Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 04-08-2008, 11:59 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Nỗi niềm một “liệt sỹ” trở về sau 46 năm

TP - Những ngày này, cả làng Kơte vui như đón tết, nhà Lươl hết mổ heo lại giết bò uống rượu mừng Rơ Chăm Grét trở về.


Rơ Chăm Grét (Y Rết) với tấm bằng Tổ quốc ghi công
Hơn 46 năm biệt tích, người Trung đội trưởng du kích năm nào đã tìm về đúng làng mình. Nước mắt người già mừng vui chảy dài trên má…

“Liệt sĩ” Rơ Chăm Grét trở về

Sáng 18/7/2008 một cụ già đã gần 70 tuổi thuê xe ôm chạy vào Yaly rồi lại trở ra ngã ba Chư Pah tìm làng Yaly, Plei Bốc, Plei Kơte. Người xe ôm ban đầu chở ông vào xã Yaly, nơi có công trình thủy điện nổi tiếng khắp nước. Nhìn địa hình địa vật ông bảo nơi này không đúng.

Người lái xe ôm quay ngược trở ra đưa ông đến trung tâm huyện Chư Pah hỏi manh mối những tên làng mà ông nhắc đến. Rất may trong số người chạy xe ở ngã ba Chư Pah có người biết làng Plei Bốc, không cùng hướng đường vào xã Yaly bây giờ mà ở Ia Khươl, theo hướng quốc lộ 14 đi Kon Tum.

Về đến đầu Plei Bốc, cảnh vật hơn 40 năm thay đổi gần hết song Grét vẫn nhớ đây chính là quê hương mình. Thì ra làng Yaly ngày nào gần Plei Bốc, Plei Kơte giờ đã dịch chuyển đi khá xa so với địa danh ban đầu, hình thành một xã mới.

Plei Bốc, Plei Kơte 2 làng giáp nhau giờ thuộc 2 xã riêng biệt, Pplei Bốc thuộc xã Ia Khươl, Plei Kơte thuộc xã Ia Phí. Gret hỏi thăm họ hàng của mình, nhiều người vẫn còn sống, mừng vui khôn xiết.

Người Trung đội trưởng du kích năm nào đã được Tổ quốc ghi công là liệt sĩ bỗng dưng bằng xương bằng thịt trở về. Sung sướng nhất là bà Rơ Chăm H’Am Yes đã gần 80 tuổi, chị ruột của Rơ Chăm Grét. Người em trai thương yêu xuất hiện trước mặt mà cứ như mơ, bởi từ lâu trên bàn thờ nhà bà đã treo Bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Rơ Chăm Grét.

Ngày Grét còn bị giam ở nhà lao Pleiku cha mẹ có đến thăm ông 1 lần. Khi các cụ lần lượt ra đi, dặn lại H’Am Yes cố gắng tìm tung tích em trai. Chờ mòn mỏi đến ngày nước nhà thống nhất, vẫn không thấy em trai về, H’Am Yes tin chắc em trai duy nhất của mình đã chết. Bây giờ sắp gần đất xa trời bà rất vui được nhìn thấy người thân.

Grét nhớ mãi ngày 15/4/1962 khi một tên chiêu hồi ở Ia Mơ Nông tên Chót dẫn lính Mỹ đến tận nhà phục kích bắt Grét. Chót từng tham gia bộ đội rồi đầu hàng Mỹ, bị Grét dẫn du kích đột nhập bắt trở lại. Được một thời gian Chót lại phản cách mạng theo Mỹ, dẫn địch trở lại bắt bớ đồng đội cũ.

Gret bị bắt, bị giam cầm ở nhà lao Pleiku từ đó. Tết Mậu Thân 1968, khi quân giải phóng tấn công nhà lao Pleiku, sợ việc giam cầm không an toàn, địch đưa Grét và một số người tù khác ra giam cầm ở Phú Quốc.

Sau một thời gian tù đày, tra tấn, không khai thác được gì người Trung đội trưởng kiên trung này, năm 1973 chúng trả tự do cho Grét và một người Thượng nữa là Rơ Chăm Phong ( Y Phong) ở làng Chét-B5-B6 ( nay là xã Ia Sao-Ia Grai-Gia Lai).

Hai ông vào đến đất liền không một đồng xu dính túi phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Cả hai được bà Vũ Thị Thải ở Cần Thơ thương tình nhận làm con nuôi, cưu mang. Sau khi nước nhà thống nhất, mặc dù nhớ quê và người thân da diết song cả hai đều không có tiền mua vé xe về. Rồi chính sách đưa người nghèo đi kinh tế mới của tỉnh Hậu Giang mang Grét và Phong đến ấp Thống Nhất xã Hiệp Hưng - Phụng Hiệp xây dựng vùng đất mới.

Năm 1982 Grét được chính quyền cấp giấy CMND với tên mới là Y Rết, sinh 1940 nguyên quán: Lê Te-Plây Cu-Gia Lai-Kon Tum, trú quán Hòa Mỹ, Phụng Hiệp-Hậu Giang.

Tại đây, ông kết hôn với một người đàn bà góa bụa đã có 2 con riêng. Họ có thêm 2 con gái và 1 con trai. Các con của ông bà đến nay đã có chồng, có vợ, chỉ còn cậu út 17 tuổi ở với ba mẹ.

Cả đời làm lụng vất vả nuôi con, ước mơ tột cùng của ông là dành dụm được khoảng 1 triệu đồng để về thăm quê mà đến 68 tuổi “vẫn không có tiền bạc gì hết trơn”. Càng về già ông càng nhớ quê hương, thổn thức mãi cùng vợ.

Thương chồng, bà Trương Thị Út vay được 1 triệu đồng, giữ lại 100.000 đồng mua gạo còn 900.000 đồng đưa cho ông mang đi tìm quê quán. Ngày rằm tháng sáu âm lịch, Grét lên xe từ Phụng Hiệp đến bến xe miền Tây rồi đi xe buýt ra bến xe miền Đông mua vé về Pleiku và nhanh chóng tìm được quê hương xứ sở.

Cần chế độ chính sách cho người có công

Ở Hậu Giang nào có ai biết Rơ Chăm Grét 16 tuổi đã theo cách mạng đi Thanh niên xung phong, làm nương sản xuất, chăn nuôi lấy lúa gạo, thịt cho bộ đội. Chị ruột và anh rể Grét đều tham gia cách mạng. Anh rể Rơ Chăm Lươl bị bắt đầy đi Côn Đảo từ năm 1965 đến 1973 mới được thả.

Xã Ia Phí quê ông là vùng căn cứ Cách mạng được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Grét trong chiến đấu được tín nhiệm làm Trung đội trưởng du kích. Bị địch bắt, bị tù đầy, đến giờ Grét vẫn chưa nhận chế độ đãi ngộ gì ở nơi cư trú.

Chị ruột của ông là H’AmYer chỉ nhận được bằng Tổ quốc ghi công em trai Rơ Chăm Grét do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 16/5/1996. Ông Rơ Chăm Lươl làm cách mạng hơn 10 năm đã bán cả chinh chiêng, trâu bò nuôi bộ đội, bị địch bắt ở tù 8 năm, chỉ nhận được Kỷ niệm chương chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày cùng 2 triệu đồng. Ngoài ra, ông chưa nhận được chế độ khen thưởng gì.

Grét cho biết hoàn cảnh gia đình ông từ trước đến nay ở vùng kinh tế mới Thống Nhất (Hậu Giang) rất khó khăn. Con cái sinh ra không ai được đi học bởi không có tiền mua sách vở, đóng học phí. Ruộng Nhà nước chia ngày mới đi kinh tế mới cũng nhanh chóng sang nhượng cho người khác do con cái đau ốm không có tiền mua thuốc.

Cả gia đình chỉ biết sống bằng làm thuê, mướn, đi thả câu, đơm cá kiếm ăn qua ngày. Cả đời ông chưa bao giờ có đến 1 triệu đồng. Khi vợ vay được 900.000 đồng cho ông mang đi tìm xứ, trên xe Grét không dám ngủ, sợ bị móc túi mất! May là khoản tiền ấy đủ giúp ông tìm ra được quê hương, bản quán của mình!

Về lại Plei Kơte (Ia Phí-Chư Pah-Gia Lai) thấy quê hương thay đổi, đời sống bà con dân làng đều khấm khá hơn nơi ông ở rất nhiều, Grét vui thêm bội phần. Grét bảo ngày 27/7/2008 ông sẽ quay về Hậu Giang báo cho gia đình mừng, làm kiếm tiền rồi cuối năm sẽ dẫn con trai lên thăm quê. T

rở lại ấp Thống Nhất, Grét sẽ kể với Y Phong- một trong hai người thượng là bạn tù cùng ở lại đất này những chi phí cũng như con đường để về lại thăm quê, bởi vì cả hai đều nghèo khó như nhau, Y Phong cũng biệt tích hơn 40 năm rồi chưa về.

Huỳnh Kiên



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
4vn.rơ, 4vn.rơ]]ơ, 4vn.rơ]]ơ \\, liet sy tro ve, mung vui liet si tro ve.

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™