Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #16  
Old 07-04-2008, 09:02 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Không phải bằng ý chí thoát tục quyết liệt mà người ta có thể thỏa mãn được yêu cầu đóng cửa các giác quan, mà bằng sự sẵn sàng thối lui không kháng cự, nhưng muốn làm được hành động không động này bằng trực giác, thì cái tâm phải được chốt giữ bên trong, và muốn chốt giữ bên trong thì phải tập trung vào việc thở. Sự tập trung này được thực hiện một cách có ý thức và tận tụy theo kiểu rập khuôn: hít vào cũng như thở ra được lập đi lập lại riêng biệt từng cái với sự chú tâm hết sức. Không cần tập lâu mới thấy kết quả. Càng tập trung vào việc thở, các kích thích từ bên ngoài vào càng mờ nhạt đi, chúng lắng xuống thành một âm thanh rì rào mơ hồ mà thoạt đầu còn nghe được đôi chút, nhưng dần về sau chúng chẳng còn gây ra nhiều phiền nhiễu vì chỉ như tiếng biển khơi vọng lại từ xa; và một khi đã quen thuộc thì không còn nghe biết gì nữa. Tập lâu ngày, người ta sẽ trở nên miễn nhiễm với những kích thích mạnh hơn, và đồng thời thoát khỏi chúng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dù ở tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm, muốn làm cơ thể buông lỏng, chỉ cần chú tâm là được; và lúc đó nếu tập trung vào việc thở, người ta sẽ cảm thấy mình được biệt lập trong những lớp cách âm vô nhiễm. Người ta sẽ chỉ còn cảm biết một điều duy nhất đó là mình đang thở, và muốn thoát khỏi sự cảm biết đó cũng chẳng cần làm gì thêm nữa, vì việc thở sẽ tự chậm lại, càng lúc càng bớt vận dụng hơi thở cho đến khi chỉ còn đều đều thoảng nhẹ, và cuối cùng trở nên lặng lẽ không tỏ chút gì cho người ta cảm biết.

Khốn thay, trạng thái an lạc trầm lắng vô tư vô lự này không kéo dài lâu, vì có nguy cơ bị phá hoại từ trong. Thình lình như thể tuôn ra từ hư không, những tâm trạng, tình cảm, ước muốn, lo âu và cả một loạt ý tưởng nổi lên loạn xạ, không kềm chế được; những thứ đến từ nơi xa xôi và kỳ cục nhất, ít có liên hệ với những sự vật mà người ta ý thức được thì càng bám bám chặt; dường như chúng muốn trả thù cái ý thức đã dùng sự tập trung để đụng chạm đến những lãnh vực mà bình thường nó không bao giờ tới được. Cách duy nhất để làm rối loạn này mất tác dụng là tiếp tục hít thở đúng phép một cách lặng lẽ điềm nhiên, tiếp xúc thân thiện với tất cả những gì hiện ra, làm quen với chúng và ôn hòa nhìn chúng cho tới khi mệt chán vì xem. Bằng cách này, người ta dần dần đi đến một trạng thái đê mê giống như trạng thái lơ mơ trước khi thiếp ngủ, và để mình trôi tuột vào trạng thái này là điều hiểm nguy cần tránh. Muốn ngăn mình dừng lại thì cần phải có một nổ lực tập trung đặc biệt tương tự giật mình tỉnh ngủ mà một ng phải thức suốt đêm tự tạo cho mình khi biết mạng sống của mình tùy thuộc vào sự nhạy bén của các giác quan. Nếu đã nổ lực được một lần thì những lần sau dứt khoát phải được. Nhờ đó, tâm hồn tự nhiên đi vào một trạng thái rung động có thể được khuyếch đại thành một cảm giác mà thường chỉ có trong những giấc mơ đặc biệt, trong niềm thanh thoát tuyệt vời và trong nỗi hân hoan tin chắc mình có thể tùy ý vận dụng khí lực ở bất cứ nơi đâu, dồn tụ hoặc xả bỏ một cách đúng đắn.

Trong trạng thái này, người ta không nghĩ đến, không suy tính, không đeo đuổi, không mong cầu, không ước muốn một điều gì nhất định, không nhắm theo một chiều hướng riêng biệt nào và cảm thấy mình có thể thực hiện cả điều khả thi (có thể làm được) lẫn điều bất khả thi (không thể làm được) với một sức mạnh kiên định, không gì lay chuyển; đây là cái trạng thái hoàn toàn không chủ đích, không vị ngã, mà Sư phụ gọi là "có tinh thần". Thực sự thì nó tràn đầy linh trí nên còn được gọi là trạng thái "tâm linh thông" (nhạy cảm, nhanh trí) điều này có nghĩa tinh thần hay tâm có ở khắp nơi nhờ chẳng hề gắn bó với một nơi riêng biệt nào cả, và sở dĩ nó giữ được tính linh thông là vì có ứng đối với sự vật này hay sự vật nọ, nó cũng chẳng vướng mắc vào đó. Nếu để vướng mắc bất cứ cái gì, nó cũng mất ngay tính linh hoạt vốn có. Giống như cái ao có nước đổ vào đầy ắp và nước cứ chực tràn ra, cái tâm này có thể hoạt động với một sức lực không hề cạn kiệt vì được thông lưu, và mở ra đón nhận mọi thứ vì vốn trống không. Đây chính là trạng thái nguyên sơ có biểu tượng là một vòng tròn trống không nhưng không hề vô nghĩa đối với ai đã lọt vào trong đó.

Chính do tràn trề cái tâm linh thông này, và không bị một động cơ thầm kín nào quấy nhiễu, người nghệ sĩ, đã thoát được mọi ràng buộc vương vấn, cảm thấy phải thực hiện ngay cái nghệ thuật của mình, nhưng muốn có trạng thái hoàn toàn quên mình trong tiến trình sáng tạo, thì việc thực hành nghệ thuật phải có con đường đã khai thông sẵn trước, vì trong con mê mãi nếu đụng phải một tình huống nào đó mà mình không thuận ứng được bằng bản năng, thì chắc hẳn trước tiên người ta phải giải quyết chuyện này bằng ý thức, và như vậy lại bước vào các mối quan hệ hữu ý mà mình đã thoát ra. Lúc đó, người nghệ sĩ sẽ như người vừa thức dậy xem xét các chương trình sinh hoạt trong ngày, mà không phải là người đã tỉnh thức (giác ngộ) đang sống và làm việc với tâm trạng nguyên sơ. Người như thế không thể cảm thấy mọi thành phần của tiến trình sáng tạo đều diễn ra thoải mái như đang chơi do sự tác động của một năng lực thượng thừa; người đó cũng chẳng hề biết được làm thế nào mà đà rung động của sự việc lại truyền sang cho mình một cách say sưa trong khi mình cũng chỉ là một rung động và làm thế nào mà mọi việc mình thực hiện đều hoàn thành trước khi mình nhận biết.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 07-04-2008, 09:02 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Vì vậy, trước khi có được cái tâm linh thông tuyệt đối , không nên phó mặc việc chăm chú gợi khêu những điều cần thiết như là buông bỏ cái tôi, tự giải thoát, tự phản tỉnh, (quay nhìn vào trong) và tăng cường sự sống, cho ngẫu nhiên hoặc cho những cơ duyên thuận hợp, vì càng phó mặc như vậy, người ta càng có ít cơ hội đạt được những điều mong muốn. Cũng đừng tùy tiện đằm mình vào tiến trình sáng tạo vốn đã đòi hỏi người nghệ sĩ vận dụng mọi năng lực, với hy vọng theo đó sự tập trung cần có sẽ tự động xảy ra, vì khó mà có chuyện này.

Trước khi hành động và sáng tạo, trước khi dấn thân và hòa nhập vào công việc, người nghệ sĩ phải gợi khêu cho được cái tâm linh thông và củng cố nó bằng sự tập luyện, nhưng một khi người nghệ sĩ đạt được cái tâm này không chỉ chập chờn khi hiện khi mất, mà còn giữ được trong một khoảng thời gian nào đó, thì sự tập trung như trong việc thở nói ở trước sẽ tự nhiên gắn liền với việc thực hành nghệ thuật, mà thuật bắn cung là một thí dụ điển hình.

Muốn bước vào hành động giương cung và buông tên một cách dễ dàng, cung thủ qùy xuống một bên và bắt đầu tập trung tinh thần, rồi trịnh trọng đứng lên, bước tới cái đích bắn và nhũn nhặn nâng cung tên lên, cúi mình lễ bái như dâng lễ vật. Sau đó, cung thủ tra tên vào dây rồi đưa cây cung lên cao, giương căng ra và chờ đợi với cái tâm cực kỳ tỉnh táo. Sau khi đã buông tên và cả sức căng nhanh như chớp. Cung thủ vẫn giữ yên tư thế đã có vào lúc bắn cho tới hơi thở ra chầm chậm đã hết và cảm thấy cần hít vào trở lại. Chỉ đến lúc đó, cung thủ mới hạ hai tay xuống, cúi chào cái đích, và lặng lẽ bước nhẹ về sau nếu không còn bắn thêm phát nữa. Như vậy, thuật bắn cung đã trở thành một nghi lễ minh chứng cho "Đại Giáo Pháp".

Đến giai đoạn này, dù người đệ tử không thấu tỏ ý nghĩa đích thực của những cú bắn, thì ít ra cũng hiểu được tại sao thuật bắn cung (Nhật Bản) không phải là một trò thể thao hay một môn thể dục. Khi đã biết nguyên do, người đệ tử sẽ hiểu tại sao cần phải ra sức học tập đến nhàm mọi khả năng mà kỹ thuật có thể cung cấp. Khi tất cả diễn ra trong sự quên hẳn mình và hòa nhập vô tư vào sự việc, thì hành động hướng ra bên ngoài sẽ tự nhiên hoàn thành mà không cần lý trí nghĩ suy hoặc kiểm soát.

Đây chính là sự làm chủ hình dáng mà cách giáo dục của Nhật Bản nhắm đến. Rèn luyện, làm đi làm lại mãi càng lúc càng hăng say những điều đã được làm đi làm lại, tiếp tục tiến xa hơn đều là những đặc điểm của cách giáo dục này. Điều này ít ra cũng có thật trong các bộ môn nghệ thuật cổ truyền. Dẫn dắt, nêu gương và trực nhận (cảm biết trực tiếp), bắt chước đó là mối quan hệ căn bản giữa thầy và trò ở Nhật Bản, dù có sự du nhập những môn học mới trong mấy chục năm gần đây, và những phương pháp giảng dạy của phương Tây cũng đã cắm rễ và được áp dụng với sự hiểu biết không thể phủ nhận. Vậy, làm thế nào mà dù có lòng hâm mộ mọi điều mới mẻ, người Nhật vẫn giữ được phần tinh túy của các môn nghệ thuật cổ truyền không bị biến đổi vì ảnh hưởng của những cải cách giáo dục như thế? Câu hỏi này không phải dễ trả lời, nhưng cũng phải cố gắng giải thích dù chỉ là đại cương để làm sáng tỏ thêm kiểu dạy truyền thống và ý nghĩa của sự bắt chước.

Đệ tử người Nhật mang theo mình ba thứ: học tập chuyên cần, yêu mến thiết tha môn nghệ thuật đã chọn, và nhất mực kính trọng, không phê phán thầy dạy. Từ thời xa xưa, mối quan hệ thầy và trò đã nằm trong những mối tương giao căn bản của cuộc sống và vì vậy, khiến người thầy phải nhận lấy một trách nhiệm cao cả vượt xa hơn khuôn khổ bổn phận chuyên môn.

Trong cả hai trường hợp (tôi chỉ xin nêu ra hai thí dụ này mà thôi), các vị thầy đã hành xử như chỉ có một mình. Đệ tử khó mà được họ chiếu cố bằng một ánh mắt hoặc ít ra là một lời nói. Hoàn toàn quên mình và như chìm đắm trong suy tưởng, các vị thầy lặng lẽ thực hiện các động tác chuẩn bị rồi tiếp tục trầm mình vào việc tạo hình; và cả thầy lẫn trò đều cảm thấy toàn bộ công việc từ những động tác đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thành dường như nối liền một mạch. Mà thật vậy, toàn bộ công việc có sức phô diễn mạnh mẽ khiến người ta có cảm tưởng như xem một cuốn phim tuyệt đẹp.

Nhưng tại sao vị thầy lại không giao việc chuẩn bị, dù là việc không thể bỏ qua nhưng chỉ là phụ, cho một người đệ tử có kinh nghiệm? Phải chăng ông muốn kích thích cái năng lực thấy biết và tạo hình của ông bằng cách tự mình mài mực hoặc cẩn thận tháo dây thay vì cắt phăng nó ra và vất bừa đi? Vậy cái gì khiến ông cứ phải lập lại những động tác này trong từng buổi học với sự kiên nhẫn như nhau, không hề sơ sót điều gì, để đám đệ tử bắt chước làm y như thế?
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 07-04-2008, 09:03 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Sở dĩ ông trung thành với truyền thống như vậy là vì qua kinh nghiệm bản thân, ông biết những công việc chuẩn bị có tác dụng gợi ra một tâm thái thích hợp cho sáng tạo nghệ thuật. Chính sự trầm mặc trong khi sáng tác sẽ giúp ông buông lỏng thoải mái và vận dụng hài hòa mọi năng lực sẵn có của mình, vì nếu không có cái tâm tĩnh lặng và nhạy bén, thì không thể tạo ra được một tác phẩm nào hoàn hảo. Hoàn toàn chìm đắm vô tư trong việc mình đang làm, ông được đẩy dần tới cái lúc tác phẩm đã chứa dầy những đường nét lý tưởng thì tự nhiên hoàn thành như là tình cờ hiện ra trước mặt. Giống như các bước và những tư thế trong môn bắn cung, những công việc chuẩn bị ở đây, tuy với hình thức khác, cũng có cùng ý nghĩa, còn trong những trường hợp không có các động tác chuẩn bị như thế thí dụ đối với các vũ công múa lễ và diễn viên kịch tuồng, sự tập trung và tĩnh tâm được thực hiện trước khi ra sân khấu. Cũng như đối với nghệ thuật bắn cung, chắc hẳn điều quan trọng trong các môn nghệ thuật này đó là những nghi thức, còn rõ ràng hơn là đợi thầy phải diễn tả bằng lời, những nghi thức này cho đám đệ tử biết rõ người nghệ sĩ chỉ có được tâm trạng thuận hợp khi khâu chuẩn bị và khâu sáng tạo, kỹ thuật và nghệ thuật, vật chất, và tinh thần, ngẫu hứng và cơ bản hòa quyện vào nhau và diễn ra liền lạc, không thấy chỗ nào chắp nối. Nhờ đó, người đệ tử sẽ tìm ra được một đề tài mới cho việc mô phỏng. Bbấy giờ, anh ta bắt buộc phải đem hết sức mình ra để nắm lấy nhiều phương cách tập trung và xả mình. Lúc này việc mô phỏng không còn nhắm vào các yếu tố khách quan mà bất cứ ai có chút thiện chí cũng có thể sao chép, mà trở thành phóng khóang hơn, linh hoạt hơn và "có tinh thần" hơn. Người đệ tử thấy mình đứng trước những khả năng mới, nhưng đồng thời cũng thấy việc thực hiện các khả năng này không còn tùy thuộc chút nào vào thiện chí của mình nữa.

Giả sử tài nghệ của người đệ tử có thể giữ mãi đà thăng tiến, anh ta vẫn phải đối đầu với một nguy cơ khó tránh trên con đường phát triển nghệ thuật. Đây không phải là nguy cơ làm mình thui chột do lòng tự mãn phù phiếm vì phương Đông cổ truyền không quen tôn thờ cái tôi, mà là nguy cơ bị mắc kẹt trong thành tích, được khẳng định bởi sự thành công và được tôn vinh bởi có danh tiếng, và do đó mà cư xử như thể lối sống nghệ sĩ là một hình thức sinh hoạt đặc thù, tự nhiên mà có và biện minh cho giá trị của mình.

Người thầy thấy trước nguy cơ này, nên với sự khéo léo của một nhà tâm lý học, ông cẩn thận tìm cách giúp đệ tử né tránh đúng lúc và giải thoát mình ra khỏi cái tôi. Cách gíúp của ông là làm như nhận thấy những gì mà đệ tử thu thập được chưa đáng để người ta nhắc đến một cách khác thường như thế, nhưng ông không nói ra mà chỉ gợi ý rằng mọi việc làm thích đáng chỉ được hoàn thành trong tâm trạng vô tư thật sự, nghĩa là trong tâm trạng này, người sáng tạo không còn chút gì hiện diện như là "chính mình" nữa, mà chỉ có duy nhất cái tâm là hiện diện, và cái tâm tỉnh thức không có dấu vết của cái tôi này mới có thể dò thấu mọi khoảng cách, mọi chiều sâu với "mắt nghe và tai thấy".

Như vậy, người đệ tử tự băng qua cái tôi mà đi tới. trong khi đệ tử với độ cảm nhận tăng lên lại để thầy giúp mình vào những điều đã thường nghe, nhưng chỉ qua kinh nghiệm bản thân anh ta mới bắt đầu thấy được sự thật của những điều này. Chẳng quan trọng mấy về cái tên mà vị thầy dùng để gọi những gì mà ông muốn cho người đệ tử trông biết, vì ông có gọi đó là gì đi nữa, người đệ tử cũng hiểu dù cả khi ông im lặng hoàn toàn. Điều quan trọng là nhờ đó là khởi lên một chuyển động hướng vào trong, vị thầy theo dõi chuyển động này mà không can thiệp vào diễn tiến của nó bằng những chỉ bảo mới vì sợ làm rối loạn, ông giúp đệ tử theo cách kín đáo và riêng tư mà ông đã biết. Y như câu nói lưu hành trong Phật Giáo: "Như đem lửa của cây đèn này thắp sáng những cây đèn khác", vị thầy truyền cái tinh thần nghệ thuật chân chính từ tâm này sang tâm kia để nó được sáng lên. Nếu được dành ân sủng như thế, người đệ tử sau khi thực hiện xong cái thiên hướng là một nghệ sĩ chân chính, sẽ tự thấy tác phảm bên trong mà mình phải hoàn thành là quan trọng hơn những tác phẩm bên ngoài dù hấp dẫn nhất.

Tuy nhiên, tác phẩm bên trong chính là việc biến đổi cái con người mà anh ta đang là và cái tôi mà anh ta cảm nhận là chính mình cũng như luôn luôn thấy mình là như vậy thành chất liệu sống cho việc tập luyện và tạo hình với mục đích cuối cùng là đạt đến sự làm chủ, thành thục của bậc thầy. Trong sự làm chủ này, tính nghệ sĩ và con người thường gặp nhau ở ở một cái gì đó cao cả hơn, vì sự làm chủ chỉ tỏ ra có giá trị như một cách sống khi nó dựa vào chân lý vô biên và nhờ đó mà trở nên nghệ thuật gốc nguồn. Người làm chủ bậc thầy không còn tìm kiếm nữa, mà đã tìm thấy được rõ ràng.

Với tư cách nghệ sĩ, bậc thầy là con người có tính lễ phép; và với tư cách, bậc thầy là một nghệ sĩ có tâm hồn được Đức Phật chứng giám dù ông có làm hay không làm, sáng tạo hay yên lặng, là vậy hay không là vậy. Con người, nghệ thuật và tác phẩm chỉ là một. Nghệ thuật sáng tác bên trong không tách biệt với người nghệ sĩ như việc sáng tác bên ngoài; nghệ thuật sáng tác này, cái nghệ thuật không phải do người nghệ sĩ "làm" mà chính ông "là", sinh ra từ những chiều sâu thẳm mà ánh sáng ban ngày không hề soi thấu
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #19  
Old 07-04-2008, 09:03 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Con đường dẫn tới sự làm chủ rất hiểm trở. Thường thì không có cái gì giữ được người đệ tử tiếp tục bước đi ngoài niềm tin vào Thầy nhờ anh ta bắt đầu thấy rõ sự làm chủ của Thầy. Ông là một thí dụ sống động của tác phẩm bên trong, và sự hiện diện của ông cũng đủ làm anh ta tin tưởng. Chính vào giai đoạn này, việc bắt chước thầy đạt được ý nghĩa rốt ráo và hoàn hảo nhất; nó đưa người đệ tử bước hẳn vào tinh thần làm chủ.

Người Thầy không quan tâm đến chuyện đệ tử tiến được bao xa, vừa chỉ xong con đưòng đúng, ông lại phải để mặc cho đệ tử đi một mình; và để giúp đệ tử chịu được nỗi cô đơn, ông chỉ có thể làm thêm một việc là tách anh ta ra khỏi ông bằng cách hết lòng cổ vũ anh ta đi xa hơn ông và "leo lên đứng trên vai của thầy".

Dù tiến xa tới đâu trên con đường mình đi, người đệ tử vẫn không bao giờ có thể quên thầy kể cả khi không còn thấy mặt ông nữa. Với lòng biết ơn to lớn cũng như lòng tôn kính không dám phê bình của người mới học, mạnh mẽ như niềm tin cứu độ của người nghệ sĩ, người đệ tử giờ đây đứng vào chỗ của thầy, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh. Nếu nhìn lại quá khứ xa xưa, có biết bao thí dụ cho thấy lòng biết ơn thầy vượt hơn mọi toan tính của thiên hạ thường tình.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #20  
Old 07-04-2008, 09:04 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
6.

Càng ngày tôi càng thấy mình thích ứng dễ dàng hơn với nghi lễ mà "Đại Giáo pháp của cung thuật đề ra, hoàn thành nó mà không cần gắng sức, hoặc chính xác hơn, tôi cảm thấy mình được đi qua nghi lễ đó như trong cơn mơ. Như vậy, những lời tiên đoán trước đây của Sư phụ đã được xác nhận. Tuy nhiên, tôi không thể giữ được sự tập trung đừng yếu đi vào lúc sắp bắn. Phải chờ đến lúc sức căng đã đạt tới mức tối đa không chỉ gây ra sự mệt mỏi khiến sức căng bị buông chùng, mà còn trở nên khó chịu đến độ tôi thường bị lôi ra khỏi sự tĩnh tâm và cứ chực buông tên. Có lẽ Sư phụ thấy được điều này nên la lên: "Đừng nghĩ đến việc bắn! Nếu cứ theo cách đó thì chắc chắn bắn hỏng!". Tôi đáp: "Con không thể làm vậy được, sức căng đã đến mức đau tức quá!".

Sư phụ bèn nói: 'Chỉ vì anh không buông xả mình thật sự nên mới cảm thấy thế. Mọi việc rất đơn giản, nội một chiếc lá tre tầm thường cũng có thể chỉ cho anh biết cần phải làm gì ... Nó cứ cong xuống mãi dưới sức nặng của tuyết, rồi thình lình tuyết tuột rơi xuống đất mà chiếc lá không cần lay giũ. Hãy cứ giữ y như lá tre lúc sức căng đã đến mức tối đa cho tới khi cú bắn lìa ra. Thật thế đó: khi sức căng đã đến mức tối đa thì cú bắn phải lìa, nó phải buông tha cung thủ như tuyết lìa khỏi lá tre trước khi cung thu nghĩ đến".

Nhưng dù cố gắng định tâm và không suy nghĩ cách mấy đi nữa, tôi vẫn không thể chờ đến lúc cú bắn "tự lìa". Cũng như trước, tôi không còn cách chọn lựa nào khác hơn là tự ý buông tên; và sự thất bại dai dẳng này làm tôi thêm thất vọng vì tôi đã bước qua năm thứ ba khổ luyện. Tôi không phủ nhận là tôi đã trải qua những giờ phút buồn rầu tự hỏi mình có nên tiếp tục gánh chịu một sự hoang phí thì giờ dường như chẳng tương xứng với những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã đạt được hay không. Trong óc tôi lại nổi lên lời nhắc nhở của một người đồng hương: "Ở Nhật Bản chắc có những điều quan trọng để thu thập hơn là cái môn nghệ thuật chết đói này!". Lúc trước tôi chẳng bận tâm đến lời nói này, nhưng giờ đây, tôi thấy không có vẻ gì vô lý nữa, mà gợi ra thắc mắc: Phỏng cái môn nghệ thuật mà tôi cố sức học tập đó sẽ giúp ích gì cho tôi trong tương lai?

Có lẽ Sư phụ cảm nhận được những gì đang xảy ra trong tôi, nên lúc đó theo lời kể sau này của ông Komochiya, Sư phụ định sửa hộ một tập sách giới thiệu triết học do tôi viết bằng chữ Nhật để tìm cách giúp tôi tiến bước, khởi từ lãnh vực vốn quen thuộc với tôi; nhưng cuối cùng ông bực mình bỏ tập sách qua một bên và bảo rằng bây giờ ông mới hiểu một con người cứ bận tâm vào những điều như thế đương nhiên phải thấy thuật bắn cung vô cùng khó nhọc.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™