Ghi chú đến thành viên
Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh
  #26  
Old 15-07-2008, 09:03 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 25
Ăn miếng trả miếng


Ngưu Đầu Tự Không ai hiểu tại sao ngôi chùa cổ này lại có cái tên lạ quá như thế.
Đó là một ngôi chùa lâu đời nhứt, cách phía nam thành Trường An khoảng hai mươi dặm.
Tên chùa nghe không nhã nhưng cảnh sắc nơi đây thật nên thơ.
Ngày xưa khoảng vào đời Đường, thi hào Đỗ Phủ đã từng lưu lạc và dừng chân tại nơi này vịnh cảnh đề thi, đó là một trong những thắng cảnh danh tiếng của Trường An.
Hoa đượm hương xuân chùa vắng vẻ, thì trúc gọi gió ao buồn”. Hai câu thơ vịnh hoa đào và rừng trúc dựa bờ ao trước Ngưu Đầu Tự.
Những ngày xuân, mặc khách giai nhân từng đàn kéo nhau tới viếng chùa, phần đông là ngắm cảnh.
Bây giờ, đêm đã quá canh ba.
Từ trong bóng tối dầy đặc hơi sương, vụt lướt nhanh một bóng người từ phía đám rừng trúc xét vào dãy hành lang vắng ngắt.
Bóng ngừơi áo trắng:
Lý Đức Uy.
Hắn nhìn lên mái ngói cổng chùa và tung mình lên đó.
Tụt nhẹ hai tiếng ngói âm dương cho lỏng ra, hắn cho hai miếng ngói hơ hỏng gắt lên nhau, chỉ cần một cơn gió mạnh là rơi xuống đất, hắn làm ba bốn nơi như thế rồi nhè nhẹ tung mình xuống phóng thẳng vào hành lang.
Đứng nhìn một chút về địa thế, Lý Đức Uy bước ra phía đầu sân, hắn bước lui từ giữa sân trở lui qua hướng đông ba bước, hắn khum mình xuống moi một cãi lỗ to chừng bằng cái tô, hắn lấy nhánh cây không gát ngang và khỏa đất lại như cũ.
Cách một bước về phía sau, hắn lại làm thêm một cái lỗ như thế, trong hàng thứ hai, hắn giăng ngang ba lỗ cách nhau nửa bước và như thế tất cả bốn hàng, sát đến bìa sân.
Khoảng đất trống không còn dấu vết, Lý Đức Uy đi thẳng vào trong chùa cũng về cuối phía đông sân, hắn tháo chốt gài khung cửa sổ, hắn đứng từ trong cửa thò đầu ra dòm rồi thụt vào khép hờ cửa lại.
Cảnh chùa Ngưu Đầu Tự lại trở về vắng lặng, không ai thấy hắn trở ra.
Ánh hồng đã bừng lên từ góc trời đông.
Hai tên áo vàng từ trong đám rừng trúc lù lù bước ra như hai bóng ma thấp thoáng.
Cả hai bước lên dãy hành lang chùa.
Lệ Tam Tuyệt và lão áo vàng có râu, vị chủ nhân của hắn.
Hai con người này có một đặc điểm gần như họ có cảm giác giống nhau, chẳng những hành động giống nhau mà cho đến việc đi đứng, có lẽ hơi thở của họ cũng rất nhịp nhàng.
Lão áo vàng đứng lại. Lệ Tam Tuyệt cũng dừng chân, không có trước sau mà cũng một lúc.
Nhìn quanh qua một lượt, lão có râu chỉ tay về đầu sân phía Đông và nói:
- Chiếm trước phương vị đó.
Giọng của Lệ Tam Tuyệt lạnh băng băng:
- Thuộc hạ cảm thấy rằng hôm nay dầu đứng đông hay tây, người ngã xuống vẫn nhứt định là hắn. Lão già có râu cau mày:
- Ngươi không muốn giải quyết cho nhanh à? Không muốn thắng ngay hắn à?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Tự nhiên là rất muốn như thế.
Lão già áo vàng có râu nói:
- Muốn thế thì phải theo lời ta, hướng đông buổi mới không bị ánh mặt trời. Đối với ta, giao đấu là phải thắng chớ không có bại.
Lệ Tam Tuyệt làm thinh bước ra đứng ở góc sân.
Hình như hắn không hay trái lịnh.
Hồi lâu, hắn nói:
- Tên tiểu tử đó xem chừng khá thông minh, có thể hắn cũng biết nguy hiểm của ta dành cho hắn nên có thể hắn không đến.
Lão già có râu:
- Không, ta biết hắn nhứt định đến. Dầu biết không phải là địch thủ, hắn cũng vẫn đến.
Lệ Tam Tuyệt gật gật:
- Cũng hy vọng là như thế.
Lão già có râu nói:
- Nếu ta đoán không lầm thì con bé đó cũng đến luôn, nếu thằng nhỏ ấy ngã kiếm ngươi, thì con bé ngươi liệu sao?
Lệ Tam Tuyệt phớt tỉnh:
- Không cần phải ngó tới nó làm gì, nó cũng không phải vàng hay ngọc.
Lão già cười đểu cáng:
- Đúng thì có đúng, nhưng cũng không cần phải thế. Chung quanh ngôi chùa này rất vắng, rừng trúc lại sạch sẽ, tại sao ngươi lại không thỏa mãn đi rồi hẳn bỏ?
Đúng là giọng điệu của tay tổ lưu manh.
Aùnh mắt của Lệ Tam Tuyệt ngời lên:
- Thuộc hạ có thể được chăng?
Lão già nhướng mắt:
- Sao lại không. Bất cứ chuyện gì mà ta đã bảo thì chuyện đó nhứt định không hề dở.
Lệ Tam Tuyệt nhóng ý:
- Thuộc hạ không kinh nhường chủ nhân sao?
- Lão già cười ha ha:
- Đa tạ lòng nghĩ đến của ngươi, nhưng ta vẫn không thích gần nữ sắc.
Cánh cửa sổ ở cuối sân chùa về hướng đông vụt động nhẹ, một cái đầu trong ấy thò ra rồi thụt vào ngay, cánh cửa được đóng chặt lại.
Lệ Tam Tuyệt biến sắc, tay hắn nắm chặt thanh kiếm.
Lão già có râu lên tiếng:
- Không cần, hắn gần đến rồi, ngươi cứ để mặc ta.
Lão nhún chân nhảy lên nóc chùa và mắt nhìn ra phía sau.
Trời chưa to lắm, từ con đường mòn vòng qua phía bên tây khu rừng trúc, một bóng người băng qua khá nhanh.
Lão già áo vàng có râu cười lại:
- Khó mà chạy được xa.
Lão nhún chân, thân ảnh lão bắn theo mười trượng.
Bóng người đi trước, theo bén gót là lão già có râu, hai người vừa khuất khỏi rừng trúc thì La Hán đến.
La Hán cầm Tử Kim Đao” đi trước. Nghệ Thường theo sát bên sau.
La Hán đi khá nhanh, nhưng bước đi thật nhẹ.
Qua khỏi vườn hoa là đến bìa sân.
La Hán đứng lại cách Lệ Tam Tuyệt chừng hơn một trượng, hắn chầm chậm rút đao ra nhưng không nói tiếng nào.
Lệ Tam Tuyệt cười lạt:
- Như thế thì xem chừng ngươi còn muốn gấp hơn ta nữa!
Quả thật, hắn không nhìn qua Nghệ Thường mặt hắn cứ đăm đăm vào mặt La Hán, không biết hắn không dám ngó hay không thèm ngó. Mặt của La Hán còn lạnh hơn Lệ Tam Tuyệt mấy phần, hắn nói:
- Rút kiếm ra.
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Vừa đến là thanh đao đã ra khỏi vỏ, ngươi muốn chiếm tiện nghi phải không?
La Hán lạnh lùng:
- Ngươi yên lòng, ta vốn không hề đánh trước một ai.
Lệ Tam Tuyệt nhướng mắt:
- Thật thế à?
La Hán hất mặt nhưng không trả lời.
Lệ Tam Tuyệt chiếu tia mắt thật lạnh lùng, lạnh đến nỗi Nghệ Thường muốn run luôn.
Lệ Tam Tuyệt đã rút kiếm ra, nhưng hắn không nhúc nhích, hai mắt hắn hình như muốn chụp tinh thần của La Hán, hắn ngó với vẻ khinh thường.
Không những hắn khinh thường mà hắn làm như chọc tức.
Hắn muốn nắm phần chủ động trong thế tấn công.
Bất cứ trận giao tranh nào, ai nổi nóng trước, người đó mất phần lợi thế.
Hắn biết La Hán không thích giao đấu, hắn biết La Hán đến đây vì danh dự, nói hắn biết cũng chưa đúng, phải nói do lão già có râu chủ nhân của hắn bảo cho hắn biết.
Hắn cố tình làm cho La Hán tức tối và hắn mong hạ La Hán trong một chiêu đầu.
Y như hai con thú dữ rình nhau, họ đứng thật yên, nhưng trong lòng họ tính toán thật dữ.
Vì công lực và võ học không xê nhích nhau cho mấy, cho nên trận đầu càng có vẻ ghê gớm trong những sự tính toán đó không phải ghê gớm vì chiêu thế ác liệt, vì họ chưa giao đấu với nhau, ghê gớm vì ước định, chỉ cần một chút sai chạy là mất mạng trong chiêu đầu.
Nhứt là Lệ Tam Tuyệt, đúng như lời của Lão già hắn muốn tốc chiến và tự nhiên phải là tốc mạng. Ánh kiếm của Lệ Tam Tuyệt nhoáng lên không, thân ảnh của hắn nhoáng trước, hắn phóng tới rồi mới tung kiếm, hắn muốn đối phương không thấy kịp thế đánh của hắn. Vì hắn ra tay trước.
Nhưng ánh trù quang” cũng đã nhoáng lên.
Cảng!
Hai ngừơi đứng thật vững.
Tia mắt của Lệ Tam Tuyệt ngời ngời… Lệ Tam Tuyệt nhún chân.
La Hán cũng nhún chân.
Hai bóng ngời vút thẳng lên, hai ánh thép khắc nhau nhập một.
Nghệ Thường đã run thật sự, nàng không tài nào nhận được thế đánh của họ, nàng chỉ thấy bóng người và ánh thép từ dưới lên trên và từ trên rẽ xuống. Họ lên theo hình chíp, hai người nhảy lên giao lại từ dưới rộng chập vào nhau, rồi lại từ trên rẽ xuống như rẽ nóm và cả hai chấm đất.
Cả hai lại đứng thật vững.
La Hán nắm chặt cán đao bằng tay phải, tay trái hắn nắm cổ tay cầm đao, một đường máu theo chỗ áo rách ứa ra nơi bắp tay bên trái.
Aùnh mặt trời từ hướng đông nhô lên, mắt nàng hơi hoa, không phải vì ánh mặt trời không thôi, mà là vì đường máu nơi tay của La Hán.
Nếu không kịp đưa tay lên bụm miệng thì chắc chắn sẽ bật thành tiếng kêu khủng khiếp, nhưng nàng cố dằn lại, nàng nhớ lời dăïn của Lý Đức Uy:
không được làm kinh động, bất cứ trường hợp khủng khiếp đến đâu. Không nên làm cho hắn phân tâm.
Lệ Tam Tuyệt cười khà khà chọc tức”:
- Tử Kim Đao” chỉ có thế thôi?
Tuyệt, hắn làm như không nghe thấy… Không biết do một nhánh cây khô hay gió mạnh, một tiếng ngói từ trên mái cổng cũng rơi xuống.
Tiếng ngối bể khô khan, nho nhỏ, nhưng trong không khí nặng như đọng lại đó, tiếng nào cũng nghe lồng lộng….
Đã bị mất thế quan sát bên ngoài vì lão già có râu đã đuổi theo người lạ mặt, Lệ Tam Tuyệt cảnh giác nghiêng đầu… Kể ra, khi đang ghìm nhau như thế, cái nghiêng đầu của hắn có phần bất lợi, nhưng vẫn không nguy hiểm bằng sự phân tâm… Đáng lý ra cho dầu hắn giao đấu một mình với kẻ địch tiếng dộng thình lình như thế cũng khó làm cho hắn phân tâm, có lẽ hắn coi như trường hợp này ngoại lệ.
Các tai hại vẫn là do có người ở nơi bệ cửa lúc nãy, cái bất ngờ ấy có liên quan đến tất cả những gì xảy ra kế tiếp có tính cách thình lình.
Cộng những cái dó lại, Lệ Tam Tuyệt không thể dửng dưng như La Hán.
Hắn nghiêng đầu và cố quay lại vì thình lình có người thêm nữa thì phải đối phó làm sao?
Bài toán thật dễ, giải quyết thật nhanh, nhưng vẫn phải có một giây tính toán, chỉ cần một giây đó thôi, cao thủ giao đấu một giây đó đủ để quyết định… Không nghe tiếng hét thông thường khi đối phương hạ độc thủ, chỉ thấy ánh tử quang” nhoáng lên.
Và bây giờ, Lệ Tam Tuyệt mới thật là điếng hồn.
Hắn rất biết sự lợi hại của thanh Tử Kim Đao” và khi hắn nhận được ánh tử quang” thì đã muộn mất một giây.
Giây đó chính là giây mà hắn bị phân tâm.
Chỉ một giây, ánh tử quang” nhóng lên không đầy một giây, chỉ bằng cái nháy mặt rồi tắt hẳn.
La Hán cầm xốc thanh đao đứng yên một chỗ. Hai mắt như dính cứng vào con người của đối phương.
Lệ Tam Tuyệt vừa tràn mình qua, khi thấy ánh tử quang” nhưng ánh Tử quang” lại đã tự tắt trước rồi.
Aùnh tử quang” tắt nghĩa là thế đánh đã kết thúc, Lệ Tam Tuyệt chưa tràn qua kịp là đã thối lui.
Chân hắn hơi loạng choạng… Từ trên vai trái hắn, chạy dài xuống tới bắp tay trên, áo hắn toạt ra và máu theo đó nhỏ ròng ròng xuống đất.
La Hán bị thương bên tay trái, không sai, nhưng Lệ Tam Tuyệt thì khác, bị thương bên tay trái là kể như không còn dùng kiếm được. Hắn sử dụng kiếm bằng tay trái.
Vả lại, vết thương của La Hán nhẹ hơn nhiều. Chỉ rách áo và ứa máu. Vết thương của Lệ Tam Tuyệt nặng hơn, tự nhiên, đối với thanh Tử Kim Đao”, không mất mạng thì cũng không thể tiếp tục chiến đấu được. Hình như đó là mức thấp nhất của Tử Kim Đao”.
Không phải một vết thương đó, chân bên trái của hắn, gần phía đầu gối, một đường máu úa xuống chân.
La Hán vẫn đứng y một chỗ, hình như hắn không muốn giết.
Lệ Tam Tuyệt rống lên một tiếng đầy hơi căm hận,và tung mìnnh lao thẳng vào rừng trúc.
La Hán dịu đôi mắt lại, hắn ngẩng lên nhìn mái gói cổng chùa và nhìn lại chỗ Lệ Tam Tuyệt bước khi nãy… Nếu không có miếng ngói rớt? Nếu Lệ Tam Tuyệt không tránh mình thì không bị sụp cái lỗ làm mất thăng bằng?
Mắt La Hán như gom hết những sự việc xảy ra và nhiều nghi vấn xoay quanh óc hắn.
Trái tim bị trĩ nặng xuống, bây giờ trở lại chỗ bình thường, Nghệ Thường thở phào bước tới.
Nàng cũng có cái nhìn thật nhanh như La Hán và tự nhiên, nàng phải biết rõ ràng hơn hắn, nhưng nàng nói:
- Hú hồn, chắc chú trâu vãn mắt… La Hán lắc đầu:
- Chân trâu không có vào chùa này đâu.
Nghệ Thường nói mau:
- Sao không? Chỗ nào mà mấy ông tướng đó lại không tới? Lúc nhỏ em thường theo chúng, em biết trèo cây hái trái giỏi lắm nghe.
- Trên đời không thể có những chuyện tình cờ may mắn như thế đó đâu.
Nghệ Thường cố cãi:
- Có cái gì mà tình cờ may mắn? Con nít làm người lớn sụp là chuyện thường chớ có lạ gì đâu.
La Hán lắc đầu:
- Nghệ Thường, em không có biết, nếu không có chuyện miếng ngói rớt, không có cái lỗ đó thì bây giờ thật anh cũng chưa biết sẽ ra sao?
Nghệ Thường cố làm như kinh ngạc:
- Thật như vậy sao?
La Hán nói:
- Thế đánh của Lệ Tam Tuyệt phòng thủ thật cẩn mật và hình như hắn quyết tốc chiến, thêm vào đó, hắn lại cố chiếm lợi thế về hướng mặt trời, nếu không có miếng ngói, không có cái lỗ thì nhứt định mình phải bại nếu không chết.
Nghệ Thường làm dáng ngẩn ngơ:
- Nếu như thế thì miếng ngói và cái lỗ này là hai thứ ân nhân” cứu mạng… Nàng bước lại nhặt mấy miếng ngói bể gói vào chiếc khăn y như gói vật gì quý giá… La Hán hỏi:
- Gói lại làm gì vậy?
Nghệ Thường đáp:
- Cái lỗ đó dưới đất không thể mang đi được vậy thì em gói miếng ngói này để khi mình có nhà mình sẽ thờ nó cũng như mình thờ vị ân nhân.
La Hán bật cười:
Nghệ Thường hỏi:
- Sao vậy? Anh bảo em nói thế không phải sao?
La Hán nói:
- Chúng ta phải nhớ ơn người chớ sao lại nhớ vật? Phải có người làm lỏng ngói và đào lỗ, chứ tự nó thì làm sao như thế được?
Nghệ Thường nhướng mắt:
- Nghĩa là anh muốn nói mình phải mang ơn người làm những chuyện này.
La Hán gật đầu:
- Anh nghĩ như thế, nhưng nếu em muốn mang mấy miếng ngói bể ấy đi thì anh cũng không cản nhưng như thế thất công vô ích.
Nghệ Thường gật gật:
- Anh nói đúng, chúng ta phải nhớ ơn người đó… Nàng buông chéo khăn, mấy miếng ngói trơ xuống đất và nàng nói lầm bầm:
- Không biết người đó là ai…?
La Hán nói một cách quả quyết:
- Tìm dưới lỗ mũi của mình còn có cái miệng nữa chi? Lo gì lại hỏi không ra?
Nghệ Thường hỏi:
- Vạn nhứt mà chúng ta tìm được thì anh định làm thế nào?
La Hán đáp:
- Tự nhiên trước hết là ngỏ lời cảm tạ.
Nghệ Thường nói:
- Aân cứu mạng đâu có thể chỉ bằng lời tạ Ơn không mà đủ.
La Hán hỏi lại:
- Theo em thì chúng ta phải làm sao?
Trầm ngâm một chút, Nghệ Thường nói:
- Nhứt thời em cũng chưa nghĩ ra cách phải làm như thế nào, nhưng khi gặp được rồi chắc chắn là sẽ có cách.
La Hán không nói, hắn xé vạt áo buộc vết thương.
Nghệ Thường lại bước lại hỏi:
- Đừng, anh để em buộc cho. Tại anh đó, nói chuyện hoài làm em quên mất.
Nàng lấy khăn và băng một cách cẩn thận từng chút, nàng buộc vết thương cho La Hán mà trong lòng nghe đau điếng.
Vừa buộc nàng vừa nói:
- Anh xem, giao đấu thật không hay ho gì hết, mình không bị thương thì người khác lại bị thương đó là chưa kể đến trường hợp chết…em thật không dám nghĩ, vết thương trên tay anh mà em nghe như ruột em đã đứt ra rồi.
La Hán cười, nhưng đôi mắt của hắn chứa chan niềm xúc động.
oo Mặt trời đã lên cao.
Bất cứ một nơi nào cũng có đông người.
Qua một đêm nghĩ ngơi lấy sức, bây giờ chính là lúc mà người ta bắt đầu một ngày làm việc mới.
Mọi ngừoi đều có công việc, họ rộn ràng mãi cho đến khi trời đổ bóng hoàng hôn là họ chuẩn bị cho một đêm ngơi nghỉ khác.
Bây giờ thì họ đang say sưa với công việc của mình, tại một thành thị như Trường An, hay nơi đồng ruộng, thiên hạ đều như thế.
Chỉ có xế về hướng nam của Ngưu Đầu Tự, ở một vùng đồi núi hoang vắng là có hai người.
Họ cũng đang say sưa” làm việc, công việc của họ là một người chạy, một người rượt bám theo sau.
Người chạy là Lý Đức Uy, người rượt là lão già có râu, chủ nhân của Lệ Tam Tuyệt.
Đang chạy, Lý Đức Uy vòng quay lại và dừng chân.
Lão già cũng dừng lại rất nhanh cách đó chừng một trượng.
Lão dừng nhanh lắm, lão không hề lỡ trớn.
Lão đứng lại và cười lạt:
- Khá, ngươi chạy cũng khá nhanh đó, nhưng có chạy mãi được không?
Lý Đức Uy thản nhiên hỏi lại:
- Tại làm sao ông lại cứ rượt theo hoài vậy?
Lão già có râu cười khẩy:
- Giỏi, ngươi lại định dùng cách phủ đầu đó phải không? Ta hỏi ngươi, ngươi làm gì thập thò lấp ló trong chùa Ngưu Đầu Tự như thế chứ?
Lý Đức Uy nhướng mắt:
- A, cái đó mới là lạ đó, tôi chưa hỏi tội các người đó là may. Giỡn hoài, tôi ở trong chỗ nào cũng kệ xác tôi chớ mắc mớ gì các người?
Lão già có râu nói:
- Ở chỗ nào mặc kệ ngươI? Nhưng nhớ rằng tình cờ” lại có ta ở ngoài.
Lý Đức Uy chận ngang:
- Tình tờ tôi lại ngủ trong ấy, tôi chưa trách các ông phá giấc ngủ của tôi, thế mà ông lại trách người!
Lão già gằn gằn:
- Giỏi, ăn miếng trả miếng khá, nhưng ngươi liệu có già hàm được với ta không chớ?… Lão chồm mình tới vung tay chụp vào ngực Lý Đức Uy.
Lý Đức Uy cười:
- Nói chuyện không lại rồi tính võ phu phải KHÔNG? Đừng, chết đó… Hắn tống mạnh một chưởng làm cho lão già bất phòng xiểng niểng rồi quay đầu chạy tuốt.
Lão già tức quá phóng mình bám riết theo sau.
Phía nam có một hòn núi nhỏ xích vô trong có một toà trang viện có hàng liễu rũ, phía trước và ngõ vào trải đá hoa, chủ nhân nhứt định thật là khí phái. Lý Đức Uy chạy thẳng vào trong đó.
Không hiểâu toà trang viện đó của ai, nhưng bằng vào dáng cách ba hồi chạy ba hồi dừng của Lý Đức Uy, chứng tỏ hắn muốn dụ lào già chạy vào trong đó.
Nhưng đáng tiếc là lão già nóng quá, lão không để ý cái chuyện quá dễ dàng như thế, lão cứ hằm hằm đuổi riết theo Lý Đức Uy, lão quyết xé xác tên tiểu tử làm đã dám ghẹo đến lão, một chuyện mà từ trước đến bây giờ chưa một ai dám đối với lão như thế.
Lý Đức Uy phóng thẳng vào toà trang viện.
Lão già có râu phóng theo.
Một lúc sau thấy Lý Đức Uy ung dung đi bằng ngã sau, nhưng không thấy lão già.
Không, lão cũng đi ra, nhưng không còn dáng cách rượt đuổi, lão cũng không phải ra theo ngõ của Lý Đức Uy lão quay trở ra cái ngõ mà lão vừa vào, nghĩa là lão dội lại.
Điều đó không quan trọng, cái đáng chú ý hơn hết là khi rượt theo vào, dáng cách của lão hùng dũng bao nhiêu thì khi trở ra thiểu nào bấy nhiêu.
Lão đi hơi xiêu xiêu, thanh trưởng kiếm kéo xà lìa dưới đất, tóc của lão bị đứt bay nhiều chòm, bây giờ bỏ xập xoã chớ không còn buộc gọn và thê thảm hơn hết là chỗ dài chỗ ngắn lưa thưa.
Toàn thân lão vấy đầy máu, nhưng dấu máu chỉ rịn ngoài áo chớ không chảy xối, chứng tỏ thương tích nhiều nơi nhưng không nặng lắm.
Không ai biết trong toà nhà trang viện ấy như thế nào, không ai biết sự việc xảy ra làm sao? Có thể Lý Đức Uy và lão già đó biết thế nhưng bây giờ hai người đi hai ngã, họ không nói thành thử cái chuyện trong toà trang viện đó trở thành bí mật.
Tài sản của haitc

  #27  
Old 15-07-2008, 09:06 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 26
Bạn và thù lẫn lộn

Giữa trưa.
Bầu trời không một áng mây, trời trong vốn là một cảnh đẹp, nhưng ánh mặt trời không cho người ta thưởng thức cái đẹp ấy.
Ánh nắng đổ từng hột, không một ai có thể còn hứng thú để thưởng thức bầu trời trong vắt vì mồ hôi đã đầm đìa.
Tuy cách một lớp đế giày, không đến nỗi phỏng chân, tuy cách bởi một vòng mát nhỏ dưới cái nón, không đến nỗi lột da đầu, nhưng giờ này thì thật không ai muốn ra đường.
Thế nhưng không phải hoàn toàn không có người, họ vẫn có những công việc bắt buộc đi, hoặc cần cấp, hoặc lỡ đường, nhờ thế nên mấy quán cốc bán trà theo những tàng cây lớn có được thời gian đắt khách.
Trên con đường dài nắng đổ chang chang, một cái quán cóc với vài cái bàn, năm bảy cái ghế lỏng chân xiêu vẹo, nhưng nó ở dưới tàng cây rậm bóng vẫn là chỗ lý tưởng nhứt cho khách qua đường.
Một con người rít róng cách mấy, dè xẻn cách mấy nếu không dám ăn một cục xôi, một trái chuối thì cũng phải uống một tô nước để được nghỉ chân Cho dầu công việc có gấp cách mấy, người ta cũng vẫn dừng lại đôi chút, vì không phải chỗ nào cũng có bóng mát, cũng không phải bóng mát mà cũng có quán xá và nhứt là không phải quán nào cũng có người đẹp.
Một cô gái có thể quê mùa, có thể không đẹp nhưng một khi đã bán quán nhứt định cô ta cũng phải có lương tâm chức nghiệp, nhứt định cô ta cũng phải có những câu nói dịu, những nụ cười duyên, người khách khó tính cách mấy cũng không thể đòi hơn nữa.
Giữa ánh nắng đổ lửa, người ta cần có bóng mát nghỉ chân, bóng mát đó có ghế để ngồi, có nước để uống và hơn hết, nước đó do bàn tay cô gái pha mang lại kèm theo một nụ cười, chắc chắn không ai nỡ hà tiện một vài xu.
Những người buôn bán hiểu rõ như vậy, khách qua đường cũng hiểu rất rõ như vậy không ai phiền hà gì cả, vì nó là việc cần thiết không thể thiếu.
Có một vài ngừơi đã ngồi uống nước và cười với cô gái bán quán, cô ta cười lại với vành môi đầy méo mó như muốn khóc, với cái liếc lé xẹ, không sao, ai về nhà nấy mà, đẹp hơn một chút cũng không giàu có hay chết chóc một ai, khách cũng cười gượng gạo và trả tiền để rồi lại tiếp tục khoảng đường dài nắng gắt.
Lý Đức Uy cũng ngồi vào, hắn kéo cái ghế thụt vô sát gần góc cây, hắn ngồi lim dim thoải mái trên chiếc ghế hơi xiêu nhưng vẫn còn dựa được.
Ngồi lâu một lúc sau, ghế tuy có ít, nhiều khi khách phải ngồi cả trên mấy cái thùng đựng đồ, ngồi cả trên những rể cây nổi khỏi mặt đất, chủ quán vẫn vui vẻ mời ngồi nghỉ mát cho khoẻ, khách cũng thỏa mãn gợi chuyện với bạn đồng hành.
Ở cái quán tồi tàn này, người ta không cần đến những cái sang hèn, ai cũng như ai, việc chính ở đây lo đụt nắng và giải khát, sang hơn hay hèn hơn, cũng một chén nước mà thôi.
Đó là đặc tính dễ mến của những chiếc quán cốc vệ đường.
Ơû xa, người ta cố đi nhanh, đến gần càng nhanh hơn nữa, chưa có một người khách qua đường nào không ghé cái quán này.
Lý Đức Uy chưa uống được nửa bát nước thì có thêm một người khách.
Hắn ăn vận khá sang, áo gấm. Đầu hắn đội cái nón rộng vành sụp xuống càng làm cho vóc ngừơi nho nhỏ của hắn thấp xuống thêm.
Ơû xa, không thấy rõ mặt hắn, ngồi gần, vì hắn thấp nhỏ người ta lại càng khó thấy.
Nhưng Lý Đức Uy đã thấy, hắn không tò mò nhưng hắn buộc phải biết những ai đi qua mặt hắn, đi sau lưng hắn, hay ngồi gần bên hắn.
Hắn biết con người nho nhỏ ấy là ai, nhưng hắn vẫn làm thinh.
Cô gái bán quán lật đật mang lại cho người khách mới một chén trà, cô ta không thể thiếu sót phải luôn luôn gởi theo cái chén trà đó một nụ cười.
Nụ cười để tỏ lòng thân thiện, để làm mát bớt giữa cơn nắng gắt, đẹp hay không đó là chuyện khác.
Người khách tiếp chén trà nhưng không ngó cô gái, không thấy nụ cười thân thiện đó, vì đang bận liếc chừng về phía Lý Đức Uy.
Hớp một ngụm nước có chừng, người khách đặt chén xuống và bằng một cách kín đáo trao nhanh cho Lý Đức Uy một mảnh giấy gấp nhỏ, tiếng của khách cũng nhỏ:
- Lý gia, chủ nhân tiểu tỳ sai mang thư đến Lý Đức Uy cảm tạ nho nhỏ và cho mảnh giấy vào lưng.
Người khách nhỏ thó tự xưng là tiểu tỳ đứng dậy, nhưng Lý Đức Uy đã nói:
- Cứ để lát nữa tôi sẽ trả luôn.
Người khách không khách sáo, cũng không cảm tạ hay chào từ giã, cứ bước nhanh ra khỏi quán, làm như có chuyện gấp bên mình.
Thật ra thì nếu ai chú ý, có lẽ người khách muốn tránh mặt hai người khách mới.
Họ là hai người khách áo trắng, họ đi chưa tới quán.
Lý Đức Uy mở mảnh giấy ra, hắn hơi biến sắc, hắn đứng lên trả vội tiền nước rồi bước nhanh ra, hắn không đi theo hướng của người vừa mới trao thư.
Hai người khách đã đi tới quán, họ là hai đại hán trung niên, một người râu ria bó hàm như quai nón, một người có lỗ mũi to như quả cà chua.
Hai người cùng mặc áo trắng khuy nút bạc, thứ áo của Cúc Hoa Đào.
Đây là hai người khách đặc biệt, họ không ghé quán như bao nhiêu người khách khác, họ bươn bả theo Lý Đức Uy.
Gã râu quai nón hỏi:
- Phải hắn không?
Tên mũi lớn đáp:
- Đúng rồi, hắn đó.
Gã râu quan nón hừ hừ:
- Tìm thấy mẹ không gặp, bây giờ khi không lại gặp, mẹ họ nhiều chuyện tức muốn hộc máu.
Giọng nói hắn ồ ồ, cách nói của hắn diễn tả đầy đủ một con người thô lỗ.
Hai người bước khá nhanh, vì bây giờ thì Lý Đức Uy đã đi cách xa hơn mười trượng.
Hắn đi tuy cũng gấp nhưng có vẻ thong dong hơn hai tên táo trắng đi sau, hình như hắn không hay có người theo dõi.
Cự ly giữa hai đàng mỗi phút mỗi thu ngắn lại và cuối cùng thì đã sát gần nhau.
Hai tên đại hán áo trắng bước nhanh lên ngang hàng với Lý Đức Uy, họ vượt qua khỏi và quay mặt lại.
Lý Đức Uy cũng dừng lại.
Chợt nhận ra nút áo bạc của hai tên đại hán, Lý Đức Uy à nho nhỏ và mỉm cười Gã râu ria lạnh lùng:
- Đi đâu vội thế?
Lý Đức Uy gật gù:
- Nhị vị là người của Cúc Hoa Đào?
Gã râu ria hơi ngạc nhiên:
- Các hạ biết người của Cúc Hoa Đào?
Lý Đức Uy cười chúm chím:
- Làm sao tôi lại không biết? Tôi đã từng hội kiến với Sứ giả Trương Cửu Tôn kia mà.
Gã râu ria càng ngạc nhiên hơn:
- Các hạ biết Trương Cửu Tôn?
Lý Đức Uy đáp:
- Tự nhiên, nếu không quen biết thì làm sao tại hạ lại dám đến chỗ khách xá của Hải Hoàng gia? Các hạ định hỏi chuyện đó à?
Tên mũi đỏ đứng sau lên tiếng:
- Các hạ có phải là Bạch Y Khách Trung Nguyên?
Lý Đức Uy giật mình nhảy trái qua một bước:
- Aùi chà, đứng sau lưng nãy giờ mà không chịu nói, làm hết hồn hết vía!
Gã mũi đỏ cười gằn:
- Đừng có làm bộ hết hồn, nói nghe coi, phải Trung Nguyên Bạch Y Khách hay không?
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Trương Sứ giả đã báo cáo chuyện mua bán đến Hải Hoàng gia rồi à?
Gã mũi đỏ tái mặt:
- Như vậy ngươi là cái tên Trung Nguyên Bạch Y Khách, hay lắm, Hải Hoàng gia của chúng ta rất muốn gặp ngươi, ngươi đã ra lịnh cho Trương Cửu Tôn đưa người đến, thế nhưng Trương Cửu Tôn lại không tìm được, vì thế cho nên họ Trương đã bị tội Lý Đức Uy nhướng mắt:
- Aùi chà, như thế tại hạ đã làm liên luỵ đến bằng hữu rồi, thật là một chuyện khiến cho tại hạ bất an.
Gã mũi đỏ nói:
- Chuyện đã qua rồi, không cần nói chuyện bất an. Nếu ngươi có quen biết với Trương Cửu Tôn thì chắc Hải Hoàng gia của chúng ta cũng sẽ lượng thứ, bây giờ ngươi hãy theo bọn ta đến yết kiến Hải Hoàng gia.
Lý Đức Uy nhăn nhó:
- Hải Hoàng gia đã thương mà triệu kiến, đúng là chuyện vinh hạnh nhứt đời, chỉ hiềm vì hiện tại, tại hạ có chuyện gấp bên mình Gã mũi đỏ gằn giọng:
- Mắc chuyện bằng trời cũng không được cãi, biết chưa?
Lý Đức Uy lắc đầu cười:
- Các hạ không nên nói một câu như thế, Hải Hoàng gia chỉ là hoàng đế của Cúc Hoa Đào, chớ đâu phải là hoàng đế Trung Nguyên chúng tôi? Sự triệu kiến quả là điều vinh hạnh, nhưng cũng phải đợi tại hạ rảnh rang đã chớ.
Gã mũi đỏ quát:
- Câm mồm, Hải Hoàng gia của ta là bậc chí tôn trong võ lâm, hiệu lịnh ban ra bốn biển, không một ai dám không thuần phục Lý Đức Uy lắc đầu chận nói:
- Hình như các hạ nói chưa đúng lắm, cứ theo tại hạ biết thì hiện nay hùng cứ các phương còn nhiều lắm, chẳng hanï như phương Tây các tỉnh có Phú hào họ Tổ, hiệu xưng là Tổ Tài Thần phía nam có vị tướng cướp lừng danh là Đạo sư Nam cung nguyệt, phía bắc còn có thế lực của một quái nhân từng làm kinh kinh động võ lâm, tức là vị Cùng thần, mộng bất danh những con người ấy đâu đã thần phục Hải Hoàng gia?
Gã mũi đỏ xạm mặt:
- Nhưng sớm muộn gì rồi chúng cũng phải thuần phục, riêng ngươi thì ngay bây giờ.
Hắn chưa nói dứt tiếng là bàn tay của hắn đã vung tới chụp ngay vào ngực Lý Đức Uy.
Y như một con cá đi trong nước. Lý Đức Uy luồn mình tránh thoát dễ như không.
Hắn nhìn khí thế hung hăng của gã mũi đỏ và cười nói:
- Đừng ăn hiếp chớ, phía tây, phía nam, phía bắc còn ba nhà mạnh lắm, nhưng bảo rằng sớm muộn gì rồi họ cũng phải thuần phục Hải Hoàng gia, đó là ý của của các hạ hay là ý kiến của ai?
Gã mũi đỏ gầm gừ:
- Ta nói đó, rồi sao?
Lý Đức Uy gật gù:
- Tốt, để rồi tại hạ hỏi ba vị ấy lại xem, thử có phải đúng như thế không?
Gã mũi đỏ cười hẩy:
- Ai thì sợ ba tên đó chứ ta thì không. Cúc Hoa Đào chưa từng sợ một ai, ngươi cứ hỏi đi, nhưng bây giờ Hắn không nói hết, hắn vung tay chụp tới Lý Đức Uy không tránh nữa, ngón tay trỏ của hắn bung ra điểm thẳng lòng bàn tay của gã mũi đỏ khiến cho hắn hết tự động rụt tay về nhảy tránh ra xa.
Lý Đức Uy cừơi:
- Hãy để cho ta nói một câu rồi có muốn đánh nhau cũng không muộn gì đâu, hai vị chỉ biết ỷ vào sự hoành hành thiên hạ của Hải Hoàng nơi Cúc Hoa Đào thế nhưng nhị vị có biết ta là ai không chớ?
Gã mũi đỏ tuy đã ngán cái điểm vừa rồi, thế nhưng hắn vẫn tỏ ra khinh khỉnnh:
- Ngươi là ai? Hừ, bất quá cũng là một trong những tên láu cá của võ lâm Trung Nguyên chớ không có gì đâu mà phải biết.
Lý Đức Uy cười:
- Nếu không lên khỏi miệng giếng thì cứ bảo trời không lớn hơn nữa, nhị vị có thấy người vừa nói chuyện với ta trong quán khi nãy rồi chớ?
Gã mũi đỏ trả lời đặt một:
- Thấy, rồi sao?
Lý Đức Uy hỏi:
- Nhị vị có biết người đó là ai không?
Gã mũi đỏ bĩu môi:
- Bất quá là một tỳ nữ Mãn Châu Lý Đức Uy chận ngang:
- Đã biết nàng là tỳ nữ Mãn Châu, thế mà các hạ không biết địa vị của ta sao? Ta cần nhắc cho các vị nhớ rằng trước giờ hẹn xong chuyện kết minh giữa Cúc Hoa Đào và Mãn Châu, các vị nên thận trọng đừng làm thương tổn đến cảm tình nó bất lợi cho các vị nhiều lắm đó, coi chừng Hải Hoàng gia của các vị sẽ giận dữ vì thất vọng.
Gã mũi đỏ hơi lựng khựng:
- Nói thế thì các hạ Mãn Châu Lý Đức Uy chận ngang:
- Hãy trở về bẩm lại với Hải Hoàng, phải tính toán trước khi bàn chuyện kết minh và nhứt là đừng thày lay vào chuyện của người khác. Hiện tại nhà họ Tổ đang nổ lực, không chừa một thủ đoạn nào để làm được lòng Mãn Châu, nếu các ngươi để cho Tổ gia đi trước thì ngôi vị Hải Hoàng của các người sẽ dưới họ nhiều lắm đó, liệu mà hành động.
Nói xong, hắn bỏ đi thật nhanh, để mặc cho hai tên thuộc hạ Cúc Hoa Đào đứng nhìn theo sững sốt.
Bọn họ không biết nói gì, mà cũng không can ngăn.
Chỉ mấy giây sau, Lý Đức Uy khuất mắt và một ngã quanh trước mặt:
Gã mũi đỏ vụt nói:
- Không được, nếu hắn là người của Mãn Châu thì tại sao lại đặt vấn đề mua bán với Trương Cửu Tôn? Coi chừng, coi chừng mình đã mất cơ hội coi chừng mình lại mắt mưu bọn Gã râu ria đưa tay chận lại:
- Anh quên, nếu hắn không phải là người từ Mãn Châu tới thì tại làm sao lại trao đổi câu chuyện vừa rồi với cô tỳ nữ Mãn Châu? Coi chừng, anh nên nhớ đây là vấn đề trọng đại của Hải Hoàng gia, nó quan hệ nhiều đến chuyện kết minh giữa Cúc Hoa Đào đó.
Đang dợm chạy theo Lý Đức Uy, gã mũi đỏ dừng lại mở tròn đôi mắt:
- Nếu thế tên tiểu tử này là ai hắn làm cái gì mơ mơ hồ hồ như vậy cà ?
Hai tên thuộc hạ Cúc Hoa Đào ngơ ngơ ngác ngác đứng tần ngần chưa biết phải làm sao thì Lý Đức Uy đi về hướng khác.
Hình như họ Lý không muốn gậy sự mất thì giờ, cũng có thể hắn cố làm cho bọn Cúc Hoa Đào hoang mang oo Trên một dốc núi lài lài, dưới một bóng mát khá lớn, Nghệ Thường và La Hán nghỉ chân nơi đó.
Trước mặt họ là một cánh đồng bát ngát, xa xa, những dãy nhà của thôn dân giăng giăng trước mặt, gió nhẹ từng cơn thổi tạt hướng đồng nghe khoan khoái lạ thường.
Nghệ Thường đi bên cạnh La Hán mà mặt vẫn buồn buồn, hình như nàng đang lo nghĩ về chuyện gì đó.
La Hán cất giọng hỏi:
- Có phải nàng đang lo nghĩ về chuyện của ta?
Nghệ Thường hỏi lại:
- Tại sao anh phải giết nhiều người như thế? Họ đâu có thù oán gì với anh đâu?
La Hán thở dài nói:
- Tôi rất buồn khi thấy Nghệ Thường cứ phải băn khoăn vì lối giết người không thù oán như thế, thật ra thì phải nói nàng không thích chuyện giết người mới đúng, thù oán hay không cũng thế.
La Hán buồn buồn nói tiếp:
- Anh biết sự thật thì em cũng không có thân nhân, mà bằng hữu thì cũng chẳng có ai, vì thế nên anh rất yên lòng.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Anh khỏi băn khoăn về chuyện đó, dầu gì em cũng rất thông cảm nỗi khổ không thể nói ra được của anh.
Đôi mắt của La Hán bộc lộ đầy cảmm kích:
- Đa tạ em, Nghệ Thường.
Doo dự một chút, nàng nói:
- La Hán, em thấy nên cho anh biết rằng em có một bằng hữu.
La Hán nhìn vào mắt nàng:
- Em có bằng hữu? Ai vậy?
Nghệ Thường nói:
- Quên rồi à? Người đã cứu em khỏi hai người của Bạch Liên Giáo đó.
La Hán cười:
- Tưởng ai chớ. Người ấy cũng là bằng hữu của anh vậy. Bằng hữu của em thì là bằng hữu của anh chớ còn gì nữa.
Chẳng những thiện lương mà tâm địa của La Hán thật là rộng rãi, hắn không bao giờ có ý nghi ngờ tầøm bậy và hắn cũng không có tánh đố kỵ.
Nghệ Thường nghe lòng mình thật có nhiều an ủi, nàng mừng có được người bạn đường như thế.
Nàng chọn người gợi thân thật là xứng đáng, nàng nguyện trọn đời sẽ ở bên La Hán, nàng quyết tâm kéo hắn ra khỏi vùng tranh chấp đầy xương máu của thế giớ võ lâm.
Đối với Lý Đức Uy, với con người hiệp nghĩa và giàu lòng ái quốc ấy, nàng thề quyết không để cho La Hán làm một chuyện mà chắc chắn hắn và nàng sẽ ân hận trọn đời.
Nàng đứng lên và kéo tay La Hán:
- Mình đi anh, trở về khách điếm, nhà thiên hạ đã lên đèn cả rồi kìa.
Thật ra thì chưa phải là tối lắm, nhưng khắp nơi những thôn gia, những xóm nhà gần xa đều đã có khói, người ta đang sửa soạn buổi cơm chiều.
La Hán đứng lên phủi quần áo:
- Phải rồi, cần phải về khách điếm, không chừng họ đã tìm anh báo tin.
Trái tim của Nghệ Thường nghe như nặng xuống.
Trong lòng hắn chỉ có một chuyện đó thôi.
Một khi người không thể quên được phút nào về một cái chuyện gì, chứng tỏ chuyện đó là cả một sự quyết tâm, muốn ngăn hắn thì sợ rằng không phải là chuyện dễ, nếu không muốn nói là không mong làm được.
oo Về đến khách điếm, La Hán hỏi ngay lão quán lý về chuyện tin tức của mình.
Lão quản lý nhớ ra, hắn lật đật mở hộc bàn lấy trao cho La Hán một phong thư.
Lão nói với Nghệ Thường:
- Cô nương, có một vị khách quán đến hồi trưa, dặn trao thơ này cho cô nương.
Nghệ Thường có ý nghi ngờ, nhưng không lẽ lại không xé ra, nàng cảm thấy lòng không chắc đã có gì quan hệ và nhứt là không nên làm như thế trước mặt La Hán.
Nàng xé thơ, trong đó có một mảnh giấy nhỏ và tim nàng đập mạnh, nàng vò mảnh giấy trong tay, vì chỉ o mấy chữ vắn tắt đập nhanh vào mắt nàng làm cho nàng tái mặt Nhưng không còn kịp nữa, La Hán đã thấy rồi.
Hắn chồm tới nắm lấy cổ tay nàng, hắn không cần nghĩ đến chuyện cái nắm tay của hắn làm cho nàng đau đớn, hắn không còn tâm trí nghĩ về chuyện đó.
Mảnh giấy được kéo thẳng ra trước mặt hắn.
Đôi mắt của La Hán trợn trừng gần như muốn rách khoé tay chân hắn run lẩy bẩy, giọng hắn cũng run cầm cập:
- Tổ mẫu đã chết tổ mẫu đã chết không ta không tin ta phải hỏi lại chúng chúng phải trả bằng một giá đắt với ta ta phải giết ta phải giết tất cả bọn Mãn Châu.
Những tiếng cuối cùng của hắn lạc mất vào trong gió, hắn chạy bay ra cửa khách điếm như điên.
Mảnh giấy rơi xuống đất, Nghệ Thường cũng chạy xuống theo.
Tiếng kêu của nàng gần như lạc giọng, tất cả bao nhiêu khách qua đường đều nghe thấy, chỉ có một mình La Hán không nghe.
Mắt hắn bây giờ đã hoa, tai hắn đã ù, tâm tình hắn đã loạn, hắn gần như phát điên.
Nghệ Thường không khóc được, nàng cũng không còn kêu được, nàng như chết đứng, nàng cũng không thấy được những gì trước mắt.
Nàng như kẻ mất hồn, nàng đưa mình vào khung cửa khách điếm, nàng rời rả tay chân.. Nàng đau trong cái đau của người yêu, tin đó quả là tin sét đánh.
Nàng có thể gánh vác tất cả những gì nặng nhọc, thậm chí nàng có thể chết vì chàng, nhưng chuyện này quả tình bất lực, chính vì sự bất lực đó mà lòng nàng như bị đứt ra từng đoạn.
Lão quản lý rón rén đi lại, giọng lão như muốn khóc:
- Cô nương, lão đã già rồi, tội lão thật đáng chết lão không dè cớ sự Thật ra thì cũng không phải lỗi ở lão, nhưng có lẽ lão cũng là con người thuần hậu, hay ít nhất lão cũng từng trải cái khổ của con người, lão muốn nói một câu an ủi.
Nhưng bây giờ thì vô ích.
Nàng cũng không cần an ủi, nàng muốn tất cả sự an ủi trên đời này phải được dồn về La Hán.
Nhưng những tiếng của lão quản lý khách điếm cũng đã giúp nàng, nàng giật mình và đang nhận thức ngay điều nguy hiểm, nàng thảng thốt kêu lên:
- Chết rồi La Hán sẽ giết người La Hán sẽ giết người Nàng loạng choạng băng mình chạy ra khỏi cửa.
Nàng chạy mà nghe như hai chân nàng hỏng lên mặt đất, nàng cũng không cần biết là nàng đã xô ngã mấy người.
Nàng đã làm cho khách qua đường tức giận, nhưng rồi người ta thông cảm và người ta vụt cũng như nàng, người ta xô nhau mà chạy.
Chết rồi. Nàng đã đoán không lầm.
Trên đường, giữa đường, máu đã bắn tứ tung.
Một thây người, hai thây người, thây nào cũng đứt làm hai.
Tử Kim Đao!
Thanh đao đó tiện người như tiện chuối.
Máu! Ruột!
Từng vũng tưng đùm Thiên hạ đổ xô ra chạy.
Vừa chạy vừa la, họ như gặp phải một con trâu điên.
Còn hơn cả trâu điên, vì trâu điên chỉ có sức, đây là một con người, sức mạnh hơn trâu, lại giỏi võ, lại có thanh Tử Kim Đao.
Nghệ Thường vừa chạy vừa kêu tiếng của nàng lạc lõng.
Bóng tối a tòng với hỗn loạn, không biết La Hán chạy về đâu.
Không biết đã có bao nhiêu thây người ngã xuống.
Không một chỗ nào mà Nghệ Thường không chạy tới và chính nàng cũng không biết mình đã chạy đến đâu.
Đến lúc mà nàng nghe tai ù mắt quáng thì hai chân nàng cũng đã rã rời.
Nàng quỵ xuống bao giờ cũng không hay Nàng cũng không biết chỗ mà nàng quỵ xuống là chỗ nào.
Không biết còn trong vòng thành Trường An hay đã ra ngoài thôn dã.
Không biết ở ngoài đường hay trong nhà người, không biết nhà người hay một miếu hoang.
Tài sản của haitc

  #28  
Old 15-07-2008, 09:08 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 27
Tiếng nói của quỷ


Không biết ngất đi như thế bao lâu. Nghệ Thường giật mình tỉnh dậy.
Thứ nhất nàng kêu la:
La Hán.
Một giọng quen thuộc đáp lại bên tai.
- Cô nương, tỉnh dậây đi, không có La Hán đây.
Nàng hé mắt và màu sắc thứ nhứt mà nàng trông thấy là:
vàng!
Màu vàng của áo quần.
Chính màu vàng quái ác đó làm cho nàng to đôi mắt, người nàng thấy trước mặt là:
Lệ Tam Tuyệt!
Nàng hoảng hốt kêu lên:
- Ngươi lại là ngươi.
Nàng nhận ra nàng đang nằm và Lệ Tam Tuyệt đang ngồi sát bên.
Nàng kinh khiếp ngồi bật dậy, nhưng Lệ Tam Tuyệt đã chận lại bằng cánh tay hộ pháp của hắn.
Y như một trụ dá ngàn cân dằn trên chiếc gối gòn, hắn nói giọng hắn bình tĩnh như không:
- Cô nương mới vừa tỉnh được, không nên cử động mạnh.
Nghệ Thường vừa thẹn vừa sợ, nàng cố vùng vẫy, nhưng cánh tay của Lệ Tam Tuyệt như trụ núi, càng vùng vẫy, nàng càng thấy bất lợi, nàng phải nằm im, nước mắt trào ra.
Nàng thét lớn, nhưng giọng của nàng đã.
- Lấy tay ra, ngươi hãy lấy tay ra.
Làm như bây giờ mới thấy mình vô lý Lệ Tam Tuyệt a một tiếng nho nhỏ và rút tay về.
Không biết hắn có phải cố ý làm ra vẻ như thế hay không, chỉ thấy mặt hắn hơi ửng đỏ.
Nghệ Thường cố sức ngồi dậy thật mạnh và thụt lùi lại thật nhanh nhưng nàng vừa lui lại thì bị dội ngay ở sau lưng nàng nhìn lại thấy bức tường.
Bây giờ, Nghệ Thường mới nhìn quanh, nàng nhận ra mình đang ở torng một toà cổ miếu.
Hình như ngôi miếu này đã lâu rồi không người lai vãng, không ai ngó ngàng tới, cho vì thế mà tường long ngói đổ, những khung cửa đều đã lỏng đinh.
Trên trần đầy dẫy những mạng nhện, dưới đất bụi đóng chồng từng lớp.
Bây giờ có được nửa cây đèn sáp, cây đèn ló tim hình như đã được đốt lên lâu rồi, Bên ngoài trời tối đen như mực không thấy một ánh đèn.
Nghệ Thường nhớ lại lúc ở khách điếm chạy ra thì trời vừa mới tối, lúc đó thành Trường An vừa mới đỏ đèn.
Bây giờ không biết là đã đến giờ nào và cũng không biết đây là ở nơi đâu?
Hình như bây giờ thì Lệ Tam Tuyệt cũng đã lấy lại sự bình tĩnh, hắn cũng đã khôi phục vẻ lạnh lùng gần như tàn khốc của hắn, hắn nói:
- Cô nương một mình nằm xỉu giữa đường, đang đêm lại không một người ngó tới, tôi không thể đành lòng, tôi đưa cô nương về đây.
Nghệ Thường cũng cố hết sức để giữ vẻ bình tĩnh, nàng biết bây giờ có hoảng sợ cũng chẳng làm được gì trái lại, bình tĩnh để đối phó với một sự thực, sự thực đó nàng chưa biết như thế nào nhưng nàng tin chắc vô cùng bất lợi cho nàng, nàng hỏi:
- Đây là đâu?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Đây là một miểu hoang, cách thành Trường An chừng mười dặm.
- Mười dặm?
Trời ơi, làm sao lại như thế?
Nghệ Thường nghe tim mình nặng xuống, đối với La Hán, bây giờ, nàng thấy như cách cả ngàn dăïm đường xa!
Không biết bằng vào một sức lực tiềm tàng nào, Nghệ Thường vụt đứng phắt lên.
Nhưng nàng vừa đứng lên thì cánh tay ngàn cân của Lệ Tam Tuyệt đã đè lên vai nàng, muốn hay không, nàng cũng phải ngồi trở lại.
Nàng thụt mình về phía sau cho bàn tay của Lệ Tam Tuyệt vuột khỏi vai, nàng hỏi giọng hơi hằn học:
- Các hạ làm gì thế?
Đáng lý nàng gọi tiếng ngươi nhưng nàng kịp nghĩ không nên, trong trường hợp này, bất cứ sự việc ra sao, phải hết sức tránh chuyện khiêu khích.
Lệ Tam Tuyệt hỏi lại:
- Cô nương định đi đâu?
Nghệ Thường đáp:
- Tôi đi tìm La Hán.
Lệ Tam Tuyệt lắc đầu:
- Tốt hơn hết là cô nương không nên manh động vì trời bây giờ đã khuya rồi.
Nghệ Thường nói:
- Tôi không sợ.
Lệ Tam Tuyệt làm thinh.
Nghệ Thường nói:
- Các hạ hãy để tôi đi.
Lệ Tam Tuyệt vẫn làm thinh.
Nghệ Thường bỏ chân đứng xuống.
Lệ Tam Tuyệt lại đưa tay ra, giọng hắn lạnh băng băng:
- Tôi không thể để cho cô đi, gã họ Bạch đã làm cho tôi nếm mùi đau khổ đó.
Hắn đưa tay giật vạt áo của Nghệ Thường.
Không còn chỗ thụt lui, cũng không thể tránh thoát bàn tay hung bạo, Nghệ Thường thét lớn:
- Ngươi ngươi muốn làm gì?
Nàng cố tránh sẵng giọng từ đầu, nhưng bây giờ thì nàng không còn dằn được nữa Aùnh mắt của Lệ Tam Tuyệt loé sáng đến rợm người.
Tay hắn vụt đưa lên nắm lấy vạt áo nàng và giật mạnh.
Nghệ Thường hoảng sợ vùng vẫy nhưng không thoát ra khỏi đôi tay rắn chắc của hắn.
Nàng quát lên, giọng lạc đi:
- Nếu ngươi còn làm như thế ta sẽ chết để giữ trọn lòng với La Hán.
Sau đó, thình lình, quả là chuyện thình lình vành môi hắn nhếch lên để lộ cái cười tàn khốc của Lệ Tam Tuyệt, đôi mắt rực lửa của hắn cùng lúc tan biến đi đâu mất, bàn tay đang trên đà huỷ hoại đang nắm vạt áo của Nghệ Thường từ từng lỏng dần rồi buông hẳn. Cuối cùng, hắn vụt tay về và giọng hắn run run:
- Tôi không làm thương hại đến nàng, nhưng ta cũng không thể tha nàng.
Nghệ Thường vụt mở mắt ra thật lớn:
- Tại sao?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Ta đã nói rồi, ta không được nàng thì không ai được cả.
Nghệ Thường nói:
- Về phương diện cảm tình, nó không phải có thể ép buộc mà được, hai con người không có cảm tình, nhứt là có một người lại ghê tởm chán ghét thì ở chung với nhau có thú vị gì đâu?
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Ta không cần những cái đó, ta không xem chuyện đó vào đâu cả.
Nghệ Thường gặn lại:
- Ngươi tưởng rằng ngươi có thể giữ được ta hay sao?
Lệ Tam Tuyệt vẫn nói bằng một giọng trầm trầm:
- Ta rất biết nàng là người của Bạch Liên Giáo trước kia, nàng có biết phép thuật, thứ phép thuật không thể làm hại gì được nhưng có thể dùng để thoát thân nhưng thứ đã bây giờ nàng không thể nào dùng được nữa, nếu không tin, nàng cứ thử xem.
Nghệ Thường lẳng lặng tập trung tinh thần lại, đó là sự cần thiết khi muốn dùng phép thuật, đã thôi miên, hoặc để mờ mắt con người, thế nhưng nàng vùng biến sắc.
Nàng cắn răng không nói, nàng hiểu ngay rằng Lệ Tam Tuyệt đã biết cách phá và bây giờ thì nàng mới hoàn toàn thất vọng Lệ Tam Tuyệt cười:
- Ta chỉ nghe nói thôi, nghe nói rằng muốn trừ phép thuật của Bạch Liên Giáo, thì phải làm cho lưỡi của họ dính máu người khi nãy ta thử nhưng không ngờ lại đúng như thế!
Nghệ Thường cúi mặt thở dài Bây giờ thì nàng không còn bình tĩnh được nữa, nàng không cần chuyện pháp thuật của Bạch Liên Giáo, nàng định không dùng nó nữa, nhưng khốn nỗi, bây giờ nàng cần đi tìm La Hán Như đoán được ý nàng, Lệ Tam Tuyệt cười gằn:
- Nàng đừng hy vọng mất công, kiếp này ta quyết chẳng xa nàng, ta quyết bắt nàng phải ở mãi bên ta, ta đi đâu nàng phải theo đến đó mãi mãi suốt đời như thế.
Nghệ Thường vụt nổi cơn giận dữ, nàng gằn giọng:
- Ngươi đừng hy vọng chuyện đó uổng công! Chắc ngươi biết ta không sợ chết chớ?
Lệ Tam Tuyệt cười khẩy:
- Nàng lại đem cái chết đến doa. ta à? Vô ích, không ai có thể làm nàng chết được.
Ta rất yên tâm, chính nàng cũng không muốn chết, vì trong lòng nàng còn có hình bóng của La Hán, chưa chết là nàng còn có cơ hội gặp lại hắn, nhưng nếu chết đi rồi thì vĩnh viễn.
Câu nói của hắn thật như đã xoá phủng lòng nàng.
Nàng chết rồi là hết, nhưng nàng đâu có chịu chết một cách dễ dàng như thế!
Nàng là cô gái có nhiều nghị lực, thời gian côi cút khi nhỏ, thời gian lớn lên trong Bạch Liên Giáo, đã làm cho nàng cứng rắn hơn lên, nếu nàng chưa bị nhục thì nàng vẫn còn hy vọng là không khi nào nàng chịu chết.
Nghệ Thường nhìn sững Lệ Tam Tuyệt, giọng nàng có vẻ ngạc nhiên:
- Nhưng ngươi muốn gì ngươi định làm gì?
Lệ Tam Tuyệt nói như đinh đóng:
- Ta đã nói rồi, ta không được thì không ai được cả.
Nghệ Thường hỏi:
- Ngươi không sợ La Hán tìm đến giết ngươi sao?
Lệ Tam Tuyệt nhếch môi cười khinh dễ:
- Bất cứ ngày nào trong lòng của La Hán cũng có hình bóng của nàng thì ngày đó hắn không phải là đối thủ của ta, tuy bây giờ nàng và hắn cách rời nhau, nhưng nàng vẫn còn ngự trị trong lòng hắn, mãi mãi không làm sao tiêu được, mãi mãi cho đến ngày hắn chết.
Ngưng một giây để cười cười, giọng cừơi như nắm chắc phần thắng lợi, Lệ Tam Tuyệt nói tiếp:
- Hắn không thể tìm đến là may cho hắn, một khi hắn tìm đến là phải chết, chớ không phải ta.
Nghệ Thường rùng mình.
Câu nói Lệ Tam Tuyệt không phải là câu nói gượng gạo, hắn nói thật đúng. Lý Đức Uy cũng đã nói như thế. Nàng cũng thừa hiểu như thế.
Nàng buông một câu hỏi gióng:
- Ngươi hãy còn có chủ nhân. Không lẽ ngươi không gặp chủ nhân của ngươi nữa hay sao?
Lệ Tam Tuyệt rùn vai:
- Chỉ cần có nàng ở bên ta thì tất cả trên đời này, bất cứ cái gì, ta cũng không cần nữa, bất cứ người nào ta cũng không màng. Vả lại, khi mà ta được nàng, ta trở về với chủ nhân có thêm một người cũng có sao đâu?
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường hỏi:
- Ngươi định ở mãi trong tòa miếu cũ này hay sao?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Cái đó cũng còn tùy ở tình hình, cũng có thể buổi sáng ở đây, buổi chiều dời đi nơi khá,c nhưng cho dầu dời như thế ta cũng không đi ra khỏi Trường An.
Nghệ Thường hỏi:
- Tại làm sao ngươi không chịu rời khỏi Trường An.
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Ta cần phải giết cho được La Hán.
Nghệ Thường cau mặt:
- Tại làm sao ngươi lại muốn giết hắn? Hắn và ngươi vốn đã không thù oán, thêm vào đó, hắn đã hơn một lần, hắn không có ý giết ngươi?
Lệ Tam Tuyệt nghiến răng:
- Hắn không thù, hắn không giết ta nhưng hắn đã làm cho ta thống khổ.
Nghệ Thường chắc lưỡi:
- Bây giờ ngươi đã không làm cho hắn khổ đó hay sao?
Lệ Tam Tuyệt lắc đầu:
- Không, hôm trước, trước mặt ta, hắn cố nhiên dẫn nàng đi, nhưng nay thì ta được cô trong khi hắn không ngó ngàng đến cô, hắn bỏ rơi cô như thế thì chưa được.
Nghệ Thường nói:
- Không phải hắn dẫn ta đi mà do ta tự nguyện.
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Đó mới chính là nguyên nhân mà ta cần giết hắn, nếu không có hắn thì ngày hôm ấy nàng nhứt định theo ta.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Ngươi đã lầm rồi, nếu không có hắn thì hôm dó ta tuyệt cũng chẳng theo ngươi.
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Bây giờ mà nàng còn nói cái câu ấy ra cũng đã quá trễ rồi, và cũng không đúng như tình hình lúc đó, thật thì sao? Thật thì hôm đó nàng đã có ý muốn theo ta, nhưng hắn cản lại, hắn không cho nàng đi.
Nghệ Thường cau mặt:
- Thế sao bây giờ ngươi không đi tìm giết hắn?
Lệ Tam Tuyệt lắc đầu:
- Bây giờ chưa phải lúc, ta còn chờ cơ hội.
Nghệ Thường dọ dẫm:
- Tại vì bây giờ thương thế của người chưa hoàn toàn bình phục.
Lệ Tam Tuyệt nhún vai:
- Hai vết thương ấy mà có nghĩa lý vào đâu? Nhưng tại vì bây giờ chính là lúc mà sát khí của hắn đang như lò lửa đang hừng, ta chờ cho nó xẹp xuống rồi ta mới đi tìm hắn.
Nghệ Thường hỏi:
- Tại làm sao ngươi biết hiện tại sát khí của hắn đang hửng?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Nếu sát khí của hắn không phải đang hừng, thì hắn không giết người hằng loạt như thế ấy, chẳng cần nhìn thấy hắn giết người là ta biết ngay sát khí của hắn đang thịnh lắm.
Nghệ Thường hỏi:
- Ngươi thấy hắn giết người?
Lệ Tam Tuyệt lắc đầu:
- Không, bất cứ nơi nào ta cũng đều chậm đi một phút, ta đến thì thây người còn chảy máu nhưng hắn thì đã đi rồi.
Nghệ Thường nói:
- Thế thì làm sao ngươi lại biết hắn đã giết người?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Đó là lỗi tại thanh Tử Kim Đao của hắn đáng lý nó không nên bén quá như thế, đó cũng là lỗi do nơi công lực khá thâm, nó làm cho người không tài nào chống cự lại mà cũng không tránh kịp. Bằng vào thủ pháp giết người của hắn, người nào cũng giống người nào, cũng đều bị tiện làm đôi, đó cũng chính là chuyện bộc lộ sát khí đang thịnh của hắn.
Nghệ Thường có vẻ khinh khỉnh:
- Ngươi cũng sợ sát khí ấy nữa sao?
Lệ Tam Tuyệt cười:
- Phàm là người đã học, bất cứ ai cũng đều biết phải cần tránh sát khí của đối phương đang thịnh, phải tìm khi người ta đang bị giảm sút, chỉ trừ khi nắm chắc phần thắng trong tay thì người ta mới không kiêng cữ.
Nghệ Thường gặn lại:
- Nghĩa là ngươi không bao giờ nắm chắc được phần thắng hắn trong tay?
Lệ Tam Tuyệt trầm giọng:
- Ta không phản nhận điều đó, nếu trong trạng thái bình thường, ta vẫn không phải là đối thủ của hắn.
Nghệ Thường thử nói một câu:
- Ta thường nghe người ta bảo rằng anh hùng thường hay tiếc anh hùng Lệ Tam Tuyệt chận ngang:
- Hắn hoặc giả có thể là anh hùng, còn ta thì không phải nếu có thể thì cũng chỉ là niểu hùng. Niểu hùng với anh hùng có chỗ giống nhau mà cũng nhiều chỗ khác nhau.
Con người của Lệ Tam Tuyệt có nhiều điểm hơi lạ, chẳng hạn như những câu nói như thế, chứng tỏ hắn thật là trung thực.
Nghệ Thường hỏi:
- Như chuyện ngươi đối xử với ta Lệ Tam Tuyệt nói ngay:
- Người anh hùng thì không làm như thế, nhưng niểu hùng thì dám mà không hề áy náy.
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường nói:
- Ngươi nên biết rằng một khi ngươi đã giết hắn rồi thì ta cũng không bao giờ chịu theo ngươi.
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Điều đó không ai có thể nói trước, nó thuộc vấn đề thời gian, biết đâu trong những ngày tháng gần bên ta, nàng lại chẳng động tình.
Nghệ Thường nhếch môi:
- Ngươi nên nhớ rằng ta vốn không phải hạng sớm Tần tối Sở, ta không phải là đứa con gái dễ có hai lòng.
Vành môi của Lệ Tam Tuyệt nhếch lên một cách tàn khốc, hắn nói:
- Bằng vào một câu nói đó của nàng, càng tăng thêm sự quyết tâm của ta giết hắn.
Nghệ Thường hỏi:
- Cứ theo lập luận của ngươi, thì nếu trong lòng ta không có hắn, ta không màng gì đến hắn nữa thì ngươi sẽ không giết hắn?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Cũng có thể nhưng, điều đó phải là thật, cần phải xuất phát từ nội tâm của nàng mới được.
Nghệ Thường hỏi:
- Ngươi làm sao có thể biết rằng thật hay là giả?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Chuyện gì khác thì có thể ta không biết được thật hay là giả, nhưng về phương diện tình, ta đủ thông minh để phán đoán không hề sai chạy.
Nghệ Thường buột miệng hỏi:
- Hình như người rất am hiểu về chuyện tình lắm phải không?
Lệ Tam Tuyệt cười, nụ cười của hắn có phần cay đắng:
- Dưới con người của nàng, người như thế nào mới hiểu được tình? Con người như thế nào không hiểu được tình?
Nghệ Thường đáp:
- Ít nhất là những con người tâm địa tàn nhẫn, hiếu sát, những con người như thế không thể hiểu được tình.
Lệ Tam Tuyệt lắc đầu:
- Nàng đã lầm rồi, con người ngoài mặt càng lạnh lùng tàn khốc đến đâu, trong lòng họ cảm tình càng phong phú và cũng chính họ là con người hiểu rõ chữ tình hơn ai hết đó.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Một con người hiểu được như thế nào tình, con người đó nhất định không bao giờ đoạt người yêu của kẻ khác.
Lệ Tam Tuyệt nhướng mắt:
- La Hán đoạt người yêu của ta chớ đâu phải ta đoạt người yêu của hắn?
Nghệ Thường nhếch môi:
- Ít nhất, một con người đã hiểu được tình như thế nào, người ấy phải nhận rõ tình không thể có chuyện ép buộc mà được.
Lệ Tam Tuyệt mỉm cười:
- Nhưng ta đâu có ép buộc ai?
Nghệ Thường nhướng mày:
- Ngươi bắt ép ta phải ở lại đây không cho ta đi, như thế không phải đã ép buộc hay sao?
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Ta muốn nàng theo ta nhưng ta đâu có buộc tình? Ta chỉ nhận rằng nếu nàng cùng chung đụng với ta một thời gian, nàng sẽ có thể động tình thế thôi.
Nghệ Thường gằn lại:
- Nhưng nếu ta mãi mãi không hề động tình đối với ngươi thì sao?
Lệ Tam Tuyệt cười:
- Chuyện đó bây giờ khó nói được, khi ta giết La Hán rồi, lúc bấy giờ không còn ai là địch thủ của ta, lúc đó nàng có động tình với ta hay không, điều đó không thành vấn đề quan hệ.
Nghệ Thường cau mặt:
- Ngươi nói như thế nghĩa là sao?
Lệ Tam Tuyệt làm thinh.
Nghệ Thường gặn lại:
- Ta nói ngươi có nghe không?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Ta đang đối diện với nàng đây, đôi bên chỉ cách trong gang tấc, làm sao lại có chuyện ta không nghe nàng nói chớ.
Nghệ Thường hỏi:
- Thế sao ngươi không trả lời?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Ta không nói. Vì ta không có cách làm cho nàng nghe theo, phục theo thế thì ta có nói cũng không ích lợi.
Nghệ Thường nói:
- Luận điệu của ngươi không phải riêng ta không phục, mà chắc chắn có nhiều người không phục nữa chứ.
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Ta không cần đến người nào khác, miễn thấy đúng là được, bất cứ cái gì mà ta đã thấy đúng thì ta không cần đến người khác nói đúng hay sai.
Nghệ Thường cau mặt:
- Trong đời, ta chưa từng nghe nói có người nào như ngươi cả Lệ Tam Tuyệt nói:
- Nhưng khi biết ta như thế thì sao?
Nghệ Thường đáp:
- Ta càng chán ghét ghê tởm ngươi hơn nữa.
Lệ Tam Tuyệt cười:
- Cái đó tùy nàng.
Nghệ Thường nhìn thẳng vào mặt Lệ Tam Tuyệt và hình như muốn nhóng lại ý của con người kỳ dị:
- Ta hỏi ngươi một điều, rất mong ngươi nói thật, vừa rồi ngươi định làm hại ta, nhưng sao ngươi lại thay đổi chủ ý như thế?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Chuyện đó rất đơn giản bởi vì làm như thế cũng không thích thú, ta đợi bao giờ nàng tình nguyện hiến dâng, bởi vì theo ta trước sau gì rồi nàng cũng thuộc về ta.
Nghệ Thường gặn lại:
- Thật như thế chứ không phải do lương tâm của ngươi sống dậy sao?
Lệ Tam Tuyệt nhún vai:
- Môt con người có đầy đủ can đảm để hành động như ta thì không bao giờ có thể nói đến hai tiếng "lương tâm".
Nghệ Thường hỏi:
- Ngươi tin chắc rằng có một ngày nào đó, ta sẽ tình nguyện hiến dâng cho ngươi sao?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Cũng có thể có mà cũng có thể không, trên đời không có cái gì chắc cả, mà chính vì cái không có gì chắc cả đó, cho nên ta cứ đợi, vì không chắc nàng cứ kiên tâm. Nhưng nói chung bao giờ ta còn hơi thở thì lúc đó nàng không thể xa ta được.
Nghệ Thường không nói, nàng cứ nhìn Lệ Tam Tuyệt chầm chậm.
Nàng không thể gọi là kém thông minh, nhưng thật sự thì nàng không làm sao thấu triệt được thâm ý của con người đối diện lạ lùng này.
Nàng cũng thừa biết chỉ bằng vào sức của nàng không, thì chắc chắn không làm sao có thể thoát khỏi tay hắn.
Nàng chỉ còn hy vọng vào người khác, cái mà lòng quả cảm của con người không cho phép, thế nhưng ở vào trường hợp của nàng khó làm hơn được.
Tài sản của haitc

  #29  
Old 15-07-2008, 09:14 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 28
Lão già ăn mày


Một hiện tượng cực kỳ khủng khiếp.
Một chuyện xảy ra giữa thành thị lớn như Trường An, có thể nói là từ trước đến này chưa bao giờ nghe thấy có một vấn đề tương tự như thế.
Máu Thây người.
Gần như bất cứ chỗ nào cũng đều nhìn thấy máu hoặc thây người, hoặc thân người đã được dời đi, thế nhưng máu thì vũng vẫy khắp nơi.
Nhưng có một điều đáng chú ý là bất cứ nơi nào, thây người tuy ăn vận khác nhau, nhưng cũng không phải là những ngừơi thường, họ đều là người của võ lâm.
Như vậy kẻ giết người tuy không phân biệt phải trái, nhưng cũng không bạ đâu giết đó.
Chính nhờ thế, mà ban nãy tuy hốt hoảng, nhưng về sau, những hạng người buôn bán làm ăn cũng được chút yên tâm, họ tuy có sợ sệt trước cảnh giết người hàng loạt đó, song họ cũng biết họ không đến nỗi nào.
Tuy nhiên, đêm đó, nhà cửa, hàng quán đều được thu dọn và đóng cửa ngay, một thành thị lớn như Trường An, chỉ trong vòng không đầy một tiếng đồng hồ bỗng như một thành phố chết.
Từ ngoai đường phố dẫn vào hẻm hóc, nhà nhà đều đóng cửa gài then thật cứng, những ông già bà lão, đàn bà con trẻ rúc vào sâu hoặc thót lên lâu lên gác, chỉ có thanh niên trai tráng, mà cũng phải gan lắm mới lấp ló bên khe cửa dòm ra.
Tuyệt nhiên ngoài đường không có một bóng người.
Trong những khách điếm khách ngụ cũng được khuyến cáo của chủ nhân, xin đừng ra ngoài, hãy vui lòng để cho họ gài cửa ngoài, khoá cửa trong cẩn thận.
Không một ai có thể phán đoán được chuyện gì xãy ra.
Người ta chỉ biết rằng thình lình có một con người như nổi cơn điên, xách đao đụng ai xả nấy tự nhiên là nhân cơ hội đó lập tức có nhiều truyền thuyếtđược kể ra.
Họ bảo nhau rằng con ngừơi đó to lớn như thiên thần, mạnh như sư tử, không thấy vung đao mà người đã bị tiện làm hai Họ bảo con ngừơi đó có thuật kinh công ghê lắm, hai nạn nhân đứng cách nhau gần hai mươi trượng, nhưng chỉ cần một cái vung đao và nhảy tới, hai thây người cùng ngã một lượt như nhau không hề có một giẫy trước hay sau gì cả.
Người ta bảo con người đó mình cao hạ trượng, lưng lớn ba vừng, bắp tay bằng cột nhà, bắp chân bằng bằng cái thúng.
Nhiều người vì mau miệng quá nên khi mô tả ngừơi đo,ù nhiều khi mâu thuẫn và trở thành kỳ cục, họ tả cái trước cái sau, có nhiều lúc người ta nghe kể mà hình dung thì cái con người đó bỗng trở thành tàn tật. Vì trước kểâ cái bàn tay quá lớn, khi kể đến cái đầu thì giật mình bớt lại thành ra cái mặt nhỏ hơn bàn tay.
Nhưng cũng có một người cả quyết là đã quan sát tại chỗ thì con người sát nhân đó có một thanh đao lạ lắm. Vung lên tỏa ánh hào quang đo đỏ, hồng không hồng, chắc chắc màu hào quang màu tía. Nhiều người hay chữ gọi đó là ánh tử quang.
Tuy nhiên, hiện tượng rõ ràng hơn hết là cho dầu con ngừơi nổi tiếng can đảm nhất vùng, bây giờ cũng phải rút sâu vào nhà đóng cửa gãi then cho ăn chắc.
Trong lúc ngoài đường không còn gà chó như thế, thì tại cuối con đường phía cửa Nam thành lại có một bóng người. Bóng người áo trắng.
Lý Đức Uy.
Hắn bước đi theo vết máu mà tinh thần hắn rất trầm trọng lạ thường.
Có thể nói từ ngày đặt chân vào đất Trường An, bất cứ lần xuất hiện nào, mặt hắn cũng chưa hề trầm trọng như thế ấy.
Hắn bước từng bước chậm dọc theo các con đường Hắn đi tìm La Hán.
Tự nhiên hơn ai hết, Lý Đức Uy đã biết chuyện gì đã xảy ra.
Lần thứ nhất, hắn đã làm một chuyện bất cẩn.
Đáng lý hắn phải báo tin cho Nghệ Thường bằng một cách khác, trong lúc cấp bách vì những công chuyện khác, hắn lại gởi thơ lại cho nàng.
Đó là một sơ xuất đáng trách vô cùng.
Thế nhưng bây giờ mọi sự đã lỡ rồi, hắn chỉ còn hy vọng tìm cho ra La Hán.
Vừa đi, Lý Đức Uy vừa băn khoăn về Nghệ Thường, hắên không hiểu tại sao nàng không ngăn La Hán được.
Đã đành lời nói có thể vô hiệu quả, sức của nàng cũng không đủ, nhưng nàng vẫn còn chút tà thuật của Bạch Liên Giáo, tuy chỉ có thể tạm thời nhưng ít ra nàng cũng có thể dùng để giữ hắn lại, Hắn biết chắc như thế, nhưng không hiểu tại sao nàng lại không làm được.
Trường An thành, một đô thị mênh mông phồn thịnh như thế, bây giờ vắng lặng một cách dễ sợ.
Y như là một đô thị vừa trải qua cơn thiên tai thảm khốc, bây giờ đã biến thành một đô thị chết, không có chỗ nào nghe thấy tiếng động của con người.
Không một nơi nào có triệu chứng tỏ ra còn có con người có mặt nơi đây.
Lý Đức Uy chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân của mình và tiếng tim đập của mình.
Tim hắn vẫn gõ nhịp bình thường, chứng tỏ hắn không sợ sệt, hắn không sợ sệt, hắn không sợ thanh Tử Kim Đao, hắn chỉ lo ngại cho La Hán và Nghệ Thường.
Bất luận như thế nào, bằng vào một con ngừơi bị xúc động đến mức gần như điên loạn như thế, La Hán rất dễ dàng đi vào con đường nguy hiểm.
Hắn có thể còn phân biệt con người nào thuộc hạng võ lâm giang hồ, nhưng nhất định hắn không làm sao nhận định được nơi nào nguy hiểm hay không nguy hiểm.
Đó mới chính là hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
oo Có tiếng đập cánh và tiếng quạ kêu vang.
Tiếng kêu còn khá xa, nhưng Lý Đức Uy vẫn nhận ra phương hướng, hắn tiến ngay về phía đó.
Quạ là một giống được coi là bất thường khi nó kêu thình lình như thế là có chuyện chết chóc xảy ra, dị đoan hơn, người nào nghe tiếng quạ kêu trước nhất, người đó sẽ có tai hoa. đến bên mình.
Lý Đức Uy không nghĩ về chuyện đó, hắn biết phải có nguyên nhân.
Giữa rừng núi, có thể có những con thú khác làm cho quạ kinh hoàng, nhưng ở giữa đô thành, nhất là trong lúc vắng người như thế này. Không có gì làm cho quạ sợ, thây người không làm cho nó kêu hoảng như thế, nó chỉ liệng lên liệng xuống chỗ người chết chứ nhất định không kêu.
Khi nó kêu là phải có người sống.
Không phải chỉ kêu một tiếng mà nó kêu liền tục, chứng tỏ có người quấy phá.
Tự nhiên, phải ở trong những con đường hẻm vắng tồi tàn, chỉ có những nơi đó mới có quạ về lảng vảng.
Bằng một thân pháp thật nhanh. Lý Đức Uy lao về hướng đó.
oo Trường An là một Cựu Hoàng Cung.
Chu vi của nó khá rộng.
Đừơng phố chi chít, lầu cao gác rộng, trang viện thật nhiều mà những ngõ hẻm tồi tàn cũng không phải ít.
Bên ngoài mặt quang đãng, sạch sẽ đẹp đẽ bao nhiêu, thì đằng sau, chỉ cách chừng một dãy nha,ø những ngõ hẻm càng dơ dáy bấy nhiêu.
Đó là một thế giới cày răng lược giữa người và chuột.
Gần như là một thông lệ, một thành thị cao chừng nào đằng sau nó sự tồi tàn càng ghê gớm hơn chừng ấy, vì người ta bận dồn nỗ lực để trang điểm bên ngoài và tự nhiên, những thứ gì có thể làm mất vẻ thẩm mỹ người ta dồn nó vào trong và cũng vì nhiều quá, không làm sao thu dọn cho xuể, nên xú uế cứ tự do xông lên sát phía sau biệt thự nguy nga. Trường An thành là một thành điển hình về ngoài trắng trong đen ấy.
Lý Đức Uy đã vào ngõ hẻm có tiếng quạ vừa kêu nhưng bây giờ thì không thấy bóng dáng chuột đâu, cũng không nghe thấy tiếng đập cánh nào.
Làm như là nơi đây vừa rồi không hề có chuyện xảy ra, hoặc giả chuyện xảy ra ở vào một nơi nào khác.
Nhưng với lỗ tai của Lý Đức Uy, hắn vẫn nghe tiếng động.
Tiếng thật nhỏ, tiếng động tuy nhỏ nhưng Lý Đức Uy vẫn phân biệt đó là tiếng động của hai vật cứng nhịp vào nhau, tiếng nhịp không đều.
Lý Đức Uy ngó liền về hướng đó và hắn rất dễ dàng phát hiện:
một người nằm co quắp bên góc tường, không phải nói là ngồi dựa thì đúng hơn, nhưng vì dựa quá nghiêng nên trông cũng như nằm.
Đó là một lão già, bằng vào tay chân lòng thòng của lão, Lý Đức Uy nhận biết lão khá cao, nhưng lão lại thật ốm. Bộ quần áo trong mình lão đã bạc màu và nhiều chỗ vá với nhiều thứ vải khác nhau, đầu lão đội cái nón rộng vành, lủng một lỗ khá to, mớ tóc hoa râm của lão bung cả ra ngoài.
Đáng lý phải gọi lão là lão ăn mày, nhưng bằng vào cách ăn vận của lão, Lý Đức Uy biết ngay không phải người của Cùng gia bang. Tại Trường An này không phải người của Cùng gia bang thì không phải ăn Không phải độc chiếm nhưng tất cả ăn mày trong thành Trường An này đều gia nhập Cùng gia bang.
Vậy thì, lão này chỉ có thể gọi là lão già áo rách.
Da mặt của lão vàng bệt, lão có hàm râu lưa thưa, hoe hoe như râu bắp, trông dáng cách vô cùng thiểu não.
Hai cánh tay dài ngoằn của lão ôm vòng qua đầu gối, không nghe lão rên, nhưng hai hàm răng của lão nhịp vào nhau. Lão lạnh.
Tiếng nhịp nho nhỏ của hai hàm răng lão là tiếng mà giúp cho Lý Đức Uy phát giác.
Không nghe lão rên, nhưng khi Lý Đức Uy vừa bước tới là nghe lão hừ hừ Phảng phất hình như lão nói:
- Mẹ, lạnh quá..hừ hừ lạnh quá mẹ nó, định chui vô cái ổ quạ cho có hơi ấm, mẹ họ cái tụi trụi lông đầu đỏ dữ quá hổng cho vô hừ hừ phải có được cái mền ..hừ hừ Lão nói đó nhưng bảo phảng phất hình như là tại vì lão nói qua hơi thở, lão vừa nói vừa run y hệt tiếng rên, nhưng bằng vào thính giác của Lý Đức Uy hắn nghe không sót một tiếng nào.
Hừ, lão rách nát như thế, lão nằm co quắp bên tường trong hẻm như thế mà lão lại đòi mền!
Lý Đức Uy không nói, hắn cởi chiếc áo choàng trắng mặc ngoài đắp lên mình lão.
Hắn làm thật ý tứ nhẹ nhàng.
Chiếc áo ngoài của Lý Đức Uy không được dầy ấm, nhưng trong cơn lạnh như thế này, chiếc áo vẫn hữu dụng vô cùng.
Lần hồi, lão áo rách bớt rên.
Có lẽ lão được ấm rồi.
Lão hí lần đôi mắt, lão nói thì thầm:
- Mô phật, không biết vị thiên thầân nào đã đắp giùm cho lão Hứ, quả là chuyện tức cười. Mới đây, mới rõ ràng đây, lão lầm bầm chửi thề om tỏi, thế mà bây giờ khi được đắp manh áo là lão đã mô phật ngay, nghe giọng điệu của lão y như một thầy tu chân chính.
Đôi mắt cứ hé lần và lầm bầm như thế mãi cho tới khi tròn xoe thì lão vùng rút mình lại la lên:
- Ýù trời ma !
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Tôi cũng như ông mà.
Lão già nghiêng mặt hừ hừ:
_Như vậy là người ta?
Lão thở một cái khì và nói tiếp:
- Ýù hà mẹ Ơi, thiếu chút nữa đã đứng tim luôn, đã lạnh, máu đã đông lại rồi còn hết hồn hết vía mà cũng không sao, lão mạt tử vốn không thân thích, không bạn bè, có hù cho lão chết thì cũng là làm ơn cho lão!
Lý Đức Uy làm thinh.
Lão ngó ngó cái áo chẹt của Lý Đức Uy và vụt nói:
- Mèn ơi khách quan mặc cái áo mỏng quá, không sợ lạnh hay sao?
Lý Đức Uy cười:
- Không sao, không lạnh lắm.
Lão già áo rách lại thở phào:
- Dầu sao chư vị cũng là bậc thanh niên mạnh mẽ, hơi nóng còn nhiều, nhiệt huyết đó mà y như lão, y như hồi lão còn trẻ cà! Oái, mặc kệ, trời đông tuyết giá gì cũng thay kệ, lão vẫn nhảy ùm xuống nước như thường, ai có ngờ bây giờ lại bết quá như thế này?
Lão nói huyên thuyên, nhưng cái hay của lão là tuyệt nhiên, lão không hề đá động đến chiếc áo, Nghĩa là lão không hề nói tiếng cám ơn, bởi nếu nói như thế thì lại dính đến cái áo mà đính tới thì không lẽ không trả lại?
Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ để thấy cái lão già này nhiều thủ đoạn.
Lý Đức Uy nói mà không ngó lão:
- Phải rồi, sống giữa vùng BaÏch sơn hắc thủy, giữa vùng quanh năm tuyết phủ, lạnh riết rồi quen có sợ gì giá rét:
Lão già áo rách đao tròn xoe:
- Ủa chú em, chú em từ Bạch Sơn Hắc Thuỷ đến đây sao? Thảo nào Lý Đức Uy vẫn không ngó lão:
_Không, tôi không phải đến từ Bạch Sơn Hắc Thuỷ, nhưng tôi biết có người từ Bạch Sơn Hắc Thuỷ đến. Người ấy không chính không tà, không thiện không ác, tốt thì cũng chẳng tốt đến đâu. Xấu thì cũng không xấu đến tận cùng, ông ta có cái hay độc đáo, nhưng vẫn cứ làm cho người ta chửi cái dở ngoài mặt của mình, ông ấy không tham nhưng vẫn hay thích người khác.
Lão già đôi mắt hơi sụp xuống:
- Chú em muốn nói Lý Đức Uy chận ngang:
- Cùng Thần Mông Bất Danh.
Lão già gằn miệng như cười mà cũng như khinh bỉ:
- Hay! lựa cái hiệu cũng hay mà chọn cái tên cũng khá. Không chừng là triệu cả đấy nghe.
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Nhưng làm gì có cùng, ông ta chỉ làm bộ nghèo chơi đó thôi. Người khác thì không biết chớ còn tôi thì tôi biết quá nhiều, ông ta giàu đâu có thua gì Tổ Tài Thần, thế mà cứ làm như khố rách, thêm chuyện là cứ hay khoái lấy đồ của kẻ khác, cái gì mà dính vào tay ông ta rồi thì đừng có mong gì trở cho ra. Đó cũng là cái tật.
Lão già nhướng mắt, nhưng rồi lại sụp xuống ngay.
- Như vậy thì tại lão ta nghiền cái chuyện làm cho người ta tưởng lão khó chơi là cái chắc.
Lý Đức Uy nói:
- Tôi thật chẳng biết nói ông ta như thế nào cho đúng. Nhưng nói chung là mỗi người có một cách sống khác nhau, có người có tính hay khoe, người có tiền hay giấu, có người giàu có muôn hộ mà có cái tật hay thích của người ta, thấy người ta có cái gì thì muốn lấy cho được, nhưng cái lão ấy được một cái là chẳng thà giựt, chẳng thà trộm, chớ không làm một chuyện tồi bại để được kẻ khác trả công. Mà không biết tại sao có tiền để làm chi, già rồi cũng không dám mặc một cái áo lành?
Lão già áo rách chớp chớp mắt:
- Chú em chú em nghe ai nói thế?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Chuyện đó thì không thể nói, nhưng tôi biết chắc rằng giữa khoảng Bạch Sơn Hắc Thuỷ, tài sản của ông ta giấu không biết bao nhiêu mà kể. Tôi không nói là vì lão ấy kỳ cục lắm, ghét ai là người đó tàn mạt luôn.
Lão già nhìn Lý Đức Uy trân trối, lão cứ nhìn một lúc như nhìn quái vật rồi nói:
- Chú em, chú em tên gì thế? Ơû đâu làm giống gì?
Lý Đức Uy đáp:
- Tôi họ Lý, tên là Đức Uy, không có nghề không có chỗ ở nhất định, tôi cũng không biết tôi đang làm gì, phân tích cho thật kỹ thì có thể nói là kẻ hay xía chuyện của thiên hạ Lão già áo rách sáng mắt lên và gật gật đầu:
- Hèn gì mà tam canh bán dạ, lại đi cùng khắp chỗ. Chú em nè, đã gặp nhau đây thì cứ kể như cũng có duyên, hổng biết tại sao vừa liếc vào mặt chú em là ta có cảm tình ngay.
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Hết sức cảm ơn.
Lão già áo rách nhướng nhướng mắt:
- Đừng có nói với ta cái giọng đó, trong đời ta ghét nhứt cái giọng chửi cha đó nghe.
Lý Đức Uy cười:
- Lão gia ghét cái đó, nhưng chắc lão gia cũng biết thiên hạ còn ghét những cái khác nhiều nữa kia Lão già mở tròn đôi mắt như giận dữ, nhưng rồi lão cười xoà:
- Chú em, nói nghe được đó. Trong đời ta, tuy nghèo tuy bần tiện, nhưng kể như lần thứ nhất được nghe có người nói trước mặt ta một câu nghe được đó.
Lý Đức Uy hỏi lại:
- Tôi là người thứ nhứt?
Lão già gật gật:
- Chớ sao, mười kẻ mạt là hết chín kẻ cứng đầu, thế nhưng chắc chú em này còn cứng đầu hơn ta một mực, chính vì thế mà ta thích chú em đó.
Lý Đức Uy nói:
- Thì vẫn phải nói thêm một tiếng là cảm ơn hết sức.
Lão già áo rách khoát khoát tay:
- Được được ta không thích người khác nói cái giọng ấy, nhưng ta lại thích cái giọng ấy của chú em này hay lắm tương phùng hà tất tằng tương thức, hễ như mình gặp nhau mà đã thích nhau, và ta có cái tật cứ hễ gặp người nào thích là phải làm một chuyện gì coi được. Hay lắm, chú em cần gì nào?
Lý Đức Uy nhìn thẳng vào mặt lão:
- Lão gia bảo sẽ cho tôi một chuyện hay?
Lão già áo rách gật gật:
- Chớ sao? Thiệt mà, đời ta, cứ hễ thích thú chuyện gì thì như vậy đó. Ai gạt ngươi chi.
Lý Đức Uy cười:
- Đâu dám nói thế. Nhưng người ta bảo rằng già càng gian hoạt, cứ như lão Cùng Thần Mông bất danh mà nói thì lão khi lạnh khi nóng, khi nói vầy, lúc nói khác, mới vừa nói với người ta chuyện gì đó rồi lại cấp tốc chối phăng, trong một cái nháy mắt, không biết ông ta trở mặt đến bao nhiêu lần mới nói nói cười cười đây thế mà coi chừng lão dám nói không hề quen biết lắm nghe.
Lão già áo rách nhướng nhướng:
- Chà, xem chừng chú em mày rành cái lão Mông Bất Danh đó nhiều quá ha!
Lý Đức Uy nói:
- Đâu phải chỉ một mình lão ấy, bất cứ một nhân vật nào danh tiếng trong thiên hạ hiện nay tôi cũng đều biết cả mà.
Lão già áo rách càng nhướng lung hơn nữa:
- Ủa, quả như vậy thật sao?
Lý Đức Uy đáp:
- Thật chớ, không tin ông cứ thử xem.
Lão già áo rách làm liền:
- Chú em đã biết các hướng đông, tây, nam, bắc, đều có một nhân vật danh lừng, nhưng chú em có biết cái nhân vật ở hướng nam ấy bây giờ đâu không hé?
Lý Đức Uy đáp:
- Tự nhiên là biết chớ sao không, vị Đạo sĩ ấy bây giờ đang điều động một đạo quân của ông ta lượn quanh vùng phụ cận Trường An này chớ đâu.
Lão già mở tròn đôi mắt:
- Chú em nói thật chớ?
Lý Đức Uy đáp:
- Lời nói vốn là của tôi, còn chuyện tin hay không là do ông chớ.
Đôi mắt tròn xoe của lão già áo rách đảo vòng vòng:
- Chú em nè, chú em có biết hắn đến Trường An làm gì KHÔNG?
Lý Đức Uy đáp:
- Mục đích hắn đến đây cũng giống y như Hải Hoàng của Cúc Hoa Đào và Cùng Thần Mông Bất Danh chớ không khác một chút nào.
Lão già áo rách trố mắt:
- Sao? Hải Hoàng và Cùng Thần cũng đến rồi à?
Lý Đức Uy đáp:
- Hải Hoàng đến sớm nhứt, Cùng Thần thì hơi trễ hơn, nhưng cũng đã tới cả rồi.
Lão già hấp háy mắt:
- Người bạn, hình như ngừơi bạn biết hơi nhiều đó nghe.
Lý Đức Uy hỏi:
- Sao? Bây giờ ông đã tin chưa?
Lão già áo rách lắc đầu:
- Cũng chưa biết chừng, ông bạn nói vậy hay vậy, chờ chừng nào chính mắt thấy rồi hẳn tin chớ. Con ngừơi của ta là như thế. Trước mặt có một con ngựa, người ta bảo đó là ngựa trắng, nhìn một bên thấy quả là trắng, nhưng cũng đợi xem luôn phía bên kia, bao giờ trắng hết thì ta mới gật đầu là trắng. Vậy cho chắc ăn.
Lý Đức Uy hỏi:
- Nhưng ít nhứt ông cũng phải tin rằng Cùng Thần Mông Bất Danh đã đến rồi chớ?
Lão già chợt ấp úng ngang:
- À cái đó cái đó thì ông bạn nè, ta nghe đói quá, kiếm cái gì ăn nghe. Nếu muốn nói chuyện thêm với ta thì người bạn cứ ở đây đợi một chút đi, ta sẽ trở lại liền.
Lão nói chưa dứt là đã đứng lên.
Lý Đức Uy đưa tay:
- Khoan.
Lão già áo rách hỏi:
- Sao? Muốn gì nữa đó bạn?
Lý Đức Uy nói:
- Bây giờ hết lạnh rồi thì xin cho cái áo lạnh chớ.
Lão già nhướng nhướng:
- Sao? Cái áo này của ông bạn à? Bậy quá sao nãy giờ không nói? Cùng thì cùng chớ đâu lại đoạt luôn cái áo của bạn xem sao cho được!
Lão quăng cái áo lại và bỏ đi.
Lý Đức Uy lại đưa tay:
- Khoan.
Lão già trừng mắt:
- Ông bạn, áo đã trả lại rồi còn gì nữa?
Lý Đức Uy cừơi:
- Hồi nãy, ông có hứa rồi, ông bảo sẽ cho tôi một cái hay, có phải thế không nè?
Lão già áo rách chớp chớp mắt:
- Ủa, có hứa như thế sao hè? Vậy mà sao quên bẳng đi cà?
Lý Đức Uy nói lửng lơ:
- Bằng lòng hay không bằng lòng là tùy ông chớ tôi không ép, ép làm chi, phải không?
Lão già đứng tần ngần:
- Người bạn nè bây giờ người bạn muốn giúp cái gì đây?
Lý Đức Uy nói:
- Ông ở đâu thì đi về đó, nhưng muốn ở lại Trường An này cũng được, chỉ có điều cần nên nhớ rằng dầu trường hợp nào ông cũng vẫn là bá tánh của nhà Đại minh nghe.
Lão già áo rách hơi đổi sắc, nhưng rồi lão toét miệng cười:
- Người bạn nè, vừa rồi người bạn chỉ hơi kha khá, bây giờ mới thật là khá đó Ngưng một giây, mặt lão già chỉnh lại, lão nói như đã hạ quyết tâm:
- Chuyện đến thế này, một già một trẻ của mình thôi thì cứ nói toạt móng heo đi nghe. Người bạn đã biết rõ lão là Cùng Thần Mông Bất Danh rồi, có phải thế không?
Lý Đức Uy đáp:
- Muốn nói như thế cũng được mà nếu không muốn thì cũng không dám ép.
Lão già Cùng Thần Mông Bất Danh hừ hừ:
- Kể ra thì người bạn cũng to gan, vừa rồi người bạn đã chỉ thẳng vào mặt thầy chùa để chửi cha thằng trọc thế nhưng ta đâu có chửi lại tiếng nào? Như vậy đã chẳng đủ sao?
Lý Đức Uy nói:
- Tôi đã biết ông là Cùng Thần Mông Bất Danh, tôi lại biết rõ mục đích của ông đến Trường An, thế nhưng tôi vẫn không động đến ông một cái, như vậy chưa đủ hay sao?
Cùng Thần Mông Bất Danh tròn xoe đôi mắt:
- Động đến ta? Chà, nói nghe lớn lối dữ he? Người bạn, có bị loạn óc hay chưa vậy?
Lý Đức Uy đáp:
- Không, tôi đang tỉnh khô đây mà.
Mông Bất Danh nhìn sững vào mặt Lý Đức Uy và lão bỗng cười sằng sặc:
- Thật à? Bạn muốn động đến ta? Khá, quả thật là khá. Ngừoi bạn nếu quả thật muốn thì Vừa nói lão vừa chỉ vào mặt của Lý Đức Uy Nhanh hơn một mực, Lý Đức Uy đưa tay đánh lên vai lão, chỉ dằn lên một cái rồi buông xuống ngay, hắn nói:
- Có thể động được không?
Lão Mông Bất Danh nhăn nhăn cái mặt y như khỉ ăn phải ớt, nhưng thình lình, lão lật nghiêng bàn tay tấp ngược vào hông bên phải của Lý Đức Uy Vẫn đứng yên một chỗ, nhưng Lý Đức Uy thót bụng về phía sau đồng thời ngay ngón tay trỏ điểm nhanh vào lòng bàn tay của lão Mông Bất Danh thụt tay lại y như thấy cái thóc của con rắn độc, hai hàm răng lão khua nhẹ như rung:
- À người bạn, năm nay bao nhiêu tuổi vậy?
Lý Đức Uy đáp:
- Hơn hai mươi tuổi.
Mông Bất Danh không nhướng mày như lúc nãy mà cau lại:
- Đệ tử của môn phái nào vậy he?
Lý Đức Uy nói:
- Cái đó thì ông cũng không cần biết làm chi, chỉ nên cho hay rằng có bằng lòng giúp không thì thôi.
Mông Bất Danh trầm trầm bộ mặt:
- Ngừơi bạn, ta không thể bằng lòng được đâu, ngừơi bạn đã biết ta thì chắc cũng biết rằng ta không bao giờ lìa khỏi Bạch Sơn Hắc Thuỷ, mà một khi ta đã vào đây rồi thì không thể trở về với hai bàn tay trắng:
Lý Đức Uy đáp:
- Nếu như vvậy thì tôi cũng xin báo trước, cứ mang cái danh Cùng Thần của ông ra để mà đánh cá đi, tôi bảo đảm ông sẽ thua sạch túi mà ăn bằng hai hàm răng trắng đó.
Mông Bất Danh nói:
- Ngừoi bạn, ta vẫn cần thử rồi sẽ tính sau.
Lý Đức Uy nói:
- Vậy thì ông cứ đi đi.
Mông Bất Danh vụt hỏi:
- Ngừoi bạn nè, hình như ngừơi bạn làm việc cho ai đó phải không?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không, ông đã lầm rồi, tôi chỉ vì giang sơn nhà Minh, tôi chỉ là một bá tánh của nhà Minh.
Mông Bất Danh nhíu mày:
- Nếu vậy thì tại sao Lý Đức Uy chận nói:
- Không có gì lạ cả, quốc gia hưng vong, thất phủ hữu trách thế thôi.
Mông Bất Danh lại nhìn sững Lý Đức Uy một hồi rồi nói:
- Người bạn, như ta đã nói, ta rất ít tin người lắm nhưng lần này thì thử tin người bạn một lần trong đời ta đây là lần thứ nhất tin ngừơi đấy nghe chưa?
Rồi lão vụt cười:
- Như thế này xem có được không? Ngươi đã thích xía vào chuyện thiên hạ, ta tuy không được gì, nhưng ta chỉ có thể chỉ cho một chuyện.
Lão chỉ chỉ vào vách tường:
- Nhảy qua vòng tường đó, từ bên trái đi qua bên phải đến cây cột thứ ba, dưới đó có một con miệng hang, từ miệng hang đó đi vào gặp một cái hầm rộng, dưới hầm có chuyện thiên hạ mà nhứt định ngừoi bạn rất thích xía vô. Đi đi, ta không đưa rước gì cả, có duyên chắc còn gặp lại.
Dứt tiếng, là lão tung mình lên, trong bóng tối mờ mờ, trông lão y như một vệt khói.
Tài sản của haitc

  #30  
Old 15-07-2008, 09:16 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 29
Chuyện lạ dưới hầm sâu


Lý Đức Uy đứng nhìn theo và hơi cau mày.
Tình hình trước mắt càng lúc càng có triệu chứng khá nhiều bất lợi.
Trường An thành vốn đã nổi phong ba từ bao lâu rồi, bây giờ bốn thế lực được xem như mạnh nhứt trong hàng BÁ đạo võ lâm, họ chỉ còn nghĩ đến cái lợi của họ, chớ không bao giờ nghĩ đến gian g sơn tổ quốc. Họ là Tổ Tài Thần, là Cúc Hoa Đào Hải Hoàng, là Đạo sư Nam Cung Nguyệt, là Cùng Thần Mông Bất Danh Bây giờ thì họ đã có mặt cả tại Trường An, họ đang tìm đủ mọi cách để khuếch trương thế lực.
Chỉ cần đám gián điệp Mãn Châu mà nắm được liên kết được với bốn thế lực đó thì Trường An, tây ngũ tỉnh, phân nửa giang sơn này chắc chắn sẽ về tay kẻ ngoại xâm.
Trong khi đó, binh lực triều đình chỉ mong vào mỗi một mình Hữu Quân Đô Đốc Dương Tông Luân, ông ta quả là rường cột, nhưng một cột biết có chống đỡ nổi hiểm nghèo?
Thế lực của võ lâm yêu nước thật mong manh, mỗi một mình hắn biết có liên kết thêm được bao nhiêu anh hùng hào kiệt?
Hy vọng lớn lao vào La Hán, thì người thiếu niên đầy nhiệt huyết này đang lâm cảnh khủng hoảng tinh thần cực kỳ trầm trọng. Cùng gia bang tuy có gắng công, nhưng cũng là lác đác thế thôi!
Lý Đức Uy chắc lữơi thở dài Hắn nghĩ dến chuyện Mông Bất Danh vừa chỉ.
Ngừơi này không xấu, nhưng cũng không tốt. Có việc ông ta hành động rất cương trực, nhưng cũng có việc lôi thôi. Lý Đức Uy hy vọng lấy cái chính nhân để trì kéo phần nào.
Riêng về chuyện này, Lý Đức Uy cảm thấy nên tin.
Ông ta thường hay phá những kẻ đối đầu, những kẻ không tốt nhưng đối với những hạng minh chánh thì không giúp nhưng không khi nào phá.
Chuyện tầm thường không khi nào ông ta để mắt nhưng nếu một khi đã chú ý thì nhứt định không phải chuyện tầm thường.
Chuyện ông ta vừa chỉ, chắc chắn không phải cố ý phá chơi và tự nhiên, phải là vấn đề quan trọng.
Hắn nhún chân nhảy phóng qua tường.
Bên kia tường khu vực hoàng cung.
Đó là Hoàng Cung của thời mà Trường An còn là chỗ Đế đô, tự nhiên bây giờ là nơi hoang phế.
Cung điện ngày xưa thành gạch vụn, Vàng son thuở ấy có dây leo.
Chỗ cao chỗ thấp, nền lát đá hoa bây giờ cỏ hoang nứt nẻ, cột điện vẫn còn nhưng gãy đổ chơ vơ Hang chồn, ổ chuột đùn lên mòn lối.
Vườn ngự uyển ngày nào hương hoa ngào ngạo, tiếng ngọc tiếng vàng tha thước bóng giai nhân bây giờ cỏ khuất một chồi cao ngập quá đầu, trông thật thê lương, ảm đạm.
Nhưng bây giờ thì Lý Đức Uy cũng không còn đủ tâm trí để mà hoa cỏ, hắn bước đúng phương hướng và đến đúng gốc cột điện gãy chơ vơ, hắn gặp ngay một miệng hang.
Nền cung điện quá cao, miệng hang lại ăn chúc xuống, thành ra người tầm vóc như Lý Đức Uy đứng vẫn chưa chạm phải đầu.
Miệng hang đen ngòm, lắng tai vẫn không nghe tiếng động.
Dưới hang này có chuyện, nếu đúng theo Mông Bất Danh đã nói thì chắc là hang sâu lắm.
Lý Đức Uy còn đang do dự, chợt nghe có tiếng.
Tiếng bước chân khua động từ trong hang vọng ngược trở ra.
Lý Đức Uy bước trái qua, núp vào gốc cột điện to hơn một tay ôm.
Không đầy một phút sau, có một người từ trong hang bước ra, hắn là một tên áo trắng.
Hắn là một gã trung niên, thân người dong dỏng cao, quần áo hắn toàn trắng và nhìn kỹ lại, Lý Đức Uy bỗng giật mình Aùo hắn có thêu một đoá hoa sen trên ngực.
Bạch Liên Giáo!
Lý Đức Uy cau mày. Như vậy thì đúng là lão Mông Bất Danh không lừa hắn.
Rõ ràng dưới cái hầm này có chuyện.
Không để cho hắn có cơ hội thoát thân. Lý Đức Uy chận gã áo trắng ngay khi hắn còn chân trên chân dưới.
Tên trung niên áo trắng chỉ kịp há miệng nhưng không kêu được, Kiên Tỉnh huyệt của hắn đã bị Lý Đức Uy điểm trúng.
Lý Đức Uy chận cứng nơi vai hắn:
- Nói, các ngươi làm chuyện gì ở dưới hầm này?
Tên áo trắng cắn răng chịu đau, trán hắn đã lấm tấm mồ hôi, nhưng hắn vẫn không há miệng.
Năm ngón tay của Lý Đức Uy như năm cái móc sắt bấm mạnh vào vai hắn, hắn nhăn mặt kêu lên:
- Không ta không biết ở dưới có những gì, ngươi muốn biết thì cứ đi xuống mà xem.
Lý Đức Uy cười gằn:
- Ngươi tưởng ta không dám xuống à?
Tên áo trắng ngã xuống sau khi Lý Đức Uy xô hắn tránh qua bên trái miệng hang, chỗ có cây cột gãy.
Không một chút do dự, Lý Đức Uy nhảy xuống, miệng hầm.
Bên dứơi có từng cấp đá như bậc thang, càng đi vào càng trút xuống.
Vừa xuống khỏi miệng hang, bóng tối ngửa bàn tay không thấy, nhưng càng xuống sâu, bóng tối loãng dần.
Xuống được một khoảng, đường đi sàn ngang chớ không còn dốc nữa.
Thế đi bây giờ lài lài, càng vô sâu càng rộng.
Và bây giờ thì Lý Đức Uy thấy có ánh sáng bên trong.
Hai bên con đường hầm đi vô có hai hàng cột đá, bây giờ Lý Đức Uy mới phát hiện được là nhờ những cột đá đó đều có treo mỗi chiếc đèn lồng.
Khi mà Lý Đức Uy thấy được những ngọn đèn thì chính là lúc mà hắn cũng nghe tiếng nói.
Trong tiếng nói có tiếng cười. Tiếng cười lanh lảnh lả lơi, tiếng cừơi của những cô gái trẻ.
Lý Đức Uy quan sát chung quanh:
không phải cái hầm, phải nói đây là một thạch thất, nó có một chu vi khá rộng, hình tròn. Tất cả từ dưới nền cho đến chung quanh vách đều được xây bằng đá xanh, rất sạch, gần như không một chút bụi bám trên nền cũng như trên vách.
Có lẽ lợi dụng vào địa thế hoang vu, lợi dụng cái nền của Hoàng Cung khi bọn Bạch Liên Giáo cho xây dựng cái thạch thất ngầm này, chớ theo Lý Đức Uy biết thì ngày xưa trong Hoàng Cung không thể có những cái hầm như thế ấy.
Nghe đâu từ đời Hán, Lữ hậu có cho xây hầm ngầm để đề phòng nội loạn, nhưng không biết chắc là xây dựng nơi nào, không chắc là ở Trường An. Nhưng đó cũng chỉ là truyền thuyết.
Chính giữa gian thạch thất có trải một tấm thảm rộng và dày, gần như tấm nệm màu đỏ bầm bầm.
Trên tấm thảm đó ngồi vây tròn một đám người. .tám cô gái hoàn toàn loã thể, dưới con mắt của Lý Đức Uy thì như thế cũng có thể gọi là hoàn toàn loã thể, nhưng thật sự thì chỉ để trần về khoảng ngực, bên dưới họ còn có mảnh lụa quấn chéo qua mông, tự nhiên, đó là thứ mỏng tanh.
Tám cô gái thật trẻ và cố nhiên là thật đẹp, nhứt là họ để lộ khoảng da thịt mịn màng, trắng đến ửng hồng.
Ngồi chính giữa vòng tròn ấy là một ngừơi thiếu phụ, nói thiếu phụ là tại vì nàng có hơi lớn tuổi hơn những cô gái ngồi chung quanh, chớ thật thì nàng cũng còn quá trẻ với danh từ thiếu phụ.
Lớn tuổi hơn, nhưng nàng nổi bật hơn cả đám vì nàng quá đẹp, thân người nở nang đầy đủ, thứ con ngừơi đã đến độ tràn đầy nhứt, nở nang nhứt là của lứa tuổi quá hai mươi.
Nàng có một ma lực hấp dẫn lạ lùng.
Ngừoi thiếu phụ ấy đang nằm.
Không phải nằm trên tấm thảm mà là nằm nghiêng trên một người, nằm nghiêng ngửa trong lòng của một người, một người đàn ông, không, một gã thiếu niên.
Đó là một chàng trai trẻ tuổi, mặc áo vải thô, da mặt trắng nhợt, hai mắt thâm quầng nhưng tròng trắng đỏ ngầu trông đến rợn người.
Bên cạnh hắn đặt một thanh đao:
Tử Kim Đao.
La Hán!
Thiếu chút nữa, Lý Đức Uy đã buột miệng kêu lên.
Thần sắc của La Hán bây giờ thật là đờ đẫn, mặt hắn ngơ ngơ không lộ chút tình cảm của con người.
Hắn vẫn ôm cứng người đàn bà đẹp, nhưng bằng vào vẻ mặt đó, rõ ràng trong lòng hắn không hề biết động.
Lý Đức Uy dừng lại cau mày Là một con người đã từng kinh nghiệm, thêm vào đó lại biết đây là hang ổ của Bạch Liên Giáo, Lý Đức Uy biết ngay La Hán đã bị chất thuốc mê, không phải là thứ thuốc mê làm cho con ngừoi bất tỉnh, nó là dâm dược, nó là chất thuốc làm cho con người mất hẳn nhân tánh, chỉ còn nổi lên thú tánh.
Lý Đức Uy hiểu ngay.
Trong cơn khủng hoảng cùng cực, La Hán đụng đâu giết đó, đụng đâu xông vào đó và hắn đã lạc đến đây.
Hắn bị bọn Bạch Liên Giáo đồ, bị bọn yêu nữ này dùng thuốc mê để chúng dùng hắn làm công cụ thoa? mãn vấn đề xác thịt.
Ngay lúc đó, ngừơi thiếu phụ cúi mặt xuống sát vào mặt La Hán và cô ta cất giọng lả lơi:
- Biết chưa, tình lang, người ta thương mà La Hán không hé môi, nhưng hai cánh tay rắn chắc của hắn vùng quấn láy vóc thân ngừoi đẹp kéo ghì nàng xuống Cô gái cười hăn hắc Vừa cười, cô ta vừa khoát khoát tay, tám cô gái ngồi xung quanh đứng lên uốn éo đi thẳng vào một góc Bây giờ Lý Đức Uy mới phát giác ra bên trong còn có cửa, không phải một cánh mà nhiều cánh.
Như vậy bên torng vẫn còn nẻo ăn thông, không biết ăn thông đến nơi nào.
Cũng có thể bên trong hãy còn một hoặc nhiều gian thạch thất.
Tự nhiên, Lý Đức Uy biết tình cảnh hiện tại, nếu tiếp theo nữa là gì rồi.
Hắn không thể đứng nhìn La Hán lún sâu hơn nữa.
Hắn nhún chân nhảy phóc vào.
Nhưng khi hắn vừa động, khi cô gái vừa ngẩng mặt lên thì bao nhiêu ánh đèn đều tắt ngay một lượt.
Gian thạch thất chìm trong bóng tối ngửa bàn tay không thấy.
Lý Đức Uy lao mình tới, chân hắn rơi đúng lên tấm thảm, nhưng bây giờ ở đây không có một người.
Thật là nhanh, trước sau, sự việc xảy ra không đầy nháy mắt, thế mà họ đã trốn thật nhanh.
Lý Đức Uy lấy làm lạ, không biết họ phát hiện ra mình vào lúc nào, bởi vì nếu thình lình thì không làm sao họ có thể thoát nhanh như thế ấy.
Nhưng cũng ngay giữa lúc Lý Đức Uy còn đang lúng túng thì đèn sáng rực lên.
Quả đúng, trên tấm thảm không có người nào.
Thanh Tử Kim Đao của La Hán vẫn còn y nơi đó, vẫn nằm y chỗ mà Lý Đức Uy thấy khi nãy không bị xê xích chút nào.
Lý Đức Uy khom mình xuống nhặt thanh Tử Kim Đao.. - Buông xuống!
Một giọng lạnh như băng từ phía trong nói vọng ra.
Không biết từ bao giờ, La Hán đứng ngay giữa cửa, toàn thân hắn như nhộng.
Mặt hắn trắng nhợt, đôi mắt đỏ ngầu nhưng không còn chút tinh thần.
Lý Đức Uy buột miệng kêu lên:
- La Hán La Hán vẫn lạnh băng băng:
- Ta bảo ngươi hãy buông đao xuống.
Lý Đức Uy nhóng thử:
- La Hán, anh không biết tôi à?
La Hán nói mà không lắc đầu, mắt hắn cứ trơ trơ:
- Không.
Lý Đức Uy rúng động:
- Dâm dược lại có thể làm cho hắn không còn nhớ gì cả hay sao?
Hắn hỏi:
- La Hán, anh không còn nhớ Triệu cô nương nữa hay sao?
La Hán lầm bầm lặp lại:
- Triệu cô nương Triệu cô nương Lý Đức Uy lật đật bồi thêm:
- Nghệ Thường, anh không nhớ Nghệ Thường hay sao? La Hán!
- Nghệ Thường Khoé miệng của La Hán hơi giựt giựt, nhứng rồi hắn vụt lớn tiếng:
- Nghệ Thường là ai? Không, ta không biết.
Không, Lý Đức Uy thấy rõ là không phải La Hán quên hẳn, hắn chỉ bị dâm dược của Bạch Liên Giáo hành hạ, hắn không chịu nhận chớ không phải hắn quên luôn.
Tình trạng tinh thần của hắn bây giờ là mơ hồ, không có việc gì rõ ràng, nhưng cũng không phải việc gì cũng đều quên hẳn.
Nhưng cái làm cho hắn không thể vùng lên, không thể trở lại bình thường là thứ thuốc kích dâm quá mạnh, khiến cho con ngừơi mất lý trí, không còn nghĩ gì khác hơn ngoài dục vọng Lý Đức Uy hỏi:
- La Hán, tại làm sao anh lại từ chối người quen, tại làm sao anh lại buông bỏ tất cả? Tại làm sao La Hán đưa tay ra, tay hắn không còn run nữa, cánh tay không run, nhưng bàn tay đã hơi run:
- Đưa thanh đao lại cho ta.
Lý Đức Uy đưa thanh đao lên và nói:
- Anh nhận ra thanh đao này sao? Anh còn xứng đáng cầm thanh đao này sao?
La Hán trừng mắt:
- Ngươi không cần biết, ngươi không có quyền xía vào, trao thanh đao lại cho ta.
Lý Đức Uy gật đầu:
- Được rồi, nếu anh thấy còn xứng đáng cầm nó thì cứ lấy đi.
Hắn cầm thanh đao nhích tới trao cho La Hán.
La Hán chụp lấy thanh đao giọng hắn khàn khàn:
- Đi ra, đừng ở đây làm trở ngại chuyện của ta.
Lý Đức Uy trầm giọng:
- La Hán, con ngừơi không nên để mình bước vào con đường sai quấy, không nên để lọt xuống vũng lầy La Hán rút thanh đao ra khỏi hộp, giọng hắn hằn học:
- Ngươi có chịu ra không?
Lý Đức Uy vẫn đứng yên một chỗ:
- La Hán, Nghệ Thường là một cô gái thiện lương, Nghệ Thường một mực yêu anh, anh không nên để cho nàng đau khổ.
Khoé môi của La Hán lại giật giật nhiều hơn, mặt hắn hằn lên nhiều đau khổ Bằng vào vẻ mặt ấy, bằng vào thần sắc ấy, rõ ràng hắn chưa phải hoàn toàn mê sảng, hắn chỉ bị dâm dược làm cho hồn ám, chất kích thích làm cho hắn không còn có thể nghĩ gì hơn Giọng hắn không hằn học nhung vẫn lạnh băng băng:
- Đó là chuyện của ta, bây giờ ta không quen biết với ai cả, ta không nhận ra ai cả, luôn cả ta Lý Đức Uy nói:
- La Hán, anh có thế chối bỏ con người của anh, nhưng anh không có quyền bõ thanh đao này, anh không có quyền chối bỏ Nghệ Thường.
La Hán nhích lên một bước:
- Ta nói một lần chót, ta bảo ngươi hãy đi ra.
Lý Đức Uy gằn giọng:
- Thân thể của anh, của tôi là do cha mẹ sinh ra, không ai có quyền làm tổn hại La Hán thét lên:
- Câm miệng lại!
Thanh Tử Kim Đao nhoáng lên, ánh tử quang bay về phía Lý Đức Uy Công lực đã cao hơn La Hán, thêm nữa, trong lúc La Hán thần trí mơ hồ, Lý Đức Uy rất dễ dàng chế ngự, nhưng hắn lại không đành.
Hắn chỉ nhích mình qua để tránh được đầu và nói lớn:
- Muốn động võ, anh hãy theo tôi ra ngoài, bên ngoài rộng rãi hơn.
La Hán thu đao lại lắc đầu:
- Không được, ngươi hãy đi ra ta còn có chuyện của ta.
Lý Đức Uy nói:
- La Hán, anh nên biết rằng tôi là người họ Lý mà anh định tìm đó.
Quyết tâm nói ra điều ấy, Lý Đức Uy muốn dụ cho được La Hán ra ngoài, thế nhưng hắn vẫn thản nhiên lắc đầu:
- Tổ mẫu của ta đã chết rồi, ai ta cũng không cần tìm cả, bây giờ thì không một ai có thể bức ta làm cái chuyện mà ta không muốn. Bây giờ thì thật rõ ràng về trạng thái tinh thần của La Hán, không chỉ riêng về dâm dược, theo Lý Đức Uy thì dâm dược tuy lợi hại, nhưng nếu đủ nghị lực thì vẫn có thể chống cự, nhưng bây giờ La Hán đang bị khủng hoảng cực độc, sự khủng hoảng ấy khiến cho hắn tuyệt vọng, hắn không màng gì nữa cả, hắn chỉ làm theo những gì đang kích động Lý Đức Uy khiêu khích:
- Sao? Bây giờ anh đã biết sợ rồi sao?
Đôi mày rậm của La Hán giương lên, ánh mắt hắn bộc lộ đầy sát khí, trông con ngừơi của hắn bây giờ thật là khủng khiếp.
Cái hung hãn của một mãnh thú mang thương.
Ngay lúc đó, một giọng lả lợi đầy thúc giục của một cô gái từ trong phía cửa vọng ra:
- Tình lang, làm gì lâu quá vậy? Em đợi không nổi nữa nè nhanh đi tình lang, em đang nằm chờ nè Y như một cái bóng bị ai châm lủng xì hơi, bao nhiêu sát khí của La Hán nghe câu nói bỗng tiêu đi đâu mất.
Trong một cái nháy mắt, trong một câu nói thỉnh của cô gái, hình như một gáo dầu tạt vào ngọn lửa dục, hắn đứng mà tay hắn run, mặt hắn đần độn lạ thường.
Chỉ trong nháy mắt mà hắn làm như hai con người khác biệt.
Lý Đức Uy lại nhận thêm một việc:
ngoài dâm dược, bọn Bạch Liên Giáo còn dùng tà thuật để khích dâm làm cho La Hán mềm nhũn.
Aùnh mắt của La Hán vẫn đỏ ngầu, nhưng thứ ánh mắt thèm thuồng của dục tánh, hắn bây giờ không còn lý trí của con người, trước mắt hắn bây giờ chỉ có một việc:
giải quyết dục vọng.
Hắn quay mình trở vào trong cửa.
Không, không thể để cho hắn lún xuống sâu hơn, không thể để cho hắn vào trong ấy.
Bên trong cánh cửa là địa ngụ,c chỉ cần bước chân xuống là ngàn đời sẽ không thể ngóc đầu lên.
Lý Đức Uy nhích lên:
Chỉ có một điều mà Lý Đức Uy không thể ngờ tới là cái bước trở vào của La Hán lại quá nhanh, hắn là một cao thủ, cho dầu hắn bị mờ lý trí, nhưng khi hắn cần nhanh thì hắn vẫn có thể nhanh.
Lý Đức Uy đưa tay nhưng bị tuột.
La Hán vừa thoáng vào là mất hút, bên trong cánh cửa đó tối đen, tối ngửa bàn tay khoyng thấy.
Đúng là địa ngục.
Lý Đức Uy nhảy theo vào, thế nhưng không nhìn thấy gì ở bên trong.
Không biết trong đó là gì, không biết nó là con đừơng ngầm dẫn đến đâu hay là lại cũng một gian thạch thất, Lý Đức Uy chỉ nghe văng vẳng tiếng cười rung rúc, tiếng cười dâm của người con gái và tiếp theo là hơi thở dập dồn của La Hán Trong gian hầm kai, tiếng cười hơi thở dẫu không lớn lắm cũng dội nghe thật rõ, như ở sát bên tai.
Lý Đức Uy thét lên một tiếng, bây giờ thì hắn không còn giữ gìn gì nữa, hắn vận công bế huyệt đề phòng và lao thẳng vào trong.
Hắn không thể như thế được. Hắn không thể để cho ngừơi bạn trẻ lún sâu vào địa ngục.
Nhưng vừa lao vào, Lý Đức Uy chạm ngay vách đá, bắn dội ngược trở ra.
Như vậy bên trong không rộâng, nếu là thạch thất là quá nhỏ, chỉ nhảy vào mấy bước là đụng tường. Nhưng nếu như thế thì La Hán và đám người con gái ấy ở đâu?
Lý Đức Uy đã quen với bóng tối, hắn phát giác gian thạch thất quá nhỏ và chỉ mỗi một mình hắn không có người nào khác, và không có một vật gì.
Nếu không phải là tà pháp thì đây là chỗ mà bọn Bạch Liên Giáo thiết lập cơ quan, có thể có cửa khác phía trong vách đá Bây giờ lẩn quẩn nơi đây tìm La Hán thì chắc chắn những không thể được mà còn nhiều nguy hiểm.
Mục đích của Bạch Liên Giáo đến Trường An, Lý Đức Uy đã biết rồi.
Nếu để cho chúng nắm được La Hán trong tay nữa thì hậu quả sẽ không sao lường được.
Liên kết với Mãn Châu không thì chưa biết, chuyện đó cũng có thể xảy ra, nhưng điều chắc chắn là bọn chúng đã có âm mưu khuynh đảo binh lực Ngũ tỉnh, bọn chúng muốn phá nát binh quyền của Dương Đô Đốc chúng muốn chiếm cứ Trường An Chuyện nắm La Hán của Bạch Liên Giáo chỉ độc có mỗi một cách là dùng tà thuật dâm dược làm cho hắn mờ lý trí, sau đó dùng sắc dục để làm cho hắn chìm đắm muốn thoát là phải rứt rời hắn ra khỏi tay của Bạch Liên Giáo.
Trong trướng hợp nhứt định như thế, không thể dùng tài sức, không thể đơn thuần bằng việc đánh nhau với bọn yêu nữ Bạch Liên Giáo mà có thể kéo La Hán trở về, mà phải có Nghệ Thường, chỉ có nàng mới có thể làm cho La Hán sống lại Chính vừa rồi Lý Đức Uy đã thử và biết chắc thành công.
Hắn chỉ mới nói đến tên của Nghệ Thường, chỉ nghe tên thôi, La Hán đã có mấy giây hồi tỉnh.
Đó là phương pháp duy nhất, duy nhất trong hiện tại.
Lý Đức Uy không tin nữa, hắn quay trở ra ngoài.
Hắn phải có Nghệ Thường, La Hán phải có Nghệ Thường mới có thể lên khỏi vùng địa ngục.
Bên ngoài vẫn lăïng im.
Thạch thất rộng lớn vẫn còn tấm thảm trải ngay chính giữa và Lý Đức Uy lại rùng mình.
Trên tấm thảm này không biết đã xảy ra chuyện gì, không biết La Hán đã tiêu hao bao nhiêu sinh lực.
Trước khi hắn vào đây và sau khi đi khỏi đây, La Hán sẽ còn bị bọn quỷ cái Bạch Liên Giáo hành hạ thể xác tới mức nào?
Lý Đức Uy rất hiểu, khi mới thì còn dễ, một khi La Hán đã bị chúng dùng tà thuật, dùng sắc dục làm cho lú lẫn thì sẽ khó còn cơ cứu được mà không cứu được La Hán lương tâm của hắn sẽ ân hận suốt đời.
Đó là chưa kể đến chuyện, bọn Bạch Liên Giáo sẽ tận dụng La Hán trong âm mưu chiếm cứ Trường An của chúng.
Lý Đức Uy biết hơn ai hết, tà thuật sắc dục chỉ làm cho La Hán mờ lý trí chớ không hề ảnh hưởng đến võ công, bằng vào sức mạnh bằng vào võ công của La Hán thêm vây thêm cánh cho Bạch Liên Giáo, cộng với tình hình rối rắm hiện tại, càng có thể làm cho Trường An khốn đốn.
Chỉ có Nghệ Thường, chỉ có nàng mới cứu được mà thôi.
Lý Đức Uy ra khỏi gian hầm không hề bị cản trở.
Hình như bọn yêu nữ Bạch Liên Giáo không có ý muốn cùng với hắn giao tranh.
Cũng có thể họ Ở vào một chỗ chỉ để che giấu dũng lực lượng, gian hầm đó không thể dùng giao chiến, nó là bằng ổ để dùng làm những công việc bại hoại vừa rồi.
Ra khỏi miệng hầm, bốn phía bây giờ còn vắng lặng hơn khi nãy.
Những con đường trong thành trống rỗng, nhà nhà đóng cửa nguyên sau cơn khủng hoảng ban tối, bây giờ trong thành không còn không khí chết chóc giết người như hồi mới đỏ đèn, nhưng vãn là thành phố chết.
Thành Trường An vốn đã rộng, trong đêm trường tịch mịch càng như rộng thêm ra, trong cái mênh mông đó, có cái chìm sâu của La Hán có cái vắng bóng của Nghệ Thường.
Lý Đức Uy một thân một mình, muốn nhờ anh em Cùng gia bang cũng không phải một đôi tiếng đồng hồ mà gặp được.
Tài sản của haitc

Ðề tài đã khoá

Từ khóa được google tìm thấy
cầu bại vnthuquan, cổ long vn thu quan, co gai man chau 4vn, co long vnthuquan, giámsung vangdanh, , vnthuquan, vntq.co gai man chau, ,


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™