Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Thi Trai > Hán thi bất hủ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 28-05-2008, 10:49 AM
VuongTienKhach's Avatar
VuongTienKhach VuongTienKhach is offline
Lưu Lãng Nhai Đầu
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 87
Thời gian online: 11 giờ 41 phút 30 giây
Xu: 0
Thanks: 3
Thanked 20 Times in 20 Posts
Đến với những bài thơ Đường nổi tiếng Thơ + Bình loạn!

Để phục vụ cho công tác dịch thuật, mà đặc biệt là tăng cường khả năng cảm thụ Hán ngữ. Bài này sẽ chuyên dành việc bình luận những bài thơ Đường nổi tiếng. Tiêu chí là các bài Thất ngôn tứ tuyết và Thất ngôn bát cú. Các bài thơ này sẽ chỉ đăng phần bản Hán việt và dịch nghĩa, không có dịch thơ và thêm phần bình luận, phân tích ngắn gọn để mọi người có thể cảm nhận được hết cái hay của bài.

Làm thử một phát rồi anh em cho ý kiến nhé!

Bài Tiên Tử Tống Lưu Nguyễn Xuất Động này nằm trong chùm thơ năm bài Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai của Tào Đường, một nhà thơ thời Vãn Đường (tề danh còn có Lý Thương Ẩn).


Bài thơ dựa trên tích Lưu Thần - Nguyễn Triệu người Diễm Khê, đời Đông Hán. Nhân tiết Đoan Dương, Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào núi Thiên Thai hái thuốc, gặp hai tiên nữ và ở lại. Ở trong núi được nửa năm, Lưu Nguyễn xin trở về nhà . Đến nơi thì trần gian đã qua bảy đời người . Sau hai người trở lại Thiên Thai thì không còn tìm thấy dấu vết nữa.


Tiên Tử Tống Lưu Nguyễn Xuất Động

Ân cần tương tống xuất Thiên Thai
Tiên cảnh na năng khước tái lai
Vân dịch ký quy tu cưỡng ẩm
Ngọc thư vô sự mạc tần khai
Hoa đương động khẩu ưng trường tại
Thuỷ đáo nhân gian định bất hồi
Trù trướng khê đầu tòng thử biệt
Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài

Bốn câu đầu của bài thơ là lời miêu tả nhẹ nhàng về buổi chia tay. Ân cần tiễn nhau ra khỏi Thiên Thai, Cõi tiên làm sao có thể lần nữa quay trở lại. Người đã về thì cố uống thêm chén Vân dịch (nghe đồn rượu này uống vào được trường sinh). Còn đây bức thư ngọc, nếu không có việc gì cần thì đừng mở. Lời thơ nhẹ nhàng, biểu đạt tấm lòng của người vợ chia tay chồng. Nhưng cảnh chia tay liệu có thực sự nhẹ nhàng như thế.

Hoa đương động khẩu ưng trường tại
Thuỷ đáo nhân gian định bất hồi
Trù trướng khê đầu tòng thử biệt
Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài

Thì ra là thế, cái nhẹ nhàng bên trên chỉ là cái vỏ bên ngoài của cuộc chia ly. Tiếng lòng tiên tử thật xót xa.

Hoa đương động khẩu ưng trường tại
Thuỷ đáo nhân gian định bất hồi

Trung thành với nguyên tắc mượn vật tả tình, chỉ bằng hai hình ảnh đối lập, tác giả lột tả được hết niềm đau của cuộc chia ly.Hoa trước cửa động còn tươi mãi. Nước về đến nhân gian sẽ không bao giờ trở lại. Hoa cửa động tiêu biểu cho cõi tiên, mãi mãi trường tồn cùng thời gian. Còn dòng nước kia như hai chàng Lưu Nguyễn, một đã đi không còn trở lại được. Tiên trần cách biệt. Đôi ngả phân ly. Người đã đi rồi, chỉ còn lại hai nàng tiên nữ và ánh trăng côi nơi núi lạnh.

Trù trướng khê đầu tòng thử biệt
Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài

(Ngơ ngẩn đầu suối, ly biệt từ đây
Trên ngọn núi rêu phủ, chỉ có ánh trăng sáng chiếu thương đài)

Chắc chắn sẽ không ai dịch nổi hai chữ thương đài ra tiếng Việt. Quá hàm xúc, cô đọng và rất Đường thi. Thương đài – nơi này xưa cùng chàng cạn chén quỳnh tương, nay còn mình thiếp thương hoài ngàn năm. Nơi đây vốn chốn đào nguyên, chàng đi rồi cảnh bỗng thê lương lạnh lẽo. Thế mới biết tiên nữ cũng có tình, thiên thai cũng không khác lầu vắng của người chinh phụ khi vắng bóng chàng.

Nhà thơ Tản Đà cũng có bài thơ Tống Biệt mang trọn được âm hưởng của Tiên Tử Tống Lưu Nguyễn Xuất Thiên Thai

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.


Truyền thuyết Lưu Nguyễn gặp tiên! Sách "Thần tiên truyện" chép:

Ðời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh bình (58 sau DL) có hai chàng nho sĩ tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu quê đất Diêm Khê. Gặp tiết Ðoan Ngọ cũng gọi Ðoan dương (mùng 5 tháng 5 âm lịch), theo tục lệ, người ta thường vào núi Thiên thai hái thuốc chữa bệnh. Hai chàng Lưu, Nguyễn cùng đi. Nhưng chẳng may bị lạc, không tìm được lối về.

Vơ vẩn trong núi gần tháng trời mà không tìm được lối ra. Lương thực mang theo đã hết đành phải hái những quả đào chín mọng hai bên bờ suối hay ven chân núi để ăn đỡ đói, rồi vốc nước khe mà uống.

Nhìn dòng nước trong núi chảy ra, hai chàng Lưu, Nguyễn thấy có những hột cơm vừng và lá rau tươi lững lờ trôi, nên đoán chắc cách chỗ người ở không xa nữa. Cả hai bèn lần mò theo đường nước chảy, vượt qua mấy ngọn núi liền mới đến đầu ngọn khe thì thấy cây cỏ xinh tươi, phong cảnh cực kỳ đẹp đẽ. Ðương ngẩn ngơ đứng nhìn bỗng nghe tiếng gọi, giọng rất thanh tao:
- Lưu, Nguyễn hai chàng sao mà đến chậm thế!

Nghe gọi đích danh mình, hai chàng cực kỳ ngạc nhiên, thì vừa lúc ấy hai cô gái rẽ hoa đi ra. Thực là đôi giai nhân tuyệt thế. Như quen biết nhau từ xưa, hai nàng ân cần mời hai chàng vào động, và xưng tên là Ngọc Kiều và Giáng Tiên. Lưu Thần và Nguyễn Triệu mừng rỡ vì được gặp người- lại người đẹp nữa, nên bằng lòng ngay.

Ðến động bước vào nhìn thấy chung quanh toàn trang trí cực kỳ mỹ lệ, đâu đây thoang thoảng mùi hương. Ðến bữa cơm, hai nàng dọn cơm vừng và nem dê rừng mùi vị thơm phức, mời hai chàng dùng. Tối lại, một đoàn mỹ nữ đêm mâm đào chín và rượu ngọt đến, đoạn múa hát dưng đào và rượu, chúc tụng "Chúng em xin có lời mừng tân lang và tân giai nhân nên duyên cầm sắt". Nói xong, họ lại họp nhau vừa múa vừa hát. Xiêm y lộng lẫy, điệu múa uyển chuyển, giọng hát trong trẻo dưới ánh đèn rực rỡ kết tụi ngũ sắc, hai chàng Lưu, Nguyễn say sưa cho mình hạnh phúc lạc vào cảnh tiên.

Ðến khuya, tiệc tàn khách về. Hai nàng Ngọc Kiều và Giáng Tiên mời hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu cùng nâng ly chúc tụng nhau đêm tân hôn mặn nồng giữa hai nàng và hai chàng bền duyên giai ngẫu.

Say mê cảnh đẹp, đầm ấm trong tình vợ chồng, hai chàng Lưu, Nguyễn hầu như quên hẳn cảnh trần gian.

Ở ĐÂY, NGÀY NGÀY THÁNG THÁNG, TIẾT TRỜI ẤM ÁP HƠN XUÂN. KHÔNG Hạ, không Thu, không Ðông, đâu đâu cũng cỏ xanh hoa đẹp, bướm muôn màu nhởn nhơ bay lượn, chim hót véo von, trôi trong mây thanh gió mát đượm mùi hương phảng phất phảng phất quanh mình. Nhưng thời gian hai năm trôi qua, cảnh dầu đẹp, vợ dầu xinh, khí trời đầm ấm, cỏ có xanh, hoa có đẹp, bướm lượn, chim hót... cũng không sao xoá được nỗi nhớ quê nhà, nên hai chàng thỏ thẻ với vợ xin về thăm, hẹn thời gian ngắn sẽ quay trở lại. Hai nàng buồn bã ngăn hai chàng, không cho về. Nhưng lòng mơ nhớ cố hương ray rứt người lữ thứ, hai chàng cứ năn nỉ mãi. Biết không lưu chồng được, hai nàng ngậm ngùi, thở dài bảo:
- Nhờ hồng phúc tiền thân mà hai chàng được cùng chị em chúng tôi kết duyên chồng vợ, kẻ tiên người tục hoà hợp chốn Thiên thai. Tưởng rằng duyên ưa phận đẹp, trăm ngàn năm giữ một chữ đồng. Nào ngờ hai chàng căn trần chưa dứt nên mới luyến nhớ đòi về quê cũ. Cõi trần nhỏ nhen, kiếp trần ngắn ngủi đầy hệ luỵ, hai chàng có trở về chốn trần gian thì liễu cũ hoa xưa chắc không còn được như ngày trước nữa. Chia ly ai chẳng não lòng nhưng nghiệp chướng khó mà diệt nổi.

Thế rồi hai nàng tiễn chân hai chàng ra khỏi động, bịn rịn đưa tận xuống núi. Nhìn xa xa khói lam phủ nóc nhà ai, quanh đi quẩn lại hai chàng ra khỏi núi Thiên thai, chẳng mấy chốc xuống về quê cũ.

Cây đa cổ thụ đầu làng còn kia nhưng cảnh vật đã khác hẳn trước. Làng xóm toàn người xa lạ, không còn ai có thể nhận ra hai chàng Lưu, Nguyễn là người đồng hương nữa. Cả hai cực kỳ làm lạ. Mới cách chỉ có hai năm, sao cảnh vật lại đổi thay một cách lạ kỳ. Lối cũ không còn. Trừ cây cổ thụ đầu làng giờ đã già cỗi, cành lá úa vàng chứng tỏ đã xa lâu lắm rồi và bao lần biến đổi. Bỗng gặp một cụ già tuổi đã gần trăm, hai chàng Lưu, Nguyễn đến hỏi thăm. Cụ già bèn kể lại cách đây độ 400 năm, cụ có một ông tổ bảy đời tên Nguyễn Triệu. Nhân tiết Ðoan Ngọ cùng bạn là Lưu Thần vào núi hái thuốc rồi biệt tích.

Bấy giời Lưu Thần, Nguyễn Triệu mới biết một ngày trên tiên giới bằng một năm ở trần gian. Cả hai bơ vơ, lấy làm hối tiếc bèn rủ nhau trở lại động Thiên thai. Nhưng thảm thay, đi vòng vo, quanh quẩn... cuối cùng lại lủi thủi TRỞ VỀ, VÌ LỐI XƯA ĐÃ LẠC MẤT RỒI. Ở QUÊ CŨ CHO ĐẾN đời Tấn Võ đế (265- 275), Lưu Thần và Nguyễn Triệu mới bỏ đi, không ai còn gặp nữa.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của VuongTienKhach

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 28-05-2008, 01:04 PM
phongtrancuongkhach phongtrancuongkhach is offline
Chân tiểu nhân
Nhất đại thánh tăng
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 93
Thời gian online: 5 giờ 20 phút 15 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 32 Times in 20 Posts
Tiếp một bài, đây là bài thơ có lẽ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác lẫy lừng của đại tác gia Lý Thương Ẩn:

無 題

相見時難別亦難,
東風無力百花殘。
春蠶到死絲方盡,
蠟炬(燭)成灰淚始干。
曉鏡但愁雲鬢改,
夜吟應覺月光寒。
蓬山(萊)此去無多路,
青鳥殷勤為探看。

VÔ ĐỀ

Tương kiến thời nan biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ty phương tận
Lạp chúc thành hôi lệ thuỷ can
Hiếu kính đản sầu vân mấn cải
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
Bồng lai thử khứ vô đa lộ
Thanh điểu ân cần vị thám khan

Có khá nhiều bản dịch nhưng bản dịch của Khương Hữu Dụng tiên sinh sau đây theo ngu ý của tại hạ là khá hơn cả:
Khó gặp nhau mà cũng khó xa
Gió xuân đành để rụng trăm hoa
Con tằm đến thác tơ còn vướng
Chiếc nến chưa tàn lệ vẫn sa
Sáng ngắm gương buồn thay mái tuyết
Đêm ngâm thơ thấy lạnh trăng ngà
Bồng Lai tới đó không xa mấy
Cậy với chim xanh dọ lối mà
Tài sản của phongtrancuongkhach

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 28-05-2008, 01:15 PM
Nam Kha Thái Thú Nam Kha Thái Thú is offline

Đại Gian Thương
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Khách Sạn Ngàn Sao
Bài gởi: 183
Thời gian online: 2 ngày 1 giờ 30 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 79 Times in 74 Posts
Hờ bài này là do khi tại hạ dịch chương 3 quyển 42 truyện Biên Hoang Truyền Thuyết gặp được. Vậy Post lên cho anh em thưởng thức :



春江晚景
蘇軾

竹外桃花三兩枝,
春江水暖鴨先知。
蔞蒿滿地蘆芽短,
正是河豚欲上時。



Xuân giang vãn cảnh
Tô Thức

Trúc ngoại đào hoa tam lưỡng chi,
Xuân giang thuỷ noãn áp tiên tri.
Lâu hao mãn địa lô nha đoản,
Chính thị hà đồn dục thượng thì.


Dịch Thơ
Cảnh chiều ở sông xuân
(Người dịch: Điệp luyến hoa)


Ngoài bụi hoa đào đôi nhánh nở,
Sông xuân nước ấm vịt hay liền.
Cỏ xanh đầy đất, mầm lau mọc,
Lợn nước hám ăn chực muốn lên.


Dịch Nghĩa

Bên ngoài bụi trúc, hoa đào nở hai ba cành,
Sông sang xuân, nước ấm lên, con vịt là biết trước tiên.
Cỏ lâu hao mọc đầy đất, mầm lau mới lên còn ngắn,
Chính là lúc loài lợn nước muốn lên ăn.
Tài sản của Nam Kha Thái Thú

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 28-05-2008, 02:04 PM
VuongTienKhach's Avatar
VuongTienKhach VuongTienKhach is offline
Lưu Lãng Nhai Đầu
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 87
Thời gian online: 11 giờ 41 phút 30 giây
Xu: 0
Thanks: 3
Thanked 20 Times in 20 Posts
Đề nghị các đồng chí thêm phần cảm nhận. Nếu không sẽ bị cắt. Cho 24h để sửa bài!

Trân trọng.

Vương Tiên Khách
Tài sản của VuongTienKhach

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 30-05-2008, 04:22 PM
VuongTienKhach's Avatar
VuongTienKhach VuongTienKhach is offline
Lưu Lãng Nhai Đầu
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 87
Thời gian online: 11 giờ 41 phút 30 giây
Xu: 0
Thanks: 3
Thanked 20 Times in 20 Posts
Phong kiều dạ bạc - Hay chuyện người thi trượt lưu danh thiên cổ

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Những người yêu thơ Đường hẳn không thể quên bài "tuyệt cú" này, nhưng lịch sử ra đời của nó thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Nhân đọc được một bài viết rất hay trên báo Tia sáng, xin chia sẻ cùng các bạn.
................................

Ông ấy rớt bảng rồi! Chuyện ấy xảy ra cách đây một nghìn hai trăm năm. Tờ giấy yết bảng to và dài như thế nhưng lại không có tên của ông. Ôi! Nó không dung nổi hai chữ “Trương Kế” tên ông. Tên họ của những người thi đỗ viết kín trên tấm bảng, thiên hạ đều biết. Nhưng ông cảm thấy kỳ lạ thay, chính người thi trượt mới là người được thiên hạ biết hơn cả. Việc ấy khiến ông xấu hổ buồn bực.
Phải rời kinh thành thôi! Sau khi mặc cả xong với ông lão lái đò, Trương Kế lên chiếc thuyền con. Theo dự kiến thì lẽ ra sẽ không như thế đâu, lẽ ra bây giờ ông đang dạo phố, tay cầm bó hoa, áo gấm, ngồi trên lưng ngựa. Công phu đèn sách 10 năm thế là công cốc, cả đến một chỗ ngồi trên chiếu rượu mừng cũng không có nữa.
Chiếc thuyền con lao như gió.
Những đốm lửa loang loáng trên bờ sông lạnh lẽo. Tối hôm ấy, thuyền đến Tô Châu, nhưng thành cổ xinh đẹp này bây giờ chỉ còn là một nơi không có chút tình cảm nào với Trương Kế.
Ngoài việc đọc sách thì kẻ thư sinh thì còn biết làm gì vào ban ngày? Còn ban đêm thì sao nhỉ? Đêm thì phải ngủ để lấy sức cho hôm sau tiếp tục đọc sách chứ sao. Có điều, đêm hôm nay là một đêm buồn bã chán chường. Đêm nay tại nơi đất khách quê người, hơi lạnh của mùa thu cho phép kẻ sĩ tử thả hồn lâng lâng theo nỗi buồn man mác. Dòng sông kia có thể chứa hết nước mắt của tất cả những ai không được toại nguyện.
Trong một buổi tối như vậy, Trương Kế đã ngồi yên lắng nghe con tim mình đang bị cái gì đó gặm từng tí một cho đến khi không còn gì nữa. Họ Trương ngồi mở to mắt nhìn cuộc đời mình. Đời ta như ngọn đèn trước gió bão, bao nhiêu sức lực đều đã dồn hết để chống cự, dầu trong bầu đèn sắp cạn, ngọn đèn leo lét có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào. Song điều đáng ghét là suốt cả đời mình, ngọn đèn ấy chưa bao giờ bừng sáng một lần!
Dòng sông đã ngủ say. Con thuyền đã yên giấc. Nhà thuyền đã đi ngủ hết rồi. Người trên bờ sông cũng đã đi nằm từ lâu rồi. Chỉ có ông, Trương Kế, thì còn tỉnh. Đêm càng khuya lại càng tỉnh. Tỉnh như chiếc lá khô từ cây rụng xuống, như tổ én khi con én đã bay đi.
Lúc đầu, cơn buồn ngủ xua đuổi ông (có lẽ nửa đời nay đi đâu ông cũng bị xua đuổi). Sau đấy, ông quả quyết: không ngủ thì không ngủ chứ sao, suốt đêm trường tỉnh táo thì ta dứt khoát chiêm nghiệm lại nỗi đau trong lòng mình, có gì không được nhỉ?
Vầng trăng chếch về phía tây, vẻ như hào hứng lắm. Có tiếng chim kêu, giọng khàn khàn, quàng quạc, tiếng của lũ quạ. Tiếng quạ kêu làm cho ánh trăng càng thêm ảm đạm. Chắc là sương đêm đã nhuốm trắng cây cỏ hai bờ sông. Trên bầu trời đêm, những vì sao như giọt sương long lanh, chúng nhấp nhánh một vẻ thê thảm.
Đôi chỗ còn thấy ánh đèn của những chiếc thuyền đánh cả, dân chài đang làm gì vậy? Đang đánh cá chăng? Hoặc đang đánh tôm? Có bao giờ họ buông lưới mà không bắt được con tôm con cá nào không? Ôi, đường đời gian truân lắm! Dù là người đánh cá nhàn hạ nhất cũng chẳng tránh khỏi có lúc phải lao vào nơi đầu sóng ngọn gió, đúng không?
Nhưng được làm việc vất vả như thế cũng là một hạnh phúc chứ! Đêm nay, ánh trăng cứ sáng, sương đêm cứ lạnh, người nào yên tâm thì ngủ ngon, ai làm việc thì làm việc. Chỉ có Trương Kế ta là kẻ trời không quản, đất không dung, đã không có quyền làm việc lại cũng không có phúc được ngủ...
Tiếng chuông vang lên, tiếng chuông chùa Hàn Sơn trong đêm khuya kỳ lạ. Nói chung chùa chiền đều thỉnh chuông vào sáng sớm. Chùa Hàn Sơn đánh “chuông nửa đêm” là để thức tỉnh thế gian. Tiếng chuông bay là là sát mặt nước sông lan đến. Với kẻ khác thì tiếng chuông ấy chỉ là tiếng nhạc trầm trầm mơ hồ trong giấc mộng. Còn với Trương Kế thì mỗi tiếng chuông như đánh vào tâm khảm ông, đánh trúng chỗ hiểm. Tiếng chuông đẹp làm sao, nhưng cái chuông kia có đau hay không?
Đã mất ngủ thì cho mất ngủ luôn. Trương Kế tung chăn ngồi dậy, viết mò trong bóng tối 4 chữ “Phong kiều dạ bạc”. Sau đó chép nốt 28 chữ còn lại. Tôi nói “chép” lại, vì trong lòng ông, 28 chữ ấy đã hiện lên rõ mồn một như giấy trắng mực đen vậy:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(Bản dịch của thi sĩ Tản Đà) :
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc Hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe vẳng chuông chùa Hàn Sơn.
Cảm ơn Thượng Sương! Nếu không có sự việc Trương Kế rớt bảng thì lịch sử thơ ca đã thiếu mất một bài thơ tuyệt hay, và một tâm trạng nào đó của ta sẽ chẳng bao giờ được người khác thổ lộ giúp bằng một câu thơ.
Một nghìn hai trăm năm đã trôi qua. Trên tấm bảng dài dài kia (tức tấm bảng vàng mà Trương Kế không chen nổi vào được ấy) ai từng là trạng nguyên của kỳ thi đó? Ha ha! Cần gì phải biết người đó là ai? Cái tên cần ghi nhớ là “Trương Kế, kẻ rớt bảng”. Liệu có ai nhớ được cảnh trạng nguyên áo gấm vinh quy trong kỳ thi ấy không? Chẳng ai nhớ đâu! Ta chỉ mãi mãi nhớ tới con người chán đời kia trên chiếc thuyền chở khách trong đêm thu ấy cùng cái đêm mất ngủ bất hủ của ông.
Tài sản của VuongTienKhach

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
360 bài thơ đường, 50 bai tho duong, 50 bai tho duong hay, 50bai tho duong, anhdaucosai han thai tu, bai tho duong noi tieng, bai tho han viet hay, bài thơ đường, bình thơ đường, cac bai tho duong, cac bai tho duong hay, cac bai tho thoi duong, cac bai thơ Đường, cac bai thơ đường, cac bài thơ đường, cac cau tho duong, các bài thơ đường, các câu thơ đường, , , , mot so bai tho duong hay, nhung bai tho duong, nhung bai tho duong hay, nhung baithoduonghay, nhung cau tho duong, nhung cau tho duong hay, tên các bai tho duong, ten cac bai tho duong, tho duong 4vn, tho duong bat hu, tho duong binh chu, tho duong noi tieng, thơ Đuong bat hu, thơ đuong, thơ hán việt buồn, vài bài thơ đường

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™