Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 10-08-2008, 04:32 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Exclamation Điển cố văn học trung hoa

Trong khi dịch cũng như đọc truyện tiếng Trung, chúng ta gặp rất nhiều điển cố. Những điển cố ấy nếu không hiểu rõ dễ dẫn đến hiểu sai cả đoạn hay cả chương. Mình lập topic này ra mong những người hiểu biết về các điển cố Trung Hoa vào đây giải thích cho anh em cùng hiểu:0 (139):.
Mình mạo muội bắt đầu trước:

1. Hoà thị bích là gì?
Đọc truyện ĐĐSLT và TH chúng ta đều gặp cái tên Hoà thị bích. Hoà thị bích nghĩa là “ngọc họ Hoà” (cụ thể là ngọc của Biện Hoà) dùng để chỉ ngọc quý, chứ không phải cứ ấn tín của vua mới được gọi là “Hoà thị bích đâu”.
Vào thời Xuân Thu, Biện Hoà người nước Sở có một viên ngọc quý, đem dâng cho Sở Lệ Vương. Các quan lại trong triều nói đó chỉ là một hòn đá bình thường, Lệ vương tin và cho rằng Biện Hoà đã lừa dối mình, bèn hạ lệnh chặt chân trái của Biện Hoà. Lệ Vương chết đi, Sở Vũ Vương kế vị, Biện Hoà lại dâng viên ngọc đó cho ông ta. Vũ vương cũng cho rằng đó là ngọc giả nên hạ lệnh chặt nốt chân phải của Biện Hoà. Sang đến thời Sở Văn vương, Biện Hoà ôm viên ngọc khóc dưới núi Kinh Sơn. Sở Văn vương thấy vậy bèn sai thợ ngọc bổ ra, quả nhiên bên trong là viên ngọc tuyệt đẹp (Trích trong Hàn Phi Tử: Hoà Thị).
Sau này, người ta dùng “Hoà thị bích” để chỉ ngọc quý; dùng “Bão phác” (ôm ngọc) để ví với người có tài năng mà chưa được ai biết đến.
Chú thích: Bão phác. Phác ở đây là đá ngọc chưa qua gia công đẽo gọt.

2. Bích huyết (máu ngọc)
Thời Chu Kính Vương nhà chu có viên Đại phu Trường Hoằng vốn là vị quan rất mực trung thành. Thế nhưng ông lại bị các quan lại khác dèm pha, nhà vua nghe theo nên đày ông tới Tứ Xuyên. Bị hãm hại, ông phẫn uất tự mổ bụng mà chết. Dân địa phương rất cảm động, lấy máu ông đựng vào tráp. Sau ba năm, máu biến thành bích ngọc (trích trong Trang Tử- Ngoại vật).
Sau này, “Bích huyết” thường được dùng liền với “đan tâm” (lòng son) để ca ngợi những trung thần chí sĩ tuẫn nạn vì nước.

3. Can Tương, Mạc Da (Hay là Cát Tướng, Mạc Tà)
Đây là tên hai thanh kiếm nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng là tên của người làm ra nó.
Tương truyền ở nước Ngô thời Xuân Thu, Can Tương và vợ của ông ta là Mạc Da rất giỏi đúc kiếm, họ hợp sức nhau đúc hai thanh bảo kiếm âm và dương, thanh dương gọi là Can Tương, thanh âm gọi là Mạc Da.
Về sau dùng Can Tương, Mạc Da để chỉ bảo kiếm.
Có truyền thuyết còn nói, đúc rất nhiều lần nhưng Can Tương vẫn chưa làm ra được thanh gươm tốt, cuối cùng Mạc Da phải nhảy vào lò nấu kiếm, dùng máu của mình để luyện. Sau đó 2 thanh kiếm ấy mới ra đời sắc bén dị thường, là vật báu có một không hai. Nhưng đây vốn là kiếm do vua Ngô đặt hàng nên ông ta buộc phải nộp cho nhà vua. Vì yêu thương vợ và lo sợ kiếm của mình vào tay ông vua tàn bạo, Can Tương chỉ đem đi nộp thanh kiếm dương, khi Ngô vương biết chuyện đã xử trảm Can Tương. Nhưng thanh kiếm kia thì mất tích. Sau này Ngô Phù Sai dùng kiếm báu bắt Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư chết nhưng nước Ngô bị mất vào tay nước Việt. Do đó thanh Can Tương trở thành thanh kiếm đem lại điều xấu.
Có thuyết khác nói rằng Can Tương chết đi nhưng còn lại một cậu con trai. Cậu bé nghe tin cha bị chém bèn bỏ trốn. Ngô vương sai người đi lùng bắt mà không được. Nhưng cậu bé thấy rằng mình cứ phải trốn chạy như thế này thì thù cha không thể báo bèn không trốn nữa mà bỏ lên kinh thành tìm giết vua. Trên đường đi cậu gặp một viên đạo sĩ. Viên đạo sĩ hứa sẽ giúp cậu giết vua nhưng cậu phải đưa đầu mình cho ông ta. Cậu chấp nhận, dùng kiếm chặt đầu mà chết. Đạo sĩ đem đầu của cậu vào yết kiến Ngô vương. Ngô vương rất vui thưởng cho đạo sĩ tiền bạc. Đạo sĩ hỏi vua có thích xem đầu người biết nói không? Vua thấy mới lạ nên rất thích. Đạo sĩ yêu cầu đặt một cái vạc dầu, đun nóng lên rồi thả đầu của cậu bé vào. Nhà vua không thấy cái đầu nói gì cả, đạo sĩ khuyên đầu nói nhỏ, vua phải lại gần mới nghe thấy. Khi vua tiến đến gần cái vạc dầu và ngó vào thì đạo sĩ nhanh chóng rút kiếm ra chặt đứt đầu nhà vua rồi xoay lại tự chặt đầu mình, 3 cái đầu cùng bơi trong vạc dầu sôi. Đầu của cậu bé và đầu của đạo sĩ bắt đầu la hét và lao vào cắn xé đầu của nhà vua. Quân sĩ lao vào nhưng đã muộn, vì dầu sôi rất nóng nên chẳng bao lâu sau đã nung chín 3 cái đầu. Đến khi làm lễ tang cho vua thì không còn biết đầu nào là của ai nữa nên cả ba cái đầu đều được mai táng trong cùng mộ quốc vương.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 14-08-2008, 09:34 AM
vohansat
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Cám ơn bác, em cũng định lập 1 topic về vấn đề này. Chả là khi anh em ta dịch gặp những đoạn điển cố, hay thành ngữ, anh em không hiểu cứ chăm chắm dịch từng từ thành ra hỏng mất. Thôi thì em cũng xin đóng góp 1 ít vậy. Đây là 1 file em kiếm được trên mạng, sau sẽ bổ sung típ:00 (37):
File Kèm Theo To view attachments your post count must be 1 or greater. Your post count is 0 momentarily.
Tài sản của vohansat

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 14-08-2008, 09:39 AM
vohansat
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Còn đây là một số thành ngữ và ý nghĩa của chúng, nguồn : Thế Anh của HHVN :
Mạc lăng lưỡng khả
Chữ Mạc ở đây là chỉ dùng tay sờ, còn Lăng là chỉ Lăng giác, tức củ gấu. Ý của câu thành ngữ này dùng tay sờ vào củ gấu, đầu nào cũng được. Nó dùng để chỉ người làm việc với thái độ rất mơ hồ, muốn làm thế nào cũng được.

Tiền công tận khí

Ý của câu thành ngữ này là nói những công lao trước đây se bị mất hết, nói một cách nôm na là công công cốc.

Bình thủy tương phùng

Chữ "Bình" ở đây tức là bèo. Ý của câu thành ngữ này là chỉ bèo trôi dạt trên mặt nước ngẫu hiên dồn lại với nhau.

Phá phủ trầm châu


Phá phủ trầm châu (Chữ Phủ là chỉ nồi, còn chữ Châu là chỉ thuyền). Nguyên ý của thành ngữ này là đập vỡ nồi và đục thủng thuyền. Câu này có lẽ lấy từ tích Hạng Vũ trước khi qua sông đánh với quân Tần đông hơn nhiều đã cho quân lính đập vỡ hết nồi, đục thủng hết thuyền, tỏ ý quyết thà chết không lùi (còn đường nữa đâu mà lùi). Quả nhiên trận đó quân Sở đại thắng, chém đầu chục vạn quân Tần:0 (161):

Thất phu chi dũng

Hai chữ "Thất phu" ở đây là chỉ người vô học thức và không có mưu trí. Ý của câu thành ngữ này là chỉ người kém mưu trí, chỉ biết dựa vào chút dũng khí của mình mà làm bừa.
Tài sản của vohansat

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 14-08-2008, 05:28 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Tớ tiếp tục bổ sung đây:
Kỷ tử [Nhân tài ưu tú]
Kỷ và tử đều là những loại gỗ tốt.
Vì bố vợ có tội, đại phu Ngũ Cử nước Sở thời Xuân Thu sợ liên luỵ bèn trốn sang nước Tấn. Đại phu Tử Gia nước Thái nói với Tể tường Tử Mộc nước Sở rằng: Nước Sở có rất nhiều nhân tài, chẳng khác những vật liệu quý như gỗ kỳ, gỗ tử và da thuộc, nhưng đáng tiếc là không được sử dụng hợp lý. Tử Mộc nghe xong liền hiểu ngay, lập tức triệu hồi bọn Ngũ Cử đã bỏ trốn ra nước ngoài rồi trọng dụng họ. [Quốc ngữ- Sở ngữ thượng].

Kỵ giả thiện đoạ [Người hay cưỡi ngựa dễ bị ngã ngựa]
Trong Hoài Nam Tử- Nguyên đạo huấn có ghi: Người giỏi bơi lội thường chết chìm; Người hay cưỡi ngựa dễ ngã ngựa. Thứ mà họ thích và có sở trường lại hay mang lại tai hoạ.
Về sau dùng “Kỵ giả thiện đoạ” để ví với người có sở trường về một việc nào đó lại thường hay sơ ý, dẫn đến thất bại không ngờ.

Kha lạn [cán rìu mục]
Kha nghĩa là cán rìu.
Vương Chất triều Tấn đi đốn gỗ ở núi Thạch Thất, thấy trên núi có mấy tiên đồng vừa đánh cờ vừa ca hát. Vương Chất bèn đến xem họ đánh cờ. Mộđứa trẻ cho Vương Chất một thứ to bằng hạt táo, Vương Chất ngậm vào miệng cảm thấy không đói nữa. Một lát sau, đứa trẻ hỏi Vương Chất: Sao ông vẫn chưa về? Vương Chất đứng dậy, thấy chiếc cán rìu của mình đã mục hết. Khi về đến quê, những người cùng thời với ông ta không còn ai nữa [Thuật dị ký]
Sau dùng “Kha lạn” hoặc “Lạn kha” để chỉ thời gian trôi qua, cuộc đời thay đổi, cũng để chỉ năm tháng dài dằng dặc.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 14-08-2008, 05:41 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 7 giờ 13 phút 50 giây
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Nam kha mộng [Giấc mộng Nam Kha]
Trong Nam Kha Thái thú truyện của Lý Công Tá thời Đường có ghi một câu chuyện truyền kỳ: Một người họ Thuần Vu, tên Phần, khi say rượu, mơ thấy mình đến nước Đại Hoè An, lấy được con gái quốc vương rồi làm Thái thú quận Nam Kha, sinh con đẻ cái, vinh hoa phú quý, hiển hách một thời. Sau đó, anh ta cầm quân đánh giặc bị thất bại, công chúa phu nhân cũng chết, cuối cùng bị quốc vương đuổi về. Khi tỉnh dậy mới hiểu, thì ra nước Đại Hoè An chính là tổ kiến dưới gốc hoè trong sân, quận Nam Kha chính là tổ kiến nhỏ dưới cành hoè phía nam.
Về sau dùng “Nam Kha mộng” “Hoè An mộng” (Giấc mộng Hoè An) để chỉ giấc mơ, hoặc để ví với một niềm vui không có thật.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
Điển cố trung hoa, Điển cố trung hoa, ân điểu vong cơ, điển cố, điển cố trung hoa, điển cố văn học, điển tích hay, điển tích trung hoa, điển tich trung quoc, bac tong phong luu, bát cơ xiếu mẫu, bát cơm phiếu mẫu, bát cơm xiếu mẫu, các điển tích hay, dien co van hoc, , nhung dien co van hoc, vanhoctrunghoa

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™