Theo kế hoạch do VFF công bố, các đội tuyển sẽ nghỉ ngơi khoảng 7 tháng liên tiếp kể từ sau khi kết thúc SEA Games 26. Điều này đồng nghĩa, HLV F.Goetz cũng sẽ có ngần đấy thời gian "ngồi chơi, xơi nước" mà VFF vẫn phải trả mức lương cao ngất ngưởng.
Trở về từ Indonesia, HLV Falko Goetz buộc phải điều trần về thất bại của U23 Việt Nam. Trong lời trình bày của HLV người Đức, chất lượng của cầu thủ U23 không thực sự tốt. Cùng với tâm lý thi đấu yếu kém, các cầu thủ không thực hiện tốt chiến thuật của BHL. Việc U23 Việt Nam không lọt vào CK đúng với thực lực của toàn đội lúc này, khiến kế hoạch đoạt huy chương bị phá sản.
Dù không thể đổ lỗi hoàn toàn trách nhiệm cho Falko Goetz, nhưng trách nhiệm của chiến lược gia từng làm việc ở Bundesliga không nhỏ. Dù gì đi nữa 6 tháng đầu tiên, khó có thể giúp một người mới hoàn thành mọi thứ như ước vọng của CĐV, nhưng với mức lương cao thứ 2 tại khu vực ĐNA, chí ít ra U23 Việt Nam cần có một màn trình diễn tốt hơn so với những đối thủ chiếu dưới như Myanmar, Lào, Philippines.
Bởi thế, ông Goetz hứa hẹn sẽ vực dậy ĐTQG và U23 Việt Nam trong thời gian tới đây. Đặc biệt là kế hoạch dài hơi trong gần 1 năm khi tuyển Việt Nam hướng tới AFF Cup 2012. Đây là mục tiêu lớn nhất, bên cạnh vòng loại Asian Cup, tài năng của ông Goetz mới được kiểm nghiệm đầy đủ và chính xác nhất.
Nhưng theo công bố mới nhất từ lịch hoạt động ĐTVN trong năm 2012, ĐTQG sẽ bắt đầu tập trung từ giữa tháng 8/2012, với chiến dịch vòng loại Asian Cup. Cùng với đó kế hoạch tập huấn, giao hữu liên tục trước khi AFF Cup 2012 diễn ra vào cuối năm. Bản thân U22 Việt Nam cũng chỉ tập trung trở lại vào giữa tháng 6, nhằm chuẩn bị lực lượng trước khi giải U22 AFF Cup lần đầu tiên được tổ chức.
Nếu như vậy, 7 tháng tới đây, ông Goetz chỉ có nhiệm vụ đi tìm quân tại V-League, cùng kế hoạch chuẩn bị cho các giải đấu ở 4 tháng cuối năm. Một việc chính ông thầy người Đức phàn nàn rằng ĐTVN lẫn U22 Việt Nam cần phải có những trận giao hữu xen kẽ thời gian V-League diễn ra, thay vì cảnh tập trung liên tục vào cuối năm vừa không hiệu quả, lại dễ mất đi sự tập trung từ cầu thủ.
7 tháng không làm việc, VFF mất gần 300.000 USD chi phí cho Falko Goetz
VFF "nuôi báo cô" Goetz trong 8 tháng
Tính từ khi SEA Games kết thúc tới khi ĐTVN có trận đấu đầu tiên trong năm 2012 cũng mất tới 7 tháng. Và trong thời điểm ấy, lãnh đạo VFF vẫn đều đặn chuyển mức lương 22.000 USD vào tài khoản của ông thầy người Đức.
Cùng với đó là mức phụ phí (tiền ăn ở, đi lại, vé máy bay, tiền tiêu vặt...) cũng mất thêm 13.000 USD/tháng. Như vậy, có ngồi chơi xơi nước, ông Goetz cũng tiêu mất 35.000 USD/tháng của Tổng cục TDTT và VFF. Tính ra trong 7 tháng gần như ít động chân động tay, ông Goetz cũng nhẹ nhàng có tới 245.000 USD trong tay (tương đương hơn 5 tỷ đồng)
Đây là một con số quá lớn, trong khi ông Goetz cần phải có nhiều trận đấu giao hữu liên tục để tìm thêm thử nghiệm và chuẩn bị bộ khung ĐTVN. Nên nhớ rằng các đối thủ trong khu vực đều có tầm 5-7 trận giao hữu thường xuyên để tăng cường cọ xát, gắn kết đội hình cho các giải đấu quan trọng. Phải thi đấu thường xuyên, liên tục có tính kế thừa, ĐTVN mới hy vọng đoạt ngôi vô địch được.
Thoát khỏi áp lực ra đi, ông Goetz cần phải làm việc cật lực để xứng với số tiền được nhận. Quan trọng hơn, ông Goetz cần chứng minh tài năng và đáp ứng mục tiêu tiến sâu tại các giải đấu khu vực trong năm tới. Thay vì để ông Goetz thảnh thơi quá lâu như vậy, VFF cần phải bố trí nhiều trận đấu, để ông Goetz chứng minh tài năng của mình.
Chẳng lẽ VFF thích "làm từ thiện" trong 7 tháng, để phí phạm thời gian và công sức, trong khi HLV Goetz tới Việt Nam không chỉ là nhận lương, mà còn hướng tới việc đưa bóng đá Việt Nam thống trị bóng đá
Nguồn htttp://sutvao.com
khu vực.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: