Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Truyện dịch - 4vn.eu >

Học Viện 4vn

> Phòng dịch giả > Góc hỗ trợ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 08-09-2009, 10:35 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Giúp đỡ mấy bạn chút từ hán.

Hôm nay ngó nghiên trên mạng thấy có mấy thứ hỏi và giải đáp rất hay. Đa phần là giải thích từ, cụm từ tiếng Hán đã được Việt hóa. Bác nào muốn đọc convert pro hơn thì nên đọc cái này. Giúp ích các bác rất nhiều đấy ạ.

Tất cả các bài post ở đây đều từ nguồn: thuvien-ebook.com và của member goldfish.

Trích:
CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY (Liêu Hân)


Lời thưa

Chúng tôi để ý thấy mục Chuyện Đông Chuyện Tây (CĐCT) trên tạp chí Kiến thức ngày nay (KTNN) số 631 (ngày 20.02.2008), ông An Chi còn giải đáp thắc mắc của đọc giả; sang số 632 (01.03.2008) thì đăng bài Lê Long Đĩnh có bị “oan khiên”? của Phan Trọng Hiền; số 633 (10.03.2008) Liêu Hân thay An Chi giải đáp thắc mắc; số 634 (20.03.2008) thì đăng bài Triều Nguyễn có đặt ra lệ “Bất lập Trạng nguyên” của Nguyễn Văn Nghệ; và các số tiếp theo: 635, 636, 637 đều do Liêu Hân trả lời các câu hỏi của đọc giả.

Trước đây, TVE đã đăng lại khá nhiều bài của An Chi, và chúng tôi cũng đã post một số bài của Liêu Hân trên các topic khác. Trong topic này chúng tôi sẽ lần lượt đánh máy và post lên các bài của Liêu Hân từ khi tác giả này bắt đầu làm “chủ xị” mục CĐCT, tức là từ số 633. Để chúng ta tiện theo dõi và sau này khi cần chúng ta cũng dễ tìm kiếm đề tài mình quan tâm, chúng tôi mạo muội thay đổi đôi chút cách trình bày: tạm đặt tiêu đề cho mỗi bài, thêm chữ “Hỏi” ở đầu câu hỏi, còn tên và địa chỉ người hỏi thay vì được đặt ở đầu câu hỏi chúng tôi sẽ ghi ở cuối câu hỏi. Chúng tôi rất mong Ban Biên tập KTNN, tác giả Liêu Hân và các bạn đọc lượng thứ.

Goldfish – Mùa…cúp điện 2008



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 08-09-2009, 10:36 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Tam sênh là gì và gồm các món nào?

Trích:
Hỏi: Khi cúng đất nước hay cúng mở cửa mã v.v. dân gian thường có lễ tam sênh. Lâu nay tôi biết tam sênh là ba món đồ cúng gồm thịt heo, trứng và tôm, nhưng có người lại cúng cá, cua và trứng. Xin hỏi tam sênh nghĩa là gì và phải cúng những món gì mới đúng bài? (Ông Lê Văn Thự - Đà Nẳng)

Trả lời: Tam sênh là cách đọc trại của tam sanh 三 牲 , là lễ cúng chư thần ngày xưa, gồm ba món là bò, dê và heo. Qua một thời gia dài, các thức cúng đã có nhiều thay đổi tuỳ theo từng địa phương và theo quan điểm của dân gian, nên không thể biết thế nào là “đúng bài”. Nhưng dù có thay đổi như thế nào đi nữa thì cơ bản phải gồm đủ ba món. Có người cho rằng tam sênh phải cúng đủ các phẩm vật dưới biển (cua, tôm…), trên cạn (heo, bò…) vả trên trời (chim, gà (hoặc trứng gà…)). Mọi biểu hiện thờ cúng của dân gian thường hàm chứa một ý nghĩa tượng trưng rất sâu xa về mặt triết học, trong đó người bình dân muốn hoà hợp tiết nhịp của cuộc sống với sự vận động của âm dương, trời đất, vì người bình dân không thích lý luận nhiều mà họ thường lý giải sự việc theo cảm tính một cách tinh tế. Lễ tam sênh là một trong các lễ cúng đó.

Lễ tam sênh của dân gian sau đây, theo chúng tôi, mang một ý nghĩa khái quát nhất: tôm, cua và trứng vịt. Tôm di chuyển bằng cách búng mình tới, tức di chuyển theo trục tung. Cua bò ngang (ngang như cua mà!) tức di chuyển theo trục hoành. Trứng vịt tròn tượng trưng ý nghĩa bao quát càn khôn. Nhưng tại sao phải là trứng vịt mà không là trứng gà? Vì vịt là giống thuỷ cầm sống được dưới nước lẫn trên cạn, tức gồm đủ yếu tố thuỷ thổ âm dương. Như vậy trong lễ tam sênh đơn giản đó lại gồm đủ ý nghĩa tung hoành ngang dọc, bao quát cả càn khôn, nghĩa là lễ vật dâng cúng đó được dâng trọn vẹn cho cả thập phương chư thần.

Không biết lễ tam sênh đó có “đúng bài” theo ý ông chưa? Chúng tôi vẫn nghĩ rằng khi cúng chư thần thì lễ vật chỉ là phương tiện. Khổng Tử bảo: “Tế thần như thần tại” (cúng chư thần thì cái tâm cần phải nghiêm cẩn và thành kính như chư thần đang có mặt để dự). Đó là quan niệm sâu sắc mang đầy tính nhân văn, cho nên khi cúng bái thì cái thành tâm mới là điều quan trọng.

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 08-09-2009, 10:36 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Quỳ hoa trong “Quỳ hoa bảo điển” là loại hoa quỳ nào?

Trích:
Hỏi: Tôi xem phim Tiếu ngạo giang hồ thấy có nói đến “Quỳ hoa bảo điển” [1]. Xin hỏi “Quỳ hoa” ở đây có phải là loài hoa tên quỳ hay không, và có liên quan đến hải quỳ hay không? Xin cho biết thêm về loài hoa này. Hoa quỳ nhắc đến trong Tiếu ngạo giang hồ là loài hoa quỳ nào? (Ông/Cô Lê Huyền Anh - Q5, TPHCM)

Trả lời: Cám ơn cô đã cho chúng tôi một câu hỏi thật thú vị. Ắt hẳn cô là một “fan” của Kim Dung? Quỳ hoa bảo điển là tên một kỳ thư võ học trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ. Còn quỳ hoa đúng là loài hoa mang tên quỳ, tức hoa hướng dương (sunflower). Theo các tự điển Trung Quốc thì hoa quỳ gồm các loại sau:

1. Hướng nhật quỳ 向日葵 là hoa hướng dương, thuộc họ Helianthus [2], hoa màu vàng luôn hướng về phía mặt trời, hạt hoa dùng làm dầu ăn.
2. Bạch thục quỳ 白蜀 葵 thuộc họ Iberis, hoa kết thành chùm nhiều màu như tím, hồng, trắng.
3. Sở quỳ 楚 葵 tức cây cải xoong, thuộc họ Lepidium sativum.
4. Hoàng thục quỳ 黃 蜀 葵 , thuộc họ Hibiscus, có hạt màu xanh dùng làm thức ăn, có sách dịch là cây mướp tây.
5. Cẩm quỳ 錦 葵 , thuộc họ Malva, hoa màu trắng hoặc hồng, trái giống hình chiếc đĩa.
6. Long quỳ 龍 葵 , tức cây cà dược, thuộc họ Solanum, có chất độc.
7. Lạc quỳ 落 葵 , tức rau bina, thuộc họ Spinacia oleracea, lá ăn được.
8. Bồ quỳ 蒲 葵 , thuộc nhóm cây hương bồ.
9. Thu quỳ 秋 葵 , một loại cây cao thuộc họ Alcea rosea, hoa sặc sỡ nhiều màu.
10. Mậu quỳ [3] , thuộc họ Alcea rosea
11. Sơn quỳ 山 葵 , thuộc họ Armoracia rusticana, rễ dày màu trắng ngà, lá to, hoa màu trắng.
12. Thập biện hướng nhật quỳ 十 瓣 向日 葵, thuộc họ với hướng nhật quỳ.
13. Thục quỳ 蜀 葵 , thuộc họ Alcea rosea.
14. Thiên trúc quỳ 天 竺 葵 , là cây phong lữ thuộc họ Geranium, hoa màu trắng hoặc hồng.
15. Dã thục quỳ 野 蜀 葵 , tức loại thục quỳ mọc hoang.
16. Dã hướng nhật quỳ 野 向 日 葵 , tức loại hướng dương mọc hoang.
17. Thố quỳ 菟 葵 , cùng họ với cẩm quỳ.

Trên đây là 17 loài hoa quỳ mà chúng tôi đã tra cứu đươc. Còn hải quỳ 海 葵 cũng là “quỳ” nhưng là loài động vật ruột khoang thuộc lớp Anthozoa ở dưới biển, hình dáng như loài thực vật. Thố quỳ cũng dùng để chỉ hải quỳ.

Loài hoa quỳ trong Tiếu ngạo giang hồ, chúng tôi đoán có lẽ là loại hướng nhật quỳ, còn đích xác đó là loại quỳ nào thì có lẽ chỉ có ông Kim Dung hoặc những người có liên quan đến “Quỳ hoa bảo điển” như Lâm Viễn Đồ, Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại mới biết rõ! Thân mến.

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
----------------------
Chú thích của Goldfish:
[1] Xin trích một đoạn trong Tiếu ngạo giang hồ:
“Lão (tức Phương Chứng đại sư) ngừng lại một chút rồi chậm rãi nói tiếp:
- Trong võ lâm thường đồn đại pho Quỳ hoa bảo điển của một cặp vợ chồng hợp tác, nhưng hai vị cao nhân tiền bối này họ tên gì thì không khảo cứu vào đâu mà biết rõ được. Có thuyết nói họ tên người đàn ông có chữ Quỳ và người đàn bà có chữ Hoa. Vì thế mà kêu bằng Quỳ hoa bảo điển. Nhưng chỉ là lời phỏng đoán. Có điều ai nấy đều nói đôi vợ chồng này ban đầu mối ân ái rất mật thiết. Sau vì sáng tác bí lục này mà thành ra xích mích. Hai vợ chồng nhà này soạn bộ Quỳ hoa bảo điển vào hồi tráng niên cường lực. Võ công đang độ tối cao như vầng thái dương lên tới giữa trời. Sau khi xảy chuyện xích mích rồi cả hai ông bà đi ẩn lánh, không thấy đâu nữa. Pho bí lục võ công cũng chia làm hai bộ. Bộ của ông chồng gọi là Càn kinh. Bộ của bà vợ kêu bằng Khôn kinh”.

[2] Chúng tôi không rành về thực vật, chưa phân biệt được họ, chi, loài… nên chỉ “thấy sao gõ vậy”!
[3] Theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu thì chữ đọc là “nhung” có nghĩa là đồ binh khí, binh lính, to lớn… Chữ “nhung” không khác nhiều với chữ “mậu” (can mậu) và “mậu” (tốt đẹp).
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 08-09-2009, 10:37 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Diễm trong “diễm phúc” có nghĩa là gì?

Trích:
Hỏi: Theo tôi hiểu thì chữ diễm trong diễm phúc, diễm lệ là một, và có nghĩa chung là “đẹp”. Vậy chữ diễm có nghĩa gì khác khi đứng cùng chữ phúc không mà sao có nhiều bài viết dùng “diễm phúc” theo nghĩa “hạnh phúc tốt đẹp” hoặc “may mắn”? (Ông Lương Vĩnh Yên – Đà Nẵng).

Trả lời: Ý kiến ông hoàn toàn chính xác. Chữ diễm trong các từ diễm phúc, diễm lệ là một, và có nghĩa là đẹp hoặc liên quan đến cái đẹp. Diễm lệ đương nhiên nói về cái đẹp rồi, còn diễm phúc 艷 福 không phải là “hạnh phúc tốt đẹp” mà có nghĩa là “may mắn được yêu” để nói về người đàn ông có số đào hoa, được nhiều người phụ nữ yêu thương, chiều chuộng, như Don Juan phương Tây hoặc các nhân vật chính trong các tiểu thuyết võ hiệp. Đúng là gặp nhiều may mắn, nhưng là may mắn trong tình yêu, nghĩa là có được “cái phúc” với người đẹp chớ không phải là gặp “cái phúc” trên đường đời! Tự điển Hán Anh Văn Lâm (Winlin) dịch rất sát là “lucky in love”. Có lẽ các nhà làm tự điển chỉ chú trọng chữ phúc mà bỏ qua chữ diễm, nên mới thường có sự lẫn lộn giữa “diễm phúc” với “hồng phúc”. Vì chính “hồng phúc” mới là phúc lớn hoặc “hạnh phúc tốt đẹp”. Nhưng có được “diễm phúc” chưa hẳn đã là “phúc” mà lắm khi là “hoạ”, phải không ông? Nếu được quyền chọn thì không biết ông sẽ thích mình được hưởng “diễm phúc” hay “hồng phúc”?

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 08-09-2009, 10:37 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Nghĩa bóng của câu ca dao “Dù cho ông ký ông cai, Ăn cơm no bụng thấy khoai cũng thèm” là gì?
Trích:
Hỏi: Từ bé tôi đã nhiều lần nghe câu ca dao “Dù cho ông ký ông cai, Ăn cơm no bụng thấy khoai cũng thèm” và hiểu theo nghĩa đen là: dân ta từ ngàn năm xưa là dân nông nghiệp nên nghèo và khoai lang vẫn là món ăn chủ lực, nên nội dung câu ca dao trên dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của củ khoai lang. Nhưng ông xã tôi thường trêu tôi rằng cái hay của câu ca dao trên là ở nghĩa bóng. Ông có thể giải thích dùm nghĩa bóng đó được không, tôi xin hậu ta. (Một độc giả nữ - Nha Trang)

Trả lời: Hậu tạ thì chúng tôi không dám, chỉ mong bà ủng hộ và quảng bá Kiến Thức Ngày Nay là đã quý hoá lắm rồi. Ông bà ta thường rất hóm hỉnh và sâu sắc. Ngày xưa các ông ký, ông cai thường nuôi các cô gái ở quê ra làm “ô-sin” giúp việc trong nhà. Do không phải lao động vất vả ngoài đồng ruộng, nên sau một thời gian các cô trắng trẻo ra, xinh hẳn lên và điều đó thường gây phiền toái cho những gia đình có các ông chủ “hào ngọt”. Đó chính là “củ khoai” đang đe doạ ngầm cho “nồi cơm” bà chủ, do đó mới xảy ra tình trạng “hôm nay ô-sin ẵm con cho bà chủ, nhưng năm sau bà chủ lại phải ẵm con cho ô-sin!” Chữ “khoai” ông bà ta dùng thật tài tình, vì nó gợi lên sự bụ bẫm, tròn lẵn, chất phác, không màu mè, và thường có sẳn trong nhà (!), khác với chữ “phở” mang tính “hiện đại” sau này. Cái hay nữa là ngày xưa người ta thích ăn “cơm độn khoai”, nghĩa là vừa có cơm vừa có khoai chứ không thích ăn khoai không hoặc cơm không! Dĩ nhiên câu ca dao dí dỏm trên đây ông nhà chỉ đùa với bà cho vui thôi chứ đâu có thực hiện. Chúc ông bà vui vẻ và hạnh phúc!

(KTNN số 633, ngày 10.03.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
ai hồng biến dã, , Đông sơn tái khởi, đông sơn tái khởi, ban nhược chưởng, chữ diễm co nghia gi, chung sơn 钟山, diễm lệ là gì, diễm (豔) nghia gi, diễm nghĩa là gì, diễm phúc là gì, dong son tai khoi, dong son tai khoi la gi, , 般 bát là gì?, lai căn hay lai căng, lai căng hay lai căn, lai căng hay lao căn, lai căng mất gốc, , phật khiêu tường, tái khởi là gì, thnh ng, toán học trung quốc, tu han viet cua tu chut, www.nhohue.org, y nghia tu diễm lệ

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™