Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 28-05-2008, 06:36 PM
Meo to Meo to is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha noi
Bài gởi: 16
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Tay Tang "Tam tuong lon cua CIA"

Richard M.Bennet là một nhà phân tích tình báo và quân sự người Anh nổi tiếng với Trung tâm nghiên cứu dữ liệu tình báo AFI (American and Foreign Intelligence). Mới đây, hôm thứ tư 26-3-2008, Richard M.Bennet có bài đăng trên Asia Times phân tích về các biến cố gần đây ở Tây Tạng.

Căn cứ bối cảnh lịch sử của vụ rối ren ở Tây Tạng, người ta tin rằng các vụ biểu tình này đã được lên kế hoạch ở bên ngoài Tây Tạng; lãnh đạo những người phản kháng cũng thế, trong tay những nhà tổ chức vốn chống Trung Quốc đang an toàn ở ngoài mọi tầm với tại Nepal và miền bắc Ấn Độ.Cũng thế, việc tài trợ và kiểm soát toàn bộ vụ rối ren có gắn với nhà lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma và với CIA do quan hệ cộng tác mật thiết giữa ông này với Cơ quan tình báo Mỹ trong hơn 50 năm qua.Thật vậy, qua những dính líu sâu sắc với phong trào Tây Tạng Tự do cũng như việc CIA tài trợ cho Đài phát thanh châu Á Tự do (RFA) “thạo tin một cách đáng ngờ”, dường như không thể xảy ra bất cứ một cuộc nổi dậy nào mà Cục đặc vụ của CIA tại tổng hành dinh ở Langley lại không hay biết hoặc không đồng ý.Nhà bình bút nổi tiếng và cựu quan chức tình báo cao cấp Ấn Độ B.Raman hôm 21-3 có bình luận rằng “trên cơ sở các chứng cớ có được, có thể ước định một cách đáng tin rằng vụ nổi dậy đầu tiên ở Lhasa hôm 14-3 đã được chuẩn bị sẵn từ trước và đạo diễn rất khéo”.Có thể có một cơ sở dựa trên sự kiện nào mà không gợi ý rằng người hưởng lợi chủ yếu trong các cái chết và hủy diệt ở Tây Tạng là ở Washington? Lịch sử cho thấy đây là một khả năng rõ rệt.CIA đã tiến hành một chiến dịch đặc vụ qui mô lớn chống lại Trung Quốc tại Tây Tạng từ năm 1956. Điều đó dẫn đến vụ nổi dậy đẫm máu năm 1959 làm cả chục ngàn người bị chết, trong khi vị Đạt Lai Lạt Ma cùng gần trăm ngàn người theo ông phải đào thoát sang Ấn Độ và Nepal.CIA đã thiết lập một trại huấn luyện bí mật cho các binh sĩ kháng chiến của Đạt Lai Lạt Ma tại căn cứ Camp Hale gần Leadville, Colorado, trong lãnh thổ Hoa Kỳ. CIA huấn luyện du kích chiến, hành động phá hoại chống lại Trung Quốc và trang bị cho du kích Tây Tạng. Các du kích này thường xuyên đột kích Tây Tạng, thỉnh thoảng được chỉ huy bởi các tay lính đánh thuê hợp đồng với CIA và hỗ trợ bằng máy bay của CIA. Đợt huấn luyện đầu tiên kết thúc vào tháng 12-1961 - trại huấn luyện bí mật này vẫn còn mở cửa ít nhất cũng đến năm 1966.Lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng của CIA do Roger E.McCarthy thành lập, tiếp tục hoạt động dưới mật danh là ST CIRCUS, nhằm quấy rối Trung Quốc cho đến năm 1974, khi sự can thiệp “trừng phạt” này chính thức bị chấm dứt. McCarthy chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng trong giai đoạn cao điểm từ 1959-1961, sau đó sang Việt Nam và Lào đảm nhiệm những chiến dịch tương tự.Vào giữa thập niên 1960, CIA thay đổi chiến lược, từ thả dù du kích quân và nhân viên tình báo xuống Tây Tạng sang thành lập đội du kích Chusi Gangdruk, gồm khoảng 2.000 tay súng người thiểu số Khamba tại các căn cứ như Mustang ở Nepal. Căn cứ này bị Chính phủ Nepal đóng cửa năm 1974.Cho dù Washington bắt đầu giảm hậu thuẫn cho du kích Tây Tạng từ năm 1968, song phải đến các cuộc gặp giữa tổng thống Richard Nixon với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1972 Mỹ mới chính thức chấm dứt hậu thuẫn. Victor Marchetti, một cựu sĩ quan CIA, đã mô tả sự phẫn nộ của nhiều nhân viên CIA tại chỗ sau khi Washington phủi tay. Cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng từ 1958-1965 John Kenneth Knaus từng phát biểu: “Đây không phải là một chiến dịch chui của CIA. Sáng kiến này là từ Chính phủ Mỹ”.Cho dù thiếu sự hậu thuẫn chính thức, vẫn có những tin đồn rộng rãi rằng CIA đã can dự, tất nhiên qua ủy quyền cho ai khác, vào vụ nổi loạn thất bại năm 1987. Vẫn luôn để ngỏ một thời điểm cho một mưu đồ gây bất ổn định cho chế độ cai trị của Trung Quốc tại Tây Tạng.Trung Quốc đang đối diện nhiều vấn đề đáng kể, với người Hồi giáo Uighur ở tỉnh Tân Cương, với các hoạt động của phái Pháp luân công, và tất nhiên là vấn đề an ninh Thế vận hội mùa hè vào tháng tám. Trung Quốc bị Washington xem như là một mối đe dọa lớn, cả về kinh tế lẫn quân sự, không chỉ tại châu Á mà cả ở châu Phi và châu Mỹ Latin.CIA cũng xem Trung Quốc như là “không đỡ đần gì” trong cuộc chiến chống khủng bố, ít hoặc không đề nghị hợp tác và cũng chẳng làm được điều gì tích cực trong việc ngăn chặn làn sóng vũ khí và người từ các khu vực Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc hậu thuẫn cho các phong trào quá khích ở Afghanistan và các quốc gia Trung Á.Không nghi ngờ gì nữa, CIA sẽ đảm bảo sao cho các dấu tay của mình không bị phát hiện trong suốt cuộc nổi loạn này bằng cách sử dụng các trung gian và các đầu mối “chiến đấu ủy quyền” trong số những người lưu vong Tây Tạng ở các nước láng giềng với Trung Quốc. CIA còn có thể trông mong được vào một số tổ chức an ninh tại các nước láng giềng này.Có tin cho biết nhiều vũ khí hạng nhẹ của khối Đông Âu cũ và thuốc nổ đã được tuôn lậu vào Tây Tạng trong hơn 30 năm qua. Song số vũ khí này chắc sẽ phải tiếp tục được chôn giấu cho đến khi thời cơ tự nó xuất hiện. Số vũ khí này được mua trên thị trường thế giới hoặc từ các kho vũ khí chiến lợi phẩm của Mỹ hay Israel. Số vũ khí này đã được xóa tung tích, không để cho lần ra CIA. Loại vũ khí này về bản chất còn có ưu điểm là có thể hoán đổi với vũ khí do quân đội Trung Quốc sử dụng và tất nhiên cùng sử dụng một loại đạn, càng làm cho bài toán tái tiếp tế trở nên dễ dàng hơn trong bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai.Vậy, “tấn tuồng lớn” mà CIA một lần nữa đang chơi ở Tây Tạng là gì? Sẽ thật ngạc nhiên nếu như CIA chỉ thủ lợi thoáng qua trong vụ Tây Tạng. Từ vụ 11-9-2001 đã có thay đổi lớn trong thái độ của các cơ quan tình báo Mỹ. Các kế hoạch hành động cũ được rũ bụi và cập nhật. Các cơ sở cũ được tái khởi động. Tây Tạng như là điểm yếu của Trung Quốc chắc cũng được tái đánh giá toàn diện. Đối với Washington và CIA, đây dường như là cơ hội trời cho nhằm tạo ra một đòn bẩy đáng kể chống Bắc Kinh mà không phương hại gì mấy cho Mỹ.Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lãnh nhận những sự lên án và sẽ có những thanh niên Tây Tạng chết trên đường phố Lhasa thay vì thanh niên Mỹ mặc quân phục. Phong trào Tây Tạng Tự do sẽ chẳng có cơ may thành tựu được gì về lâu về dài.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Meo to

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™