Nơi đây dành cho những người dịch vào truyền đạt kinh nghiệm của mình cho những người mới tập dịch.
Đề nghị :
- Chỉ có những dịch giả đang dịch vào post bài và chỉ post kinh nghiệm của mình nghiêm cấm spam lung tung trong này.
- Các thành viên tập dịch chỉ được vào đọc để học hỏi kinh nghiệm, không nên post bài vào trong topic này.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được sau một thời gian dịch truyện. Hy vọng từ những kinh nghiệm này các bạn sẽ rút ra được những thứ cần thiết cho bản thân mình.
1. Trước khi dịch nên bỏ chút thời gian (chỉ khoảng chục phút) đọc qua bản Hán Việt một lần để lấy đại ý.
2. Trong lúc dịch đoạn nào quá khó thì có thể tạm thời bỏ qua để dịch sang đoạn tiếp theo, rồi khi hoàn thành các đoạn dễ thì quay lại dịch các đoạn đã bỏ qua ---> những đoạn này thường thì nếu khó quá có thể đi hỏi những người đã dịch tốt (xong ta lại biết được thêm 1 vài từ khó ), nếu không có ai thì dịch theo văn cảnh, không nên gò bó vào chữ nghĩa.
3. Dịch không nên quá gò bó vào chữ nghĩa, văn phong của mấy vị viết truyện bên Trung Quốc nhất là Tiên Hiệp thường dài dòng hoa lá cành, đôi khi cả đoạn hoặc vài đoạn chỉ để diễn đạt một ý mà bình thường người nào dịch có căn bản chỉ cần rút lại thành 1 ý hoặc 1 đoạn mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa mà bản dịch lại gọn đi rất nhiều.
4. Bên cạnh lúc nào cũng phải có 1 quyển từ điển và trên máy tính phải có 1 chương trình từ điển. Từ điển trên máy để tra nhanh, còn quyển từ điển dùng để tra những từ không có trong từ điển trên máy và các từ ghép. Nói chung phải luôn tra từ điển.
5. Dùng 1 quyển sổ để chép lại những từ ghép đã tra được theo phần A, B,C để sau này có gặp thì tra cho dễ, đó cũng là một cách nhớ lâu vì khi ghi lại ta sẽ nhớ lâu hơn chỉ đọc qua rồi để đó.
6. Tập thói quen mỗi ngày ít nhất phải ngồi dịch 1h, để cho tư suy dần dần hình thành vì dịch truyện là một quá trình gian khổ và dễ chán, đến 1 lúc nào đó người dịch sẽ rất chán (ai dịch cũng phải trải qua giai đoạn này, nếu vượt qua được thì có thể tiếp tục nếu không là rửa tay gác kiếm). Đến khi đó thói quen này sẽ giúp cho ta vẫn có thể dịch tiếp tục tuy là không có hứng mấy để đợi đến khi vượt qua giai đoạn này thì sự hứng khởi sẽ dần dần trở lại.
7. Khi mới tập dịch nên chọn bộ nào đó ngắn khoảng 2-3 chục chương trở xuống và dễ dịch một chút, thường là nên chọn Tiên Hiệp vì Tiên Hiệp văn phong, ngôn từ dễ hơn Kiếm Hiệp rất nhiều, đến khi chắc tay hơn 1 chút sẽ dịch Kiếm Hiệp sau. Chọn truyện ngắn thì sẽ rất nhanh hoàn thành, khi dịch được 1 bộ người dịch sẽ cảm thấy hứng khởi hơn rất nhiều ---> thích dịch hơn và bớt nhàm chán.
8. Nên thường xuyên đọc các tác phẩm đã được dịch trước đó để học tập văn phong và cách hành văn và thêm kinh nghiệm để phục vụ cho việc dịch truyện của mình.
9. Đừng chủ quan với những từ dễ, vì đơn giản đó chính là những từ dễ sai nhất.
10. Chú ý, mọi người không nên dùng bản VietPharse để dịch, vì bản dịch bằng VietPharse dịch kiểu "text by text", mà ngôn ngữ Trung Quốc rất rắc rối nếu không cẩn thận sẽ dịch nhầm và sai những lỗi cơ bản. Dịch bằng VietPharse tuy lúc đầu rất dễ nhưng lại để hậu quả về sau, vốn Hán Việt sẽ bị méo mó và dần dần dịch sai một cách vô thức. Còn dịch bằng bản Hán Việt gốc lúc đầu có thể sẽ khó nhưng sau một thời gian với kinh nghiệm tích lũy được sẽ trở lên dễ dàng hơn, sai sót sẽ ít đi....
Last edited by Nam Kha Thái Thú; 16-09-2008 at 11:24 PM.
Góp thêm 1 chút ý riêng:
1- Nếu theo dịch 1 bộ truyện đã được post, thì tốt nhất nên dọc hết chương tiếng Việt, sau đó chuyển qua bản cover đọc thêm để hiểu văn phong của tác giả và thống nhất cách xưng hô.
VD: Truyện Đô thị thì xưng Anh - Cô - tôi - Chú .... Trong truyện Tiên hiệp - Sắc hiệp - Huyền ảo thì dịch theo ngôn ngữ kiểu cổ : Ta - Chàng - nàng - Thiếp - Huynh, Ca.....
PS: Không biết anh em nhìn thấy sao, chứ mình rất ghét kiểu dịch "mụ mụ". Danh xưng Mẫu thân - Mẹ thì hay hơn so với kiểu dịch "mụ mụ" đó.
2- Chú ý các thán từ, trợ từ ... trong tiếng Trung quốc
VD: ba: a/sao/đi] mạ: sao??
...........
>>> Khi dịch qua tiếng Việt, có thể dùng các thán từ, trợ từ của tiếng Việt
3- Chú ý các thành ngữ, châm ngôn của TQ, có một số thành ngữ - châm ngôn trong tiếng Việt cũng tương tự (Do sự giao lưu văn hóa)
4- Sau khi dịch 1 chương, tốt nhất là kiểm tra lại chính tả, lỗi type, hiệu đính lại ....
Nếu được thì so sánh với bản gốc coi mình có bỏ sót hoặc dịch nhầm hay không!
Đã có 6 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của nguyenbaviet
1. Lúc dịch nên đọc qua cả VP và tra TT sẽ tốt hơn. Vì nếu chỉ dùng HV sẽ dễ nhầm 1 số từ đồng âm nhưng nghĩa vẫn dùng được trong trường hợp đó.
2. Các thành ngữ, tục ngữ bên TQ thường đều có câu của VN tương tự hoặc có thể thay thế được. Trong 1 số trường hợp thì đoạn dưới có 1 từ hay 1 số từ liên quan đến thành ngữ bên trên thì nên sửa câu dưới thành sát nghĩa với câu thành ngữ của VN mình.
3. Ko nên thay đổi hoàn toàn văn phong của tác giả. Có người thay đổi văn phong làm truyện hay hơn nhưng đa số mình thấy đều ko được tốt lắm
Xin hết. Nếu mod thấy bài này là 1 bài spam thì xóa đi dùm mình. Thanks.