Tuyển sinh Học viện 4vn - Click để trở thành dịch giả
Có lẽ mọi người đã từng nghe qua cái tên một cuốn sách rất nổi tiếng: "Tôi tài giỏi! Bạn cũng thế!"
Nói thực ra thì mình chưa đọc quyển sách này
Lấy tên cuốn sách nổi tiếng cho oai thế thôi Câu hỏi mình muốn đặt ra ở đây là: "Tôi dịch được truyện! Tại sao bạn lại không???"
Chính là thế đấy ạ! Dịch truyện cũng không phải là một việc quá khó khăn, chỉ cần có vài điều kiện là đủ rồi.
Bạn từng phát bực lên khi chờ mãi chả thấy có chương mới bộ truyện mình yêu thích?
Từng đọc một chương truyện dịch và nghĩ thầm: Dịch dở ẹc! Mình dịch còn hay hơn!
Trước đây mình cũng tưởng ai dịch truyện cũng toàn Pro cả Nghĩ chắc các bạn ấy phải bắn tiếng Trung như gió, hiểu thành ngữ như lòng bàn tay...
THẬT SAI LẦM!!!!!
Hãy đến với thế giới của các dịch giả, bạn sẽ thấy có những nhóc đang học cấp 2 cũng đã tham gia dịch truyện , có những người môn Văn chả bao giờ nổi dăm sáu phẩy vẫn dịch ngon lành .
Nếu bạn đã quan tâm, vậy còn chờ gì nữa?
Ngay lúc này,hãy tham gia Học viện 4vn của chúng tôi. Bạn sẽ được thử sức với những chương truyện từ dễ đến khó , từ thú vị đến xịt máu mũi.
Được rồi, được rồi Sẽ không dài dòng văn tự nữa, xin mời ấn vào spoiler bên dưới để test thử nhé.
Đầu tiên, cho mình hỏi bạn thuộc loại nào sau đây?
Loại 1: Bạn biết tiếng Trung
Vậy mình không còn gì để nói nữa, xin mời bạn đăng ký vào dịch luôn .
Sau này nhớ chỉ bảo cho mình các từ khó với nhé
Loại 2: Bạn không biết tiếng Trung và đã từng có kinh nghiệm dịch
Tốt tốt! Vậy cũng không cần phải đọc thêm xuống dưới nữa, chỉ cần bạn kích vào ĐÂY và để lại một lời nhắn, mình sẽ liên lạc lại cho bạn trong thời gian sớm nhất. Nếu chưa đủ kỹ năng qua kiểm tra của diễn đàn thì hãy quay lại đây đọc tiếp.
Loại 3: Không biết tiếng Trung, đọc hiểu convert nhưng chưa có kinh nghiệm dịch.
Cuối cùng thì mình cũng có đất diễn
Để trở thành dịch giả (không phải dịch thật), bạn cần phải biết công việc của dịch giả là gì?
Dịch giả là những người xào trộn, biến đổi những đoạn convert lung tung, khó hiểu thành một bài văn tiếng Việt chính cống.
Đó là giao diện khi làm việc của dịch giả (nói toẹt ra thì nó là một cái bảng trong word)
Nhìn vào bảng các bạn có thể thấy 5 cột word: Trung, Hán Việt, VietPhrase, VietPhrase một nghĩa và Việt. Về phần này mình sẽ không nói nhiều làm gì vì sau này khi bạn đăng ký vào Học viện 4vn thì sẽ có từng Huấn luyện viên giải đáp cẩn thận từng vấn đề. Mình chỉ nói sơ qua một chút về tác dụng của 5 cột:
- Đầu tiên là cột Việt, cột này là cột bạn đánh máy bản dịch của bạn vào đó.
- Cột Vietphase một nghĩa là cột chứa đoạn văn như là một một đoạn convert - đoạn văn tả ý đại khái của truyện. Bạn sẽ dựa chủ yếu vào nó để viết vào cột việt ở bên cạnh nhưng cùng đừng nên quá dựa dẫm vào cột này, vì không phải lúc nào vp cũng đáng tin cậy. Dù sao thì nó cũng chỉ là sản phẩm của một cái máy cho nên sẽ thiếu đi sự linh hoạt và dịch giả là người phải đi lấp lại sự thiếu hụt này.
- Cột Vietphase cũng chứa những đoạn văn như cột Vietphase nhưng một từ của nó sẽ được đưa vào trong [.../.../...] và nó có các nghĩa khác nhau được ngăn cách bằng các "/". Vì một từ ở bên Trung có thể bằng mấy từ đồng nghĩa ở bên mình. Vietphase sẽ giúp chúng ta chọn từ chuẩn nghĩa hơn cho bài dịch. Lựa chọn từ phù hợp cũng đóng góp một phần biến bản dịch của bạn thành một bản dịch có chất lượng. Trong các trường hợp khác nhau thì dùng từ khác nhau. Khi dùng từ còn phải xem hoàn cảnh của truyện đang ở đoạn hài hước hay nghiêm trang để dùng cho phù hợp nhất.
VD: Có khá nhiều lỗi cho việc dùng từ đồng nghĩa này. Và khi đọc bản dịch sẽ cảm thấy nó rất cứng.
+ Từ "không sai"... "Cô gái này rất không sai." Mình thấy nên để là "Cô gái này rất không tệ." nghe hay hơn.
+ Từ "ý tứ"... "Điều này rất ý tứ." Mình thấy nên để là "Điều này rất thú vị." nghe hay hơn.
+ Từ "đứa ngốc"... "Đứa ngốc, ta tất nhiên không trách ngươi." Mình thấy nên thay "đứa ngốc" thành "đồ ngốc" hay "ngốc quá" hoặc "ngốc thật" câu văn nghe sẽ xuôi tai.
+ Từ "ngượng ngùng"... "Ngượng ngùng, ta ăn hết mất rồi." >>> "Ngại quá, ta ăn hết mất rồi."
...
- Cột thứ hai là cột Hán việt! Hán việt là gì? Nó là đoạn văn phiên âm hoàn toàn chữ Trung sang chữ Latinh. (Một chữ Trung = một chữ hán việt). Đừng dại dột mà bỏ qua cột này! Như mình đã nói ở trên vp không đáng tin, nó chỉ là một sản phẩm của máy móc và hán việt sẽ giúp ta hiểu cấu trúc câu của truyện.
VD: Ta nghĩ trước xác nhận hạ xuống, cái kia mãnh liệt độc trong nham động xác định có sư hạt trứng? (Đây là bản VP nhé) Ngã tưởng tiên xác nhận nhất hạ, na cá mãnh độc nham động lý xác định hữu sư hạt noãn? (Còn đây là Hán Việt)
Từ "lý" trong tiếng Trung đứng sau danh từ và có nghĩa là ở một nơi nào đó, trong một chỗ nào đó. Bình thường trong QT, "nham động lý" sẽ được chuyển thành "trong nham động". Nhưng trong trường hợp này, không chỉ có mỗi "nham động" là danh từ mà phải là cả cụm "mãnh độc nham động". Vì thế, chuẩn xác ở đây phải dịch là "trong nham động mãnh độc". Có điều VP thế kia dễ khiến người ta hiểu nhầm mà dịch là: "mãnh độc trong nham động"!
Thêm một vd về câu trong đối thoại: Từ "Được."
Đó là một câu trả lời đồng ý nhưng nếu không nhìn bản HV mà chỉ nhìn bản VP có khi sẽ nhầm lẫn trong hai trường hợp, làm hỏng ý tứ viết truyện của tác giả. Hai trường hợp đó là "Được." và "Được rồi!"
Tại sao lại có sự khác nhau. Đầu tiên nó về chuyện tại sao nó lại bị chuyển thành một trường hợp "Được." như trên. Cái này lại là do việc thiếu sự linh hoạt của phần mềm chuyển ngữ. Ở trường hợp "Được rồi!" trong HV sẽ là "Hảo liễu!" nhưng khi chuyển ngữ, mọi từ "liễu" sẽ bị loại bỏ, còn mỗi "hảo" được chuyển thành "được".
Thứ hai, vì sao ta phải chú ý tới một câu đối thoại nhỏ thế này. Cũng như đã nói, vì để tránh làm hỏng ý tứ viết truyện của tác giả. Một từ "được" thôi thì nó sẽ thể hiện sự quyết đoán không hề suy nghĩ lại của nhân vật nhưng nếu là từ "được rồi." thì nó lại cho một cảm giác hơi uể oải, chán chường. Hai ngữ điệu hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể nhớ lại những câu đối thoại trong các bộ phim Trung Quốc. Có khi nhân vật nói "hảo la" hay chính là "hảo liễu" trong hán việt, bao giờ từ cũng bị kéo dài ra.
Còn có, một số từ như "đích", "liễu" bị lược bớt trong bản VP, chỉ HV mới có. Những từ này nhiều lúc gặp phải đoạn văn loằng ngoằng khó hiểu thì nó cũng giúp mình rất nhiều.
Hán Việt còn giúp mình đếm số từ trong giao tiếp. Trong một đoạn giao tiếp, nhất là khi nv nói các từ cảm thán! Nhiều khi cảm xúc của nv cũng được đoán biết qua số từ mà nv nói: một từ là mất kiên nhẫn rất lớn, hai từ là sự dứt khoát, ba từ là nhấn mạnh... Thông điệp mà tác giả muốn truyền tới đó khi qua bản VP thì sẽ có khả năng bị biến đổi đi, vì thế để bài dịch được hay hơn, ta có thể nhìn số từ bên HV để lựa từ cảm thán thuần việt cho phù hợp!
- Cột Trung, dùng để copy phần tiếng Trung tương ứng để pase vào một phần mềm dịch nào đấy sẽ có những trợ giúp khác nhau tùy từng phần mềm (Google Translate, Quick Translator,...). Nó dùng để tra tên viết dạng chữ cái latinh (VD như từ 萝贝, hán việt nó là La Bối. Nếu để cái tên này thì sẽ không được hay vậy nên ta có thể copy nó qua GG để dịch sẽ được cái tên Luobei. Thường thì mình sẽ dùng Google Translate!)
Một số lưu ý cần nhớ:
+ Không nên theo cấu trúc câu trong VP. Ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Trung là khác nhau cho nên ta không nên dịch theo nguyên cấu trúc của VP. Có thể thấy trong tiếng Trung, chủ ngữ thường hay được ném lên đầu câu, sau đó là một loạt vị ngữ được cách ra bằng dấu phẩy. Thường thì một đoạn của nó rất ít dấu chấm, hầu hết là dấu phẩy thôi. Trong khi tiếng Việt mình thì khác, chủ ngữ không phải lúc nào cũng đầu câu vì còn có một anh trạng ngữ hay chiếm chỗ.
VD: "Hắn mấy ngày này rất lạ." Thế này là chủ ngữ ở đầu và trạng ngữ bị đẩy về sau! Nghe có vẻ không Việt lắm đúng không? Nên sửa thành "Mấy ngày này, hắn rất lạ."
Một đoạn văn mà toàn dấu phẩy cũng không được lắm. Ta nên tách thành mấy câu, thêm chủ ngữ vào cho câu văn sinh động, thêm một số từ nối như "nếu", "thì", "rồi", "vẫn", "còn",... để câu văn đỡ bị những dấu phẩy cắt vụn ra.
VD: "Một con cực đại con chuột theo góc tường đống kia đồ bỏ đi lý chui đi ra, hôi bì bóng loáng tranh lượng, theo vào bụng ăn no trướng trình độ đến xem, nó nếu không mang thai nhất hang ổ tiểu chuột, chính là ăn một bữa xa hoa bữa tiệc lớn.">>>"Một con chuột to chui ra từ trong một đống rác. Làn da màu xám của nó bóng loáng, cái bụng phình trướng căng ra. Nếu nó không mang thai một đàn chuột con thì nhất định là do cái bụng chứa một đống thức ăn."
Ở đây, hành động của con chuột thì mình tách ra một câu còn tả hình dạng của nó thì tách ra làm câu thứ hai. Câu thứ ba là đoán định xem con chuột đang mang thai hay ăn no cặng.
+ Nên dùng từ thuần việt nhiều hơn. Cái này là lời khuyên của riêng bản thân mình thôi. Mình là fan của thuần việt, không thích dùng nhiều hán việt lắm. Vì không phải ai cũng là người đọc truyện tiểu thuyết lâu năm, rất có thể tác phẩm mình dịch là tác phẩm đầu tiên mà ai đó mượn để tới với thế giới tiểu thuyệt. Nhiều hán việt quá đâm ra sẽ khiến người đọc khó hiểu, cho nên hán việt vẫn nên hạn chế thì hơn. À, trong những trường hợp trang nghiêm thì mình không thể thiếu từ hán việt được, nhưng cũng chỉ là những từ hán việt đời thường hay dùng.
+ Chú ý cả dùng dấu câu. Dấu câu thường thì mình hay biến đổi trong câu đối thoại.
Dấu ?: làm cho câu văn có một ngữ điệu nghi vấn, giọng nói cuối câu sẽ vút cao lên.
Dấu !: làm cho câu văn có một ngữ điệu khẳng định, giọng nói cuối câu sẽ trầm xuống.
Dấu .: làm cho câu văn có một ngữ điệu bình thản, giọng văn cuối câu bình thường.
VD: Chỉ một chữ "ừ" nhưng nếu thay đổi dấu câu thì nó sẽ biến khác.
- Ừ! >>Câu trả lời dứt khoát. Khi đọc thế này còn có thể khiến người đọc tưởng tượng ra nhân vật đang gật đầu một cái.
- Ừ?>> Câu hỏi nghi vấn. Mình thường dùng thế này khi có một người gọi tên nhân vật và hắn quay lại nói câu này, ý như là: gọi ta có chuyện gì?
- Ừ. >> Một câu trả lời bình thường.
Cách rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng dịch
- Tập đọc convert, đọc từ bản convert được chỉnh sửa chăm chút cho tới bản convert khoai khoai củ chuối hồi trước. Nhưng nên nhớ là không nên cuồng đọc convert nhé đọc convert quá nhiều sẽ khiến cho cách hành văn của bản thân bị lậm văn phong convert, câu cú ngữ pháp sẽ bị đảo ngược, khi dịch tất nhiên là bị lỗi. Tốt nhất là nên kết hợp vừa đọc convert vừa đọc truyện đã chuyển ngữ sang Việt.
- Đọc bản dịch của người khác rồi học hỏi kinh nghiệm (với bản dịch chất lượng) hoặc rèn luyện kỹ năng biên (đối với bản dịch không chất lượng, tập thành thói quen khi nhìn một lỗi sai nào đó trong bản dịch là nghĩ ngay xem nó sai lỗi gì, sửa thế nào).
- Nghe nhạc MV, film nước ngoài có vietsub. MV hoặc film muốn dịch ra tiếng Việt thì ít nhất người dịch phải biết tiếng nước ngoài, vậy cho nên dịch sẽ chuẩn là một, lời lẽ cũng bay bướm hơn là hai. Vừa có thể thư giãn vừa có thể luyện tập dịch nên mình thích làm thế này nhất.
Loại 4: Bạn không biết tiếng Trung, từ trước tới giờ chỉ đọc có bản dịch chứ không động dến convert bao giờ
Mình cũng rất mừng vì lòng nhiệt thành của bạn
Tuy không biết đọc convert mà bắt đầu tập dịch thì rất là khó
Nhưng không có gì là không thể, hãy thử thách thức với bản thân xem nào! Nếu bạn có tự tin thì hãy tải thử cái NÀY về rồi dịch sau đó gửi vào gmail duongtrongthien1010@gmail.com để mình xem thử Thấy có năng khiếu thì mình sẽ liên hệ lại, còn nếu quá khó đọc thì đành xin lỗi vậy.
Đọc xong ở trên chưa? Xong rồi thì ấn tiếp ở dưới!
Bạn đã hiểu đại khái về công việc dịch thuật của chúng tôi chưa? Thấy có thú vị không nào? Tò mò thì hãy kéo xuống phía dưới chỗ có cái ô trả lời nhanh ấy. Click vào đó, điền một số thông tin là ô kê roài. Mẫu:
Trích:
Tên nick: (bắt buộc)
Năm sinh: (không bắt buộc)
Thích thể loại truyện: (không bắt buộc)
Cách liên lạc: (bắt buộc, tốt nhất là bạn nên kèm theo cách liên lạc có thể nói chuyện qua lại nhanh chóng như YM và FB, gửi mail đợi trả lời rất lâu.)
Cho mình xin tham ra học dịch với nhé:
Tên nick: tien139
Năm sinh: 1985
Thích thể loại truyện: Tiên Hiệp, Đô Thị Quang Trường
Cách liên lạc: tien139@gmail.com
FB: https://www.facebook.com/tien139
YM: tien139
Skype: tien139
Đã trả lời, hãy check mail!
Last edited by tien139; 10-10-2013 at 01:38 PM.
Lý do: update yahoo and YM
Đã có 6 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của tien139
Cho mình xin tham ra học dịch với nhé:
Tên nick: tien139
Năm sinh: 1985
Thích thể loại truyện: Tiên Hiệp, Đô Thị Quang Trường
Cách liên lạc: tien139@gmail.com
Chào bạn đã đến với học viện 4vn. bạn hãy để lại yh hoặc fb để tiện ll hoặc trao đổi
Đã có 6 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Tuanff10