nhớ trở về trong một tiếng đồng hồ nữa để lót dạ. Sẽ có món pirogui nóng, món ăn trứ danh của người Nga, phải không Lilo?
Lilo gật đầu.
Kern và Ruth băng ngang cánh đồng cỏ phía sau gian hàng bắn bia và đi qua khu vực kỵ mã trường huyên náo. Aùnh đèn và âm nhạc đổ tràn lên người họ như những lượn sóng màu êm ái.
Kern nắm tay người yêu:
- Ruth, em phải sống một đêm thật vĩ đại mới được. Anh sẵn sàng tốn năm chục Đức kim.
Ruth dừng sững lại:
- Đừng anh!
- Không được. Anh phải xài năm chục Đức kim vì em. Rồi em coi. Anh có một cách xài không phải trả.
Cả hai đi về khu vực “chuyến xe ma”. Đây là cơ sở rộng lớn với những đường rầy cao vút trên không, và những toa xe nho nhỏ chạy hết tốc lực. Khách đứng nối đuôi ngay cửa vào chờ mua vé. Kern kéo Ruth, chen lấy lối đi giữa rừng người. Người bán vé vừa thấy Kern đã reo to:
- Chào George. Đến chơi với tụi nầy hả? Mời vô.
Kern mở cửa một toa xe:
- Lên với anh.
Ruth ngạc nhiên nhìn Kern. Anh cười thật tươi:
- Aûo thuật gia mà, cưng. Không ai bắt mình trả tiền đâu.
Toa xe chạy băng băng, vượt một dốc đứng rồi chui vào một đường hầm tối om. Một con quái vật bị xiềng khắp người, nhe răng như chực vồ lấy Ruth. Nàng hét lên và ép mình vào người Kern. Rồi một ngôi mộ mở ra, toa xe chui tọt vào. Các bộ xương người nhảy múa với những tiếng xương chạm vào nhau công cốc. Toa xe ra khỏi đường hầm, đánh một vòng quanh rợn người và tuột phanh xuống một cái hồ. Từ đầu kia, một chiếc xe chạy ngược chiều, hết tốc độ. Ngay khi Ruth hoảng kinh vì chắc chắn hai xe phải đâm bổ vào nhau thì toa xe của nàng và Kern bỗng tự nhiên lướt trệch qua. Ruth chưa kịp hoàn hồn thì toa xe lại phóng vào một hang động đầy khói mờ, có những bàn tay ươn ướt của ai đó sờ vào mặt họ.
Sau cùng, toa xe của họ cán phải một cụ già rồi nhô ra ánh sáng và đứng lại. ruth dụi mắt và cười:
- Ghê quá mà cũng đẹp quá! Không khí, ánh sáng, đẹp lạ lùng…
Họ sang khu vực “xe hơi đụng nhau”.
Anh chàng gác cửa ở đây vẫy tay với Kern:
- Chào bạn, Peperl. Lấy chiếc xe số bảy. Đụng ngon lành lắm.
Kern nheo mắt với anh ta rồi hỏi Ruth.
- Em thấy anh có giống Thị trường thành Vienne không?
- Em tưởng anh là chủ của khu Parter nầy.
Chiếc xe số bảy của họ đụng mạnh vào nhiều chiếc khác rồi bị cuốn vào giữa đám hỗn loạn. Kern buông tay lái, Ruth chụp lấy cố điều khiển nhưng không được. Cuối cùng nàng buông tay ra, cười với Kern – cái cười ngây thơ của một đứa bé nhờ tới sự tiếp tay của người lớn. Kern không còn thấy rõ khuôn mặt Ruth mà chỉ còn thấy có đôi môi.
Cả hai còn đi viếng hơn một chục nơi khác, từ chỗ hải cẩu biết là toán tới gian hàng nhà tướng số Ấn Độ. Không nơi nào bắt họ phải trả tiền.
Kern hãnh diện bảo Ruth:
- Em thấy không, họ gọi anh bằng đủ thứ tên nhưng tất cả đều cùng chỉ có một thứ cảm tình. Đó là hình thức cao tột của tình người.
- Mình lại chỗ “bánh xe quay” được không anh?
- Phải được chớ. Tư cách của một tài tử dưới quyền lão Potzloch mà.
Người bán vé ở đây lại gọi Kern bằng một tên khác:
- Chào bạn, Schani. Vị hôn thê hả?
Kern gật đầu, mặt đỏ lên, không dám nhìn Ruth.
Người bán vé rút hai tấm bưu thiếp có in hình bánh xe quay trên nền trời thành Vienne.
- Xin gởi cô làm kỷ niệm.
- Cám ơn ông.
Cả hai lên một cái lồng treo. Kern ấp úng:
- Hồi nãy anh không cãi chánh về chuyện vị hôn thê vì sợ sẽ dài dòng.
Ruth cười tự nhiên:
- Nhờ vậy mà mình có thêm hai bưu thiếp. Nhưng biết gởi cho ai đây?
- Anh cũng không còn ai để gởi. Có những người muốn gởi thì lại không biết họ ở đâu.
Theo đà quay của bánh xe đồ sộ, Kern và Ruth từ từ trên cao, dưới chân họ, toàn cảnh thành Vienne lần lần mở ra như một cánh quạt khổng lồ. Trước tiên là những dãy ánh sáng của khu Prater với những con đường chói rực trong đêm như những xâu chuỗi trân châu. Kế đó là khu vực hội chợ lộng lẫy với những ánh đèn màu trông như những viên hồng và bích ngọc. Và sau cùng là dãy đồi viền mờ sương khói chạy dài mút mắt.
Chiếc lồng treo lên cao, lên cao mãi theo một đường vòng trôi tuột về phía trái, dường như họ đang ngồi trên một phi cơ càng lúc càng rời xa quả đất, và quả đất dường như đã bỏ họ mà đi khiến cả hai không còn thấy một nơi nào bám víu. Aán tượng ma quái đó đưa họ đi qua hàng trăm đất nước, hàng ngàn căn nhà, và trước mắt họ, ánh sáng chạy dài tới chân trời như mời mọc họ trở về trong khi họ biết những thứ đó không có nơi nào thuộc quyền của họ. Họ đi dạo trên trái đất, nơi nào thuộc quyền của họ. Họ đi dạo trên trái đất, giữa các tinh cầu và sự mất mát quê hương. Và công việc duy nhứt mà họ có thể làm được là đốt lên một sầu xa xứ…
Cửa sổ của căn nhà di động bằng bánh xe mở toang ra. Lilo đã trải lên giường một cái mền nhiều màu và trên chỗ nằm của Kern một tấm màn nỉ cũ của gian hàng bắn bia. Bên cửa sổ lủng lẳng hai chiếc đèn lồng.
Steiner vui vẻ hỏi:
- Đêm thần tiên của dân du mục, phải không? Cô cậu có vào trại tập trung nhỏ không?
- Anh muốn nói?…
- Chuyến xe ma.
- Có.
Steiner cười:
- Nhưng phòng giam, xiềng xích, máu và nước mắt… Không ngờ chuyến xe ma lại trở thành hiện đại, phải không cô bé Ruth?
Anh đứng lên:
- Mình nên uống một chút Vodka. Cô Ruth uống chớ?
- Dạ, một ly lớn.
- Còn Kern?
- Hai ly.
- Hay lắm, bọn trẻ tiến bộ quá mau.
Kern cãi chánh:
- Không phải vậy đâu. Tôi muốn để đánh dấu một ngày vui.
Lilo vừa bước vào với mấy dĩa thức ăn cũng phụ hoạ:
- Cho tôi một ly luôn.
Steiner rót rượu xong, nâng ly mình lên và hô to:
- Vạn tuế sự băng hoại sầu thảm, vạn tuế niềm yêu sống!
Lilo đặt mâm lên bàn và đi lấy hũ dưa chuột với bánh mì Nga đem lại. Nàng cầm ly lên và ngắm rồi lẳng lặng uống cạn. Aùnh đèn lồng phản chiếu vào rượu khiến Lilo có cảm tưởng như đang uống với một cái ly làm bằng hồng ngọc.
Nàng hỏi Stiner:
- Cho tôi một ly nữa chớ?
- Sẵn sàng, thưa người con của đồng cỏ hoang. Còn Ruth nữa thôi?
- Dạ, một ly nữa.
Kern đưa tay ra:
- Cho tôi ly nữa. Để ăn mừng lên hương.
Uống xong họ bắt đầu ăn. Dteiner thôi trước, lên giường nằm hút thuốc. Kern và Ruth ngồi trên chỗ ngủ của Kern. Lilo như cái bóng nhẹ nhàng tới lui dọn dẹp. Steiner bỗng đề nghị:
- Hát cho tụi này một bài gì đi, Lilo!
Không trả lời, Lilo bước tới lấy cây Tây Ban Cầm treo ở vách. Lúc nói, giọng Lilo hơi khàn khàn nhưng khi hát, giọng nang đột nhiên trầm ấm và trong rõ. Nàng ngồi hơi khuất ánh đèn. Khuôn mặt bình thường lúc nào cũng mang mặt nạ bây giờ thoáng hiện nhịều sinh khí, mắt chiếu ngời ánh man dại trong niềm đau mất quê hương. Nàng hát những bản dân ca Nga và những điệu ru du mục. Một lúc khá lâu, Lilo dừng lại, nhìn Steiner.
- Hát nữa đi.
Lilo cúi đầu xuống, đánh nhẹ mấy khúc hoà âm. Nàng bắt đầu ngâm nga những điệu du dương trầm buồn, thỉng thoảng trong lời ca có nhiều âm thanh lạ như tiếng chim đêm lạc loài trên những đồng cỏ xa xăm. Và rồi dưới ánh đèn hồng mờ ảo, căn nhà có bánh xe lăn bỗng trở thành một cái lều được hối hả dựng ban đêm và xếp lại sáng hôm sau để tiếp tục cuộc hành trình vô định.
Ruth ngồi dựa vào Kern. Vai nàng chạm vào hai đầu gối co lên của Kern. Nàng ngửa đầu ra sau tựa lên tay Kern. Kern như máu mình được hâm sôi. Một cái gì đó toan xâm chiếm anh đồng thời cũng có một cái gì đó chực thoát khỏi anh.
Cái gì đó có thể là tiếng hát liêu trai của Lilo, cũng có thể là những gợn gió đêm… tất cả biến thành những đợt chói chang nâng anh dậy và cuốn trôi… Anh đưa hai bàn tay ra vừa đúng lúc đỡ lấy một chiếc gáy thon mềm.
Bên ngoài tất cả đều lặng trang lúc Ruth và Kern ra đi. Các gian hàng được che kín bằng lá phủ, tiếng ồn ào huyên náo đã chìm mất trong sự tịch mịch của khu rừng.
Kern hỏi Ruth:
- Em có định về bây giờ chưa?
- Em không biết. Nhưng chắc là không.
- Vậy thì ở lại đây, chúng mình sẽ đi dạo. Anh muốn là ngày mai đừng bao giờ tới.
- Phải rồi, ngày mai luôn luôn mang theo sự sợ hãi và vô định. Ở đây thật là trọn lành.
Họ đi vẩn vơ giữa đêm. Cây cối chung quanh đứng im lìm. Tất cả dường như đang được bao bọc bởi một lớp gòn mềm mại vô hình. Không có cả tiếng xào xạc của lá cây.
- Dường như chỉ có chúng mình là những kẻ duy nhất còn chưa ngủ.
- Em không biết. Nhưng hình như Cảnh sát luôn luôn ngủ sau cùng.
- Ở đây không có Cảnh sát. Không có ở trong rừng. Chúng mình có nghe thấy tiếng bước chân nào khác đâu.
- Mình không nghe gì cả.
- Có chớ, anh đang nghe em nói. Và cả anh cũng đang nói. Anh không biết phải nghĩ thế nào nếu chẳng có em.
Họ tiếp tục đi. Đêm yên tịnh bao la đến nỗi dường như sự im lặng cũng đang nín thở, thì thầm trong tình trạng chờ đợi một cái gì đó ghê gớm và xa lạ sắp xảy ra. Kern bảo Ruth:
- Đưa bàn tay cho anh. Anh sợ là thình lình em biến mất.
Ruth tựa người vào Kern. Anh ngửi thấy mùi tóc của nàng:
- Ruth, điều mà chúng ta đang ghi nhận là cảm giác mình thuộc về nhau giữa cuộc chạy trốn và giữa khoảng trống này. Mà cũng không phải vậy, có những cái gì mà anh không thể đặt tên.
Đầu Ruth ngã vào vai Kern. Họ đứng im lặng như thế một lúc lâu:
- Ludwig, lắm lúc em không muốn đi đâu cả. Em muốn ngã quỵ xuống đây rồi tan biến…
- Em có mệt không?
- Không đâu. Em không mệt. Em sẵn sàng đi mãi như thế này. Thật là bềnh bồng chẳng va chạm vào đâu cả.
Gió bắt đầu nổi lên. Tàng lá bắt đầu khua động. Một giọt nước âm ấm rơi trúng bàn tay anh, giọt thứ hai lăn dài trên má:
- Trời sắp mưa rồi, Ruth.
- Trời sắp mưa.
Những giọt mưa đã rơi đều và nặng.
- Mặc áo anh vào. Anh không sợ mưa, quen rồi.
Anh cởi áo ngoài choàng qua vai Ruth. Nàng cảm thấy như được thấm tràn hơi ấm, được một nơi trú ẩn an toàn.
Gió ngừng thổi. Khu rừng như đột nhiên nín thở. Từ chân trời một ánh chớp lóe sáng, rồi tiếp theo là một tràng sấm ầm ỹ. Mưa đổ ào xuống dường như tia chớp vừa rồi đã xé rách da trời.
- Chạy mau, Ruth.
Họ chạy vào kỵ mã trường. Kern dở một tấm lá phủ lên. Cả hai chui vào một căn trại. Họ cùng có cảm tưởng như đang trốn bên trong một cái trống mà những giọt mưa đang đánh liên hồi.
Kern nắm tay Ruth, mò mẫm bước.
Bóng dáng mờ ảo của những con ngựa gỗ hiện ra như ma quỉ. Kern lôi Ruth về phía chiếc du thuyền. Cả hai lấy những gối nỉ trong các cỗ xe gần đó dồn cả vào thuyền. Kern giựt phăng một tấm thảm vắt ngang lưng con voi giả, đưa cho Ruth:
- Đây, cái mền viền vàng của em.
Bên ngoài, sấm càng lúc càng nổ to. Những tia chớp lâu lâu lại lóe sáng bên trong gian lều ấm cúng. Kern nhìn thấy khuôn mặt và đôi mắt đen của Ruth. Tay anh chạm vào bộ ngực mềm khi anh sửa lại chiếc mền, và một lần nữa, cái cảm giác của đêm đầu tiên đi lộn phòng tại Prague chợt sống lại.
Một trận bão nhỏ đang diễn ra ở bên ngoài. Nước mưa từ trên mái lều đổ xuống ào ào, mặt đất lay chuyển theo từng hồi sấm. Và bỗng nhiên căn lều to lớn như bị cuốn trôi và từ từ quay cuồng đảo lộn. Rồi dường như có tiếng nhạc thánh thót từ đâu đó, những âm điệu dồn dập và ngắt quãng… rồi tất cả đều chìm lắng, chỉ còn có tiếng mưa rơi – một điệu ru muôn đời.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 06-06-2008, 02:02 PM
Adamsmith's Avatar
Adamsmith Adamsmith is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Nơi có lá vàng rơi.
Bài gởi: 392
Thời gian online: 2 tháng 0 tuần 2 ngày
Xu: 801
Thanks: 185
Thanked 41 Times in 24 Posts
Chương 10

Khu đại học phơi mình dưới nắng trưa. Các sinh viên ra về trước nhứt đang xuống những bậc thang ở cửa. Kern nhón chân lên để cố tìm chiếc mũ dạ màu nâu của Ruth. Nàng cũng thường ra về trong số những người đầu tiên. Anh không thấy Ruth đâu cả. Thình lình, anh không còn thấy các sinh viên vừa ra. Bọn họ đã chạy trở vào. Chắc phải có chuyện gì xảy ra.
Đột nhiên, dường như bị bắn tung, một toán sinh viên bị tống vọt ra ngoài. Kern nghe có tiếng kêu la. Thế là đã có ẩu đả. “Đóng đinh bọn Do Thái! Đập bể mặt tụi nó đi! Tống cổ chúng nó về Palestine”.
Kern rảo bước và đứng lại bên cánh phải ngôi trường. Anh cố tránh bị lôi kéo vào nhưng đồng thời cũng muốn ở gần đó để có thể giúp Ruth thoát ra.
Một toán khoảng ba mươi sinh viên Do Thái cố mở đường để chạy. Họ bấu chặt vào nhau, định xuống các nấc thang. Chung quanh họ hàng trăm sinh viên đấm đá.
- Đập tụi nó! Phân tán tụi nó ra! Nắm từng đứa một!
Một sinh viên cao lớn hô to. Anh ta đang cầm đầu một toán hò reo tở mở, đánh phá một góc. Anh ta ném từng sinh viên Do Thái ra ngoài cho đồng bạn, kẻ dùng tay người dùng gậy hoặc gáy sách tha hồ nện.
Kern lo quá nhưng vẫn chưa thấy Ruth. Anh đoán có lẽ Ruth vẫn còn ở bên trong. Trên các bậc thang ngay cửa vào bây giờ chỉ còn có hai giáo sư. Một người để râu càm nhọn hai chia theo kiểu Francois Joseph, mặt hồng hào, vừa xoa tay vừa mỉm cười. Người kia, mặt xương xẩu và khắc nghiệt, lạnh lùng đứng nhìn cuộc hỗn loạn.
Một vài nhân viên Cảnh sát từ bên kia công trường hối hả chạy sang. Người tới trước đứng cách chỗ Kern chẳng bao xa. Ông ta ra lịnh cho hai đồng đội chạy sau:
- Đứng cả lại! Đừng dây dưa vào!
Một Cảnh sát viên hỏi:
- Chắc tụi Do Thái, hả?
Viên chức Cảnh sát tới trước, vừa gật đầu thì nhìn thấy Kern. Ông ta quắc mắt. Kern làm như chẳng nghe thấy gì cả. Anh đốt thuốc hút thuốc rồi bước tránh ra vài thước.
Một sinh viên Do Thái nhỏ thó vụt thoát ra. Hắn dừng lại một lúc dường như để hoàn hồn. Chợt thấy những người Cảnh sát, hắn chạy nhào tới kêu to:
- Mau đi, mau cứu họ! Họ bị giết hết bây giờ!
Hai người Cảnh sát nhìn họ như ngắm một vật lạ. Gã sinh viên bé nhỏ sững sờ một vài giây rồi bỗng chạy ngược thật mau về nơi đang ẩu đả. Nhưng hắn vừa chạy được mươi bước đã bị hai sinh viên khác xông tới chận đầu:
- Đồ Do Thái bẩn thỉu. Nó đi kêu lính. Được rồi, để tụi tao cho mầy kêu.
Một cái tát tai, người sinh viên nhỏ thó ngã té trong khi anh chàng sinh viên kia tống thêm một đạp vào bụng. Cả hai nắm lấy hắn mỗi người một chân và kéo xểnh đi trên thềm đường. Khuôn mặt trắng nhợt và đôi mắt mở trừng trừng của hắn nhìn thẳng về phía các người Cảnh sát. Cái miệng há hốc vì kinh hoàng mới đó là một lỗ đen ngòm. Bây giờ đã có một dòng máu nhểu ra. Hắn không kêu một tiếng.
Kern bỗng thấy miệng mình khô đắng. Anh muốn nhảy xổ lại vồ lấy hai gã tàn ác kia. Nhưng trước sự lưu ý chằm chặp của mấy người Cảnh sát còn đứng đó, Kern đành nghiến răng cho khỏi run bật lên và đi tránh ra xa.
Hai gã sinh viên kéo lôi nạn nhân đi qua chỗ Kern. Chúng đang cười cợt, không một nét hung bạo nào được nhận ra trên mặt chúng. Người ta chỉ thấy ở đó có cái gì hài lòng, chánh đáng và vô tội, dường như chúng đang tham dự một cuộc trình diễn thể thao chớ không phải là làm đổ máu một đồng loại.
Bất ngờ, cứu tinh hiện ra. Một sinh viên cao lớn, tóc hoe vàng, từ nãy giờ vẫn đứng yên bỗng nhíu mày khi thấy gã bé nhỏ bị kéo lê qua trước mắt. Anh ta chậm chạp xăn tay áo lên rồi từ từ bước tới nện cho hai gã sinh viên kai mỗi người một quả đấm như trời giáng.
Và cũng chậm chạp, người sinh viên tóc hoe vàng đỡ gã bé nhỏ đứng lên và bảo:
- Thôi, dông mau đi!
Rồi hắn lại từ từ tiến về phía đám đông. Hắn nghiêng đầu, ngắm gã sinh viên cầm đầu và tung thẳng một quả đấm vào mũi, tiếp theo là một cú móc ngược vào càm khiến anh chàng sụm xuống tại chỗ.
Ngay lúc đó, Kern thấy Ruth. Nàng đã làm rơi mất cái mũ và đang đứng ở bìa đám hỗn loạn.
Anh chạy tới:
- Mau Ruth! Chạy mau!
Ruth vẫn chưa nhận ra người yêu, mặt tái xanh, lắp bắp:
- Cảnh sát. Sao không can thiệp?
- Họ không can thiệp đâu. Mình phải rời khỏi chỗ nầy ngay.
Mãi tới lúc đó, Ruth mới nhận diện được Kern. Mặt nàng biến đổi đột ngột, như s8áp khóc.
- Ludwig, mình chạy đi.
Kern nắm tay Ruth và kéo chạy. Phía sau họ có những tiếng la thất thanh. Nhón sinh viên Do Thái đã bị chia cắt. Một toán đổ chạy ra công trường. Kern và Ruth bị kẹt vào giữa.
Một sinh viên nắm chặt cánh tay Ruth, hét to:
- Rébecca đây, tụi bây ơi! A, Sarah!
Tự nhiên, Kern bật tung như cái lò xo bị bóp ép. Anh không khỏi ngạc nhiên khi thấy gã vừa nắm tay Ruth quỵ xuống. Anh cũng không rõ là mình đã đánh thế nào.
- Cú trực tiếp đẹp lắm.
Người vừa khen là anh chàng tóc hoe vàng. Bây giờ anh ta đã chộp được hai sinh viên khác và dập đầu chúng lại. Vừa buông tay cho hai ngã lia ngã bất tỉnh, anh ta vừa nói với Kern:
- Làm như vậy tiện hơn.
Và anh ta lại chộp được hai sinh viên khác.
Kern bị trúng một gậy vào tai. Máu dồn lên mặt, anh phóng mình tới, đánh đập túi bụi, bất kể ai. Anh nghe tay mình chạm vào một cặp kính và một người lộn nhào. Anh lại xông tới nhưng thình lình đầu anh như nứt ra, và bức màn đỏ trước mắt từ từ biến mất thành đen.
Kern tỉnh dậy trong một phòng giam. Cổ áo anh rách nát, mặt anh chỗ bầm, chỗ rướm máu và đầu nhức như búa bổ, Kern đứng lên. Có tiếng người bên cạnh:
- Chào bạn.
Lại chính gã thanh niên tóc hoe.
- Xui quá, mình đang ở đâu vậy?
- Bị nhốt rồi. Chừng một hay hai ngày là tự do.
- Tôi thì còn lâu…
Kern vừa đáp vừa nhìn quanh. Tất cả là tám. Toàn là người Do Thái, trừ anh chàng tóc hoe. Không có Ruth.
Gã sinh viên cười:
- Bạn nhìn chung quanh để làm gì? Bộ trưởng họ bắt lầm hả? Sai rồi cưng. Chỉ có nạn nhân mới hân hạnh bị coi là tội phạm. Tâm lý siêu hiện đại mà!
- Anh có biết người con gái đi với tôi, ra sao không?
- Cô gái? À… không có gì đâu. Đánh nhau loạn xạ ngầu nhưng nguyên tắc là phải chừa con gái ra.
- Thật không?
- Cũng gần như vậy. Cảnh sát can thiệp ngay sau đó.
Kern nghĩ, thông hành của Ruth còn hiệu lực, thế chẳng rắc rối bao nhiêu…
- Còn ai bị bắt nữa không?
Anh chàng tóc hoe lắc đầu:
- Chắc hết rồi. Tôi là người cuối cùng. Họ còn do dự một lúc mới bắt tôi.
Kern thở ra nhẹ nhõm. Như vậy là Ruth không sao.
Gã tóc hoe nhìn Kern với vẻ châm chọc:
- Bạn còn ấm ức phải không? Người nào vô tội cũng thế. Chỉ có tôi là hài lòng và vui vẻ chấp nhận vì tôi tự ý tham gia.
- Anh điệu lắm.
- Điệu à? Bạn nên biết tôi là người kỳ thị không chê nổi. Nhưng không thể nào đứng yên trước một cuộc thảm sát như vậy được. Quả đấm trực tiếp của bạn nhanh và mạnh lắm. Có chơi quyền Anh không?
- Không.
- Phải học mới được. Nhưng bạn còn nóng nảy quá. Nếu tôi là giáo chủ dân Do Thái, tôi sẽ ra lịnh cho các bạn học đánh đấm vài giờ. Có biết võ mới thấy mấy người anh em chịu nể mình.
Kern sờ lên đầu:
- Nhưng ngay bây giờ thì không còn lòng dạ nào để học.
- Đó là một cú dùi cui. Cảnh sát yêu quý của chúng ta. Luôn luôn đứng về phe thắng. Tới tối là bớt đau, mình sẽ bắt đầu tập – Hắn nhìn quanh rồi duỗi dài hai chân ra – Mình tới đây được hai tiếng đồng hồ rồi. Nóng chảy ra mỡ. Phải có một bộ bài cũng đỡ.
Hắn vừa nói vừa nhìn các sinh viên Do Thái với nét mặt khinh khỉnh. Kern thọc tay vào túi:
- Tôi có một bộ đây.
Đó là bộ bài của Steiner cho và lúc nào Kern cũng mang theo trong mình như bùa hộ mạng.
Gã tóc hoe nhìn Kern, mắt sáng lên:
- Bạn được lắm. Nhưng chắc không biết chơi bài Bridge phải không? Dân Do Thái không hề biết chơi Bridge.
- Tôi chỉ mới Do Thái có một nửa thôi và biết chơi nhiều thứ.
- Vậy là cừ lắm. Bạn hơn tôi. Bây giờ bạn chỉ cho tôi cách đánh bài Thụy Sĩ, tới tối tôi dạy bạn đánh quyền Anh.
Hai người chơi bài cho tới tối. Trong khi đó, các sinh viên Do Thái giết thì giờ bằng những câu chuyện chánh trị và công lý.
Kern ăn được của gã tóc vàng bảy Đức kim về món phé. Anh cố tránh nghĩ tới Ruth. Gã tóc vàng gom bài lại rồi trả Kern số tiền vừa thiếu.
- Bây giờ tới phần thứ hai. Cố gắng trở thành một Dempsey thứ nhì.
Kern đứng dậy. Anh vẫn còn thấy mệt:
- Đầu tôi mà chịu một cú nữa là bể luôn.
- Đừng lo, đầu anh còn khá tốt để lấy mất của tôi bảy Đức kim. Nào, tiến lên! Đuổi con thỏ đi! Gởi cái phần nửa Do Thái còn lại đi chỗ khác.
- Được rồi. Tôi đã cố làm như thế gần một năm nay.
- Vậy là tốt. Bắt đầu tập chân. Tinh hoa của quyền Anh là sự nhanh nhẹn và dẻo dai của đôi chân. Phải tập nhún nhảy. Nhờ nhún nhảy mà đấm bể mặt kẻ thù. Aùp dụng triết lý của Nietzche.
Anh ta làm trước cho Kern xem và bảo làm theo.
Các sinh viên Do Thái ngưng bàn cãi. Một gã đeo kính đứng lên:
- Anh có vui lòng dạy tôi không?
- Sẵn sàng. Lột kính ra và vào đây. Hoạt động lên, thây ma sình!
Gã tóc vàng vừa nhảy vừa hô:
- Hai bước bên trái, hai bước bên phải. Bây giờ tất cả nhào vô học bài sấm sét. Không phải chỉ đánh bằng cánh tay mà đánh với sức mạnh của toàn thân.
Hắn lột áo ngoài ra. Các sinh viên bắt chước theo. Hắn bắt đầu chỉ đấm và né tránh, nghiêng người qua lại, chồm tới, ngửa lui.
Lúc tất cả đều đẫm mồ hôi, hắn ra hiệu dừng lại:
- Tốt lắm, các bồ đã hiểu rồi. Tám ngày còn bị nhốt hãy cố tập để chống kỳ thị chủng tộc. Hít hơi vào thật sâu, thở ra chầm chậm. Và bây giờ các bạn coi tôi biểu diễn một quả đấm trực tiếp, đòn lợi hại căn bản của quyền Anh.
Giữa lúc nhóm trẻ hăng say tập dượt, cửa phòng giam vụt mở ra. Các môn đệ của hắn lui vào một góc. Hắn trừng mắt với viên Giám thị:
- Đồ mặt dày! Quân ngu ngốc!
Rồi hắn quay lại phân trần với hai người lính:
- Những gì mà các ông vừa thấy là một bài học nhân bản hiện đại, hiểu chưa?
- Hiểu cái gì?
Gã tóc vàng ra điều thương hại:
- Khổ quá! “Đây là luyện tập thể xác, làm dịu dàng cơ thể”. Hiểu rồi, phải không? Aø, còn cái nầy là bữa ăn tối đây sao?
Viên Giám thị gật đầu:
- Vậy chớ còn gì?
Gã tóc vàng kê mũi vào ga-men rồi nhăn mặt:
- Đem mấy thứ nầy đi. Các người dám dọn bữa ăn tối như vậy cho tôi, hả? Đem nước rữa dĩa cho con trai ông Chủ tịch Thượng viện ăn à? Muốn phơi áo, phải không?
Hắn nhìn hai người lính gác:
- Tôi sẽ đệ đơn thưa vụ nầy. Tôi muốn gặp ngay giới chức cao cấp ở đây. Đưa tôi đi ngay. Cha tôi sẽ hỏi ông Tổng trưởng Nội vụ cho ra lẽ.
Cả viên Giám thị cùng hai người lính gác đều ngơ ngác. Họ không biết phải đối phó ra sao. Người lớn tuổi, dè dặt giải thích:
- Cậu cũng biết đồ ăn trong nhà tù nào cũng vậy thôi.
- Bộ tôi đang ở tù sao? Tôi chỉ mới bị câu lưu thôi. Anh không phân biệt nổi à?
- Dạ biết… Nhưng cậu có thể ăn theo sở thích với điều kiện xuất tiền túi. Nếu cậu đồng ý, chúng tôi sẽ nhờ người đi mua.
Thái độ gã tóc vàng dịu lại:
- Dữ không! Lâu quá mới nghe được một câu chí lý!
- Cậu có mua bia không?
Gã tóc vàng nhìn ông ta:
- Ông coi bộ tốt. Tên ông là gì?
- Rudoft Egger.
- Được lắm. Tôi sẽ nói lại với cha tôi. Nên tiếp tục như thế.
Hắn móc tiền trao cho viên Giám thị:
- Mua thật nhiều thịt bê với khoai tây chiên. Một chai Quetsch …
Rudolf Egger ấp úng:
- Rượu mạnh …
Gã tóc vàng cắt ngang:
- Vẫn được phép mang vào. Hai chai bia, một chai cho mấy ông, còn một chai của tụi nầy.
- Cám ơn cậu.
- Nếu bia không được lạnh thì coi chừng, tôi sẽ của ông một bàn chân. Nhưng nếu tốt thì cứ giữ hết tiền thối lại.
Egger cười nham nhở:
- Xin tuân lệnh, Công tước!
Bữa ăn riêng được mang tới. Gã tóc vàng mời Kern. Anh không muốn nhận lờivì nhận thấy các sinh viên Do Thái kia vẫn bằng lòng với các ga-men súp lểnh loãng.
Gã tóc vàng giục:
- Thời đại mới phải biết phớt tỉnh. Đây là bữa ăn của bọn bàn cờ tụi mình.
Kern đành nhận lời. Một lúc sau anh hỏi:
- Cha anh có biết anh bị bắt không?
Gã tóc vàng cười to:
- Bạn tin à? Cha tôi chỉ có một nhà máy dệt ở Linz thôi.
Kern ngạc nhiên. Gã tóc vàng vẫn bình thản:
- Dường như bạn không hiểu ra rằng chúng ta đang sống trong một thời đại dối gạt lẫn nhau. Nền dân chủ được thay thế bởi chánh sách mị dân. Hậu quả tất nhiên. Nào, mình uống.
Hắn rót một ly rượu mờianh chành sinh viên đeo kính. Anh này từ chối:
- Cám ơn, tôi không biết uống rượu.
- Tôi cũng đoán như thế.
Gã tóc vàng uống cạn ly rồi nhìn lên trần nhà:
- Đó cũng là một trong những lý do khiến các bồ bị ngược đãi suốt đời. Kern, hai đứa mình uống hết chai chớ?
- Cũng được.
Cả hai uống hết chai và nằm dài ra. Kern nghĩ là có thể sẽ ngủ ngon nhưng anh cứ thức giấc để tự hỏi “Họ có làm hại gì tới Ruth không? Bao lâu mình được thả?”
Kern bị xử hai tháng tù về tội gây thương tích, phá rối trật tự công cộng, chống lại nhân viên công lực và lưu trú bất hợp pháp. Anh phải gởi đồ riêng vào kho và mặc quần áo tù. Anh chợt nhận thấy bộ đồ tù có điều thích hợp: Anh tiết kiệm được quần áo của riêng mình.
Bạn tù của Kern gồm có một tên trộm, một gã lưu manh cỡ nhỏ và một giáo sư người Nga ở Kazan bị bắt về tội vô gia cư. Cả bốn người cùng làm việc tại xưởng may của khám đường.
Đêm đầu tiên là đêm khổ sở. Kern vẫn nhớ lời khuyên của Steiner nhưnh anh vẫn thấy buồn, không tài nào ngủ được.
Thình lình, ông giáo sư Nga hỏi:
- Biết tiếng Pháp không?
Kern giựt mình:
- Không.
- Muốn học không?
- Muốn. Học ngay bây giờ được không?
Người tù giáo sư lồm cồm ngồi dậy.
- Phải làm một cái gì để quên, chớ không thì điên luôn.
Kern nói thêm:
- Rakhỏi đây, chắc tôi sẽ tìm đường sang Pháp.
Hai người ngồi ở giường ngủ từng dưới. Bên trên họ, gã lưu manh đang dùng viết chì vẽ mấy hình tục tĩu lên tường. Người ông giáo sư quá ốm nên bộ đồ trông rộng thùng thình. Râu ông lù xù và mặt ngây ngô như con trẻ với đôi mắt xanh xanh.
Với một nụ cười hiền dịu, ông từ tốn nói với Kern:
- Chúng ta bắt dầu với từ ngữ đẹp nhứt nhân loạinhưng cũng dư thừa nhứt: Tự do.
Trong thời kỳ nầy, Kern học hỏi thêm nhiều thứ. Trong vòng ba ngày anh đã học được cách nói chuyện ngoài sân với các bạn tù khác mà không cần phải máy môi. Ở xưởng, anh luôn luôn ôn lại các bài học Pháp ngữ. Buổi tối, sau khi thụ huấn ông giáo sư Nga, Kern được gã trộm dạy cách mở khóa bằng một sợi dây thép và cách làm cho chó đừng sủa. Hắn cũng dạy cho Kern biết loại trái cây gì sẽ chín vào mùa nào và cách lẻn vào một kho rơm để ngủ mà không ai thấy. Tên lưu manh cỡ nhỏ mang lén vào được các tạp chí “Thời trang”. Thế là ngoài giờ đọc Thánh kinh ra, họ học hỏi cách ăn mặc xứng hợp với các buổi lễ và cách tổ chức những buổi tiếp tân.
Buổi sáng ngày thứ năm trong khi Kern ra dạo ngoài sân thì bị một viên Giám thị đụng mạnh vào người đến nỗi phải lảo đảo dựa vào tường.
Ông ta mắng lớn:
- Bộ đui hả?
Kern giả bộ như đứng không nổi đễ ngã xuống và thừa dịp phóng chân vào xương ống quyển của người Giám thị mà không bị cho là cố ý. Nhưng anh chưa kịp thực hiện ý định thì người Giám thị đã chụp áo anh và nói khẽ rất mau:
- Xin ra một giờ. Bảo là đau bụng – Và ông ta đổi giọng, hét to – Mau lên! Ai có thì giờ đâu mà đợi?
Kern tiếp tục đi vơ vẩn và tự hỏi, chẳng biết người Giám thị ấy có định ám hại mình không? Anh hỏi ý kiến tên trộm với kỹ thuật nói không máy môi.
- Mình có quyền xin ra. Đó là quyền ghi trong hiến pháp. Nhưng phải coi chừng.
- Được, để xem hắn định làm gì. Dầu sao cũng là dịp để thay đổi không khí.
Kern giả bộ đau bụng và người Giám thị đem anh ra. Tới một chỗ vắng, ông ta hỏi:
- Hút thuốc không?
- Luật cấm tù hút thuốc trong giờ làm việc.
Kern cười:
- A, ông định gài tôi hả? Không được đâu.
- Câm miệng. Biết Steiner không?
Kern nhìn sững người Giám thị:
- Không.
Anh sợ người ta gài bẫy để bắt Steiner.
- Không biết Steiner, hả?
- Không.
- Nghe đây. Steiner bảo cho chú mầy hay là Ruth vẫn bình yên. Không cần phải lo ngại. Khi ra tù, chú mầy phải làm cách nào để bị đuổi trở lại Tiệp Khắc rồi quay về đây. Nghe rõ chưa?
Kern bất giác run lên. Người Giám thị hỏi:
- Bây giờ chịu hút thuốc chưa?
Kern gật đầu. Người Giám thị rút một bao Memphis và một hộp diêm đưa cho Kern:
- Lấy đi. Của Steiner gửi cho chú mầy. Nếu bị bắt thì nhớ không phải là do tôi đưa. Vào trong kia hút một điếu đi, thở khói ra cái lỗ. Tôi ở ngoài nầy canh chừng.
Kern đi vào, lấy một điếu thuốc bẻ làm đôi và châm lửa. Anh hút từng hơi dài. Ruth vẫn bình yên có Steiner giúp đỡ. Kern nhìn bức tường loang lổ với những bức hình tục tằn và coi đó là căn phòng đẹp nhứt trên thế giới.
Thấy Kern trở ra, người Giám thị hỏi:
- Tại sao chú mầy chối là không biết Steiner?
Kern nói lãng:
- Ông hút thuốc?
Người Giám thị lắc đầu. Kern hỏi:
- Ông gặp Steiner trong trường hợp nào?
- Hắn cứu tôi ra khỏi một vụ rắc rối to. Thôi, trở lại.
Cả hai tới xưởng. Tên trộm và ông giáo sư nhìn Kern. Anh khẽ gật đầu và ngồi xuống. Ông giáo hỏi không thành tiếng:
- Không sao hả?
Kern lại gật đầu. Ông giáo nói như hơi gió:
- Mình tiếp tục với động từ “Đi”. Đây là một động từ bất quy tắc. Nào, je vais, tu vas…
- Khoan, mình lựa một động từ khác. Tiếng Pháp gọi lieben là gì?
- Lieben? Là Yêu thương. Nhưng đây là động từ có quy tắc.
- Chính tôi đang cần như vậy.
Nhà giáo được trả tự do bốn tuần sau, tên trộm sáu tuần và ít hôm sau tới phiên gã du thủ du thực. Anh chàng nầy, luôn mười hôm trước khi được thả, cố gạ Kern vào cuộc “đồng tình luyến ái”. Hôm cuối cùng, Kern hạ gã đo ván bằng một quả đấm trực tiếp học được của anh chàng sinh viên tóc vàng.
Một đêm, Kern được đưa tới một phòng giam khác trong đó đã có bốn người. Theo Kern thì tất cả đều là những kẻ di trú nhưng anh không buồn để ý. Quá mệt, anh tới chỗ nằm ngay. Tuy thế Kern không tài nào ngủ được. Khoảng quá nửa đêm, thêm hai người nữa tới. Kern không thấy họ nhưng nghe tiếng động.
Một giọng nói rụt rè trong bóng tối chợt vang âm:
- Mình ở đây có lâu không? Chừng nào họ thả ra?
Mãi một lúc sau mới có một giọng trầm trầm gắt gỏng:
- Cái đó còn tùy, nếu bạn ăn trộm và giết người thì tù chung thân. Nhưng nếu ám sát vì lý do chánh trị thì tám ngày thôi.
- Không phải, tôi mới bị bắt lần thứ hai vì không có giấy thông hành.
Giọng trầm vang lên:
- Vậy là nặng hơn nhiều. Ít lắm là bốn tuần.
- Chúa ơi! Vậy con gà quay của tôi sẽ ra sao? Chết rồi, tôi để nó trong vali. Chờ tới tôi ra, nó sẽ…
- Cố nhiên.
Kern lắng tai:
- Ông bạn đã có lần bị bắt và làm hé mất một con gà quay, phải không?
- Dạ phải. Xin lỗi ông là ai? Sao ông biết?
Kern phì cười. Tự nhiên anh cười đến gần ngộp thở. Anh không thể nào dằn được. Anh cười như điên dại, cười cho những ngày tháng tù tội đã qua, cười cho hả tức vì bị bắt oan, cười cho sự cô đơn, cười cho nỗi lo âu của Ruth. Anh cười và cười mãi một lúc lâu. Cuối cùng, Kern thở hổn hển:
- Con Gà! Chính là Con Gà bằng xương bằng thịt. Thật tình cờ!
Gã Con Gà nổi nóng:
- Tình cờ cái gì? Đó là một sự bất hạnh.
Người có giọng trầm cheo vào:
- Dường như ông bạn không được may mắn lắm với những con gà quay.
Một người khác ra chiều tức bực:
- Im đi! Người không có quê hương mà chỉ rên rỉ vì món ăn!
Giọng trầm làm ra vẻ quan trọng:
- Vậy là ông bạn với mấy con gà đó có sự liên hệ mật thiết.
Người vừa bảo “mất quê hương” gắt lên:
- Thì cứ ăn mỡ ngựa gỗ cũng được.
Giọng trầm không nhịn được:
- Có lẽ kiếp trước của ông ta là chồn nên bây giờ bị gà trả thù.
Anh chàng Con Gà cố nói lần chót:
- Thật là hạ cấp! Ai lại đi chế giễu một kẻ không may!
Bỗng có tiếng quát vang:
- Im đi! Đây là nhà tù chớ không phải hộp đêm.
Tài sản của Adamsmith

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™