Ghi chú đến thành viên
Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh
  #81  
Old 16-07-2008, 11:06 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 78
Giọt Buồn Nối Tiếp


Đức Uy cũng nhìn nàng, hắn định nói thêm một câu nhưng nàng đã chận ngay:
- Bằng vào tư cách đối Lý huynh cũng thế mà bằng vào tư cách đối địch cũng thế, tôi bảo đảm với Lý huynh rằng tôi không bao giờ hành động, và tôi cũng nói để Lý huynh biết rõ là tôi đến đây ngoài công việc riêng tư, mục đích là để nhìn tận mắt cái thảm bại của Lý Tự Thành khi quân Mãn Châu nhập Trung Nguyên. Tôi có thể bảo đảm với bất cứ ai rằng, trước giờ Lý Tự Thành thảm bại, tôi quyết không có một hành động nào cả.
Đức Uy cau mày:
- Nếu thế thì quả là khó hiểu...
Thất Cách Cách cười:
- Lý huynh không cần phải tìm hiểu làm gì cho mệt, Lý huynh có thể cứ cho người theo dõi, nếu tôi hoặc thuộc hạ của tôi mà có một hành động nào, Lý huynh cứ việc giết tôi đi, nếu Lý huynh không nỡ ra tay thì tôi cũng sẽ tự tử trước mặt Lý huynh.
Nhưng nói thế thôi chứ con người “trung nghĩa làm đầu” như Lý huynh thì chắc đâu có gì mà không dám xuống tay, phải không?
- Thất Cách Cách, nhiều khi tôi cũng có suy tư, nhưng cuối cùng tôi thấy hình như chúng ta chỉ có duyên mà không có nơ.....
Trầm ngâm hồi lâu, Thất Cách Cách hỏi:
- Lý huynh, một cuộc can qua, khi đã an bày thì không biết bao nhiều năm sau hai dân tộc mới có thể xem nhau như là bạn?
Đức Uy nói ngay:
- Tôi hiểu cái điều xa hơn câu nói đó, tôi hiểu lòng Thất Cách Cách, tôi vô cùng cảm kích những gì mà Thất Cách Cách đặt hy vọng, tôi đã đọc nhiều sử sách, chính các triều đại Trung Nguyên từ xa xưa đã từng chiếm cứ nhiều quốc gia lân cận, hàng mấy trăm năm, nhưng không bao giờ đồng hóa dân tộc họ được, cuối cùng thì giang sơn nào cũng phải quy hoàn về chủ đó. Thất Cách Cách, tôi nói những điều tôi hiểu xa hơn câu hỏi vừa rồi là nếu Mãn Châu chiếm cứ Trung Nguyên, mấy trăm năm sau, mấy ngàn năm sau, dân tộc Trung Nguyên vẫn còn chiến đầu cho giang sơn của họ, tôi nói thế để Cách Cách thấy rằng chúng ta chỉ có duyên thôi...
Thất Cách Cách cúi mặt, hình như nước mắt nàng chực trào ra nhưng nàng cố nuốt vào.
Bầu rượu đã cạn rồi.
Thất Cách Cách nhìn thẳng vào mặt Đức Uy:
- Lý huynh, ân tình này đã cạn theo bầu rượu nhưng tôi nguyện sẽ giúp cho Lý huynh những điều gì tôi có thể giúp được, để cho Lý huynh trọn vẹn với tấc đất ngọn rau, đó là đối với cá nhân của Lý huynh, còn tất cả thì đành theo đại cuộc.
Đức Uy cúi đầu:
- Tôi cám ơn Cách Cách.
Đức Uy nói:
- Tôi đang nói chuyện thật tình đây mà, Thất Cách Cách.
Thất Cách Cách nói:
- Tôi cũng nói thật, Lý huynh cứ cho người theo dõi.
Đức Uy gặng lại:
- Thất Cách Cách, chúng ta nói một lời.
Thất Cách Cách gật đầu:
- Vâng, tôi xin hứa một lời. Nhưng, tôi cũng có một yêu cầu là khi mà Lý huynh không bắt gặp một hành động nào gọi là “thừa cơ” của chúng tôi thì cũng xin Lý huynh hãy nương tay, cứ để chờ xem chứ đừng làm thương tổn người của Mãn Châu, khi họ không làm một chuyện gì.
Đức Uy gật đầu:
- Tôi xin đảm bảo điều đó.
Thất Cách Cách cười:
- Lý huynh, từ ngày gặp nhau đến bây giờ, có lẽ đây là lần thứ nhất mình thỏa thuận vui vẻ với nhau phải không?
Nàng vừa nói vừa trao bầu rượu cho Đức Uy và nói tiếp:
- Chẳng những tôi sẽ không có một hành động nào, ngược lại khi có tin gì xét ra có lợi cho Lý huynh, tôi sẽ tìm đủ cách cho Lý huynh biết và bây giờ...
Nàng vụt cúi mặt làm thinh...
Đức Uy hỏi:
- Sao Thất Cách Cách không nói tiếp.
Thất Cách Cách cúi mặt dàu dàu, thật lâu nàng ngẩng mặt thở ra:
- Lý huynh, tôi muốn chúng ta hãy ngồi thêm chút nữa, có thể để cho cạn bầu rượu này, tôi sẽ nói cho Lý huynh hay một việc và chắc chắn là Lý huynh sẽ đi ngay.
Đức Uy buồn buồn.
Thất Cách Cách đưa tay khêu rõ ngọn bạch lạp và ngâm nho nhỏ:
- “Lạp cự thành khôi lệ thi can”...
Đức Uy nhìn sững ngọn đèn không biết hắn nhìn ngọn đèn hay nhìn bàn tay thon nhỏ của nàng đang khêu ngọn tim bừng sáng, hắn nói thì thầm:
- Tim sắp thành tro ngấn lệ mới chịu khộ..
Thất Cách Cách ngẩng mặt lên trong nụ cười thê thiết:
- Lời thơ buồn quá phải không Đức Uy?
Đức Uy cúi đầu lặng lẽ.
Nhưng nàng lại nói, giọng nàng thật tình:
- Bây giờ tôi cho Lý huynh hay một cái tin, tôi xin nói trước, đây là tin tôi vừa nhận được chứ chưa đến tận nơi quan sát, tôi chưa biết thật hư, tôi được tin rằng bọn Lý Tự Thành đã cướp di thể của Sùng Trinh đem đặt tại Đông Hoa Môn, tôi không có ý kiến gì về chuyện nội tình của quí quốc, nhưng tôi cảm thấy đó là một hành động đê hèn.
Đức Uy đứng phắt lên:
- Đa tạ Thất Cách Cách, thay mặt thần tử nhà Minh xin bái tạ Thất Cách Cách...
Nếu quả có duyên xin hẹn còn gặp lại...
Hắn lao mình ra cửa miếu, lao vút vào đêm tối...
Ngọn bạch lạp đã tàn phân nửa.
Những giọt sáp chập chờn dưới lửa rưng rưng...
“Lạp cự thành khôi lệ thi can”...
Thất Cách Cách ngồi nhìn trân trân ngọn đèn lung lay trước gió, hai mắt nàng trơ trơ, vẻ mặt không hồn.
Chàng đã đi rồi.
Tiểu Hỷ xích lại gần:
- Cách Cách, Lý gia đã đi rồi?
Thất Cách Cách gật đầu thật nhẹ nhàng không hé miệng.
Tiểu Hỷ hỏi:
- Thất Cách Cách, hình như Thất Cách Cách có ý không muốn cho Lý gia giết Lý Tự Thành?
Câu hỏi về công chuyện thực tế đã kéo Thất Cách Cách trở về thực tế, nàng quay lại đáp:
- Nếu Lý Tự Thành chết bây giờ thì quân ta không tiến mau.
Như thấy sự ngạc nhiên của Tiểu Hỷ, Thất Cách Cách vội nói tiếp:
- Tình riêng của ta đối với Đức Uy thật nặng, nhưng các người cũng nên biết rằng ta là một Hoàng tộc Mãn Châu, ta không thể làm điều gì trái lại ý muốn của Hoàng Tộc, ta không thể làm điều gì trái lại ý muốn của Hoàng Gia, ta có thể giúp Đức Uy trong khi chàng lâm nguy, nhưng ta không thể làm ngược lại mưu đồ tiến chiếm Trung Nguyên, ta có thể chịu mang danh một kẻ lụy vì tình để theo Đức Uy đến một phương trời nào đó để sống trọn với tình yêu trong cuộc đời dân dã, chứ ta không thể làm một kẻ bán nước, phản loạn...
Tiểu Hỷ nói:
- Thất Cách Cách, tại sao người ta không thể vứt bỏ đi những điều ràng buộc để sống trọn với tình...
Thất Cách Cách cười buồn:
Thất Cách Cách cười buồn:
- Ta hiểu ý ngươi, nhưng ngươi không thấy con người ngoài tình yêu ra, còn có một người ân đối với giang sơn đối với dân tộc... Ta yêu chàng là vì chàng là con người tiết nghĩa, chàng yêu ta cũng thế, bỏ những thứ ấy ra, tình yêu giữa ta và chàng sẽ không còn ý nghĩa.
Tiểu Hỷ nói:
- Nhưng bây giờ?
Cô nữ tỳ vùng rơi nước mắt:
- Cách Cách, tội nghiệp cho Lý giạ..
Thất Cách Cách cau mặt, nhưng rồi nàng lại đưa tay vuốt tóc cô tỳ nữa và dịu giọng:
- Tiểu Hỷ, ta biết, các ngươi thương ta, thương cho hoàn cảnh ngang trái của ta và chàng, nhưng các ngươi không đứng trong hoàn cảnh của ta, của chàng... Không, không ai có quyền làm việc đó, không ai có quyền chỉ vì yêu mà bỏ mất bổn phận của mình.
Tiểu Hỷ rưng rưng:
- Nhưng từ đây cuộc đời của Cách Cách sẽ ra sao.
Thất Cách Cách cười:
- Sao? Ngươi sợ ta không có được một người chồng hay sao? Cả Mãn Châu không có người nào vừa ý ta hay sao?
Tiểu Hỷ đáp:
- Không phải là không có, nhưng làm sao Cách Cách quên được Lý gia, làm sao cuộc sống của Lý gia yên vui được khi không có Cách Cách...
Thất Cách Cách làm thinh.
Nàng ngồi trơ mắt nhìn ngọn đèn hắt hiu trước gió, ngọn gió về khuya từng cơn tạ vào cửa miếu trống trơn...
Bốn ả tỳ nữ bây giờ xoay quanh vị chủ nhân, Thất Cách Cách đã đãi họ quá hậu, nàng đã coi bốn người tỳ nữ thân tín như chị em ruột thịt, họ thương nhau và họ cũng thông cảm nỗi khổ của chủ mình.
Cả năm người ngồi lặng lẽ như những bóng ma, ngọn bạch lạp còn rất thấp, những giọt sáp rưng rưng...
“Lạp cự thành khôi lệ thi can”...
Đông Hoa Môn là một trong bốn cửa thuộc Cấm thành.
Bình thường, nơi này chỉ có cấm quân, những người dân thường ít lai vãng.
Nhưng bây giờ đã khác rồi, cấm quân không thấy nữa, không thấy một người nào.
Màn đêm sậm đục, từ xa nhìn tới, Đông Hoa Môn chỉ có một ngọn đèn leo lét như ánh lửa ma trơi.
Đến gần hơn mới nhận ra dưới chân thành mới dựng lên một cái chòi lá sơ sài, bên trong chòi có một cỗ quan tài nho nhỏ, nó là thứ “hàng chưn nhan” của những đám tang nghèo.
Trước cỗ quan tài không có nhang, không có bạch lạp, chỉ có một thếp đèn dầu leo lét.
Dưới đất, trước cỗ quan tài, có một mảnh chiếu rách, trên đó hai viên thái giám già ngồi ủ rũ, không thấy họ nhìn nhau, họ ngồi bó gối gục đầu.
Hai viên thái giám già hầu cỗ quan tài của một vị Hoàng Đế trông thật xác xơ ảm đạm còn hơn một người dân nghèo khố rách áo ôm tuyệt tự mà hai ông bạn già hàng xóm thương tình canh giùm cái xác một đêm.
Đức Uy đứng lại cách đó chừng năm mươi trượng, lòng hắn đau như cắt.
Nhưng hắn không đến nữa, hắn không sợ gì cả nhưng tình thế này không cho phép hắn sơ suất chuyện đề phòng.
Đạo hùng binh ngoài sáng không đáng sợ bằng một mũi tên trong tối, bọn Lý Tự Thành không phải không có người tài và cũng không phải ít, chúng mang di thể nhà vua về đặt nơi đây để sỉ nhục nhưng cũng có thể là miếng mồi nhử kẻ trung lương.
Đức Uy bước đi thật chậm, cẩn thận quan sát nghe ngóng.
Đi chừng ba bốn trượng nữa, Đức Uy phát giác ra rằng đang bị người theo dõi, hay ít ra cách hắn trong vòng mười trượng có người.
Bằng vào kinh nghiệm, bằng vào cảm giác bén nhạy, Đức Uy thấy chẳng những có người mà lại còn đông ít nhất cũng không phải một người.
Hắn biết rất rõ ràng, khi hắn phát hiện ra họ thì họ cũng đã phát hiện ra hắn và họ đang theo dõi, họ chưa hành động.
Họ chưa hành động, nhưng hắn phải hành động vì hắn ở ngoài sáng họ trong bóng tối, hắn phải hành động và hành động thật nhanh, hành động cho đối phương chưa kịp trở tay.
Hắn cố giữ vẻ bình thường, phải làm cho đối phương cứ ở trong tư thế theo dõi vì chưa biết rằng hắn phát hiện ra họ, hắn tính toán thật nhanh.
Hắn cứ thản nhiên để cho khoảng cách giữa hăn và họ gần hơn, hắn phải chọn thế đánh nhanh và đánh mạnh...
- Lý huynh?
Đức Uy dừng lại.
Hắn nghe đúng là giọng của Lăng Phong.
Tiếng gọi thật nhỏ, nhưng dầu nhỏ cách mấy, Đức Uy cũng không lầm lẫn, hắn có đặc biệt là nhớ rất dai và nhớ rất rõ giọng nói mà hắn đã từng nghe.
Có nhiều ngôi nhà không nguyên vẹn, có nhiều mái ngói bị sụp, có nhiều cánh cửa bật nghiêng, nhưng tường thì vẫn còn đứng vững.
Lăng Phong từ một góc tường hơi tối bước ra.
Xóm nhà này cách Đông Hoa Môn không xa lắm.
Cách ăn mặc của Lăng Phong cũng y như lúc gặp tại huyện Uyên Bình, hai gã thanh niên theo sau hắn cũng ăn mặc tương tự như thế.
Đúng là tha hương ngộ cố tri, Đức Uy bước nhanh tới nắm tay Lăng Phong vồn vã:
- Lăng huynh đệ, có mặt ở đây từ bao giờ?
Lăng Phong hé môi, nhưng hắn không nói được, vành môi trên của hắn run run và nước mắt hắn trào ra.
Hai gã thanh niên đứng sau hắn cũng cúi đầu.
Biết rõ tại sao người bạn trẻ này xúc động, Đức Uy không dám làm loãng sự xúc động đó và thật ra thì hắn cũng không thể nói ra lời.
Cả bốn người đều đứng làm thinh.
Thật lâu, Lăng Phong nghẹn ngào:
- Lý huynh, Lão Hầu Giạ..
Đức Uy vịn vai Lăng Phong, hắn hết sức cảm kích tình cảm của người bạn trẻ, hắn thấp giọng:
- Tôi đã biết, trong số anh em chúng ta đây có lẽ tôi là người biết trước hết...
nhưng thôi, Lăng huynh đệ, như thế cũng đã quá đủ rồi, tất cả chúng ta lòng ai cũng tan nát nhưng chúng ta còn trách vụ nặng nề.
Lăng Phong nói:
- Tôi biết, Lý huynh, nhưng thật thì khi gặp Lý huynh, tôi cầm lòng không đặng.
Đức Uy vỗ nhẹ vào vai hắn:
- Thong thả rồi mình nói chuyện sau, bây giờ giới thiệu cho biết hai người bạn mới.
Lăng Phong nói:
- Phan Ngọc và Kim Khuê, nhị vị sư đệ vốn là người bên cạnh bang chủ, nhưng bây giờ vì thiếu người nên bang chủ phải cho đi.
Hai gã thanh niên bước tới vòng tay.
Đức Uy nắm tay hai gã thanh niên và nói:
- Từ đây, trên con đường trùng hưng đế nghiệp, chúng ta còn phải đồng cam cộng khổ với nhau, nhị vị huynh đệ cũng đừng nên quá giữ lễ.
Hắn quay qua nói với Lăng Phong:
- Lăng huynh đệ, tình hình quí bang ra sao?
Lăng Phong đáp:
- Lý Tự Thành phạm kinh, anh em trong bang tổn thất khá nhiều, bây giờ thì tất cả gần phân tán, rút vào bí mật, thật là một chuyện đau lòng, bao nhiều đời nối tiếp, bây giờ phải đổi thay y phục.
Đức Uy nói:
- Cũng không thể làm sao hơn được, vả lại đây cũng chỉ nhất thời... Phương chi hiệu kỳ của Đại Minh Triều trên mặt thành cũng thay đổi rồi thì đâu còn có gì không thể thay đổi được... À, người của quí bang còn có ở đây chứ?
Lăng Phong nói:
- Hầu hết đều còn, sao? Lý huynh cần người?
Đức Uy lắc đầu:
- Không, chỉ nhờ Lăng huynh đệ nói giùm môt tiếng là tình hình hiện tại mờ ám lắm, binh Mãn Châu đã giàn đầy ngoài biên giới, họ chuẩn bị đánh thốc vào, chúng ta còn phải đề phòng ở bên trong ngay bây giờ chưa có giết Lý Tự Thành, vì chính triều coi như không còn nữa, nếu ta giết Lý Tự Thành ngay bây giờ thì không khác nào giúp họ tiến binh mau hơn. Vì thế chúng ta không thể vì một tên Lý Tự Thành mà làm cho giặc ngoại xâm thừa cơ hội.
Lăng Phong đáp:
- Vâng, tôi sẽ truyền vụ việc của Lý huynh cho tổng đường.
Đức Uy nói:
- Còn thêm một vụ nữa là vị Thất Cách Cách đang có mặt tại đây, nhưng tôi đã cùng nàng giao ước “bất tương xâm”, tôi thấy trong tình thế hiện tại bớt được bên nào hay bên ấy, nên đã thỏa thuận là sẽ không khuấy rối lẫn nhau, tuy nhiên, nàng cũng không phải một mình, mà lại còn có tên Cửu Vương Gia, chưa biết nàng có ngăn chặn được hành động của chúng hay không, vậy Lăng huynh đệ cũng cho anh em biết về chuyện đó để theo dõi và báo tin cho tôi biết về hành tung của họ.
Lăng Phong cau mặt:
- Chuyện đó giữa Lý huynh và Thất Cách Cách thì có thể tin, nhưng vì nàng đôi khi còn phải bị động, nên chúng ta cũng phải đề phòng.
Đức Uy gật đầu:
- Tôi biết, rất có thể họ nằm yên để chờ đại quân biên cánh, vậy Lăng huynh đệ hãy cho anh em theo dõi, vừa rồi tôi gặp nàng trong một ngôi miếu hoang gần đây, không biết bây giờ đã đi về hướng nào...
Lăng Phong gật đầu:
- Được rồi, Lý huynh hãy yên lòng về phần đó.
Đức Uy hỏi:
- Ba vị đến đây để dọ thám hay hành động?
Lăng Phong nói:
- Để dọ thám và nếu thấy có gì tiến triển thì tùy cơ mà hành động.
Đức Uy nói:
-Ba vị hãy để cho tôi đi trước tìm hiểu tình hình. Hãy đợi tôi nhé!
Lăng Phong trố mắt:
- Không được, nguy hiểm lắm, Lý huynh hãy để cho anh em chúng tôi phá mai phục, một mình Lý huynh không được vì bây giờ mình chưa biết chúng đông hay ít và cũng chưa biết chúng còn có cung nỏ haỵ..
Lý Đức Uy khoát tay:
- Lăng huynh đệ, bây giờ, tại đây, Lăng huynh đệ phải tạm thời tuyệt đối nghe theo tôi, phải kể như ra lịnh.
Lăng Phong cúi mặt lo âu...
Đức Uy nói:
- Vả lại, phá mai phục là một vấn đề nguy hiểm, một mình tôi tiến thoái dễ hơn, bao giờ thấy mai phục của chúng bị phá rồi thì ba vị hãy hành động thật nhanh. Chúng ta đi.
Từ phía xa, một bóng người lao vút tới như tên bắn.
Lăng Phong buột miệng kêu lên:
- Hảo thân pháp... Tôi chưa từng thấy cách phi thân như thế đó, không biết là ai...
Đức Uy chú mục nhìn theo và vùng hớt hải:
- La Hán...
Tốc độ phi thân thật nhanh, chỉ trong vòng hai câu nói của Đức Uy và Lăng Phong thì bóng người đã đến cách chỉ còn vài mươi trượng...
Lăng Phong chồm mình tới trước và cũng kêu lên:
- Đúng rồi, Tử Kim Đao.
Không thể lầm lẫn được, bóng người một tay cầm Tử Kim Đao.
Hắn phóng mình thật nhanh, sức đi như gió, hắn lao thẳng vào gian chòi, nơi có cỗ quan tài.
Đức Uy nói nhanh:
- Không kịp rồi, trớn đi của hắn chúng ta không làm sao cản kịp, hành động ngaỵ..
Vừa nhún mình lên vừa la lớn:
- La Hán, có mai phục.
Thanh Ngư Trường Kiếm nhoáng lên, hắn lao bắn ra xeo xéo góc chòi.
Tiếng gọi của Đức Uy làm cho La Hán giật mình, hắn xoay một vòng và dừng lại thật nhanh, nhưng trớn đi quá mau, hắn dừng lại thì cũng đã gần tới mặt thành.
Ngay khi đó, từ trên mặt thành, hai bóng áo vàng nhảy xuống, hai thanh kiếm thép phủ xuống đầu La Hán.
Nhưng ánh tử quang chớp lên thì hai tên đà ngã lăn xuống đất.
Năm tên thấy vậy vội vàng nhảy ra, nhưng còn lại chưa kịp thủ thế là đã có thêm hai tên ngã xuống.
Từ trên mặt thành lại nhảy xuống bốn tên nữa và ánh thép của Ngư Trường Kiếm lại loáng theo thanh Tử Kim Đao.
Lại thêm mấy tiếng rú nổi lên, tiếng binh khí văng bắn vào tường thành, hai thanh kiếm của hai tên áo vàng bật ghim vào đó và hai thây người ngã sấp.
Phía bên trái năm tên áo vàng hình như đã biết sự lợi hại của thanh Tử Kim Đao chúng liền đứng sát vào nhau, năm thanh kiếm chĩa ra một lượt.
Năm thanh kiếm chống một ngọn đao, họ đã ớn sức mạnh dị thường của La Hán.
Năm thanh kiếm của năm tên áo vàng dựng lên như núi, đã được phát ra phục kích, họ biết trước những kẻ đến đây cướp quan tài không phải hạng tầm thường, hạng tầm thường thì họ cũng không cần phục kích làm chi cho tốn công, và một khi đã biết đối phương không phải tầm thường mà họ quyết tâm giết cho được khi rắp tâm “móc mồi câu” thì những kẻ phục kích này cũng không thể thấp hơn bọn kiếm sỹ thân cận của Lý Tự Thành.
Họ là cao thủ.
Năm thanh kếim của họ cùng dùng sức, năm thanh kiếm nhập một như bức tường thành.
Aùnh tử quâng lóe lên.
Tiếng thép khua ngân dài, năm tên áo vàng loạng choạng thối lui.
Tai của La Hán cũng nghe hơi dội.
Nhưng hắn là người luôn luôn không bao giờ để cho địch có thì giờ, thanh đao đưa qua rồi là lấy lại ngay, trong khi năm tay kiếm hãy còn đứng chưa vững.
Nhưng họ là cao thủ, họ biết đâu là nguy hiểm, họ rất biết địch nhân, tuy họ chưa đứng vững, nhưng họ vẫn còn đủ sức để nhún chân phóng ra sau.
Họ phóng ra sau một lượt, một lượt nhưng vẫn phải có trước có sau một đôi phân, cao thủ giao đấu cũng chỉ cần một đôi phân ấy.
Không nghe tiếng khua, vì mũi đao ngọt lắm, hai tên áo vàng tránh khỏi, hai tên bứt ngang thân áo mát lạnh làn da, chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Một tên ngay bụng dưới hở ra một đường trắng sắt, hắn buông thanh kiếm, hai mắt trợn trừng và bụng hắn bỗng như phình ra, tiếp theo đó ruột và máu cùng trào ra một lượt. Hắn từ từ ngã xuống.
La Hán phát thế công thì Đức Uy cũng võ động thanh Ngư Trường Kiếm, thanh kiếm không có hào quang nhiều như thanh Tử Kim Đao, như bóng áo trắng của Đức Uy quay như chong chóng, cái quay của hắn làm cho đối phương rất khó thấy được hướng đi của đường kiếm.
Hai tên áo vàng tấn công bên phải không thể phân biệt được chúng cứ nhắm bóng trắng tấn công, nhưng hai thanh kiếm vừa nhoáng lên thì cả hai bỗng nghe ngực mình rát lại, chỉ thấy cảm giác thoáng qua thôi chứ không làm sao ý thức được rõ ràng, vì cả hai ngã ngửa thật nhanh.
Quả đứng làm thứ chém sắt như bùn, cả bốn bộ xương sườn của hai tên áo vàng bung ra mà không nghe thấy một tiếng khua.
Phổi tim và máu đổ nùi dưới đất.
Ba anh em của Lăng Phong lao thẳng vào chòi, nhưng nơi đó đã tràn ra sáu tên áo vàng cầm kiếm, chúng vây chặt ba anh em Lăng Phong vào giữa.
Liếc về phía đó, La Hán nói với Đức Uy:
- Ba không cự nổi sáu đâu, anh ở đây tôi qua bên đó...
Hắn vừa nói vừa nhảy lui, nhưng khi hắn vừa nhún chân thì thanh Tử Kim Đao cũng đã nhoáng lên, hắn vừa tới bên kia thì hai tên áo vàng bên này cũng vừa ngã xuống.
La Hán vừa qua tới, chân hắn chưa chấm đất thì nhiều tiếng rú nổi lên, vì hắn chưa chạm đất nhưng thanh Tử Kim Đao đã loáng tới rồi.
Thanh đao nặng lắm mà sức của La Hán lại quá mạnh, đao không khi nào đi ngắn, vì thế chỉ một đao thôi, hắn đã tiện luôn một lúc ba tên.
Ba tên còn lại mặt không còn chút máu.
La Hán nói thật nhanh:
- Ba chọi ba là công bình, linh cữu để tôi lo.
Hắn nói thật nhanh và hành động cũng thật nhanh, chưa dứt tiếng là hắn đã sát vào cỗ quan tài.
Thanh Tử Kim Đao kẹp vào nách trái bằng khúc tay cụt, tay phải của La Hán choàng ngang qua cỗ quan tài.
Tài sản của haitc

  #82  
Old 16-07-2008, 12:22 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 79
Nước Mắt Người Yêu


Cỗ quan tài tuy lớn hơn con người của La Hán khá nhiều nhưng bằng cánh tay thần lực đó, hắn sẽ nhấc bổng như không.
Không phải La Hán ước lượng, mà ai biết hắn đều cũng có thể ước lượng một cách chắc chắn như thế vì sức mạnh của hắn quả có thừa.
La Hán vừa đứng sát vào cỗ quan tài thì hai lão thái giám cũng đứng lên.
Lão thái giám đứng bên trái, lão đứng đối diện với La Hán và lão nhìn hắn bằng đôi mắt đỏ hoẹ..
Và khi La Hán vừa choàng tay qua cỗ quan tài thì lão vùng lao tới.
Sức già không còn bao nhiêu, có lẽ lão cũng biết như thế nên lão cố gom hết sức lực còn lại trong người và cả thân hình của lão nhập mạnh vào La Hán.
Không hề để ý vì không ngờ viên thái giám già lại làm như vậy, La Hán bị cả khối người phì nộn của lão chạm vào vai quá mạnh, hắn bật ngửa vào sát vách chòi.
Vì dùng quá sức nên khi La Hán bật ngửa thì lão thái giãm cũng lật ngang, lão lật chồng lên cỗ quan tài.
Cũng như khi ráng sức tống vào La Hán bây giờ lão lại rán thêm lần nữa, lão la lạc giọng:
- Nằm xuống, địa lôi...
Tiếng “lôi” của lão không nghe rõ, vì bị át bởi một tiếng nổ long trời.
Là những người đã học được nhiều kinh nghiệm và nhờ vào phản ứng của cảm giác thật nhạy, Đức Uy và ba anh em Cùng gia bang chuồn lẹ xuống đất và lăn ra xa như cái trục.
Khói bụi bay mờ mịt, những tấm lá, những khúc cây của cái chòi bay tưng lên rồi lác đác rơi theo gió, Đức Uy nhổm dậy ngay và khi hắn với ba anh em Cùng gia bang lao tới lại thì khói cũng tan dần.
Trong mùi khói thuốc khét lẹt với bóng khói sáng dần, họ không còn thấy căn chòi đâu nữa.
Hai lão thái giám cũng không thấy, những tên áo vàng ngã gục dưới chân thành.
La Hán nằm ngửa sải tay chân, hắn không còn động đậy.
Đức Uy tái mặt chồm tới thì từ xa vụt đưa lại một tiếng rú thất thanh:
- La Hán...
Ba bóng người lao tới cùng một lúc:
Mông Bất Danh, Triệu Nghê Thường và Mẫn Tuệ.
Nghê Thường vẹt người nhào tới, nàng ôm thây La Hán khóc rống lên.
Bao nhiều ngày lặn lội, bao nhiều dặm đường xa, vừa theo kịp được thì cũng vừa xảy ra thảm cảnh.
Tất cả mọi người chết điếng.
Đức Uy và Mẫn Tuệ không còn tâm tình để mừng nhau.
Là một con người rất khó bộc lộ chuyện xúc động, nhưng bây giờ thì Mông Bất Danh đã phải run.
Khóe miệng nhăn nheo của lão giật giật liên hồi.
Vành môi khô khan của lão run run nhưng nói không rõ tiếng.
Nghê Thường gục đầu vào ngực La Hán, nàng khóc cũng không còn ra tiếng.
Ba anh em Cùng gia bang đứng thẳng người và tất cả cúi đầu.
Qua phút kinh hoàng, Mông Bất Danh trấn tĩnh, ông ta bước tới nắm tay Nghê Thường kéo ra và nói:
- Tránh, để cho ta xem.
Tiếng nói của lão Mông vừa dứt thì chuyện lạ phát ra.
La Hán vùng mở mắt.
Hắn ngóc đầu dòm qua dòm lại, vẻ mặt ngơ ngơ:
- Sao vậy?...
Và hắn bắt gặp khuôn mặt đầm đìa của người yêu, hắn kêu lên:
- Nghê Thường, em...
Hắn lồm cồm ngồi dậy.
Nghê Thường nhào tới, hai tay nàng ôm cứng La Hán, giọng nàng lẩy bẩy:
- La Hán, anh không...
Bây giờ La Hán mới trấn tĩnh, hắn nhớ lại.
Hắn đẩy Nghê Thường ra và mò mò khắp châu thân.
Mông Bất Danh ngồi xuống:
- La Hán, đưa ta xem...
Đức Uy và ba anh em của Cùng gia bang cũng bu lại...
Mẫn Tuệ lên tiếng:
- Lý huynh, coi chừng Bạch thiếu hiệp bị nội thương.
La Hán mò mò bật cười:
- Không có sao hết, không có gì hết, nhưng tại sao lại ngất kỳ quá.
Đức Uy nói:
- Không khí bị ép bởi chất nổ.
Mông Bất Danh nói:
- Vận công thử xem.
La Hán ưỡn ngực hít hơi và lắc đầu:
- Không có sao cả, chỉ hơi tức ngực.
Nghê Thường nhoẻn miệng cười:
- Trời ơi, tưởng đâu...
Thật là tội nghiệp, nàng cười trong khi nước mắt nước mũi chàm ngoàm, Mẫn Tuệ nhìn nàng mà không ngăn nước mắt.
Đức Uy lắc đầu:
- Thật ai cũng giật mình.
La Hán thở ra:
- Trong quan tài không có thi thể, chỉ đầy chất nổ, tội nghiệp cho nhị vị lão nhân gia.
Mông Bất Danh nhòm quanh:
- Ai.
Lăng Phong đáp:
- Một vị lão thái giám.
La Hán nói:
- Như vậy là hai vị ấy đều biết âm mưu...
Lăng Phong tặc lưỡi:
- Tôi nghiệp, nhị vị chết mà không được toàn thây.
Mông Bất Danh dậm chân:
- Tức vì ta đến trễ...
Và ông lại hỏi Nghê Thường:
- Thường nhi, hãy lạy tạ vong linh vị lão ân nhân.
Nghê Thường qùi thụp xuống lay ba lạy, nước mắt nàng lại trào ra.
Mẫn Tuệ vùng gục đầu vào vai Đức Uy khóc ngất.
Đức Uy biết tại sao nàng khóc, hắn vuốt tóc nàng và dịu giọng.
- Muội muội, đừng khóc nữa, lão nhân gia ân nghĩa cũng đã vẹn toàn...
Hắn ngưng ngưng và cúi mặt, vô tình hắn đã lặp lại đúng y câu của Thất Cách Cách an ủi hắn.
Mẫn Tuệ gật đầu:
- Tôi biết, nhưng không làm sao dằn được.
Thật tình, trong hoàn cảnh này không ai có thể ngăn được dòng nước mắt và có lẽ nếu khóc được thì cũng vơi bớt phần nào. Nhưng Đức Uy không khóc được, hắn không thể để rơi nước mắt.
Lăng Phong nói:
- Lý huynh, chúng ta mắc bẫy và rõ rằng di thể Thánh Thượng không có ở đây.
La Hán ngẩng mặt dòm quanh và nói:
- Để tôi hỏi...
Hắn bước lại góc tường thành, tên bị hắn chặt rơi cánh tay trước nhất, bây giờ đang nằm rên rỉ.
Thanh Tử Kim Đao chĩa vào yết hầu của tên bị chặt tay, La Hán gằn giọng:
- Nói, Lý Tự Thành đem di thể của Hoàng Thượng đi đâu?
Tên áo vàng líu lưỡi:
- Tôi... tôi không biết...
La Hán nhích mũi đao, nhưng Lăng Phong cản lại và hỏi tên áo vàng:
- Kể cả người thái giám già tự sát sau nữa là tất cả có ba thi thể tại Môi Sơn, ngươi có biết không?
Tên áo vàng lắc đầu:
- Giặc dã lan tràn, thây người đầy đất, tôi làm sao biết được ai là ai?
Hắn có vẻ nói thật, vì hắn khó mà biết được.
La Hán định nói, nhưng Mông Bất Danh khoát tay:
- Thôi, hãy để cho hắn sống với cánh tay cụt của hắn, cho hắn đi đi.
La Hán quay lại:
- Nhưng còn thi thể của Hoàng Thượng?
Mông Bất Danh lắc đầu:
- Hắn không biết đâu, ta sẽ có cách.
La Hán thâu đao lại, hất cho hắn một đá và nói:
- Đi đi.
Tên ào vàng lồm cồm ngồi dậy loạng choạng bước đi, nhưng không bao xa là hắn lại quị xuống.
Công lực của hắn quá tầm thường, hắn không chịu nổi với vết thương rụng cánh tay của hắn.
Mông Bất Danh nói:
- Chỗ này không thể ở lâu, tất cả hãy theo ta.
Oâng ta nói xong là băng mình đi trước.
Trên đường đi, Mẫn Tuệ nói nhỏ với Đức Uy:
- Lý huynh, có một chuyện tôi không dám nói, nhưng không nói thì lại không đành, Tổ thư thự..
Đức Uy gật đầu:
- Tôi biết, La Hán đã có gặp và nói rõ rồi.
Hắn kể lại từ đầu chí cuối cho nàng nghe và khi nghe Đức Uy kể chuyện người ni cô cứu Trường Bình công chúa thì nàng mừng quá không kịp nghe nữa, nàng chận nói:
- Như vậy là Tổ thư thư đã được sư phụ tôi cứu rồi.
Đức Uy nói:
- Làm sao chắc như vậy?
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi biết, vì Tổ thư thư vốn không biết võ, không ai có thể trong một thời gian ngắn mà đào tạo nhanh như thế, chỉ có gia sư là có độc môn ấy, vả lại nếu bảo Tổ thư thư là ni cô thì quá đúng rồi...
Đức Uy gật đầu:
- Cứ theo muội muội nói thì cũng có lý, nhưng... không hiểu tại sao...
Hắn thở dài nhè nhẹ và nói tiếp:
- Nhưng thôi, mình cũng nên tôn trọng ý muốn của nàng, bây giờ thì cũng chẳng còn biết phải làm sao...
Tuy không nghe, nhưng Mẫn Tuệ vẫn biết sau câu nói của hắn lại là một tiếng thở dài.
Nàng nói:
- Tổ thư thư vì đại nghĩa giết giặc và cha nàng cũng phải đền tội, nàng không chết được thì tự nhiên nàng phải xuất gia, chúng ta nên cầu nguyện...
Đức Uy cúi mặt làm thinh.
Mông Bất Danh đi trước vùng đứng lại, ông ta nói:
- Thôi, nghỉ được rồi, nghỉ để khỏe rồi còn nói chuyện.
La Hán và Nghê Thường đứng lại.
Ba anh em Cùng gia bang dừng lại.
Cuối cùng là Đức Uy và Mẫn Tuệ.
Mông Bất Danh vẫy tay:
- Ngồi xuống, ngồi xuống cho giãn gân cốt cái đã.
Cả bọn ngồi xuống trầm ngầm một chút, Mông Bất Danh quay hỏi Mẫn Tuệ:
- Đã nói chuyện về Tổ cô nương chưa?
Mẫn Tuệ gật đầu:
- Có, Mông lão, Lý huynh cho biết chị Thiên Hương đã được gia sư cứu sống và đang theo người học đạo, chị ấy mới vào cung cứu Trường Bình công chúa...
Mông Bất Danh trố mắt:
- Thiên Hương còn...
Mẫn Tuệ thuật lại câu chuyện đầu đuôi, Mông Bất Danh gật gật đầu:
- Quả là trời cao có mắt, đại nghĩa diệt thân không phải là xưa nay không có, nhưng trường hợp của Thiên Hương quả thật đáng thương mà cũng đáng kính...
La Hán nói:
- Tôi đã biết Tổ cô nương, tôi đã có nhiều kính phục, nhưng riêng về chuyện này không thể nói là kính phục mà phải thấy nàng đúng là thánh nữ.
Mông Bất Danh gật đầu:
- Đúng, quả là thánh nữ...
Đức Uy làm thinh, hắn không nói được câu nào.
Tự nhiên, lòng vẫn như bao nhiêu người khác, hán cung kính phục nàng, nhưng ngoài sự kính phục ra, lòng hắn bỗng nghe thêm nhiều chua xót...
Hình như thấy được Đức Uy về chuyện đó, Mông Bất Danh vội nói:
- Thánh cũng được, thần cũng xong, miễn là nàng còn sống trên đời là mình được yên tâm...
Ngưng một chút, ông ta nói tiếp:
- À, về chuyện di thể của Thánh Thượng...
Ông ta liếc Đức Uy:
- Ta nói ông bạn trẻ có thích nghe thì nghe bằng không thì thôi, Hoàng Thượng vì giang sơn, vì danh dự mà tuẫn tiết, thi thể tự nhiên không được để cho địch cướp, nhưng dầu gì cũng là một cái thây chết, chúng ta không có quyền liều mạng, chúng ta cần phải sống...
Đức Uy nhướng mày:
- Mông lão nói thế có nghĩa là...
Mông Bất Danh gật đầu:
- Cứ theo ta và Nghê Thường, Dương cô nương đến kinh thám dọ thì biết rằng trước khi Thánh Thượng bị giặc bức khỏi cung thì đã cho thái giám và ngự lâm thân tín đưa Thái tử, Đinh Vương, Thừa Vương ra khỏi cung, như vậy bây giờ ba vị ấy đang mông trần thất lạc, chuyện của chúng ta bây giờ là phải tìm cho được ba vị ấy, chứ không phải bu quanh chuyện thi thể của Thánh Thượng, phải lo cho Thái tử và nhị vị Vương gia, phải có Thái tử hiệu triệu dân chúng, hiệu triệu quần thần chống giạc, danh mới chính, ngôn mới thuận, có phải vậy không?
Đức Uy gật đầu:
- Tôi hiểu rồi, đa tạ Mông lão, nếu không có Mông lão nhắc nhở, vì nóng lòng, tôi sẽ làm không đúng việc...
Đức Uy trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp:
- Chỉ có điều bây giờ chúng ta không biết Thái tử và nhị vị Vương gia mông trần ở phương nào.
Mông Bất Danh nói:
- Không biết thì kiếm, thì tìm, chúng ta hãy đi thôi.
Mọi người cùng lên đường. Họ bắt đầu hỏi thăm về Lý Đức Uy trong những ngày vừa qua. Chàng kể lại mọi chuyện, sau khi mất sức và nhờ Thất Cách Cách cứu tỉnh tại ngôi miếu hoang tại phía tây thành.
Hắn cũng thuật lại lời giao ước về chuyện án binh bất động.
Đôi mắt của Mẫn Tuệ đỏ hoe:
- Thật quả trời cao còn thương tưởng người lành, tôi cứ phập phồng lo sợ sẽ không còn gặp lại.
Nàng hỏi nhỏ Đức Uy:
- Bây giờ nàng ở đâu? Có thể gặp được chăng?
Đức Uy chưa trả lời thì Mông Bất Danh đã nói:
- Chuyện này thật lạ, họ đã có mặt tại đây, đáng lý phải thừa cơ hội, vì đó là nguyên tắc dụng binh, thế nhưng sao vị Thất Cách Cách ấy lại làm như thế? Không thể đến đây rồi chỉ chờ đại binh ở biên cương?
Đức Uy nói:
- Chính vì để đề phòng, tôi đã nhờ anh em Cùng gia bang theo dõi để giám thị hành động của họ, để xem mục đích chính của họ như thế nào, chắc có lẽ cũng không khó biết lắm đâu.
Mông Bất Danh hỏi:
- Cứ theo lời giao kết thì nếu họ không động tĩnh gì thì mình cũng không động đến họ phải không?
Đức Uy nói:
- Trong tình hình này, gạt ra được lực lượng nào thì ta nên cố mà gạt ra, họ không bao giờ để cho yên được dài lâu, nhưng tạm thời mình còn phải đối phó quá nhiều nên cứ coi như tạm thời hưu chiến, nhưng nếu họ có hành động thì dầu muốn dầu không buộc lòng mình phải đối phó.
Mông Bất Danh gật đầu:
- Đúng rồi, bây giờ công chuyện chính của chúng ta là phải gấp rút tìm Thái tử và nhị vị Vương gia, tự nhiên chúng ta phải chia ra.
Đức Uy trầm ngâm:
- Cứ theo như Mông lão thì sau khi đã tìm được Thái tử và nhị vị Vương gia rồi, chúng ta nên làm sao?
Mông Bất Danh nói:
- Còn làm sao nữa? Ngay bây giờ Thánh thượng đã băng hà, nhưng Đại Minh Triều chưa phải là diệt vong, binh mã của Ngô Tổng đốc Liên Tô cũng không xa lắm, sau khi tìm được Thái tử và nhị vị Vương gia, chúng ta hỏa tốc bảo hộ đưa đến trung dinh Ngô Tam Quế để Thái tử dùng binh mã đó tảo trừ phản nghịch. Quốc gia một ngày không thể không có vua, Thái tử phải lấy mệnh lệnh thiên tử hiệu triệu thần dần cần vương diệt giặc.
La Hán lắc đầu:
- Dùng binh mã của Ngô Tam Quế để tảo trừ nghịch đảng, tôi sợ không được ổn.
La Hán nói:
- Lão gia đừng quên rằng binh mã của Ngô Tam Quế hiện đang cầm cự với Mãn Châu, nếu dùng binh mã đó để giải tỏa Bắc Kinh thì biên cương miền bắc phải bỏ ngỏ quân Mãn Châu nhất định sẽ thừa cơ đó mà tràn vào.
Mông Bất Danh nhíu mày ngẫm nghĩ và gật gật đầu:
- Đúng, ta quên, nếu đưa binh mã Ngô Tam Quế về tảo trừ bọn Lý Tự Thành thì đúng là biên cương bỏ trống, nhưng nếu cứ để binh mã đó trấn thủ biên cương thì bọn Lý Tự Thành...
Đức Uy nói:
- Tình thế hiện tại không cho phép ta có kế hoạch lâu dài, bây giờ cứ cố tìm cho được Thái từ và nhị vị Vương gia, hộ tống đến trung quân của Ngô Tam Quế, sau đó sẽ tính kế lâu dài mới được...
Mông Bất Danh gật lia lịa.
Mẫn Tuệ nói:
- Theo tôi thì Mông lão và tôi một ngả, Nghê Thường và La Hán một ngả, Lý huynh đi một mình còn ba vị Cùng gia bang thì đi chung. Như vậy chúng ta có cả thẩy là bốn toán.
Chuyện phân công này hơi lạ.
Đã nghĩ tới người, nàng đã không muốn cho Nghê Thường và La Hán đi riêng, thế tại sao nàng lại không nghĩ đến mình?
Đức Uy có hơi làm lạ, nhưng hắn không tiện hỏi.
Hắn cảm thấy cũng có khi nàng thấy Nghê Thường và La Hán cần phải chung, vì những ngày trước đây, La Hán đã có ý nghĩ tránh mặt Nghê Thường muốn cho nàng đừng vì hắn mà bận tâm, hắn đã có mặt cảm về sự tàn tật của mình, hai người đó cần đi chung, Nghê Thường có thể an ủi hắn nhiều về tâm sự.
Riêng nàng với Đức Uy coi như đã an bày và nhất là trong hoàn cảnh hiện tại cũng không cần phải có chuyện đi chung.
Đức Uy chỉ nghĩ thế thôi, chính hắn thấy như thế cũng không có gì không ổn.
Thế nhưng Mông Bất Danh thì có vẻ chưa vừa lòng, ông ta gặng lại:
- Sao? Cô nương định đi với lão?
Mẫn Tuệ gật đầu cười:
- Đi chung với lão nhân gia đã quen rồi, nhất là còn nhiều chuyện thuộc về kinh nghiệm cần phải được lão nhân gia dạy bảo thêm cho.
Mông Bất Danh lắc đầu:
- Cái cô bé này lạ quá, ta đang lo bây giờ gặp nhau thì chắc tên già này linh đinh một mình, không ngờ cô bé lại muốn đi cho có bạn, chắc sợ già này buồn chứ gì? Cũng không sao, có đi đâu thì mấy ngày rồi cũng đảo lại kinh sư chứ mất đi đâu mà sợ.
Oâng ta đứng dậy nói luôn:
- Đi nghe, cứ như thế đi rồi có gì sẽ tính sau.
Lăng Phong nói:
- Ba anh em tôi xin đi trước, có tin gì thì Cùng gia bang sẽ thông báo ngay cho chư vị.
Hắn vòng tay chào mọi người rồi dẫn Phan Ngọc, Kim Khuê rẽ xuống hướng Tây Nam.
Bọn Lăng Phong đi rồi thì La Hán và Nghê Thường cũng đi ngay, tiếp theo là Mông Bất Danh và Mẫn Tuệ, còn lại một mình Đức Uy vẫn còn đứng đó.
Hắn nhìn theo bóng của Mẫn Tuệ khuất dần và bỗng thở dài.
Không hiểu tại sao, bằng vào một linh cảm dị thường hắn cảm thấy chuyện đi kiếm Thái tử và nhị vị Vương gia thật là mỏng manh.
Trong lúc loạn quân công hãm Kinh sư, tình thế thật hỗn loạn, nếu Thái tử và nhị vị Vương gia thoát ra trước được nhất định người bảo hộ không bao giờ nấn ná gần đây, vì cuộc diện nguy cấp thật đã rõ ràng.
Thêm vào đó, ngoài chuyện đi tìm Thái tử và nhị vị Vương gia ra, Đức Uy bỗng nhớ đến Tào Hóa Thuần. Đối với tên này, mối lo ngại của hắn có phần nặng hơn cả Lý Tự Thành.
Đám binh ô tạp của họ Lý chỉ có thể thừa cơ chiếm Bắc Kinh, nhưng một khi gặp phải đạo binh hùng hậu của Mãn Châu, chắc chắn chỉ cần một trận là tan rã, cái kẻ nguy hiểm tồn tại vẫn là Tào Hóa Thuần, hắn đã cấu kết bè đảng trong cung, hắn có thế lực và nhất là hắn rất am hiểu tình hình hoàng tộc và các đại thần, con người đó một khi đã rắp tâm bán nước thì Lý Tự Thành hay Mãn Châu, bất cứ bên nào thắng hắn cũng đều có thể ngả theo.
Nếu một mai Ngô Tam Quế không cản nổi Mãn Châu, chúng tràn vào Kinh sư đánh đuổi Lý Tự Thành, thì mối nguy hiểm vẫn là tên Tào Hóa Thuần, hắn là người đắc lực cho giặc về đường đi nước bước.
Đức Uy đứng trầm ngâm, bao nhiêu chuyện phức tạp làm cho hắn cảm thấy khó khăn, sự có mặt của Thất Cách Cách mà nàng bằng lòng án binh bất động cũng là điều đáng lo ngại.
Nàng hứa không “thừa gió bẻ măng” nhưng nàng có nói thêm rằng nàng chỉ bảo đảm khi đại quân Mãn Châu chưa xâm nhập, nàng nói như thế có rất nhiều hậu ý.
Phải chăng người Mãn Châu đã nắm chắc được một thế cờ?
Phải chăng chuyện đưa đại quân tràn qua biên giới, xâm nhập Kinh sư là chuyện chỉ trong vòng sớm tối?
Nghĩ đến chuyện này, Đức Uy chợt rùng mình, hắn vội vã lao mình thật nhanh về phía Nam thành.
Xa xa, từ ven thành kéo dài lên hướng Bắc tiếng chó tru dài thê thiết.
Tài sản của haitc

  #83  
Old 16-07-2008, 12:24 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 80
Nhìn Nhau Nước Mắt Lưng Tròng


Vừa quẹo qua ngõ ngoặc là Mẫn Tuệ đứng lại.
Nàng nhìn về phía Đức Uy đang đứng thật lâu, mãi cho đến khi hắn đi rồi mà nàng vẫn chưa cất bước.
Vẻ mặt của nàng trông thật là thảm nảo.
Mông Bất Danh lên tiếng:
- Cô nương, thật lão không hiểu được ý định của cô nương về chuyện phản công này ra sao cả, tại sao để Đức Uy đi một mình?
Mẫn Tuệ quay lại thở dài:
- Mông lão gia, tôi còn có việc phải làm mà không thể có mặt Đức Uy.
Mông Bất Danh gật gù:
- Ta cũng nghi ngờ như thế, nhưng không hiểu rõ ý định của cô nương...
Trầm ngâm thật lâu, Mẫn Tuệ vụt hỏi:
- Mông lão gia là người từng hoạt động nhiều về phương Bắc, nhưng quanh đây chắc lão gia rành đường lắm phải không? Từ đây cách thành Nam xa hay gần? Đường có dễ đi không?
Mông Bất Danh cau mặt:
- Cô nương muốn...
Mẫn Tuệ chận nói:
- Tôi muốn gặp Thất Cách Cách.
Mông Bất Danh lẳng lặng thở dài...
Thật lâu, ông ta ngẩng mặt:
- Lão biết dụng ý của cô nương, nhưng không biết cô nương có nắm chắc được không?
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Ngay bây giờ thì tôi không dám quyết đoán, nhưng tôi thấy rằng mình phải hết sức mình rồi mới biết được hay không.
Mông Bất Danh gật đầu:
- Bằng vào tấm lòng thành của cô nương, có lẽ trời cao cũng sẽ phò hộ. Đi, chúng ta cứ làm hết sức mình...
Ông ta quay đầu đi trước, Mẫn Tuệ bám sát theo sau.
Họ không thể công nhiên trên đường cái, họ đi bằng vào những nơi vắng nhất và quả thật, lão họ Mông này quá rành đường.
Từ phía Đông thành đi ngược lên hướng Nam, giá như cứ đường hoàng mà đi thì cũng không xa lắm, nhưng Mông Bất Danh dẫn Mẫn Tuệ quanh lộn quá nhiều đường, thành ra phải mất một lúc khá lâu mới tới thành Nam.
Mông Bất Danh tìm ra ngôi miếu cổ không khó khăn gì mấy.
Đứng từ xa nhìn lại, ngôi miếu vắng hoe.
Mẫn Tuệ cau mặt:
- Không biết có phải ngôi miếu này không?
Mông Bất Danh đáp:
- Chắc như thế, vì chung quanh đây không có ngôi miếu hoang nào khác nữa.
Ngần ngừ một chút, Mông Bất Danh hỏi:
- Cô nương xem chừng Thất Cách Cách còn ở đây không?
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Làm sao biết được, không thấy gì khả nghi cả, nhưng nếu lỡ ra nàng đã đi thì mình tìm nơi khác, nhất định phải tìm cho được.
Mông Bất Danh thở dài:
- Lòng của cô nương quá tốt, nhưng tôi rất ngại không thành.
Mẫn Tuệ nói:
- Thành hay không là một việc, mình làm hết sức lại là một việc khác. Cứ cố gắng cho đến tận cùng, ít nhất là về tình cảm phải đem lại phần nào kết quả.
Mông Bất Danh làm thinh, ông ta chầm chậm đi về phía ngôi miếu cổ.
Đi đến gần chút nữa, ông ta đứng lại lắc đầu:
- Sao không động tịnh mà cũng không thấy có đèn...
Mẫn Tuệ làm thinh, nàng cứ xăm xúi đi vào. Nhưng khi đến gần tới, Mông Bất Danh đưa tay cản lại.
Ông ta bước tới trước một bước và lên tiếng:
- Dương cô nương đến cầu kiến Thất Cách Cách, chẳng hay...
Ông ta nói chưa dứt lời thì từ trong cửa miếu có một bóng thoát ra...
Mông Bất Danh đẩy Dương Mẫn Tuệ lui lại, nhưng nàng đã nhận ra bóng người quen nên vội kêu:
- Tiểu Hỷ...
Tiểu Hỷ chạy lại gần vòng tay quì xuống:
- Tiểu Hỷ bái kiến Dương tiểu thơ.
Mẫn Tuệ bước nhanh tới đỡ cô ta đứng dậy và nói:
- Tiểu Hỷ, đừng làm thế, vẫn yên lành phải không?
Tiểu Hỷ đứng lên nói:
- Đa tạ tiểu thơ...
Mẫn Tuệ hỏi:
- Thất Cách Cách...
Có bóng người trong miếu bước ra và lên tiếng:
- Dương thư thư...
Thất Cách Cách dẫn ba cô tỳ nữ đi ra, nàng đi thật nhanh đến trước và nắm tay Mẫn Tuệ, cả hai nghẹn ngào nói không thành tiếng...
Nhưng chỉ thoáng qua, Thất Cách Cách trấn tĩnh thật nhanh, nàng quay lại phía Mông Bất Danh vòng tay cúi đầu thật thấp:
- Tiểu nữ xin tham kiến Mông lão gia.
Thái độ của nàng thật là hiền dịu, nếu không biết thì tưởng chừng như nàng là một cô gái mạt học trong võ lâm...
Mông Bất Danh vừa cảm động vừa ngạc nhiên:
- Không dám, Thất Cách Cách biết kẻ nghèo nầy sao?
Thất Cách Cách cười:
- Tiểu nữ nghe danh và ngưỡng mộ lão gia lâu lắm rồi...
Mông Bất Danh nói bằng một giọng thật tình:
- Lão có nghe có biết Thất Cách Cách là một kỳ nữ, nhưng chính hôm nay mới được biết mặt lần đầu.
Thất Cách Cách cúi đầu:
- Lão gia quá khen, chớ thật thì tiểu nữ không đáng được như thế, chỉ nhờ Dương thư thư và chư vị thương tình...
Dáng cách của nàng không lộ một chút gì tỏ ra một con người đã từng chỉ huy đoàn gián điệp Mãn Châu, tất cả uy phong nghiêm cách đều được ẩn mất, trông nàng thật dịu hiền y như một cô gái nề nếp bình thường.
Cũng có thể do hoàn cảnh mà cũng có thể đứng trước thâm tình của Mẫn Tuệ làm cho nàng cảm động nên nàng muốn dùng tư cách người bạn, hơn lên chút nữa là một người em nhỏ để đối xử cho trọn tình...
Nàng lại bước lên nắm tay Mẫn Tuệ, giọng nàng thật xúc động:
- Thư thư, trên đời thật là toàn chuyện bất ngờ, từ ngày chia tay tại Trường An, lòng tôi hoài niệm không nguôi và cứ tưởng chừng rằng kiếp này không mong gì gặp lại...
Mẫn Tuệ siết tay Thất Cách Cách, nàng nói thật dịu dàng:
- Tôi cũng không hơn gì Cách Cách đâu, tôi nghĩ hai phương trời chắc chắn sẽ kéo dài hơn và hoàn toàn ngăn cách, chính vì thế cho nên khi nghe tin Thất Cách Cách có mặt nơi đây là tôi nóng nảy, ước gì không chắp được đôi cánh để bay nhanh gặp bạn...
Thất Cách Cách nói:
- Lòng thương của thư thư làm cho tôi muốn rơi nước mắt...
Nàng cúi đầu, nàng không rơi nước mắt nhưng hai mắt đỏ hoe.
Dương Mẫn Tuệ cứ nắm chặt tay người bạn gái mà nàng đã xem như em, nàng cảm nghe mũi mình cay xé, nàng không còn nói được...
Họ đối với nhau không còn rào đón e dè gì nữa cả, tình của họ đã hòa vào nhau, họ không nói mà cảm nghe như đã nói thật nhiều.
Thật lâu như để làm cho bớt nỗi bồi hồi, Thất Cách Cách ngẩng mặt lên nhoẻn miệng cười:
- Cứ lo mừng mà quên, đứng đây sao tiện, xin mời lão gia và thư thư vào trong ngồi nghỉ.
Mông Bất Danh lắc đầu:
- Thôi, hai chị em hãy vào trong nói chuyện tâm tình đi để lão phu đứng ngoài này đón gió cho thoải mái.
Nói là đón gió, nhưng Mẫn Tuệ và Thất Cách Cách hiểu là không phải thế, họ biết Mông lão muốn để cho hai người tâm tình được tự nhiên và thêm nữa là đứng ngoài để canh phòng.
Mẫn Tuệ vội nói:
- Thôi, cứ để cho lão gia ở ngoài đi, chị em mình nói chuyện chắc lão gia cũng không muốn chen vào đâu.
Thất Cách Cách vòng tay:
- Lão gia, như thế thì chị em chúng tôi xin phép lão gia...
Mông Bất Danh khoát tay:
- Xin nhị vị cứ tự nhiên, lão phu muốn tự do.
Thất Cách Cách cúi đầu lần nữa rồi kéo tay Mẫn Tuệ vào trong miếu.
Bất cứ một cuộc họp mặt nào mà cả đôi bên đều cảm thấy trước là không thể kéo dài thì càng khiến cho câu mở đầu quá khó khăn, vì không phải gặp nhau để giải quyết một vài công chuyện tầm thường, mà giữa Mẫn Tuệ và Thất Cách Cách đã mang máng biết rằng đây là nỗi khó khăn của tình của lý, nỗi khó khăn mà sức người trở thành bất lực.
Hai người ngồi trên đống cỏ khô, họ cố tránh tia mắt của nhau, họ sợ nhìn thấy lòng nhau trước khi nói ra thành tiếng.
Là con gái như nhau, họ rất dễ thông cảm, nhứt là giữa Thất Cách Cách và Dương Mẫn Tuệ, họ hiểu lòng bạn còn muốn hơn cả lòng mình.
Và cũng chính vì thế mà làm họ khó mở lời.
Chừng như không thể lặng thinh mãi, Thất Cách Cách lên tiếng:
- Thư thư đã gặp Lý huynh rồi phải không?
Đúng là hỏi để cho có hỏi, hỏi để phá không khí nặng nề, chớ nếu không gặp Đức Uy thì làm sao Mẫn Tuệ lại đến đây?
Mẫn Tuệ gật đầu:
- Nhưng anh ấy không biết tôi đến đây tìm gặp Cách Cách, vì tôi không nói. Tôi không muốn anh ấy biết chuyện riêng của chúng mình. Chuyện đàn bà con gái thì ai lại cho đàn ông biết, phải không?
Thất Cách Cách gật đầu cười:
- Đúng rồi, thư thư nói phải lắm, đâu phải cứ chuyện gì cũng phải cho anh ta biết...
Mẫn Tuệ nhìn chăm chăm Thất Cách Cách và nói giọng buồn buồn:
- Tại sao muội muội ốm vậy? Ốm hơn ở Trường An nhiều lắm.
Thất Cách Cách cười:
- Đi đây đi đó nhiều quá nên tiểu muội mất sức đấy.
Mẫn Tuệ nhìn sâu vào mắt Thất Cách Cách như muốn nói với nàng rằng câu nói ấy không thật và nàng hỏi nhẹ:
- Có phải không, muội muội?
Thất Cách Cách mỉm cười:
- Chớ thư thư cho là không phải sao?
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Tôi thấy không phải bịnh mà cũng không phải vì quá vất vả, có lẽ chỉ có trong lòng muội muội biết rõ mà thôi...
Thất Cách Cách cười, tự nhiên nụ cười của nàng thật thê lương, nàng tránh tia mắt của Mẫn Tuệ và hỏi sang chuyện khác:
- Chị Thiên Hương đâu, thư thư?
Mẫn Tuệ cúi mặt thở dài...
Thất Cách Cách rúng động, nàng nắm tay Mẫn Tuệ gặn hỏi:
- Sao vậy? Thư thư, chị Thiên Hương đâu?
Mẫn Tuệ ngẩng mặt lên, mắt nàng ửng đỏ. Nàng thuật lại cho Thất Cách Cách nghe chuyện của Thiên Hương và cuối cùng, nàng hỏi:
- Lý huynh không nói cho muội nghe về chuyện đó sao?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Không...
Nàng chắc lưỡi thở ra và nói tiếp:
- Thật là tội nghiệp cho chị Thiên Hương, chị ấy quả là con người đáng kính...
Và nàng lại cau mặt:
- Nhưng không hiểu tại sao Lý huynh lại không cho tôi biết?
Mẫn Tuệ nói:
- Có lẽ anh ấy sợ muội muội buồn.
Thất Cách Cách chắc lưỡi:
- Chị Thiên Hương thật đáng thương...
Mẫn Tuệ hỏi:
- Còn ai nữa?
Đang nghĩ về Thiên Hương, nghĩ về cái đáng thương của Thiên Hương và liên tưởng đến hoàn cảnh cũng đáng thương của mình, Thất Cách Cách bỗng lặng người...
Câu hỏi của Mẫn Tuệ nàng không nghe thấy...
Thiên Hương vì hoàn cảnh éo le, vì cha chết cùng một bè với giặc, nàng không thể làm gì khác hơn được, nàng phải xuất gia, nhưng ít ra nàng cũng đã từng là vị hôn thê của Đức Uy, còn mình thì sao?
Thất Cách Cách bỗng nghe lòng chua xót.
Ngày mai, khi đại quân của Mãn Châu ngập cả Trung Nguyên lúc bấy giờ ai là giặc và ai là thù?
Vì đại nghĩa, Thiên Hương đã phải vứt bỏ cuộc đời, nàng tìm lấy sự yên vui trong câu kinh tiếng kệ, nàng có thể kiêu hãnh với mọi người, nàng có thể kiêu hãnh nhìn mặt người yêu mà không hổ thẹn, còn mình?
Thất Cách Cách thở dài...
Thiên Hương đã tìm được thanh tĩnh sau khi nàng đã đóng góp cho lẽ phải, đã giúp ích cho người yêu, lòng nàng thật thanh thản.
Thất Cách Cách bỗng nghe lòng rúng động khi nghĩ đến mình, khi đem mình ra so sánh với Thiên Hương.
Nàng bỗng thấy mình gần như vô lý...
Nàng hy sinh mối tình tha thiết của nàng để nàng đạt được một cái gì?
Có phải nàng cũng vì đại nghĩa như Thiên Hương?
Thiên Hương hy sinh vì giang sơn, vì dân tộc, còn nàng, nàng hy sinh vì một cái gì?
Giang sơn của nàng đâu có bị ai giày xéo? Dân tộc nàng đâu có đòi nàng phải hy sinh?
Vậy tại sao nàng không được trọn vẹn với tình?
Thất Cách Cách lắc đầu, nàng không muốn nghĩ thêm...
Và cho đến bây giờ, nàng mới mường tượng nhớ rằng Mẫn Tuệ vừa có hỏi một câu, nàng không nghe rõ, nhưng nàng hỏi lại:
-Chi đó thư thư...
Mẫn Tuệ mỉm cười:
- Không nghe à?
Thất Cách Cách cũng cười, nàng cười nhưng lại thở ra:
- Em đang nghĩ về chị Thiên Hương...
Mẫn Tuệ chắc lưỡi:
- Thôi, đừng nói về chị ấy nữa, nói riết rồi mình dám mất trí luôn.
Thất Cách Cách nói:
- Cho dầu bằng cách gì, cũng chính do cha của chị ấy hại cuộc đời của con mình, biết trước như thế nầy thì tôi đã không đến Trường An, không tìm cách để cấu kết với Tổ Tài Thần.
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Không có muội muội thì có người khác, con người của ông ta như thế, sớm muộn gì rồi cũng thế, chuyện bán đứng Thiên Hương cho Trương Tam Dõng là bằng cớ hiển nhiên về lòng dạ đen tối của con người ấy.
Nàng thở dài và nói tiếp:
- Nhưng bây giờ mình cũng không biết phải trách ai, nếu có thì chắc lại cũng phải đổ trút vào binh đao loạn lạc. Trong bất cứ một cuộc chiến nào, trong bất cứ một cuộc loạn lạc nào, sự tàn phá của nó thật là khủng khiếp, không phải chỉ tàn phá về vật chất mà là sự sụp đổ về lòng người, không có thảm cảnh nào ghê gớm hơn thảm cảnh của chiến tranh.
Thất Cách Cách lặng thinh.
Không hiểu sao, lòng nàng bỗng nghe xao xuyến hơn bao giờ hết.
Hồi lâu, nàng lắc đầu nhè nhẹ:
- Không ai muốn có biến loạn, không ai muốn có chuyện chém giết lẫn nhau, có chăng cũng chỉ ở trong lòng một số ít con người vị kỷ, tham lam, nhưng khốn nỗi là tất cả lại phải bị quay cuồng theo cái tham vọng đê hèn đó... Không ai muốn, thế nhưng khi một thiểu số người đề xướng đao binh thì tất cả lại lao đầu vào giết chóc... Con người thật đúng là đã nằm trong một khuôn khổ để cho người khác giật dây...
Mẫn Tuệ nói:
- Cái đau hơn hết là ai cũng biết như thế, hay đúng hơn là có một số người đã hiểu rõ ràng như thế mà vẫn không thể thoát ra, với họ, bị người ta dẫn vào người một cái “nhãn”, cái “nhãn hiệu” ấy lại trở thành tránh vụ là gì...
Thất Cách Cách cúi mặt thở dài...
Có phải như thế hay không?
Có phải cái “nhãn hiệu” đẹp đẽ đã từng hãm con người, đã cột trói con người vào vòng tội lỗi?
Chính những cái “nhãn hiệu” đẹp đẽ đó đã làm thương tổn người khác mà cũng làm tan nát chính bản thân mình?
Nàng lắc lắc đầu thật mạnh như cố đuổi xua những ý nghĩa sáng suốt mà lại trở thành đen tối.
Mẫn Tuệ kêu nho nhỏ:
- Muội muội...
Thất Cách Cách mỉm cười khô héo:
- Thôi, thư thư, chúng ta bỏ những cái đó đi, đúng như thư thư đã nói, nghĩ mãi rồi có lẽ phát điên luôn.
Mẫn Tuệ nói:
- Đúng rồi, muội muội, mình nói chuyện của mình đi, đừng nói về thiên hạ, không nói chuyện công nữa, nói chuyện tư nghe?
Thất Cách Cách chớp chớp mắt:
- Tự nhiên là được...
Mẫn Tuệ nói:
- Đêm nay tôi đến đây, ngoài viếng thăm muội muội, tôi có việc muốn bàn. Muốn yêu cầu muội muội...
Thất Cách Cách ngó Mẫn Tuệ như háy:
- Ghê chưa, thư thư khách sáo ghê chưa? Ai đời thư thư mà lại đi yêu cầu muội muội, nói nghe giống... người dưng ghê.
Vừa nói nàng vừa nhìn Mẫn Tuệ cười thân mật, thật vui cốt để làm không khí loãng bớt ra, thế nhưng khi nàng nói vừa dứt thì Mẫn Tuệ vùng nhỏm mình lên và quì thụp ngay trước mặt nàng...
Thất Cách Cách hoảng hốt đưa tay ôm lấy Mẫn Tuệ, giọng nàng run run:
- Thư thư, đừng làm như thế.
Mẫn Tuệ nói bằng giọng cực kỳ khẩn khoản:
- Muội muội, tôi đến đây là để thay mặt Đức Uy để cầu nhân...
Thất Cách Cách vịn vào vai Mẫn Tuệ, nàng chắc lưỡi, nước mắt nàng ứa ra:
- Thư thư, chị làm chi cho khổ sở thế nầy...
Mẫn Tuệ nói:
- Vì Đức Uy, vì tôi mà cũng là vì tất cả chúng ta...
Thất Cách Cách lắc đầu, không phải lắc đầu với Mẫn Tuệ, nàng lắc đầu như đang cố xua đuổi một ý nghĩ mềm yếu đang muốn xô nàng ngã sấp, nàng nói:
- Thư thư, đừng... đừng chị...
Mẫn Tuệ nói:
- Muội muội, không lẽ muội không thương Đức Uy một chút nào cả sao? Không lẽ muội muội không nghĩ đến tình tôi một chút nào cả sao? Muội muội không thương cả muội muội nữa sao? Muội muội...
Thất Cách Cách cúi mặt...
Thật lâu, nàng ngẩng đầu lên, mặt nàng rắn lại:
- Thư thư, tại Trường An lúc nọ, tiểu muội đã nói rồi, thư thư đừng làm như thế...
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi biết, chính tôi ngày đêm không yên được cũng vì chuyện đó, muội muội, thật lòng muội muội không còn nghĩ đến Đức Uy sao?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Chuyện không phải như thế, tại Trường An tiểu muội đã nói rồi, thư thư đừng hỏi nữa.
Giọng Mẫn Tuệ dàu dàu:
- Không lẽ muội muội không thể cải ý được sao?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Không được đâu, thư thư...
Mẫn Tuệ chảy nước mắt:
- Muội muội...
Thất Cách Cách chắc lưỡi:
- Thư thư, yêu một người, không nhứt thiết phải... phải là trọn đời chồng vợ, chị không thấy chị Thiên Hương đó hay sao? Vì tình thế bức bách, chị Thiên Hương không thể cải sửa ý mình, chính tiểu muội cũng thế, nếu tiểu muội cải sửa lập trường thì chẳng hóa ra tiểu muội lại giết cha giết chú hay sao? Và nếu quả thế thì thư thư cũng muốn cho tiểu muội đi vào con đường của chị Thiên Hương hay sao?
Mẫn Tuệ nói:
- Nếu không như thế thì trở lại muội muội đã phải hy sinh...
Thất Cách Cách nói:
- Thư thư, trong chiến loạn biết bao nhiêu người đã phải hy sinh, chính chị Thiên Hương cũng phải hy sinh.
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng trường hợp của muội muội thì có khác...
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Không có gì khác cả, thư thư, chị Thiên Hương sở dĩ xuống tóc qui y là vì chị ấy đã giết cha, đành rằng chuyện giết đó là vì chị đã đến bước đường cùng và vì đến bước đường cùng cho nên chị ấy phải hy sinh. Chị có đau xót cho hoàn cảnh của chị Thiên Hương không? Chị có muốn tiểu muội cũng làm như thế hay không?
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi không dám động gì đến vấn đề trung hiếu của muội muội cả, nhưng tôi quá đau lòng trước cái khổ tâm của muội muội...
Vành môi xanh mét của Thất Cách Cách run run, nàng ngồi sững và đôi mắt rưng rưng nhìn những giọt sáp sắp đang chảy dài trên thân cây bạch lạp...
Thật lâu nàng mới nói:
- Tôi không thể phủ nhận mà cũng không muốn phủ nhận, thư thư nói đúng, tôi đau đớn lắm. Đúng như nhận xét của thư thư, tiểu muội ốm nhiều hơn lúc ở Trường An, không phải bịnh mà vì đau khổ, sự đau khổ giày vò làm cho tiểu muội ngày một sút đi, nhưng mà, thư thư, biết làm sao bây giờ? Đau khổ hơn nữa, đau khổ cho đến chết cũng không làm sao được nữa. Tiểu muội không muốn nói câu nầy, giả như đổi lại thư thư là tiểu muội, trong trường hợp nầy, thư thư cũng phải cắn răng chịu sự đau khổ mà thôi.
Mẫn Tuệ tránh không hồi đáp, có lẽ nàng cũng không thể đáp được một vấn đề quá sức của nàng, nàng chỉ nói khác đi:
- Muội muội, chắc muội cũng đã có biết rằng có người không được trọn vẹn với tình, trọn đời người ấy như là một kẻ chết chưa chôn, như một cái xác không hồn...
Thất Cách Cách nói:
- Người đó là tiểu muội, có thể hơn nữa, tiểu muội sẽ là một cái xác trống không, tiểu muội sẽ đau khổ nhiều hơn nữa, nhưng biết làm sao được? Tiểu muội tin rằng thư thư cũng không biết làm sao.
Mẫn Tuệ nghẹn ngào. Nàng không nói nữa, nước mắt nàng đầm đìa trên má.
Thất Cách Cách cắn chắc răng, nàng cố nuốt nước mắt trở vào, nàng nói:
- Thư thư, trong tình cảnh nầy và nhứt là những ngày sắp tới, chúng mình, chị em mình gặp nhau khó lắm, mình nên lợi dụng lúc còn gặp nhau được để vui cho trọn với nhau, mình nói với nhau những chuyện khác đi chị.
Mẫn Tuệ không lau nước mắt, nàng không còn muốn ngăn nỗi đau thương, nàng vừa khóc vừa nói với Thất Cách Cách:
- Chẳng thà tự mình đau khổ, còn hơn thấy người thân yêu của mình đau khổ, muội muội, tôi không làm sao chịu nỗi.
Thất Cách Cách cố nở nụ cười, nụ cười của nàng mà Mẫn Tuệ cảm thấy như một trái tim tan nát:
- Có một điều nầy thật tình tôi không muốn nói, nhưng bây giờ vẫn phải nói ra, chỉ có hai trường hợp mà tiểu muội có thể cùng chung một nhà với thư thư. Thứ nhứt, Mãn Châu triệt binh, giữa hai nước chúng ta không còn chiến tranh, không còn thù nghịch, chuyện đó, tiểu muội sợ rằng khó có. Thứ hai, Mãn Châu thống nhứt Trung Nguyên, tiểu muội sẽ tự đến cầu thân, nhưng lúc bấy giờ chắc chắn Đức Uy sẽ không còn nhìn vào mặt tiểu muội nữa.
Mẫn Tuệ nói:
- Muội muội, có thể hy vọng vào chuyện thứ nhứt được chăng?
Thất Cách Cách lắc đầu, giọng nàng đầy tuyệt vọng:
- Không thể có được đâu, thư thư, tiểu muội là người Mãn Châu, tiểu muội biết người Mãn Châu hơn ai hết.
Hình như nói đến chuyện nầy làm cho nàng xúc động, nàng nghẹn ngang và nước mắt vụt trào ra.
Tài sản của haitc

  #84  
Old 16-07-2008, 12:26 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 81
Không Tìm Mà Gặp


Một phút sau, Thất Cách Cách lau nước mắt nói với Mẫn Tuệ:
- Thư thư, tiểu muội biết rất rõ ràng tình hình nầy mà nghĩ đến chuyện Mãn Châu triệt binh quả là chuyện không tưởng...
Mẫn Tuệ muốn nói, nhưng Thất Cách Cách lại tiếp luôn:
- Thư thư, mình hãy bỏ chuyện ấy đi, mình nói chuyện khác, có đươc không?
Mẫn Tuệ lại trào nước mắt:
- Tiểu muội, tôi khổ lắm... Muội muội có biết nỗi khổ của tôi không...
Thất Cách Cách đưa tay run run vịn lấy vai Mẫn Tuệ:
- Thư thư, tiểu muội biết, nhưng dầu bằng cách nào đi nữa chúng ta vẫn là chị em, tiểu muội thấu rõ lòng chị cho nên tiểu muội trọn đời sẽ kính chị là một người chị như ruột thịt, mong chị hãy đãi em như thế, em nguyện rằng không vì một lẽ gì mà chị em mình lại quên nhau.
Mẫn Tuệ cúi đầu thật thấp, nàng không còn biết phải nói gì, lòng nàng đã nát như những giọt nước mắt của nàng...
Thất Cách Cách cũng chỉ gọi thêm được hai tiếng “thư thư” rồi hai dòng nước mắt cũng tràn vào khóe miệng.
Cả hai gục đầu vào vai nhau nức nở...
Bốn cô tỳ nữ bây giờ cũng đã bật khóc lên thành tiếng.
Thật lâu, Mẫn Tuệ vừa khóc vừa nói:
- Muội muội... chị đi...
Chỉ nói được mấy tiếng là nàng bật khóc lớn lên.
Bây giờ nàng không còn giữ gìn gì nữa...
Thất Cách Cách cố hết sức mới nói được:
- Không, thư thư, chị hãy để em đi trước...
Mẫn Tuệ dậm chân:
- Không... em đi... chị nhìn theo chắc chị không làm sao chịu nổi...
Thất Cách Cách nói:
- Thôi... được rồi, thư thư... em đưa chị đi.
Hai người vịn vào vai nhau, không một ai còn đi vững...
Bốn cô tỳ nữ lật đật chạy lại, hai cô đở lấy một người, cứ như thế, họ nương vào nhau, vừa đi vừa khóc...
Thật là thê thảm, trông sáu người con gái xiêu vẹo đi ra, thật không khác như đám tang gia đưa người thân yêu đi vào lòng đất...
Từ trong miếu đi ra đến cửa, không ai nói được tiếng nào.
Ngôi miếu không lớn lắm, từ trong ra cửa chỉ có một khoảng ngắn, họ đi có chậm thật, nhưng rồi vẫn phải ra tới cửa, ra tới cửa thật mau.
Mẫn Tuệ đứng lại gần như dựa lấy vai của Thất Cách Cách, giọng nàng như không còn đủ hơi:
- Muội muội, thôi, em hãy ở đây, chị đi.
Thất Cách Cách dùng cánh tay áo lụa của mình chậm nước mắt cho Mẫn Tuệ, nàng nói:
- Thư thư, chị đi. Nếu mạng em còn dài, nếu em còn có sức, em sẽ đem sanh mạng của em mà bảo hộ cho dòng họ Dương, họ Lý, họ Tổ... Chị, em là người nhà họ Dương, họ Tổ, họ Lý... Chị, ráng mà bảo trọng.
Mẫn Tuệ gần như không còn đứng vững, nàng nói:
- Muội muội cũng ráng mà bảo trọng... Chị đi.
Nàng quay ra thật nhanh, bước đi chập choạng...
Thất Cách Cách quay vào còn nhanh hơn nữa, nàng đi gần như chạy, hai dòng nước mắt tranh nhau chạy dài trên gò má tiều tụy và vừa bước lên bực thềm, hai chân nàng vùng như dính vào nhau, thân nàng loạng choạng.
Tiểu Hỷ lật đật chạy lại đỡ nàng, hai tay nàng lẩy bẩy:
- Đưa ta vào trong, đưa ta vào trong...
Tiểu Hỷ vịn Thất Cách Cách và nàng cố bước nhanh vào bóng tối.
Mông Bất Danh bước tới, nhưng Mẫn Tuệ đã khoát tay:
- Hỏng rồi, tôi không ngờ nàng quá cứng cỏi.
Mông Bất Danh dợm nói, nhưng nước mắt của Mẫn Tuệ lại trào ra và nàng bước nhanh về phía trước, ông ta chắc lưỡi lắc đầu và bước theo sau...
Thành Bắc Kinh rất bình tịnh.
Nhưng không khí bình tịnh nầy không phải là thứ bình tịnh yên lành.
Những nơi buôn bán vẫn hãy còn đóng cửa. Những ngõ hẻm hãy còn vắng hoe.
Những vết thương chiến đang loang lở chưa có một miếng băng.
Đền đài, mùi tanh vẫn còn rải rác khắp nơi.
Những mái ngói sụp xuống, những đống gạch vung chùn, những cột nhà cháy xém, những đống tro hãy còn chưa nguội, không đủ người quét dọn mà cũng không ai buồn quét dọn.
Cái thê lương của sau một cơn biến loạn, lòng người chua xót, cây cỏ xác xơ...
Đức Uy vẫn bằng một dáng điệu thong dong, hai tay chắp ra sau đít đi dài trên con đường lớn.
Đó là một thói quen, thói quen rèn luyện bao năm khi sống trong gian lều tranh bên dòng suối với Bố Y Hầu. Nó là một phương thức có hiệu lực làm cho lòng người trấn tĩnh, càng bấn loạn hắn càng hết sức thong dong.
Hắn hiểu rất rõ ràng, nếu Thái Tử, Định Vương và Thừa Vương được nhà vua cho rời khỏi cung trước khi Lý Tự Thành công hãm và có thể đi được yên lành thì người hộ tống không thể là Cẩm Y Thị Vệ, cũng không phải là Nội Thị.
Vì nếu là như thế thì làm sao đã bao nhiêu ngày vẫn không nghe ra manh mối?
Nhưng chắc chắn là Cẩm Y Thị Vệ và Nội Thị chớ không còn ai có thể đưa Thái Tử, Định Vương và Thừa Vương đi được, vậy thì muốn biết tin, chỉ có cách duy nhứt là phải tìm cho ra Cẩm Y Thị Vệ hoặc Nội Thị.
Nhưng sự thật thì Kinh Sư bây giờ kể như đã mất, văn võ quần thần, trừ một số đầu hàng quân giặc, còn lại thì đã bôn đào, không biết họ về đâu, bây giờ mà muốn kiếm một người Cẩm Y Thị Vệ hay một người Nội Thị thì thật là chuyện không phải dễ.
Lòng hắn nóng như đốt, nhưng hắn biết có nóng hơn nữa cũng chẳng có gì ích lợi.
Hắn cúi mặt bước đi.
Những bước chân đều đặn, thong dong...
Một kẻ kéo xe chạy khách ngoài đường, hay là kéo xe cho một ông quan lớn, thì trên thực tế, hai tay hắn vẫn ôm gọng xe, lưng hắn vẫn lom khom, hai chân hắn vẫn phải... bỏ vó đều đều. Thế nhưng, trong lòng của kẻ kéo xe rước khách ngoài đường và trong lòng của kẻ kéo xe cho một ông quan lớn, vẫn có chỗ khác nhau.
Trên những phố lớn, thường thường có những nhà cho mướn kiệu, họ có nhiều thứ kiệu và có rất nhiều kiệu phu.
Những kiệu phu này cũng giống y như những kiệu phu của những ông hoàng bà chúa, của những vị quan to, thế nhưng trong lòng của hai hạng kiệu phu này cũng vẫn khác nhau, mặc dầu trên vai của họ cũng là cây đòn, trên cây đòn là thành kiệu và trên kiệu là bàn tọa của một người.
Người phu xe rước khách cũng như người phu kiệu khiêng mướn, bước chân của họ thật thận trọng, họ phải làm vừa lòng người khách, đồng thời họ còn phải coi chừng, họ phải né tránh những kẻ trên đường, nếu lỡ chạm nhẹ một người nào, họ lật đật dừng chân để xin lỗi, hơn lên, họ sẽ bồi thường, nếu họ làm hư đổ một vật gì.
Những anh kéo xe, những người khiêng kiệu cho ông hoàng bà chúa, những vị quan to thì không như thế, họ khác, họ vẫn cong lưng làm con ngựa người cho thiên hạ, nhưng họ chỉ cẩn thận bước chân cho chủ họ được ngồi yên, còn những kẻ đi đường, họ cứ càn lên, chết ai nấy chịu. Họ không cần ngó ai, họ đã đụng vào người ta, họ không cần xin lỗi, mà họ lại còn hoạch hoẹ chửi tưới lên đầu.
Đức Uy đã gặp những người nầy.
Hắn đang đi thì từ phía sau hắn có một chiếc kiệu trờ tới.
Hai tên khiêng kiệu đi trước nạt lớn:
- Đui hả, đi đường cái gì mà... mà đi, đi... như vậy?
Không may cho chúng là người ngồi trên kiệu kịp nhận ra Đức Uy và một bàn chân dậm mạnh trên thùng kiệu:
- Dừng lại.
Đang trớn... hùng hổ, mấy tên kiệu phu lật đật chỏi chơn, dừng lại và khúm núm vén màn.
Từ trên kiệu bước xuống một cô gái.
Nhìn qua cách ăn vận, mặc dầu thật sang, ngọc vàng đầy tay đầy ngực, nhưng ai cũng có thể nhận ra đó là một nữ tỳ.
Nữ tỳ được đi kiệu, được những tên khiêng kiệu khúm núm, thì cô nữ tỳ nầy phải là thứ nữ tỳ có hạng.
Quả thật, đó là tỳ nữ Thúy Ngọc, cô tỳ nữ của “Quận Chúa” Lý Quỳnh.
Nàng bước xuống kiệu và đi ngay lại trước mặt Đức Uy, cô ta vòng tay và nở nụ cười tươi nói:
- Lý gia, trời ơi, tỳ nữ tìm gần chết.
Đức Uy sững sốt, hắn định hỏi lại nhưng ngay lúc ấy từ trong mái hiên của một gian nhà bên trái bỗng có một lão già và hai tên đại hán áo xanh xông ra, chưa tới là họ đã tuốt đao ra khỏi vỏ.
Họ đi nhanh nhưng thật nhẹ, họ đi nhẹ nhưng vẫn làm kinh động chung quanh vì chỗ nầy trống trải, vì thế nên bốn gã áo vàng đeo kiếm hộ tống chiếc kiệu đã vung kiếm lên chận lại.
Lão già áo xanh đao pháp khá nhanh, thanh đao của ông ta nhoáng lên và thân hình đã vượt khỏi những đường kiếm của bốn tên áo vàng và lao nhanh đến gần chiếc kiệu.
Hai tên đại hán áo xanh vung đao áp đảo bốn tên áo vàng hình như họ có ý định cầm chơn để cho lão già áo xanh hành động.
Chỉ liếc qua tình hình, Đức Uy đã biết ngay, hắn kéo tay Thúy Ngọc ra phía sau lưng hắn và đưa nhẹ cây quạt về phía trước.
Thanh đao của lão già áo xanh thật mạnh, nhưng vẫn bị cánh quạt hất lui, lão hơi sững sốt.
Đức Uy nghiêm giọng:
- Lão trượng, đã nhắm lầm người, hãy đưa hai vị đại hán kia đi nhanh đi.
Và hắn nói với Thúy Ngọc:
- Thúy cô nương, hãy bảo người của cô nương lui lại.
Bốn tên áo vàng tuy hung hãn, nhưng hai tên đại hán áo xanh không nao núng, đao pháp của họ khá vững vàng, họ lấy hai chống bốn, nhưng họ vẫn giữ chặt không cho bốn tên áo vàng tiếp cứu. Cử chỉ của Đức Uy làm cho Thúy Ngọc cũng hiểu ngay, nàng vội hét:
- Hãy lui lại để họ đi.
Bốn tên áo vàng thu kiếm, nhảy thối ra sau.
Hai tên đại hán áo xanh sững sốt.
Lão già áo xanh dừng lại.
Ông ta đã biết sức của Đức Uy qua môït chiêu đầu, cao thủ với nhau chỉ cần một chiêu thôi là họ đã biết địch biết mình.
Lão nhìn Đức Uy chầm chập và vụt vẫy tay, họ tiến cũng nhanh và thoái cũng nhanh, chỉ nháy mắt đã khuất mất sau những gian nhà đổ nát. Ba người áo xanh đi rồi, bốn tên áo vàng cứ đứng nhìn Đức Uy trân trối, hình như chúng bắt đầu cảm thấy nhơn vật nầy không phải tầm thường.
Thúy Ngọc cau mặt:
- Cái gì mà dòm dữ thế, dang ra canh giữ bên ngoài. Đây là bằng hữu.
Bốn tên áo vàng hình như rất kiêng Thúy Ngọc, nàng vừa nói là bọn chúng đã cúi đầu tránh giạt ra.
Cũng là nữ tỳ, nhưng nữ tỳ của Quận Chúa quả có khác.
Đức Uy quay lại hỏi:
- Cô nương tìm tôi có chuyện chi?
Thúy Ngọc đáp:
- Không phải tỳ nữ tìm mà là Quận Chúa.
Tuy không có ác cảm với Lý Quỳnh, nhưng nghe đến tên Lý Quỳnh là nhớ tới Lý Tự Thành, Đức Uy nhướng mắt:
- Nàng tìm tôi để làm gì nữa, hại tôi như thế còn chưa đủ hay sao?
Thúy Ngọc nói:
- Lý gia, xin Lý gia đừng như thế, Quận Chúa chúng tôi nhớ Lý gia cho đến mang bịnh, ban đầu Quận Chúa định sai tỳ nữ đến Chương Đức tìm Lý gia, nhưng sau nghĩ lại chắc chắn Lý gia đã đến Bắc Kinh, vì thế nên cứ lần lựa chờ đợi. Bao nhiêu ngày nay, tỳ nữ đã lục khắp thành không còn sót một ngõ ngách nào, cứ ăn rồi là đi, nhiều đêm phải đi cho đến khuya, cho đến bây giờ mới gặp, Lý gia hãy đến thăm Quận Chúa chúng tôi.
Đức Uy điềm đạm lắc đầu:
- Cô nương, lập trường hai bên đã không giống nhau, đã thành thù địch, lòng tốt của Quận Chúa của cô nương tôi không dám nhận và không dám nghe nhiều.
Thúy Ngọc khẩn khoản:
- Lý gia, xin Lý gia đừng hờn trách Quận Chúa chúng tôi, Lý gia là người thấy nhiều hiểu rộng, thức phá nhơn tình, xin Lý gia cho tỳ nữ nói thẳng một câu, Đại Minh Triểu hủ bại, gian nịnh lấn áp nhà vua, cho dầu Quận Chúa chúng tôi không giữ Lý gia, một mình Lý gia cũng không sao cứu vãn được thế nước, có chăng là Lý gia sẽ liều mình để chứng tỏ tinh thần thế thôi.
Thật tình Đức Uy không thể không thừa nhận lời lẽ của Thúy Ngọc là đúng, thế nhưng đứng trước một “địch nhơn” không cho phép hắn gật đầu, hắn nhún nhún vai:
- Cô nương, cô nên biết rằng vấn đề cũng giống như cha mẹ mình lâm trọng bịnh, bổn phận làm con, cho dầu biết thuốc không còn công hiệu nhưng vẫn không thể lấy mắt mà nhìn, đạo thần tử cũng thế, cho dầu biết thế nước đang suy, cũng không thể không ra sức tự nhiên, tôi cũng không bảo chuyện nầy là tại Quận Chúa của cô nương giữ tôi lại Chương Đức, tôi vẫn biết đó là do Lý Tự Thành táng tận lương tâm... manh tâm tác loạn...
Thúy Ngọc nói:
- Lý gia, có thể lỗi lầm là do Vương Gia của chúng tôi, Quận Chúa của chúng tôi dầu có như thế nào cũng không làm sao chống lại hay phản lại anh ruột của mình, theo anh, chỉ là chuyện bất đắc dĩ, chớ Quận Chúa chúng tôi chưa đáng gán tội lỗi lầm.
Nhưng cho dầu như thế nào Lý gia cũng nên đến thăm giùm Quận Chúa chúng tôi, người đau đã lâu rồi, thuốc thang không thể nào thuyên giảm. Chắc Lý gia cũng thừa biết rằng tâm bịnh thì không sao có thể thuyên giảm được bằng những chén thuốc đâu.
Lý Đức Uy chớp chớp mắt, nhưng hắn lắc đầu:
- Xin cô nương lượng thứ, tôi không có thì giờ, tôi đang có nhiều công việc trọng yếu. Đại Minh triều đang lúc nguy nan, vạn sức bá tánh còn đang cần ở nơi tôi.
Thúy Ngọc nhích lên một bước, nàng nói bằng một giọng run run:
- Lý gia, tỳ nữ khẩn cầu...
Đức Uy lắc đầu:
- Cô nương, nàng vốn là người con gái, ta không muốn dùng lời lẽ nặng nề, nhứt là không có ý dùng võ lực. Ta nghĩ đến chút lòng đối xử với ta ngày hôm trước, nghĩ đến chuyện chưa xảy ra, chuyện ác nơi Chương Đức nên ta đã ngăn không cho ba người áo xanh khi nãy đụng chạm đến cô, ân nghĩa như thế cũng đã phân minh rồi, giữa chúng ta kể như không ai thiếu ai gì nữa cả, xin cô nương hãy đi đi.
Thúy Ngọc nói:
- Lý gia, những lời đó tỳ nữ đã nghe biết, nhưng bây giờ Quận Chúa...
Đức Uy chận nói:
- Không, cô nương không cần phải nói thêm gì nữa cả, chỉ có một trường hợp mà tôi có thể đến, đó là khi tôi muốn giết Lý Tự Thành. Thôi, như thế là tôi đã nói rồi, tôi bận việc phải đi, cô nương hãy về đi.
Thúy Ngọc phát run, nàng nhìn hắn bằng đôi mắt đỏ hoe, vừa thất vọng vừa giận dữ, nhưng hắn đã quay mặt bỏ đi, hắn không nhìn lại song hắn nghe rõ câu nói của Thúy Ngọc:
- Lý Đức Uy, thật là ác, Quận Chúa của ta nào có tội gì? Thật là tàn nhẫn, nếu biết lòng dạ ngươi như thế, khi ở Nam Sơn, ta đã xin Quận Chúa giết ngươi.
Hắn không cho rằng mình ác như lời của cô ta, thế nhưng hắn vẫn thấy bất an.
Thúy Ngọc nói đúng.
Lý Quỳnh hôm đó có thể giết hắn. Để hắn sống chỉ có hại chớ không có lợi, giết hắn sẽ khỏi lo hậu hoạn, thế nhưng nàng lại không chịu giết.
Chiếc kiệu của Thúy Ngọc lướt qua mặt hắn, những tên khiêng kiệu không còn nạt nộ.
Thúy Ngọc cũng không nói thêm một tiếng nào và Đức Uy cũng không nhìn theo, hắn cứ lầm lũi bước đi.
Hắn không muốn nhìn vào mặt những con người đó, thế nhưng càng lúc, sự bất an trong lòng lại gia tăng.
Chiếc kiệu đã không còn ngó thấy, hắn vẫn bước đi, cũng bằng dáng cách thong dong, nhưng bước chân hắn hình như có lẹ hơn.
Chiếc kiệu ngoặc về hướng tây, bước chân của Đức Uy cũng ngoặc xuống hướng tây.
* * * Một tòa trang viện đồ sộ phía tây thành.
Cửa sau màu đỏ, thềm lót đá hoa, những cột lớn trước thềm cũng bằng thứ đá hoa, hai con sư tử ở hai bên cũng bằng đá hoa, thật cao, cao quá đầu người.
Vòng tường thật rộng, từ hiên nhà cách vòng tường khá xa, trước sân có hòn non bộ cao gần đến đầu tường, hai bên, vườn hoa chạy dài ra tới hậu viện.
Tòa trang viện hùng vĩ, tòa nhà đó nhứt định phải là nhà quan.
Quả nhiên, khi đến gần, trước cửa tám tên áo vàng đeo kiếm.
Trên đầu tường, vọng gác cách khoảng ngăn ngắn là một tên cầm kiếm, cách phòng vệ thật nghiêm trang.
Cũng dáng cách thong dong, Đức Uy đi ngay vào cửa.
Tám tên áo vàng rẽ làm hai, một tên quát lớn:
- Đứng lại, muốn gì?
Đức Uy dừng lại đáp:
- Ta họ Lý, đến gặp Quận Chúa của các ngươi.
Tên áo vàng nhìn hắn bằng đôi mắt nghi ngờ, hắn gặn lại:
- Đến gặp Quận Chúa? Có biết Quận Chúa hay chưa?
Đức Uy đáp:
- Có gặp một lần.
Tên áo vàng trố mắt:
- Lý Đức Uy? Phải ngươi sử dụng Ngư Trường Kiếm, phải ngươi chấp chưởng “Ngân Bài Lịnh” đó không?
Đức Uy gật đầu:
- Đúng rồi.
Hai tên áo vàng đứng đầu tái mặt, chúng thét rập lên và tuốt kiếm phóng thẳng vào phía Đức Uy.
Đám thuộc hạ áo vàng của Lý Tự Thành không thấy mang phù hiệu cấp bực như bọn Cúc Hoa Đảo, nhưng chúng có cách đeo kiếm khác nhau, hay nói đúng hơn là những tên đeo trường kiếm thì hầu hết là “kiếm sĩ” cao nhứt, hàng cận vệ của Lý Tự Thành.
Hai tên áo vàng vừa rút kiếm ra thì hai mũi kiếm đã bay luôn vào hai nơi yếu hại nhứt trên mình của Đức Uy, nghĩa là rút kiếm và phát chiêu một lượt.
Những kẻ đánh bằng lối đó thường thường trình độ kiếm pháp đã rất vững vàng.
Một tay của Đức Uy vẫn chấp sau đít, một tay hắn đưa ra, cánh quạt của hắn sấp lại, mũi quạt chênh chếch vào hai thân kiếm.
Hai tiếng thép khua dính liền nhau, hai thanh kiếm giạt ra ngoài, hai tên áo vàng dội ngược.
Lý Đức Uy không tấn công theo, hắn đứng yên một chỗ và nói:
- Các ngươi như thế là dại. Ta đến đây chưa có dấu hiệu gây hấn mà là để gặp Quận Chúa của các ngươi, tại làm sao không vào thông báo mà lại cố tình rước họa vào thân?
Nhưng lúc đó thì cả bốn tên ở hai bên tường và sáu tên đứng trong cửa đả ào ra, chúng quát tháo ầm ỉ.
Đức Uy nhét cây quạt vào lưng và rút thanh Ngư Trường Kiếm.
Mười mấy tên áo vàng từ đầu tường nhảy xuống, những thanh kiếm trên tay họ tủa ra chụp xuống đầu Đức Uy như một màn lưới thép.
Thay vì tràn ngang để tránh, Đức Uy lại nhún chơn nhảy thẳng lên, thanh Ngư Trường Kiếm khoa trên đầu hắn như cái nón.
Nhiều tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa nhoáng ra tung tóe, bốn thanh trường kiếm vuột tay văng dội chơn tường, mười mấy tên áo vàng bật ngửa vô trong.
Những tên còn lại bắt đầu ngán ngẩm, chúng không dám xông vào, nhưng cũng không chạy, cứ chàng ràng sát bên cửa quát tháo dậy lên.
Từ trong tòa trang viện, tuôn ra bốn cô thiếu nữ tay cầm trường kiếm, dẫn đầu là Thúy Ngọc, vừa thấy Đức Uy là nàng hớt hãi kêu lên:
- Lý gia...
Giọng kêu của cô ta chỉ có vẻ bất ngờ và mừng rỡ chớ không hoảng sợ...
Nàng dẫn ba cô thiếu nữ lao ra thật nhanh và thét lớn:
- Tránh ra, không được vô lễ với Lý gia.
Một tên áo vàng vòng tay:
- Thúy cô nương, người nầy là Ngư Trường Kiếm.
Thúy Ngọc cau mặt:
- Ta không có đui, ta không biết đó là Ngư Trường Kiếm à? Người là bằng hữu của Quận Chúa, đến thăm Quận Chúa, các ngươi định cản phải không?
“Thập Bát Kim Xoa” là đoàn nữ hộ vệ của Quận Chúa Lý Quỳnh, cấp bực không biết như thế nào, nhưng uy thế thì tự nhiên cao hơn bọn kiếm sĩ áo vàng và người cầm đầu “Thập Bát Kim Xoa” tự nhiên là có quyền ra lịnh, đám áo vàng lập tức cúi đầu giạt ra hai bên, vẻ hung hăng trên mặt chúng cũng lập tức tan đi mất hết.
Thúy Ngọc bước tới, vòng tay trước mặt Đức Uy:
- Tỳ nữ xin nhận tội với Lý gia.
Đức Uy nói:
- Cô nương hãy đưa tôi vào gặp Quận Chúa.
Hình như Thúy Ngọc rất xúc động, giọng nàng không được bình thường, nàng nói hơi run vì mừng rỡ:
- Lý gia, tỳ nữ xin cảm kích trọn đời.
Nàng vẫy tay cho ba cô gái theo mình, đưa Đức Uy đi thẳng vào cửa giữa.
Bước vào trong vòng tường, đi vào hành lang của tòa trang viện, khung cảnh điêu tàn của chiến loạn bị bỏ hẳn bên ngoài, nơi đây, không những không bị tàn phá mà lại còn trang hoàng lộng lẫy.
Thúy Ngọc đưa Đức Uy vào môït gian phòng trang nhã, vắng hoe, trước hai cánh cửa màu hồng buông màn lụa mỏng, Đức Uy dừng lại trên tấm thảm nhung.
Tấm màn trắng bên giường động nhẹ và từ trong đó phát ra tiếng yếu ớt:
- Ai đó?
Thúy Ngọc lên tiếng:
- Tỳ nữ Thúy Ngọc, bẩm Quận Chúa.
Giọng Lý Quỳnh như trách:
- Đi đâu mà biệt mất, ta gọi người mấy lần cũng không thấy đâu cả.
Như thế thì nàng không biết Thúy Ngọc đi kiếm Đức Uy, như vậy là cô tỳ nữ tự động đi tìm chớ không phải do chủ khiến.
Thúy Ngọc nhẹ bước vào và khi nàng vén tấm màn là Đức Uy nhìn thấy.
Lý Quỳnh nằm trên cái gối hoa thật thấp, tấm mền phủ kín ngực nàng, mớ tóc đen huyền rối bời lòa xòa phủ kín đôi mắt xanh xao.
Người con gái liến thoắng và nũng nịu trước mặt hắn, nghiêm nghị Oai vệ như vị tướng chỉ huy trước đám thuộc hạ áo vàng hôm nào, không còn nữa, trước Đức Uy bây giờ là một cô gái nhỏ nằm trên giường bịnh, giọng nói yếu ớt, giữa gian phòng mênh mông vắng lặng nghe lạc lõng, cô độc lạ lùng.
Đức Uy nhè nhẹ thở ra.
Bao nhiêu tức tối trong con người hắn như tan đi mất hết.
Lý Quỳnh vẫn không hé mắt, nàng hỏi nho nhỏ:
- Thúy Ngọc hỏi sao không nói? Ngươi đi đâu vậy?
Thúy Ngọc, bước lại gần giường hơn chút nữa, nước mắt cô ta bỗng ứa ra và cô ta gọi nhỏ:
- Quận Chúa, quay ra mở mắt xem nè, có ai nè...
Lý Quỳnh chắc lưỡi:
- Ai? Ai cũng đừng đến cả. Để cho ta yên ở nơi nầy, sống cũng được, chết cũng xong.
Giọng nói của nàng đã yếu, hơi hám lại vô cùng chán nản, chứng tỏ nàng đã trải qua nhiều ngày khủng hoảng tâm tư.
Nói thì nói thế, nhưng nàng cũng quay mặt ra ngoài và mở mắt.
Nàng hé mắt từ từ uể oải, nhưng khi thấy bóng Đức Uy, không biết nàng thấy có rõ không, nhưng hai mắt vui mở mắt lớn thật nhanh, ánh mắt thất thần trân tráo.
Tài sản của haitc

  #85  
Old 16-07-2008, 02:21 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 82
Thêm Một Chút Tình Ngăn Giới Tuyến


Biết đến lúc cần yên lặng, Thúy Ngọc đưa mắt ra hiệu cho ba cô bạn len lén lui ra.
Bây giờ thì Đức Uy đã thấy trọn khuôn mặt của Lý Quỳnh.
Làn da mịn ửng hồng hôm nào, bây giờ xanh mét, đôi má no tròn đều đặn bây giờ đã hóp sâu.
Cái còn linh động, còn để nhận ra nơi nàng là đôi mắt.
Nói đẹp thì Lý Quỳnh không phải là đẹp lắm, nhưng nàng là cô gái dễ nhìn, nhất là vành môi ngạo nghễ, khóe mắt ngây thơ, lúm đồng tiền trên gò má phúng phính, trông vào bộ mặt đó, người khó tính cách mấy cũng dễ có cảm tình ngay, nhưng bây giờ, tất cả chỉ còn lại đôi mắt, nhưng cũng không phải đôi mắt liến thoắng ngây thơ mà là mắt u buồn...
Bất cứ một ai, nếu đã có từng biết nàng, đã từng gặp nàng, bây giờ chứng kiến cảnh nàng tiều tụy trong tòa nhà mênh mông vắng lặng, chắc chắn không ai không khỏi thở dài ảo não.
Lý Quỳnh ở Chương Đức và Lý Quỳnh ở hiện tại gần như hai con người khác biệt.
Nhớ lại lúc ở Nam Sơn, nhớ lại cảnh nàng làm bộ vợ chồng, cùng nằm chung một giường, một gối, nhớ lại những khi săn sóc vuốt ve, mặc dầu lúc đó Đức Uy không bao giờ muốn thế, nhưng bây giờ nàng, không hiểu sao tất cả những cái kề vai dựa má của nàng lúc đó bỗng hiện lên một cách rõ ràng...
Hắn bất giác cúi mặt thở rạ..
Lý Quỳnh nói bằng một giọng run run:
- Đa tạ Lý huynh...
Hai mắt nàng vùng nhắm lại, hai dòng nước mắt trào ra, môi nàng càng run rẩy hơn lên.
Thật lâu, nàng mở mắt, tiếng nói có vẻ trong hơn lúc nãy:
- Lý huynh ngồi đi.
Đức Uy bước tới, hắn ngồi xuống chiếc ghế bên giường.
Lý Quỳnh hé môi, nàng cười nhưng nhìn vào nụ cười của nàng Đức Uy bỗng nghe lòng mình nhói lên, hắn bàng hoàng tặc lưỡi.
Nàng nói:
- Tôi có lỗi với Lý huynh, mong Lý huynh tha thứ...
Nàng lại cười:
- Nhưng chắc Lý huynh đã tha thứ cho rồi, nếu không thì không bao giờ Lý huynh thèm đến đây đâu...
Đức Uy không nói, hắn nhìn nàng bằng đôi mắt thật dịu và hắn mỉm cười.
Đối với nàng, hắn không căm thù như đối với Lý Tự Thành, hắn chỉ tức giận, dầu sao thái độ tử tế của nàng đối với hắn tại Nam Sơn khi hắn đã là tên tù trong tay nàng, nhất là nàng không giết hắn, để thuốc giải phục hồi công lực lại cho hắn thì sự tức giận đó cũng đáng được bỏ qua, huống chi bây giơ nàng đang cơn bệnh, đang cô quạnh trong gian nhà vắng vẻ, hắn tuy không thể xem nàng là bạn, nhưng nếu bảo là thù thì cũng chưa đáng lắm.
Đôi mắt Lý Quỳnh vẫn không rời mặt Đức Uy, nàng nói:
- Thúy Ngọc tệ quá, đáng lý nó phải báo trước... Đáng lý không nên để Lý huynh nhìn tôi trong dáng cách như thế này, thật thì tôi không có ý làm cho thất lễ, mong Lý huynh dung cho.
Đức Uy lắc đầu:
- Cô nương đang bệnh, không nên câu nệ.
Lý Quỳnh đáp:
- Đa tạ Lý huynh, nhưng để dáng sắc tệ quá như thế này diện kiến Lý huynh thật là... kỳ quá.
Đức Uy làm thinh, mắt hắn vẫn nhìn nàng và môi vẫn giữ nụ cười.
Đó là bản tính của hắn, thích hay không, nếu không thể đối xử như kẻ thù hắn không muốn cho ai khó chịu.
Lý Quỳnh vụt hỏi:
- Thúy Ngọc đi tìm đưa Lý huynh đến đây phải không?
Đức Uy không trả lời thẳng, hắn đáp tránh đi:
- Tôi cũng thấy muốn viếng cô nương...
Lý Quỳnh nói:
- Lý huynh đừng nói thế, Lý huynh nói thế càng làm cho lòng tôi bất an, chẳng thà Thúy Ngọc đi tìm và khẩn cầu, rồi vì lòng thương hại mà Lý huynh phải đến như thế tôi sẽ đỡ hối hận hơn... Thật thì đáng lý ra Lý huynh phải căm hận, phải chán ghét, phải giết tôi mới đúng...
Đức Uy nói:
- Chuyện đã thuộc về quá khứ, cô nương hãy bỏ qua đi để lo an dưỡng tinh thần.
Lý Quỳnh nói:
- Đa tạ Lý huynh, nhưng thật thì tại Lý huynh không biết chứ tôi không có bệnh gì cả, thân thể tiều tụy như thế này đều do tôi có ý dằn vặt mình, cố ý hủy hoại mình đó thôi...
Nàng nấc lên và nước mắt trào rạ..
Đức Uy làm thinh và bằng một phản ứng do sự xúc động từ trong tiềm thức, hắn cầm mảnh khăn lụa bên gối nhè nhẹ lau nước mắt cho nàng...
Hắn hành động không có một ý thức rõ ràng.
Lý Quỳnh cố gượng, nhưng giọng nàng vẫn nghẹn ngào:
- Tôi có lỗi khi giam Lý huynh, nhưng cái lỗi đó khi đến Hoàng Cung tôi mới ý thức được rõ ràng... Lý huynh, tôi xin thề với đất trời, tôi không có giết bất cứ một ai, nhưng thây người, máu người đã đổ trước mặt tôi... Từ khi bắt đầu vào cửa thành dẫn đến nội cung, Lý huynh...
Nàng lại nấc lên và Đức Uy đã phải hai lần lau nước mắt cho nàng, nàng nói:
- Tiếng kêu khóc, tiếng oán than đã làm cho tôi choáng váng, lòng tôi bắt đầu khi đặt chân vào cung là bỗng dâng lên một nỗi chán nản, ngao ngán vô cùng... Tôi đã thấy thây người, tôi sợ nghe tiếng khóc, tôi sợ nghe mùi máu...
Hình như nàng thiếu hơi, nàng ngưng lại, mà có lẽ nàng cũng vì xúc động.
Đức Uy ngồi lặng lẽ, hắn biết nàng mệt nhọc, nhưng hắn không muốn cản ngăn, hắn biết một con người không nên chất chứa tâm sự, cần phải được nói ra với người mình cần nói cho lòng được nhẹ nhàng.
Ngưng một lúc, Lý Quỳnh nói tiếp:
- Bắt đầu từ khi vào đây, tôi chính thức là một Quận nương và cũng là ngày mà tôi bắt đầu thấy tất cả đều vô vi..... Lý huynh, tôi đã sống nay đây mai đó, tôi đã vất vả theo anh tôi, tôi đã tủi nhục ê chề, tôi đã thấy anh tôi bôn ba lận đận, tôi cũng muốn cho anh tôi có ngày nở mặt, tôi cũng muốn tôi được vinh quang nhưng từ khi đặt chân vào cung, từ khi bắt đầu ngồi vào chiếc ghế “Quận nương”, tôi bỗng muốn sống trở lại cuộc đời cực khổ của mấy năm về trước, của những ngày trong bước gian lao... tôi đã tìm vào chỗ không người để trốn lánh tất cả, tôi muốn trốn luôn chính bản thân tôi nữa.
Nàng lại phải ngưng để thở và nàng nhìn chăm chăm vào mặt Đức Uy:
- Lý huynh, tôi không muốn chối rằng tôi đã yêu anh, gặp anh lần đầu tôi đã yêu anh. Tôi không giải thích được động cơ nào khiến cho tôi yêu anh, khi tôi biết anh đa muốn tìm anh tôi để giết... Có lẽ, từ trong tiềm thức, tôi thấy anh đúng, tôi thấy anh đáng yêu, vì thế, đã bao lần, tôi cố ngăn lòng tôi, tôi không giết anh, tôi chỉ giữ anh, tôi mượn bản tính ranh mãnh sẵn có để được chung gối với anh...
Nàng bỗng run run:
- Lý huynh, dầu sao đi nữa, tôi cũng đã mang nợ của anh chứ anh không nợ gì tôi cả, đáng lý anh không cần phải thăm tôi và tôi cũng không có quyền trách móc... Tôi cũng biết hôm nay Lý huynh đến đây chẳng qua vì lòng thương hại, nhưng tôi là con người vốn từng biết thế nào là đủ, biết hưởng lấy cái đủ đó, tôi không dám cầu mong hơn nữa...
Đức Uy nói:
- Hôm nay tôi đến đây thăm cô nương hoàn toàn là do chuyện riêng tư, vì dầu sao chúng ta cũng được kể là bạn.
Lý Quỳnh cười đau xót:
- Bạn? Đa tạ Lý huynh, nhưng tôi đâu có xứng được Lý huynh xem như thế? Con người của tôi bây giờ mang đầy tội lỗi, đã đành là do anh tôi, nhưng tôi cũng can dự một phần trong sự nổi loạn của anh tôi, tôi không thể chối bỏ phần tội lỗi.
Đức Uy làm thinh.
Nàng nói đúng nhưng cũng thật là tội nghiệp.
Lý Quỳnh vụt nói:
- Lý huynh, tôi có chuyện muốn nói với anh, tôi hoàn toàn không có ý nghĩ chuộc tội gì cả, tôi chỉ muốn cố đem cái mà mình có thể làm được để góp cùng thiên ha..... Lý huynh, có phải những người Cần Vương đang cố tìm Thái tử và nhị vị Vương gia? Phải không?
Đức Uy rúng động, hắn gật nhanh:
- Đúng rồi, sao? Cô nương biết sao?
Lý Quỳnh đáp:
- Tôi biết, Thái tử, Định vương và Thừa vương được cẩm y thị vệ đưa ra khỏi cung, đưa đến cho Chu Khuê và Điền Hoằng, họ là ngoại thích của Thái tử.
Đức Uy quay hẳn mình lại, hắn nhìn thẳng vào mặt Lý Quỳnh:
- Làm sao cô nương biết...
Lý Quỳnh đáp:
- Điền Hoằng là con người ra sao thì tôi không biết, nhưng Chu Khuê thì tôi biết, hắn là bà con bên ngoại của Thái tử, nhưng hắn bất trung, hắn đã cho người đến thương lượng với anh tôi yêu cầu anh tôi đừng bắt hắn, đừng động đến tài sản của hắn thì hắn sẽ tình nguyện đem dâng Thái tử...
Hai tay của Đức Uy phát run khan, hắn hỏi:
- Cô nương, tôi đến chậm rồi phải không?
Lý Quỳnh nói:
- Chậm nhưng không hoàn toàn trễ, cứ theo tôi biết thì anh tôi đã bằng lòng theo sự yêu cầu của Chu Khuê, bảo hắn đưa Thái tử vào cung, anh tôi cũng đã cho người đến tiếp xúc với hắn làm chuyện đó. Bây giờ, Lý huynh có thể theo chận dọc đường, tôi nghĩ hãy còn kịp...
Đức Uy đứng phắt lên, hắn nói:
- Về công sự, tôi xin thay mặt thần tử nhà Mình đa tạ và ghi ơn của cô nương và chuyện riêng từ, tôi xin nhớ cô nương là bạn và tôi nhất định còn nhiều thăm viếng, xin cáo từ...
Đức Uy ra khỏi trang viện.
Hắn vừa băng qua bên kia đường, vừa quẹo qua một ngõ hẹp thì bị chặn lại.
Đó là ba người quen mặt.
Lão già và ba đại hán áo xanh chận kiệu khi nãy.
Đức Uy dừng lại:
- Ba vị là...
Lão già áo xanh giận dữ cười gằn:
- Ta cứ tưởng người là người tốt, không ngờ lại cũng là quân giặc.
Ba thanh đao cùng nhoáng lên một lượt, hình như họ đã có dặn nhau trước rồi, vì họ đã biết sức của Đức Uy.
Nhảy tránh qua một bên, Đức Uy khoát tay:
- Hãy khoan, ba vị là...
Lão già áo xanh nói ngay:
- Hãy nghe cho rõ, Chỉ Huy Sứ Ngự tiền thị vệ Lạc Kiều Sanh.
Đức Uy móc Ngân bài lệnh đưa ra:
- Lạc Chỉ huy sứ, ông nhận biết vật này không?
Lạc Kiều Sanh lùi một bước, mở tròn đôi mắt:
- Ngân bài lệnh...
Đức Uy nói luôn:
- Lý Đức Uy, y bát truyền nhân của Bố Y Hầu.
Lão già áo xanh hơi biến sắc:
- Như vậy là... Tiểu Hầu Gia, nhưng cớ sao ban nãy...
Đức Uy đáp:
- Không có thì giờ để nói dài đâu. Chỉ Huy Sứ hãy trả lời cho biết, hôm nọ ai đưa Thái tử, Định vương, Thừa vương đến nhà Chu Khuê?
Lạc Kiều Sanh đáp:
- Chính ty chức đưa đi, Tiểu Hầu Gia hỏi...
Đức Uy nói nhanh:
- Chu Khuê thay lòng, đã đem Thái tử hiến dâng cho Sấm tặc, Lý Tự Thành đã cho người đến nhà họ Chu, nhanh lên kẻo không còn kịp nữa.
Lạc Kiều Sanh tái mặt:
- Làm sao Tiểu Hầu Giạ..
Đức Uy nói:
- Nếu tôi không quen được người của họ thì Thái tử đã thọ tai ương, hãy đưa đường đi ngay.
Không dám hỏi thêm, Lạc Kiều Sanh vẫy tay cho hai tên thuộc hạ và băng mình đi trước.
Chỉ Huy Sứ của Ngự tiền thị vệ quả là phải hơn người khác.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ông ta đã vượt hơn mười dặm.
Cách đó chừng nửa dặm nữa, có một tòa trang viện chung quanh cây cối um tùm.
Lạc Kiều Sanh dừng lại chỉ tay:
- Tiểu Hầu Gia, đó là trang viện của Gia Định Bá.
Đức Uy đáp:
- Tôi thấy, nhưng chư vị không nhìn ra chuyện khác lạ đó hay sao?
Lạc Kiều Sanh nói:
- Nếu có điềøu gì không hay xảy ra thì ty chức đáng tội chết vì để tránh tai mắt của Sấm tặc nên sau khi đưa Thái tử đến đây, ty chức không dám trở lại thăm, ty chức dự định chờ cho tình hình thuận lợi đưa Thái tử đến trung dinh Ngô Tổng Đốc...
Đức Uy lắc đầu:
- Thật là nguy hiểm, chờ đến chừng đó thì chắc Chỉ Huy Sứ không còn nhìn thấy được Thái tử nữa...
Lạc Kiều Sanh rất bình tĩnh, ông ta nói:
- Điều này ty chức thật muốn nói từ lúc mới được Tiểu Hầu Gia cho tin, ty chức đảm bảo Thái tử an toàn, vì Gia Định Bá Chu Khuê vốn là ngoại tổ của Thái tử.
Đức Uy sửng sốt...
Lúc nghe Lý Quỳnh nói, hắn cứ tưởng Chu Khuê là người ngoại thích nghĩa là chỉ là một bà con dòng họ bên ngoại của Thái tử thôi, chớ không ngờ lại là “ông ngoại”.
Nếu là “ông ngoại” thì sao lại có chuyện bán đứng cháu ngoại của mình? Rõ ràng Lý Quỳnh nói hắn còn nhớ rõ, nàng bảo:
“Điền Hoằng thì tôi không biết con người ra sao, chứ Chu Khuê thì đã thay lòng...” Hắn cau mặt nói với Lạc Kiều Sanh:
- Nếu là ngoại tổ của Thái tử thì làm sao lại có chuyện như thế này...
Lạc Kiều Sanh nói:
- Chính ty chức cũng nghĩ như thế, nhưng chẳng hay ai báo tin cho Tiểu Hầu Gia?
Đức Uy đáp:
- Chính người em gái ruột của Lý Tự Thành cho tôi biết như thế.
Lạc Kiều Sanh nghi ngờ:
- Không biết đây có phải là một chuyện đánh lừa không...?
Vừa đi vừa nói, bốn người đã đến gần trang viện Gia Định Bá, Đức Uy đứng lại trầm ngâm:
- Cũng mong đây là chuyện tôi bị lừa, nhưng dầu sao, như thế thì chúng cũng biết chỗ Thái tử rồi, chỗ này không còn là chỗ an toàn nữa, chúng ta cứ vào bái kiến rồi sẽ tính sau.
Lạc Kiều Sanh gật đầu:
- Vâng, xin để ty chức vào gõ cửa.
Khi Lạc Kiều Sanh vừa bước lại trước hai cánh cổng nhưng chưa kịp gõ thì từ trên một tàng cây hai bên vụt có ba bóng người lao xuống...
Lạc Kiều Sanh lùi lại và thanh đao tuốt ra khỏi vỏ thật nhanh.
Đức Uy kêu lên:
- Khoan, người của ta!
Ba bóng người lao xuống đúng là Lăng Phong, Phan Ngọc và Kim Khuê.
Lăng Phong nói nhanh:
- Lý huynh đã đến thật đúng lúc, tôi cho người đi tìm suốt buổi naỵ..
Đức Uy hỏi:
- Vừa nghe Thái tử ở đây nên vội tới, có thật Thái tử ở trong đó không?
Lăng Phong đáp:
- Anh em tôi có nghe tin rõ ràng mấy ngày trước đây mấy vị Cẩm y thị vệ đưa đến.
Đức Uy hỏi:
- Nhưng hiện tại có Thái tử trong đó không?
Lăng Phong lắc đầu:
- Điều đó thì không biết, anh em chúng tôi vừa đến giữ tại đây vì chờ người đưa tin cho Lý huynh, chúng tôi không dám đường đột yết kiến.
Đức Uy hỏi:
- Ba vị đến bao giờ?
Lăng Phong đáp:
- Trời vừa sáng thì chúng tôi đã đến.
Đức Uy gật đầu:
- Chư vị thật là mệt nhọc, xin giới thiệu đây là Lạc Chỉ Huy Sứ thị vệ.
Bọn Lăng Phong bước tới vòng tay:
- Chúng tiểu sinh kính ra mắt Đô Chỉ Huy Sứ.
Lạc Kiều Sanh đáp lễ và Đức Uy nói luôn:
- Ba vị đây là những tuấn kiệt ưu tú của Cùng gia bang.
Lạc Kiều Sanh gật đầu:
- Chư vị thật xứng đáng là nghĩa sĩ trung can, những tên loạn thần hưởng lộc triều đình mà manh tâm phản trắc thật đáng hổ thẹn.
Lăng Phong vòng tay:
- Đô Chỉ Huy Sứ quá khen cho, chúng tôi chỉ cố hết sức mình để đền ơn thủy thổ.
Đám trẻ tuổi của Cùng gia bang quả là lanh lợi, họ không đả động đến triều đình, họ chỉ nói đến giang sơn...
Họ không hưởng lộc triều đình, nhưng họ là con dân một nước, họ là những người căm thù đám quan lại lộng quyền, họ bằng lòng sống cuộc đời thấp nhất trong dân gian, nhưng họ không bằng lòng đứng ngang hàng với đám người áo rộng mão cao mà luôn khinh dễ...
Câu nói khéo của Lăng Phong hình như Lạc Kiều Sanh nghe biết, vì ông ta cũng đã từng nghe khí tiết của nhân vật chính phái giang hồ, nhất là lòng cương trực của đám Cùng gia bang, cho nên với đám loạn thần tặc tử vốn là kẻ đồng liêu.
Không có thì giờ để trấn tĩnh, Đức Uy vội nói:
- Xin Đô Chỉ Huy Sứ gõ cửa.
Lạc Kiều Sanh dẫn hai tên tùy tùng bước tới đưa tay gõ cửa, một lúc sau, có một đại hán trung niên ra mở cửa, người này ăn vận khá sang trọng, có lẽ là người nhà của Gia Định Bá.
Lạc Kiều Sanh nói nhỏ với người đó mấy câu và đứng giạt ra.
Người trung niên lật đật bước về phía Đức Uy vòng tay:
- Không biết Tiểu Hầu Gia giá lâm, tiểu nhân thất lễ.
Lạc Kiều Sanh rước nói:
- Tiểu Hầu Gia, đây là Chu Đạt nhân huynh, cháu gọi Gia Định Bá đại nhân bằng bác ruột.
Đức Uy vòng tay:
- Không dám, vì sự an nguy của Thái tử nếu chúng tôi mạo muội đến đây, xin phiền Chu huynh dẫn kiến.
Chu Đạt nói:
- Tiểu Hầu Gia thật không may, bá phụ tôi đã đi Giang Nam, có lẽ mấy hôm nữa mới về. Về chuyện an toàn cho Thái tử thì xin Tiểu Hầu Gia yên lòng, vì lo chuyện an toàn nên bá phụ tôi đã đưa ngài đến phủ của Điền đại nhân.
Đức Uy cau mặt:
- Gia Định Bá đưa Thái tử đến phủ Điền đại nhân bao giờ?
Chu Đạt đáp:
- Trước ngày bá phụ tôi đi.
Lạc Kiều Sanh đưa mắt cho Đức Uy ngầm hội ý...
Đức Uy hỏi:
- Người của Sấm tặc có đến đây chăng?
Chu Đạt đáp:
- Thật chẳng dám dấu Tiểu Hầu Gia, chính vì chuyện chúng có đến đây nên bá phụ tôi mới đưa Thái tử đến phủ của Điền đại nhân.
Trầm ngâm một lúc, Đức Uy quay qua hỏi Lạc Kiều Sanh:
- Lạc Chỉ Huy Sứ có biết phủ của Điền đại nhân chăng?
Lạc Kiều Sanh vội đáp:
- Có biết, từ đây đi về hướng Tây khoảng chừng năm dặm...
Đức Uy vòng tay nói với Chu Đạt:
- Không dám quấy rầy, chúng tôi xin từ giã để đến chỗ Điền đại nhân.
Chu Đạt lật đật hỏi:
- Tiểu Hầu Giạ.. xin thỉnh chư vị vào trong dùng trà...
Đức Uy đáp:
- Đa tạ Chu huynh, sự an nguy của Thái tử là trọng, xin cho hẹn sau này có dịp sẽ đến viếng thăm quí phủ.
Hắn quay mình ra hiệu cho Lạc Kiều Sanh và đám Lăng Phong đằng sau, nghe tiếng Chu Đạt nói với:
- Xin Tiểu Hầu Gia thứ cho tiểu nhân không tiễn đưa xa.
Đức Uy quay lại vòng tay lần nữa:
- Không dám, xin Chu huynh an nghỉ.
Qua khỏi một đám ruộng dưa là đến bìa rừng.
Qua khỏi một truông ruộng lại gặp một đám rừng chồi, Đức Uy đứng lại nói với Lăng Phong:
- Lăng huynh đệ, hãy xem thử phía Chu gia.
Như một con vượn, Lăng Phong nhún chân vút lên một cành cây cao, hắn nhìn lại hướng Chu gia một lúc rồi nhảy xuống lắc đầu:
- Không thấy người nào nơi cửa cả.
Đức Uy nói:
- Xin phiền ba vị giữ nơi đây, nếu thấy người trong nhà họ Chu có động tĩnh gì thì cho một vị sang Điền phủ thông báo cho tôi biết. Con người Chu Đạt tôi thấy khá thâm trầm, xin chư vị phải hết sức cẩn thận.
Lăng Phong cười:
- Lý huynh an lòng, gì thì không dám nói, chứ chuyện đề phòng thì Cùng gia bang coi như chuyện môn.
Đức Uy cũng cười và cùng với bọn Lạc Kiều Sanh rẽ nhanh về hướng tây...
Không bao lâu, Đức Uy đã vượt gần năm dặm.
Lòng nôn nóng đã giúp cho họ đi nhanh hơn mức bình thường. Tòa trang viện của Điền Hoằng của nhỏ hơn của Gia Định Bá, nhưng trông vào cũng khá là khí phái, họ thuộc ngoại thích hoàng gia, sự nghiệp của họ không thể nhỏ.
Vòng tường khá rộng, khá cao, nhưng bốn phía im lìm.
Bọn Đức Uy từ phía đông đi vòng qua hướng tây. Tòa trang viện qua cửa về tây.
Và vừa đến trước cửa, Đức Uy vùng khựng lại.
Lạc Kiều Sanh nhích tới...
Cửa ngoài chỉ khép hờ, cánh bên phải nhích vô, đứng ngoài có thể dòm thấy bên trong...
Một tiếng động nhỏ, một con chó ló đầu rạ..
Đức Uy cảm thấy một luồng ớn lạnh chạy dài từ xương sống, hắn nắm chắc hai taỵ..
Con chó máu vấy đầy mình, vừa thấy đám Đức Uy nó quay đầu bỏ chạy...
Không còn chờ hỏi Đức Uy gì nữa cả, Lạc Kiều Sanh nhảy tới tông cửa chạy vào.
Cả bốn người khựng lại điếng hồn.
Từ trong nhà ra đến ngoài sân, thây người ngang dọc.
Già có, trẻ có, thanh niên, thiếu nữ cả những đứa trẻ, lớp nằm vắt bậc thềm, lớp quặp mình trên những chậu hoa, có nhiều thây co quắp tận chân tường.
Máu đã xám đen.
Giữa sân, trong hành làng nhiều cô gái, thiếu phụ lõa thể, chỉ nhìn qua biết ngay họ đã bị hãm hiếp trước khi chết.
Bất cứ ai dầu cứng rắn cách mấy, trước sự tàn sát dã man này cũng phải rùng mình.
Từ trong nhà dẫn ra ngoài sân, những y phục còn dấu xếp, những thứ trang sức vung vãi, chứng tỏ ngoài chuyện giết người chúng còn cướp của...
Hai hàm răng của Đức Uy cắn chặt, thật lâu, hắn định thần nói với Lạc Kiều Sanh:
- Chỉ Huy Sứ hãy cùng với nhị vị đi xem xét khắp nơi coi... còn ai không.
Hắn tránh cái ý và tiếng nói tìm xem có xác của Thái tử và hai vị vương gia, hắn không dám nói mà cũng không dám nghĩ.
Dấu máu, vết thương đã nói cho người ta biết rằng những xác chết có lẽ cũng đã hơn một ngày rồi, nếu có người ngất ngư thì bây giờ cũng không còn sống được.
Hắn muốn kiểm điểm xác chết lại cho thật chắc mà thôi.
Đức Uy là con người trầm lặng, bây giờ lại còn trầm lặng hơn nữa, hắn đứng sững giữa nhà như trồng, da mặt hắn tái xanh sát khí tràn đầy.
Tài sản của haitc

Ðề tài đã khoá

Từ khóa được google tìm thấy
cầu bại vnthuquan, cổ long vn thu quan, co gai man chau 4vn, co long vnthuquan, giámsung vangdanh, , vnthuquan, vntq.co gai man chau, ,


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™