Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Thi Trai > Hán thi bất hủ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 03-07-2010, 04:32 AM
MuaThuDuoiMua's Avatar
MuaThuDuoiMua MuaThuDuoiMua is offline
Diệt Thế Ma Thần
 
Tham gia: Aug 2008
Đến từ: USA
Bài gởi: 298
Thời gian online: 21 phút 18 giây
Xu: 0
Thanks: 414
Thanked 318 Times in 164 Posts
Ngày xuân, đọc một bài thơ xuân của lý bạch

NGÀY XUÂN, ĐỌC MỘT BÀI THƠ XUÂN CỦA LÝ BẠCH


Lý Bạch, người thi sĩ của những huyền thoại, của “ngàn năm mây trắng” hay” túy lúy càn khôn”. Người thi sĩ sinh thời cách nay đã 13 thế kỷ (701-762), tức một ngàn ba trăm năm, nhưng dường như vẫn hiện diện trong Cõi Trần Gian giữa chúng ta từng giây phút! Tên tuổi Lý Bạch sau 13 thế kỷ ngày càng được con người trên khắp mặt địa cầu biết đến, từ Đông sang Tâỵ Từ Á sang Aâụ Lý Bạch, người thi sĩ mà hầu như bất cứ ai có dan díu với thơ, hay chỉ thuần là một tín đồ yêu thơ, đều đã từng có một lần tưởng nghĩ tới ông.

Lý Bạch tự là Lý Thái Bạch, hiệu Thanh Liên Cư Sĩ. Ông người Miên Châu, tỉnh Tứ Xuyên, có thuyết nói rằng Lý Bạch mang hai dòng máu Hán – Hồ trong ngườị Lý Bạch chẳng những là một nhà thơ lớn đời Đường, ông là nhà thơ bất tử của Trung Hoa và của thế giới thi ca


Năm 12 tuổi Lý Bạch đã làm thơ. Ông cũng từng vào núi theo một lão giang hồ luyện kiếm. Từ năm 20 tuổi, Lý Bạch đi chu du khắp nơi

Năm Thiên Bảo thứ nhất, Đường Huyền Tông, nhờ có người tiến cử, ông được vua Huyền Tông vời vào kinh đô cho làm quan trong Viện Hàn Lâm.

Tuy nhiên, với bản chất phóng dật tự do tự tại, sau ba năm Lý Bạch từ quan, xin lui về, tiếp tục ngao du sơn thủỵ Có thuyết còn cho rằng, sau khi rời khỏi quan trường, họ Lý đã sử dụng tài kiếm của mình hành hiệp giang hồ, cùng lúc với sức sáng tạo dũng mãnh một dòng thơ tiêu sáị

Trong loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch bị ép làm quân sư cho Lý Lân tức Vĩnh Vương, nên bị bắt.

Cái sai lầm của Vĩnh Vương Lý Lân là vì quá yêu, mà đã tôn một người thơ làm thầy cho một cuộc chiến chinh. Chẳng khác chi Lê Duy Cự dấy binh chống Nguyễn Gia Miêu, lại có Chu Thần Cao Bá Quát làm Quốc Sư ngồi trong trướng hoạch định chuyện thành bại, thì “tất bại” là đương nhiên chứ làm thế nào mà thành cho được!

Chu Thần Cao Bá Quát thua cuộc “Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn; Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang” và phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Lý Bạch may mắn hơn nhiều! Nhờ có một nhà thơ khác đang giữ một chức khá cao trong Đường triều là Quách Tử Nghi xin cho, nên ông được tha

Chuyện Lý Bạch mê rượu vang tiếng khắp nhân gian chả thua gì tài thơ của ông. Có truyền thuyết một hôm Lý Bạch say rượu, thấy bóng trăng dưới sông nhào xuống ôm lấy nên bị chết đuốị Nhưng nhiều phần trăm đó chỉ là truyền thuyết bịa đặt để tạo thêm những huyền thoại chung quanh một tài thơ ngoại hạng.

Có sách chép rằng Lý Bạch vì đau yếu đã lâu, nên mất năm 762.

Lý Bạch làm thơ vô hồi kỳ trận, tất nhiên là rất nhiều thơ. Có nhà nghiên cứu cho rằng thơ Lý Bạch đã bị thất thoát hơn ba phần tư vì những loạn lạc của thời ông tức Đường Huyền Tông… và vì thời gian. Nay chỉ còn lưu lại được độ hai nghìn bài…

Thất thoát hơn ba phần tư, mà sự nghiệp sáng tác còn độ hai nghìn bài thơ và hầu như tuyền là những bài thơ haỵ Hay vừa, hay nhiều hoặc là tuyệt tác! Tôi thầm hỏi chẳng biết ông Bùi Giáng của Việt Nam ta, một thi sĩ cũng có tài làm thơ vô hồi kỳ trận, đã để lại tất cả là bao nhiêu bài thơ? Chẳng biết chúng ta đã có một ai đó, làm công cuộc thống kê toàn bộ thi ca của người thi sĩ trung niên vĩnh viễn Bùi Bằng Giúi, hay chưa ?

Tuy nhiên, bài viết này hôm nay của tôi là về một bài thơ Xuân của Lý Bạch. Lý Bạch còn để lại dăm ba bài thơ Xuân. Chẳng hạn như Xuân Tứ:

Yên thảo như bích ti,
Tần tang đê lục chị
Đương quân hoài qui nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vỉ

Dịch nghĩa:

Ý Xuân

Cỏ đất yên giống như tơ biếc
Dâu đất Tần tươi thắm rủ cành ẻo lả
Ngày chàng nghĩ đến chuyện trở về
Chính là lúc lòng thiếp quặn thắt ê chề
Làn gió Xuân kia nào có quen biết chi…
Tại sao lại thổi vào trong màn lụa ?

Nhưng bài thơ Xuân của Lý Bạch tôi muốn nói tới bây giờ lại là một bài khác. Một bài thơ Xuân rất Lý Bạch vì nó đẫm nồng mùi rượu và hơn nữa lại cưu mang cá tính nhân sinh con người của họ Lý:

Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy,
Đồi nhiên ngọa tiền doanh.

Giác lai miện đình tiền.
Nhất điểu hoa gian minh.
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh.

Cảm chi dục thán tức,
Đối chi hoàn tự khuynh.
Hạo ca đãi minh nguyệt.
Khúc tận dĩ vong tình.

Nguyễn Quảng Tuân dịch nghĩa như sau:

Ngày Xuân Say Rượu Tỉnh Dậy Nói Chí Mình

Ở trên đời giống như ở trong giấc mộng lớn.
Làm chi cho vất vả thân mình.
Cho nên suốt ngày ta say sưa,
Nằm lăn quay ra ngủ trước hiên.

Lúc tỉnh dậy ngó ra phía trước sân,
Thấy một con chim hót trong khóm hoa
Ướm hỏi người ta, hôm nay là ngày gì,
Mà con chim oanh bay chuyền học nói trong gió Xuân?

Xúc cảm trước cảnh ấy, ta muốn thở than.
Đối cảnh ấy ta tự nghiêng bầu rượụ
Ta cất tiếng ca vang, đợi chờ trăng sáng.
Ca hát xong, ta quên cả mối tình buồn lúc trước.

Cả bài thơ đã có hai câu đầu trấn giữ làm một khí phái bàng bạc ngang nhiên. Xử thế nhược đại mộng. Hồ vi lao kỳ sinh? Đời như giấc mộng lớn. Đã biết đời là giấc triền miên mộng, hà cớ còn bon chen vất vả tấm thân với cuộc trần ai ?

Thần thái thi ca Lý Bạch, hay triết lý nhân sinh quan của ông, hầu như được thể hiện khá đầy đủ trong hai câu thơ nàỵ

Đời là Mộng. Vậy thì tại sao không sống bằng những Cơn Mộng giữa Đờỉ. Vì lẽ đó, nên từ quan. Từ quan để ngao du sơn thủỵ Rồi sơn cùng thủy tận lại ra làm quân sư cho Lý Lân Vĩnh Vương dấy loạn. Lý Bạch muốn chức cao quyền trọng hơn thời ông làm quan trong Viện Hàn Lâm của Đường Huyền Tông chăng?

Tôi không tin là như vậy! Tôi cho là, chẳng qua Lý Bạch muốn chơi “những cơn mộng” với cuộc đờị Cũng có thể nói ngược ngạo lại rằng: Lý Bạch đi làm quân sư cho Vĩnh Vương Lý Lân, là tò mò muốn đem chính cuộc đời ông để “chơi một cơn mộng”, xem sao

Quân sư cho Lý Lân Vĩnh Vương để làm giặc. Hay là treo ấn từ quan không phải để “lên non tìm động hoa vàng ngủ say”, mà là ngạo chơi sơn cùng thủy tận… Rốt ráo cũng là những “cuộc chơi”.

Tư tưởng này của Lý Bạch được người thơ lắm lần nhắc lại trong thi ca của ông, như hai câu cuối trong bài Tuyên Châu Tạ Thiếu Lâu Tiễn Biệt Hiệu Thư Thúc Vân:

Nhân sinh tại thế bất xứng ý.
Minh triêu tán phát lộng thiên chu

(Ở đời trời chẳng chiều lòng
Sớm mai bung tóc nguậy chèo thuyền chơị)

Luôn luôn là những cuộc chơi trong đời Lý Bạch. Trước đó, ở hai câu đầu trong cùng bài trên, Lý Bạch viết:

Khí ngã khứ giả, tạc nhật chi nhật bất khả lưụ
Loạn ngã tâm giả, kim nhật chi nhật dạ phiền ưụ

(Bỏ ta đi hôm qua, ngày ta không thể giữ. Bận lòng ta hôm nay, ngày ta lắm ưu phiền)

Và:

Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưụ
Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu



(Cầm dao chém nước, nước cứ trôi

Nâng chén giải sầu, sầu cứ sầu)

Đó là cái lẽ của “minh triêu tán phán lộng thiên chu .

Cho nên, tuy tự dặn mình là “xử thế nhược đại mộng, hồ vi lao kỳ sinh”, nhưng bao nỗi u hoài trong lòng Lý Bạch chẳng lúc nào nguôị Nỗi u hoài trong lòng thi nhân không phải do một tâm sự riêng nào đó của Lý Bạch, mà bởi “nhân sinh tại thế bất xứng ý”. Là nỗi buồn nhân thế nói chung!

Vậy ra, Lý Bạch ,muốn tìm gì trong dòng đời ô trọc phong ba nàỷ Cái sự vụ “đi tìm” của Lý Bạch, nói cho cùng, lại cũng chỉ là một cuộc chơi trường kỳ bất tận để tìm một cái đẹp gì đó, mà thi sĩ họ Lý dường như chỉ mơ hồ cảm nhận.

Lý Bạch có rất nhiều những bài thơ tiễn biệt. Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng (Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Kim Lăng Tửu Tứ Lưu Biệt (Trong Quán Rượu Tại Kim Lăng, Làm Thơ Để Lại Từ Biệt). Tống Hữu Nhân (Đưa Tiễn Bạn). Độ Kinh Môn Tống Biệt (Đưa Tiễn Bạn Vượt Núi kinh Môn).v.v…

Như vậy, phải chăng cái sự “tan, hợ” vốn là khúc đoạn trường của Lý Bạch. Người thơ họ Lý luôn khắc khoải xót xa trước những cuộc chia lỵ

Cái mâu thuẫn lớn lao trong thơ Lý Bạch, theo tôi, là tuy luôn miệt đời chỉ là một cơn mộng. Mọi cuộc hợp tan hay hoan lạc bi thương đều chỉ là huyễn… Nhưng họ Lý lại dường như bị ám ảnh đau buồn trước những cuộc chia ly… bất xứng ý!

Ly biệt với bằng hữu, với cảnh thổ, với không gian, thời gian kỷ niệm kỷ vật. Ly biệt với Nỗi Niềm Thơ. Người Ly Biệt Thơ. Thơ Ly Biệt Ngườị Và cũng có khi, chỉ một mình mình ly biệt với chính mình. Đó phải chăng là tâm sự của Lý Bạch? Mình của ngày hôm nay, chia biệt với mình của ngày hôm quạ Mình của một hiện tại, ly biệt với mình của quá khứ. Cái tôi nào, quá khứ hôm qua hay hiện tại hôm nay, cuối cùng cũng chỉ là huyễn mộng. Biết là huyễn mộng nhưng vẫn bồi hồi tưởng tiếc, là tại làm sao ?

Có phải tôi đang lạc đề chăng? Tôi đang viết về bài thơ Xuân Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí. Thưa không, tôi chẳng lạc đề! Ngày Xuân say, tỉnh dậy nói lên cái chí của mình. Lý Bạch nói lên cái chí của ông bằng hai câu đầu một cách hùng hồn và quá rõ ràng: Xử thế nhược đại mộng, hồ vi lao kỳ sinh. Tôi từ hai câu thơ này, cùng với ý của toàn bài mà nhân dịp nói thêm về thơ Lý Bạch.

Bài Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí, Tản Đà dịch thành lục bát như sau:

Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì?
Cho nên suốt buổi say lỳ,
Nằm lăn trước cột, biết gì có ta.

Tỉnh thôi đưa mắt sân nhà.
Một con chim hót bên hoa ngọt ngào
Hỏi xem: nay đó ngày nào
Ngày xuân gió mát, vui chào tiếng oanh.

Ngậm ngùi cám cảnh sinh tình,
Nghiêng bầu, mình lại với mình làm vuị
Hát ran, chờ tấm trăng soi,
Thoạt xong câu hát thời rồi đã quên.

Ngày Nay số 91
26 – 12 – 1937.

Trần Trọng san dịch trong Thơ Đường, cũng bằng thể lục bát, nhưng kém phần tài hoa như bản dịch Tản Đà.

Ngày Xuân, Khi Tỉnh Rượu, Nói Chí Mình

Đời là một giấc mơ thôi,
Thì làm nhọc cuộc sống này mà chi ?
Cho nên say khướt, li bì,
Suốt ngày uể oải nằm kề trước hiên.

Tỉnh ra, sân trước trông nhìn:
Trong hoa, thấy một con chim thì thào
Hôm nay là cái hôm nào
Tiếng oanh trò chuyện lào xào gió xuân.

Buồn lòng, những muốn thở than:
Thuận tay, vẫn cứ rót tràn mãi thôi
Hát vang, chờ đợi trăng chơi;
Vừa xong khúc, đã quên rồi tình kia

Say khướt, li bì thì không thể nằm uể oải . Mà phải nằm vùi như chết kìa! Và khi tỉnh ra, với một câu sáu trong bài lục ba't, từng chữ phải được thể hiện trọn vẹn ý, mạch của nó… “trông” với “nhìn” làm dư và uổng đi một chữ. Thơ uổng một chữ là mất khí thế toàn bài . Huống gì, cả bài dịch thơ của ông Trần Trọng San thì “uổng” rất là nhiều chữ!

Chẳng những uổng “chữ”, còn có những gò ép

Trong hoa, thấy một con chim thì thào…

Chim mà thì thào thì tôi cho là rất lạ. Chim hót líu lo, ríu rít v.v.v.. là bình thường. Chim “thì thào” này tất phải là một loài chim quý hiếm gì đó, mà chỉ có Trần Trọng San mới “trông, nhìn” ra được chăng?

Hết con chim gì đó thì thào, lại đến con “chim oanh” trò chuyện “lào xào” gió xuân.

Tôi buồn lây cái buồn của Lý Bạch. Ông Lý chết hơn nghìn năm rồi, nỗi buồn của ông, xem ra, chẳng những còn vương vấn cõi trần ai, mà trong vương vấn còn có chiều “sâu đậm” hơn, “uể oải” hơn!

Sâu đậm vì hậu nhân đem thơ ông ra vầy vò. “Uể oải” chẳng phải vì ông uống quá nhiều rượu! Lý Bạch càng uống rượu, thần khí thơ càng trào dâng. Ông “uể oải” vì… theo tôi, đọc một số bài dịch thơ ông của hậu bối ngày nay, ông chán không thèm uống rượu nữa!

Hoa chăng, phải vời ông về thành Kim Lăng ngày cũ. Nơi tửu quán năm xưa. Phải dựng lại cái không gian của thời Thơ Rượu ấy:

Phong xuy liễu hoa mãn điểm hương.
Ngô cơ áp tửu khuyến khách thường
Kim Lăng tử đệ lại tương tống…

(Gió thổi hoa liễu lừng hương thơm đầy quán rượụ Cô gái đất Ngô hâm nóng rượu, đem ra mời khách nếm. Các con em ở Kim Lăng tụ lại đưa tiễn ta…)

Ôi! Cái không gian hào hoa cảm động dường nào cho thi sĩ! Thơ đề vách quán. Rượu uống mời sông. Trường giang tận biệt.

Cho đến bây giờ, sau bao nhiêu năm, mỗi lần đọc lại thơ Đường, là mỗi lần lòng tôi rưng rưng tưởng tiếc một thời vàng son cho những người Thơ.

Bằng tấm lòng ngậm ngùi tưởng tiếc đó, tôi đã dịch bài Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí của Lý Bạch như sau:

Nói Chí Mình Trong Cơn Say Tỉnh Ngày Xuân

Đời như cơn mộng lớn
Cực thân để làm gì?
Thà cứ say li bì
Dựa cột quên chân ngã

Tỉnh ra, ngó sân nhà
Chim hót mềm bên hoa
Hỏi khan ngày, quên , nhớ?
Gió Xuân mừng tiếng oanh

Ngậm ngùi cảnh sinh tình
Ta mời ta uống tiếp
Hát vang chờ trăng lên
Dứt câu, liền đã quên

Những lời thơ, hơi thơ Lý Bạch tài hoa lãng đãng đi về trong giấc mộng. Như thế đó, cơn trường mộng của Lý Bạch, Giấc Mộng Lớn hay Giấc Mộng Con của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sẽ vĩnh viễn tồn tại giữa trần aị

Thơ thực sự là Thơ, tức là chân ngã. Là Chân Ngã tức là rốt ráo của cái đẹp, của Thiện Mỹ. Thiện Mỹ thì dù cho đó là những nghi nan cật vấn nhân gian, sẽ vẫn tồn tại cùng mây ngàn gió núị

Một tửu đồ chân chính, là một Người Rượu đã từng phen tự mời mình một chén “ly bôi”. Chén chia biệt của chính mình và với chính mình.

Trần Nghi Hoàng



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của MuaThuDuoiMua


Last edited by MuaThuDuoiMua; 03-07-2010 at 04:36 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của MuaThuDuoiMua
  #2  
Old 12-08-2010, 11:02 PM
bimbimphi's Avatar
bimbimphi bimbimphi is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Dec 2008
Đến từ: Vĩnh Phúc
Bài gởi: 16
Thời gian online: 1 tháng 3 tuần 0 ngày
Xu: 0
Thanks: 6
Thanked 164 Times in 4 Posts
Ta không tìm thấy nút cám ơn nên đành spam cám ơn lão vậy
Tài sản của bimbimphi

Chữ ký của bimbimphi
I am too..
Trả Lời Với Trích Dẫn
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của bimbimphi
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
bai tho hay cua ly bach, bai tho ngay xuan, bai tho về ngày xuan, bai tho xuan tu, bài thơ ngày xuân, bài thơ ngày xuân, cat baixuan hay nhat, cau tho ngay xuan, cau thơ ngày xuân, câu thơ ngày xuân, doan tho ngay xuan, khí ngã khứ giả, khứ ngã khứ giả, ngày xuân say rượu, nhung bai tho ngay xuan, , phn tch bi xun g, tho ly bach hay nhat, thơ rượu lý bạch, van xuancua ly bach, xuan tu cua ly bach

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™