Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 05-10-2008, 11:32 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Kakuei Tanaka - “Tướng quân trong bóng tối” của chính trường Nhật

Kakuei Tanaka được xem là chính trị gia có thế lực và nhiều mưu mô nhất trên chính trường Nhật suốt nhiều thập niên liền. Vì vậy Tanaka được mệnh danh là “Tướng quân trong bóng tối” của chính trường Nhật.
Kakuei Tanaka sinh ngày 4/5/1928 tại làng Nishiyama, tỉnh Niigata trong một gia đình nông dân. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên Tanaka phải bỏ học nửa chừng để đến thủ đô Tokyo mưu sinh. Năm 1939, khi đang làm việc tại Công ty Xây dựng Aiken, Tanaka buộc phải nhập ngũ và bị điều động đến Mãn Châu.

Tuy nhiên, đến năm 1941, Tanaka phải giải ngũ do bị viêm phổi và quay về lại Nhật. Được Okochi Masatoshi, Chủ tịch Công ty Aiken giới thiệu, Tanaka được nhận vào làm việc tại Công ty Cơ khí và Xây dựng Sakatama, và để tiến thân, Tanaka phải hủy hôn với người vợ sắp cưới mà gia đình đã chọn ở Nishiyama để lấy người thừa kế duy nhất của Công ty Sakamoto làm vợ, người mà ông chỉ gặp mặt ba lần.

Năm 1942, Tanaka nắm quyền điều hành Công ty Sakamoto và liền đổi tên thành Công ty Xây dựng dân dụng Tanaka.Để nhận được các hợp đồng xây dựng dân dụng sau chiến tranh, Tanaka không chỉ đi đêm với các viên chức chính quyền mà cả với các sĩ quan Mỹ thuộc Phái bộ quân sự Mỹ tại Nhật.

Thành đạt trong kinh doanh, Tanaka lại dùng chính trị để củng cố quyền lực, và cách duy nhất là quay về lại tỉnh Niigata quê hương để vận động tranh cử vào chức vụ đại biểu Quốc hội.

Năm 1946, Tanaka tham gia đảng Cải cách tiến bộ Nhật (JMPP) và tiến hành vận động tranh cử tại tỉnh Niigata bằng cách bỏ tiền xây dựng nhiều trường học, nhà ở rồi cho treo những câu khẩu hiệu vận động tranh cử trên đó. Cách vận động này đã giúp Tanaka trúng cử đại biểu Quốc hội.

Phương thức “gió chiều nào che chiều ấy” đã đẩy Tanaka cuối cùng gia nhập đảng Dân chủ tự do (LDP) vừa thắng lớn trong kỳ bầu cử Quốc hội vào tháng 5/1948. Để trả công cho Tanaka, Thủ tướng Shigeru Yoshida bổ nhiệm ông ta vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, đến tháng 12/1948, Tanaka bị bắt giữ và truy tố về tội nhận hối lộ 128.000 USD của một công ty kinh doanh than ở tỉnh Kyushu. Vì hành vi này, Tanaka buộc phải từ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhưng không bị khai trừ khỏi DLP.

Năm 1950, được sự hậu thuẫn của nhà tài phiệt Kenjo Osano, Tanaka quyết tâm lấy lại thanh thế bằng cách mua lại Công ty Đường sắt Nagaoka đang trên bờ vực của sự phá sản rồi chẳng bao lâu sau làm cho hồi sinh trở lại.

Thành quả này đã giúp Tanaka tái tranh cử vào chức vụ đại biểu Quốc hội vào năm 1952. Tanaka còn nhận được sự hậu thuẫn của một tổ chức có tên gọi Etsuzankai, tập hợp hàng chục ngàn doanh nhân, trại chủ sinh sống và làm việc tại tỉnh Niigata.

Etsuzankai là tổ chức chuyên vận động Chính phủ Nhật hỗ trợ các dự án do Tanaka đề ra cho việc khôi phục nền kinh tế của tỉnh Niigata như xây dựng hệ thống đường cao tốc nối liền tỉnh Niigata với thủ đô Tokyo.

Thực ra, đây chính là cách thức bỏ tiền để mua sự ủng hộ của cử tri. Các phương tiện truyền thông ở Nhật gọi hành động của Tanaka chẳng khác nào hành động của một ông trùm băng nhóm mafia Yakuza.

Với lần “tái xuất” này, Tanaka được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Thông tin. Để tạo vây cánh trong đảng Dân chủ tự do, Tanaka đã tạo các mối quan hệ thân thiết với Eisaku Sato, Thủ tướng Nhật tương lai, khi gả con gái nuôi cho một người cháu của Sato và gả một người cháu cho con trai của Hayato Ikeda, một nhân vật rất có thế lực của LDP, người sau này cũng trở thành thủ tướng.

Kết quả của việc tạo dựng các mối quan hệ gia đình để đầu cơ chính trị cho mình là dưới thời Thủ tướng Ikeda, Tanaka được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chính và đến khi Sato làm Thủ tướng, Tanaka trở thành Tổng thư ký LDP.

Từ đây, ông ta tận dụng mối quan hệ với Sato để loại bỏ Takeo Fukuda (cha của Thủ tướng Nhật vừa từ nhiệm Yasuo Fukuda hiện nay), một chính trị gia đang lên và là đối thủ đáng gờm của Tanaka.

Nhận ra sự lợi hại của Tanaka thì đã muộn, dưới sức ép của Tanaka, Sato buộc phải bổ nhiệm ông ta vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ như Bộ trưởng Tài chính và đến năm 1971 là Bộ trưởng Ngoại thương và Công nghiệp.

Uy thế của Tanaka càng tăng cao khi nhận được sự ủng hộ của dân chúng về việc thiết lập các mối quan hệ song phương và bình đẳng với Mỹ về kinh tế và thỏa thuận để Mỹ trao trả đảo Okinawa lại cho Nhật. Tuy bằng mặt với Tanaka nhưng Thủ tướng Sato lại muốn Fukuda làm thủ tướng.

Biết được việc này, Tanaka tiến hành một chiến dịch lật đổ Sato bằng cách yêu cầu tổ chức đại hội đại biểu của LDP sớm hơn dự kiến vào năm 1971. Tại đại hội này, các đại biểu LDP nhất trí bầu Tanaka vào chức vụ chủ tịch đảng để thay thế cho Sato. Và trong kỳ bầu cử Quốc hội diễn ra vào tháng 7/1972, Tanaka chính thức trở thành vị thủ tướng thứ 64 của nước Nhật.

Lên nắm quyền, ông ta bắt đầu loại bỏ nhiều đối thủ ra khỏi các chức vụ trong chính phủ. Tuy vậy, đến năm 1974, Tanaka cũng dính dáng đến vụ tai tiếng liên quan đến một kiều nữ geisha khi sử dụng tên của người phụ nữ này để mua nhiều đất đai, bất động sản tại thủ đô Tokyo. Vì vậy, Tanaka buộc phải từ chức thủ tướng vào tháng 11/1974.

Tanaka còn phát huy quyền lực ngầm trên chính trường Nhật thêm vài năm nữa trước khi bị sụp đổ bởi một loạt tai tiếng liên quan đến tham nhũng, hối lộ và hối mại quyền thế, trong đó nổi tiếng nhất là vụ Tanaka nhận hối lộ 1,8 triệu USD từ Hãng Chế tạo máy bay Lockheed của Mỹ để gây áp lực buộc Hãng Hàng không Nhật (JAL) mua các máy bay chở khách loại L1011 của Hãng Lockheed.

Vì sự việc này nên Tanaka bị truy tố và bị tuyên phạt 4 năm tù giam. Cho dù đang thụ án nhưng từ trong tù Tanaka vẫn gây áp lực buộc Thủ tướng Yasuhiro Nakasone phải bổ nhiệm 8 thành viên của phe cánh mình vào các chức vụ quan trọng trong nội các chính phủ.

Tanaka bị thất sủng vào năm 1987 khi chính thức bị tước bỏ chức vụ đại biểu Quốc hội. Thất vọng, Tanaka lao vào rượu và mắc phải nhiều chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp. Nhân vật được đánh giá là có quyền lực nhất trên chính trường Nhật suốt 3 thập niên liền qua đời vào ngày 16/12/1993 sau một cơn đột quị
V.H. (theo Historia)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™