Một số tài liệu cho anh em việt tác gia sáng tác chuyện nhé
Linh vật của Thiên Địa
Rồng:
Con Rồng có chín đặc điểm quan trọng: Thân của rắn, vẩy của cá chép, đầu của lạc đà, sừng của hươu, mắt của thỏ (hoặc của giống quỷ), bụng của con sò thần, gan bàn chân của hổ, móng vuốt của đại bàng, trên trán có gò nổi lên gọi là Xích Mộc.
Ngoài ra còn có nhiều đặc điểm để con Rồng thành tối linh toàn hảo: tai của bò, mũi và bờm sư tử, hai sợi râu dài hai bên mũi, chòm râu dưới cằm, có 81 vảy dương và 36 vảy âm, mỗi chân có 5 móng. Thiếu những điều ấy, rồng vẫn là rồng, nhưng không phải là loài rồng tối thượng. Và khi con rồng xuất hiện, sẽ cuộn mình chín khúc, trước miệng có hạt châu.
Rồng ở trên trời, dưới biển, trong lòng đất, dưới đáy sông hồ vực thẳm, trong giếng sâu, ngoài đồng rộng. Rồng hóa mây mù sương tuyết, phun mưa vẫy gió, quẫy sóng nổi lửa. Mưa trên trời do rồng phun nước, núi lửa dưới đất do rồng phun lửa, động đất cũng do rồng quẫy đạp.
Tối linh thần thú
Rồng đứng đầu trong tất cả các giống linh thú, thần thú, trên trời, dưới biển, mặt đất, sông hồ. Rồng đứng đầu Tứ linh : Long - Lân - Quy - Phượng. Ba giống sau là tượng trưng cho quyền năng của loài thú trên mặt đất (Lân), của loài thủy tộc (Quy), của loài chim trời (Phượng), còn Rồng bao gồm tất thảy.
Rồng đứng đầu trong tứ tượng của bốn phương vũ trụ: Thanh long - Bạch hổ - Chu tước - Huyền vũ, là Thần chủ phương Đông, gồm tám chòm sao: Giác - Cang - Đê - Phòng - Tâm - Vĩ - Cơ. Rồng là biểu tượng của vua, con rồng toàn hảo chỉ dành cho vua, cho bầu trời, cho Thượng đế. Ngay những vị thần cũng không được mang hình con rồng tối thượng đó.
Rồng cũng lắm loại
Con rồng tối thượng chỉ một tên gọi là Long, nhưng cũng có nhiều biến thể. Giống bốn móng là Mãng, giống không sừng không vẩy là Ly hay Ly long, giống một sừng vảy lớn là Giao, giống có cánh là Ưng long, giống không chân là Trực.
Rồng nơi đỉnh trời là cao quý là bậcThiên long*, phun mây mù mưa gió là loài Thần long, ẩn mình sâu trong lòng đất canh giữ mà làm ra động đất núi lửa là Phục tàng long, ở nơi đồng ruộng sông ngòi là giống Địa long, cuộn mình nơi đáy vực, đầm hồ là loại Bàn long...
Các giống dị chủng
Rồng sinh ra con, nhưng đám con ấy đôi khi chẳng được như cha mẹ, mà là loài dị chủng. Chín loại dị chủng ấy là gì? Có người nói là Tù ngưu, Nhai xế, Trào phong, Bồ lao, Toan nghê, Bí hí, Bệ ngạn, Phụ hí, Si vẫn; lại có người cho là: Bí hí, Si vẫn, Bồ lao, Bệ ngạn, Thao thiết, Công phúc, Nhai xế, Toan nghê, Tiêu đồ.
Ngoài ra, các loài thần thú Kỳ lân, Tỳ hưu, Thiên hống, Long mã, Long quy, Thiên mã, Giải trãi dường như cũng đều có phần của rồng dính vào thì phải.
(*) Đừng nhầm với Thiên long bát bộ của Kim Dung, vốn lấy từ Kinh Phật: Có tám bộ chúng sinh cao hơn con người: (1) Thiên, (2) Long, (3) Dạ-xoa, (4) Càn-thát-bà, (5) A-tu-la, (6) Ca-lâu-la, (7) Khẩn-Na-La, (8) Ma-hầu-la-gia.
BA LOẠI ĐẠI THẦN THÚ
Ngoài con Rồng là Tối thượng tối linh, còn nhiều giống Thần thú, mà trong đó cao nhất là tam Đại thần thú: Kỳ lân, Sư tử, Tỳ hưu.
Nhân thú Kỳ Lân
Chữ thông thường thì Kỳ là một giống ngựa quý chạy nhanh (ngựa Kỳ ngựa Ký), Lân cũng là giống ngựa quý có lông trông xa như có vẩy. Ghép lại, có Kỳ Lân lại là Thần thú, Vua của tất cả các loài thú bốn chân, một trong Tứ Linh, sánh với rồng phượng. Kỳ Lân có đầu của rồng, mình của ngựa, lại có vảy của loài rồng, có vây lửa cạnh chân. Kỳ Lân bay được lên trời, chạy được trên đất và trên mặt nước, mồm phun ra lửa, nhưng lại rất hiền hòa, không hại ai, sừng không dùng để húc ai bao giờ. Vì thế Kỳ Lân là loài Thần thú nhân nghĩa.
Nếu Kỳ Lân có hai sừng trên đầu thì cũng là Long Mã, con Thần thú đã hiện lên trên sông mang Hà Đồ đến cho Phục Hi thuở khai thiên lập địa. Kỳ Lân xuất hiện tượng trưng cho thời thái bình thịnh trị. Kỳ Lân chạy ngang bay dọc, tung hoành vũ trụ, lại tượng trưng cho người Quân tử. Vì thế tượng Kỳ Lân đặt ở cửa cung vua và nhà Vương thân hoàng thất.
Kỳ Lân cũng có biến thể. Nếu một đực một cái thì con đực là Kỳ, có một sừng, con cái là Lân, không có sừng. Chân của Kỳ Lân cũng có khi là chân như chân hổ lại có giáp, có vuốt như đại bàng, thêm phần kì lạ. Thời trước, áo quan võ được thêu Kỳ lân giữa ngực.
Uy thú Sư Tử
Trung Quốc vốn không hề có Sư Tử, đến thời Hán mới được người Ấn Độ tặng một đôi sư tử, từ đó trở thành giống Thần thú. Sư Tử tượng trưng cho Uy vũ, uy quyền, đại hùng đại lực bao trùm vũ trụ. Tòa Sư Tử là Tọa tòa thiêng liêng. Tiếng Sư Tử gầm lên, muôn thú đều khiếp sợ, cho nên "Sư Tử hống" thể hiện sức mạnh và uy vũ tột đỉnh của Phật pháp.
Vì thế tượng Sư Tử đặt ở cửa Công đường, cửa cung thể hiện uy quyền tối cao. Tượng Sư Tử đặc trưng bởi những bờm xoáy tròn trôn trốc quanh đầu, đầu tròn rất lớn, mắt nhìn xuống đầy ngạo nghễ. Nếu một đôi Sư Tử thì con đực dẫm chân lên quả cầu, con cái dẫm chân lên một Sư tử con; khi đó mẹ con Sư tử tượng trưng cho bình an hạnh phúc, Sư tử bố tượng trưng cho phát đạt tài lộc.
Lộc thú Tỳ Hưu
Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, lại như của hổ báo, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu là giống cực kì hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Tỳ Hưu xa xưa vốn gốc là con gấu được thần kỳ hóa, các tướng võ oai dũng được gọi là tỳ hưu.
Tỳ Hưu không chỉ hút tinh huyết ma quái, mà còn chuyên hút vàng bạc, báu vật trong trời đất, bởi thế về sau Tỳ Hưu lại là con vật giữ Tài lộc. Khi đó Tỳ Hưu có các đặc điểm: miệng to, ngực to, mông to, nhưng không có hậu môn (để chỉ hút của cải vào mà không làm mất đi cái gì). Tỳ Hưu từ đời Đường ngực mông càng to nữa.
Tỳ Hưu nếu có hai sừng thì gọi là Thiên Lộc, thu giữ của cải cho gia chủ, nếu một sừng là giống Tịch Tà, chống lại ma quỷ bảo vệ gia chủ. Nếu có hai con thì con đực gọi là Tỳ, con cái là Hưu.
Ở Trung Quốc, nổi tiếng nhất là con Tỳ Hưu bằng ngọc trên Đức Thắng môn tại Bắc Kinh. Theo truyền thuyết, vì con Tỳ Hưu quay miệng ra Sơn Hải quan, nên người Mãn đánh mãi nhà Minh không được. Đến khi người Mãn lập mưu hiểm, xui vua Sùng Trinh quay đầu Tỳ Hưu về nam, thì Sơn Hải quan mới vỡ, nhà Minh mất nước. Nhà Thanh sùng kính con Tỳ Hưu đó, bắt dân gian không ai được giữ Tỳ Hưu.
Giờ thì ai đi du lịch TQ cũng đều có thể mua Tỳ Hưu đeo cổ, bày trong nhà. Muốn bày Tỳ Hưu lấy lộc phải để Tỳ Hưu ngoài trời cho hưởng tinh khí thật lâu, khi bày thì miệng quay ra cửa, và gia chủ không bao giờ được để tay vào miệng Tỳ hưu, vì e nó hút hết tài lộc của chính mình; ngược lại, khách nào mà sơ ý để tay vào miệng con Tỳ hưu đó, thì sẽ mất hết lộc !!!
Âu cũng là một cách tự an ủi và tự sướng chính mình
Chín con của Rồng
Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau:
Thuyết 1: Tù ngưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn
Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ
Vì thế ở đây lôi hết ra.
1. Tù Ngưu: là loài có sừng vẩy giống rồng, đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tù Ngưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.
2. Nhai Xế (Nhai tí) loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí.
3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa.
4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội. Vì thế quai chuông khắc hình Bồ lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông.
5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên.
6. Bí Hí, còn gọi là Quy phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí hí cõng bia, trụ đá. Nhiều người nhầm với rùa.
7. Bệ Ngạn (Bệ hãn), còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định. Vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường.
8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá.
9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.
10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu.
11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ.
12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ.
Tam Giới của nhà Phật
Trong Kinh sách Phật Giáo Đại Thừa có nói khá nhiều về Tam Giới như trong kinh Pháp Hoa chẳng hạn, tuy nhiên do cách diễn đạt của Thế Tôn theo lối dẫn nhập và trình bày bằng những thuật ngử của nền văn minh cách xa chúng ta hàng ngàn năm cho nên không phải ai đọc quyển kinh sách trên cũng có thể hiểu được hết những ý nghĩa thâm sâu của nó!
Tuệ Minh tôi may mắn có được một minh sư, người thường sử dụng đạo hạnh tu tập của mình để trò chuyện trực tiếp với những người, những bậc thượng nhân trong các cõi giới khác nhau (ngoài cõi giới của con người), những cuộc trò truyện đó là những bài học thiết thực nhất, gần gủi nhất giúp cho tôi được khai ngộ những mơ hồ, những hoài nghi đối với những cõi giới mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng nhục nhãn thông thường!
Vạn sự do duyên sinh, tất cả vì duyên diệt! Xét thấy thời thế đã khế hợp, nhằm giúp cho những chúng sanh hữu duyên có được cái nhìn thực tế hơn bằng những lời tự thuật của những người trong các cõi giới khác nhau. Tuệ Minh tôi nay biên tập lại các cuộc trò chuyện đó. Với kiến thức và đạo hạnh kém cỏi của mình, tôi sẽ cố gắng diễn giải tốt nhất có thể để giúp mọi người có thêm một luồng thông tin khác ngoài những sách vở kinh điển và những mênh mông mơ hồ về Tam Giới trong thời đại thông tin ngày nay!
Những phần được chia thành ba phâ khác nhau, được biên soạn theo lối vấn đáp và diển giải
- 1: Nói về ba cõi giới (Trời, Người, Địa Ngục và mối quan hệ giữa ba cõi giới này với nhau);
- 2: Nói về (Linh hồn – Ma – Quỷ)
- 3: Nói về (Thần – Tiên - Thánh)
Tuy nhiên, vì tôi không phải là nhà văn, cũng không phải là một học giả chuyên nghiệp, cho nên trong quá trình biên tập chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót! Kính mong quý đạo hữu, chư vị bá tánh có thể bỏ qua cho.
Chúc tất cả đạo hữu, bá tánh và gia đình được an lạc, tinh tấn!
Tuệ Minh
Theo từ điển bách khoa toàn thư thì Tam Giới được định nghĩa như sau:
Tam giới cũng được gọi là Tam hữu , là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm:
1. Dục giới (có Ái dục về giới tính và những ái dục khác).
• Trong dục giới có những loại hữu tình sau:
Ngạ quỷ
Địa ngục
Loài người
Súc sinh
A-tu-la
Sáu cõi Thiên ở cõi dục (lục dục thiên):
Tứ thiên vương;
Đao lợi hay Tam thập tam thiên;
Dạ-ma hoặc Tu-dạ-ma thiên;
Đâu-suất thiên;
Hoá lạc thiên;
Tha hoá tự tại thiên;
2. Sắc giới: các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau:
• Sơ thiền thiên với ba cõi thiên sau:
Phạm thân thiên;
Phạm phụ thiên;
Đại phạm thiên.
Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên.
• Nhị thiền thiên với ba cõi sau:
Thiểu quang thiên;
Vô lượng quang thiên;
Cực quang tịnh thiên (cựu dịch là Quang âm thiên).
• Tam thiền thiên bao gồm:
Thiểu tịnh thiên;
Vô lượng tịnh thiên;
Biến tịnh thiên.
• Tứ thiền thiên gồm có:
Vô vân thiên.
Phúc sinh thiên .
Quảng quả thiên.
Vô tưởng thiên.
Vô phiền thiên.
Vô nhiệt thiên.
Thiện kiến thiên.
Sắc cứu kính thiên.
Hoà âm thiên.
Đại tự tại thiên .
Có sách xếp Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Hoà âm thiên dưới tên Tịnh phạm thiên, không thuộc về Tứ thiền thiên.
3. Vô sắc giới (thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm Bốn xứ). Vô sắc giới gồm:
Không vô biên xứ;
Thức vô biên xứ;
Vô sở hữu xứ;
Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.
Trong tất cả cõi giới trên, phàm phu chúng sanh thường chỉ quanh quẩn luân hồi trong lục đạo bao gồm các cõi trong Dục Giới (Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, Người, Atula, Các Cõi Trời). Còn các cõi giới còn lại từ Sắc Giới đến Vô Sắc Giới đều là người tu hành đắc hạnh mới có thể tái sanh trong các cõi giới đó!
Trong phần này của quyển sách Tuệ Minh tôi chỉ đề cập đến ba cõi giới trong Dục Giới đó là (Trời, Người, Địa Ngục) qua những cuộc trò chuyện, những biện giải của các vị tu hành đắc hạnh và mối quan hệ giữa ba cõi giới này với nhau.
câu chuyện về Địa Ngục
Bài viết trích đăng một cuộc trò chuyện giữa một vị đạo sư và một trong các vị mà chúng sanh gọi là Diêm La Vương và mang tínvh chat tham khảo ậy nên bạn nào ko thích có thể ko đọc, chứ đừng ném đá mê tín dị đoan các kiểu nhé :))
Đêm rằm tháng bảy năm 1999, tại đỉnh núi sau một lúc thiền định của thầy bổng có ánh sáng màu xanh lục vụt qua khe núi len vào, một lát sau thầy cho gọi Tuệ Minh. Như bao lần trước tôi vội quơ lấy quyển tập, viết mang đèn cầy đi vào. Ở đó có một vùng ánh sang xanh lục quện chặc lại nhau tạo thành những hình thù quái dị. Bằng giọng ôn tồn thầy tôi bắt đầu câu chuyện:
- Ông tới đó à?
- Phải – Tôi đã tới theo lời mời của ông (Một giọng nói vang lên tựa như tiếng gió rít, như tiếng người mà giọng trầm hơn rất nhiều lần nhưng nó mạnh mẽ hung tráng khó tả);
- Tôi thì không lạ gì ông nữa, nhưng với chúng sanh vô minh và với đệ tử tôi đang ngồi đây có lẽ họ sẽ nghi hoặc về sự hiện diện của ông, ông có thể tự giới thiệu về mình để cho chúng sanh biết được chứ?
- Tôi phụng mệnh Đế Thích làm A Tỳ Nhất Đế đã rất lâu xa kiếp về trước cho tới nay, nếu ông muốn biết tên họ của tôi trước khi tôi trở thành Nhất Đế A Tỳ thì tôi cũng biết nên nói cho ông nghe tên nào nữa vì trong hằng hà sa các kiếp luân hồi, mỗi kiếp tôi lại có một cái tên vì vậy ông chỉ cần gọi tôi là A Tỳ Nhất Đế!
- A Tỳ Nhất Đế!? Vậy chắc chắn còn Nhị Đế, Tam Đế, ….. và nhiều nữa? Có đến bao nhiêu A Tỳ Đế như ông?!
- Có vô số A Tỳ Đế! Có điếm cũng không điếm xuể.
- Không phải nhân gian thường nói có Thập Điện Diêm La (là mười vị Đế Diêm La) thôi đó sao? Hay nhiều nữa thì có 18 tầng Địa Ngục, sao không phải là 18 vị A Tỳ Đế mà có đến nhiều vị A Tỳ Đế như vậy!?
- Vì chúng sanh có hằng hà sa các tội nghiệp sâu nặng khác nhau nên tất sẽ có hằng hà sa chư vị A Tỳ Đế, trong mỗi một Tầng Địa Ngục lại có hằng hà sa các hình phạt khác nhau, Cai quản một mỗi hình phạt là một Quỷ Vương, cai quản các Quỷ Vương trong một Tầng Địa Ngục có một A Tỳ Đế, trong Địa Ngục có hằng hà sa các Tầng thì tất sẽ có vô số các vị A Tỳ Đế.
- Công việc của ông là gì?
- Công việc của tôi là xem xét các vong hồn bị chịu tội ở trong Tầng của tôi, nếu người nào có ý hướng thiện sớm thì có thể kết thúc hình phạt sớm hơn, còn kẽ nào cang cường vô minh thì kéo dài thời gian thọ phạt và tất nhiên đau đớn gấp bội lần.
- Vậy những chúng sanh phạm tội gì sẽ bị sanh vào Tầng Địa Ngục của ông? Hình phạt chấp pháp trong đó là gì?!
- Tầng Địa Ngục của tôi gọi là Quãng Tâm Địa Ngục, phàm những kẽ nào có giã tâm ác ý, tuy ương hèn chưa dám thực hiện bằng hành động nhưng thường xuyên nghĩ đến việc mưu hại người khác, tâm tưởng mưu tính chuyện xằng bậy đoạt vợ kẽ khác, mưu tính chuyện đốt chùa, phá miếu để toan tính lợi lộc cho riêng mình thì dù hành động chưa thành nhưng tâm kẽ đó đã có vết hằng. Những mưu toan đó hắn nghĩ thế gian chỉ mình hắn biết (Vì hắn vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt thành) thì những kẽ đó sau khi mạng chung sẽ sanh về Tầng Địa Ngục của tôi, sau khi đã thọ nhận những hình phạt thống khổ ở các Tầng Địa Ngục do những hành động hoặc khẩu ý khác. Khi thọ sanh về đây chúng sẽ được sanh ra trong cái bợn nhơ nhớp của một bọc các thứ bất tịnh, sau đó bị các Quỷ Sai đưa lên một chiếc giường, khi nằm lên chiếc giường này các ảo tưởng quái ác được sanh ra, kẽ đó sẽ thấy lại được cảnh mà mình mưu tính và những kết quả thống khổ của kẽ đó. Ví dụ như khi hắn mưu tính cướp vợ người khác thì hắn sẽ thấy cảnh bị người chồng phát hiện, trói lại dung dao tùng xẻo từng miếng thịt trên thân thể hắn cho đến không còn thịt nữa đau đớn vật vã mà chết đi, nhưng khi ảo tưởng đến điều đó thì thân thể hắn cũng đau đớn chẳng có sai biệt so với hiện thực bên ngoài, thịt da trên người hắn cũng từng miếng rơi xuống thối rữa và bị lửa nóng thiêu rụi! Cho nên chúng sanh vô minh lại không hiểu được rằng trong tất cả các ác nghiệp thì tâm ác làm chủ tất cả, vì vậy mà nghiệp báo càng vô cùng khổ sở, đau đớn gấp bội lần so với hành động và khẩu nghiệp!
- Vậy chúng sanh trong tầng địa ngục này phải chịu thống khổ như thế đến bao lâu? Việc chịu cảnh thống khổ như thế có giúp được gì cho thiện căn của họ hay chỉ đơn thuần là nghiệp báo phải thọ nhận?
- Việc chịu cảnh thống khổ lâu hay mau còn tùy vào mức độ hối cải của chính người chịu tội đó và tùy thuộc vào ác ý mà người đó đã ươm mầm, gieo tạo ít hay nhiều lúc còn sống. Hơn nữa trong U Minh Giới này còn có một vị Đại Nguyện Bồ Tát Địa Tạng vẫn thường xuyên thuyết pháp độ chúng để cho những chúng sanh nào có bồ đề tâm hoặc có chủng tử phật tánh trong a lại da thức còn lưu lại sẽ được cảm hóa, độ thoát sớm ngày giác ngộ ra những việc lầm lỗi của mình trước kia mà ăn năn hối cải thành tâm cầu được thoát khổ. Những chúng sanh như thế thì các tội nghiệp được tiêu trừ dần và rồi sớm ngày luân hồi.
- Vậy làm sao biết được chúng sanh nào đã cải hối hay chưa? Và khi nào đến lúc họ được luân hồi!?
- Những chúng sanh có sự cải hối hồi ngạn với chánh pháp thì những thọ hình sẽ tự động giảm dần, ví như trước kia mỗi ngày sự mộng tưởng đau khổ tái hiện liên tục hết lần này đến lần khác, hết ý này đến ý khác thì giờ đây các lần chịu khổ đó giảm dần và mức độ thống khổ cũng nhẹ đi. Những chúng sanh đó sẽ có thần sắc chuyển dần từ màu xanh nhợt sang màu ửng hồng rồi đến một lúc các thọ hình dứt hẳn họ sẽ được chuyển thế luân hồi.
- Nghe nói dưới Âm Ty có Địa Tạng Bồ Tát thường hiện ra để độ thoát cho chúng sanh? Nhưng chúng sanh đang chịu cảnh khổ bị hành hình, trừng tội thì tâm trí đâu mà nghe thuyết pháp? hơn nữa phải nghe thế nào giữa cái ồn ào chết chóc la hét đâm chém, chặt, xẻo của âm ty?
- Ông hãy chuẩn bị đi, ít hôm nữa khi có dịp Chúng Sanh trong U Minh giới được giáo hóa của Bồ Tát tôi sẽ đến mời ông đi một chuyến!
Đêm 22 tháng chạp năm 2000 thầy cho gọi tôi vào và bảo, thầy nhập định ít hôm khi nào con nghe gọi thì mới vào, không thì đừng đến tránh làm phiền thầy!
Đêm 24 tháng chạp! Thầy cho gọi tôi vào vẻ mặt thầy trông rất phấn chấn thầy bảo tôi đi lấy giấy viết ra, lần này chính tay thầy ghi lại (không như những lần trước thầy đọc cho tôi ghi). Thầy bảo: "Đây là phúc duyên lớn nhất trong đời tu đạo của thầy được nghe chính kim khẩu của Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát thuyết một bài pháp về "Mộng và Thật".
Tôi hỏi thầy: "Vậy thầy có diện kiến được Bồ Tát không thì thầy tôi tỏ ra tiếc nuối và bảo, đạo pháp của thầy còn chưa tới đó! Còn phải ráng cố gắng học tập trao dồi thêm”
Sau đây tôi xin được trích lại nguyên văn đoạn mà thầy tôi ghi trong lần nhập định này!
Hôm nay, tôi có một cơ duyên lớn được sự trợ pháp của Diêm La Nhất Đế mà xuống âm ty một lần! Nhân gian có câu trăm nghe không bằng một thấy! Cảnh địa ngục qua kinh sách miêu tả chỉ mới lột tả được một phần ức lần cảnh cùng khổ của chúng sanh nơi đây! nơi nơi điều là tiếng gào thét, tiếng rên rỉ của những cơn đau thể xác lẫn nhưng nổi đau trong tâm thức dày vò.
Người dẫn tôi đi là một Quỷ Sai 3 đầu, tôi quay sang hỏi ông ấy!
- Hôm nay Bồ Tát thuyết pháp phải không!?
- Phải! Hôm nay Bồ Tát sẽ thuyết pháp độ chúng trong U Minh giới này!
- Những chúng sanh kia đang chịu khổ! Có hằng hà sa chúng sanh chịu khổ như thế thì chẳng lẽ phải có hơn số đó các quỷ sai như ông để hành hình họ?
- Không cần, vì đa phần là các hình phạt do nghiệp lực chiêu cảm mà ra, còn những việc tôi làm chỉ là ban đầu khi họ mới vào đây hoặc lúc họ đã tỉnh thức sám hối và ra khỏi đây!
- Vậy tất cả các hình phạt này điều do chiêu cảm của nghiệp mà ra?
- Không phải là tất cả; Có hai loại địa ngục: Một loại do nghiệp lực chiêu cảm mà ra : Đó là khi chúng sanh mạng chung mà chưa dứt được thân quyến, còn chấp ngã sân hận quá nhiều khi đó hồn phách lại không chịu giác ngộ rằng mình đã chết! Lúc này họ sẽ chịu đau khổ trong cảnh địa ngục do tâm thức sân hận mà ra lúc này địa ngục với họ là những gì họ thấy mà không làm được, muốn mà không toại được cái muốn càng lớn lửa đau khổ càng dài xéo họ và như thế đó là một địa ngục do chính họ bày ra! Sau khi nhận thức được mình đã chết hồn phách được thu nạp về Âm Ty trọn vẹn, lúc này là địa ngục do nghiệp lực tạo tác mà thành! Đó là địa ngục mà ông đang thấy!
Nói đến đây từ trong hư không vang lên một chấn động, hoa trời mandala rời khắp cỏi u minh, một ánh sáng vàng rực rở chiếu khắp mười phương. một giọng nói trầm ấm vang lên.
“Thương thay, thương thay! Chúng sanh vì u mê mà trầm mình trong biển khổ do chính mình tạo lấy! Điều này cũng chẳng khác một con thú tự làm bẩy đặt mình vào, chịu đau đớn khổ não, rồi giãy giụa tìm đường ra. Cuộc đời và giấc mộng đâu là thật đâu là ảo? Tất cả những nghiệp ta đã gieo tạo trong lúc mình còn sống đó là thật nhưng ta lại muốn nó là ảo, tất cả những công danh, địa vị, tiền bạc, lạc thú là ảo thì lại cho đó là thật mà tranh cướp, chiếm đoạt để rồi chịu đau khổ trầm luân chốn u minh này là thật! thì lại muốn nó là ảo! cho nên ……………..
Trong lúc thuyết pháp tất cả mọi cực hình mà chúng sanh đang chịu thọ phạt điều ngừng lại, với những người nào có chủng tử phật, có nhân duyên với phật pháp dù là vô tình hay hữu ý từ lâu xa kiếp thì khi nghe xong đã được giảm bớt hình phạt, sự đau đớn cũng giản dần và từ từ sẽ được thoát khỏi đây!
Với những chúng sanh can cường khó độ thì dù nghe pháp thuyết tuy có giảm một chút đau đớn nhưng khi nghe xong mọi hình phạt lại hiển hiện như cũ đây là những người không gieo được chủng tử phật trong a lại da thức nên dù có nghe cùng một bài pháp như nhau nhưng sự vi diệu thù thắng trên từng người lại hoàn toàn khác nhau!
Vì vậy chúng sanh nên biết được làm người là hi hữu của tạo hóa mà được gặp chánh pháp lại càng khó hơn.
Lời Bình:
- Một bài thuyết của Đại Nguyện Bồ Tát Địa Tạng!?
Có lẽ bạn sẽ hoài nghi, tôi cũng có lúc đã hoài nghi, nhưng tôi không có lý do hoài nghi về người thầy của mình, vì mục đích của bài pháp này là hướng thiện cho chúng sanh vô minh đang lầm lạc.
Đoạn trên có lẽ đã có thể giúp bạn hiểu được vì sao chịu khổ nơi A Tỳ và vì sao lại được luân hồi chuyển thế nhé!
Chúc tinh tấn! Tuệ Minh.
18 tầng địa ngục:
1.Bạt Thiệt Địa Ngục: nếu ai khi còn sống đã phạm tội li gián, nói dối, phỉ báng, chửi rủa... người khác thì sẽ vô tầng này.
2.Tiễn Đao Địa Ngục: người nào làm mai mối cho những bà góa phụ thì sẽ bị vô tầng này, vì ai lấy chồng bị chết sớm thì buộc phải ở góa.
3.Thiết Thụ Địa Ngục: những ai làm chia rẽ tình ruột thịt anh em, gia đình sẽ bị vô tầng này.
4.Nghiệt Kính Địa Ngục: tầng này dành cho những ai đã trốn tội cả đời.
5.Chưng Lung Địa Ngục: tầng này dành cho những ai hãm hại người khác.
6.Đồng Trụ Địa Ngục: những ai còn sống mà phóng hỏa giết người nhân chứng sẽ phải vô tầng này.
7.Đao Sơn Địa Ngục: những ai khinh khi thần linh hoặc sát sinh động vật thì sẽ vô tầng này.
8.Băng Sơn Địa Ngục: người vợ nào không làm tròn bổm nhiệm làm vợ hoặc thông gian thì sẽ bị vô đây.
9.Dầu Oa Địa Ngục: tầng nào dành cho những ai chơi trác tán, mưu đồ trộm cướp.
10.Ngưu Khanh Địa Ngục: những ai đã nghịch đãi xúc vật thì sẽ bị chúng trừng phạt lại tại đây.
11.Thạch Áp Địc Ngục: những ai giết hoặc bỏ rơi con của mình sẽ bị vô đây.
12.Thung Cữu Địa Ngục: những ai phí phạm của ăn thì sẽ vô đây.
13.Huyết Trì Địa Ngục (còn gọi là A Tỳ Địa Ngục): là ngục nặng nhất. Những kẻ bất hiếu sẽ bị trừng trị tại đây.
14.Uổng Tử Địa Ngục: những người tự sát, không biết quý mạng sống mình thì sẽ bị vô đây.
15.Trách Hình Địa Ngục: nếu ai đào mộ người khác cho lợi ích cá nhân thì sẽ vô đây.
16.Hoả Sơn Địa Ngục: ai ăn hối lộ sẽ phải vào đây.
17.Thạch Ma Địa ngục: người nào cậy mình có quyền rồi ức hiếp dân lành thì sẽ vô đây.
18.Đao Cư Địa Ngục: tầng này dành cho những người buôn bán dối trá.
Tháng 7 tháng cô hồn?
Mỗi năm đến rằm tháng 7 âm lịch thì người người xôn xao, nhà nhà lo lắng, người thì lên chùa cầu siêu cho thân quyến đã khuất, kẻ làm ăn mua bán thì lo đồ lễ cúng tế cô hồn, chỉ mong tháng ngắn, ngày qua để sớm được bình an trong lòng! Vậy sao lại có chuyện bất an như thế?
Có lẽ mọi người đều đã biết, rằm tháng bảy âm lịch hằng năm là ngày Lễ Vu Lan Bồn, sở dĩ có ngày lễ này là bởi vì Thích Ca Mâu Ni chỉ cách mời chư vị tăng sư tôn đức cùng hợp sức, dùng đạo hạnh từ bi của mình mà siêu độ cho bà Thanh Đề với lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên, về sau hằng năm ngày rằm tháng 7 đã được người đời chọn để cầu siêu cho thân quyến, cha mẹ nhiều đời kiếp giảm bớt tội nghiệp, hình phạt nơi âm ty, hoặc được xá tội, chuyển kiếp luân hồi!
Chuyện nếu chỉ có thế thì chỉ có tốt đẹp không có lo lắng, cũng sẽ chẳng có ồn ào gì, nhưng mà bởi vì ngày đó người thế gian chọn làm ngày lễ dâng cúng, cầu siêu nhiều cho nên những vong hồn phải chịu tội nơi âm ty cũng được ân xá, được chuyển thế luân hồi nhiều theo vì vậy lại có thêm chuyện ngày đó được Âm Phủ chọn chung làm ngày XÁ TỘI VONG NHÂN (tất nhiên chỉ xá tội cho những người biết ăn năn hối cải hoặc các tội hình nhẹ được người thân làm những việc phúc báo như phóng sanh, cúng dường chư tăng sư tôn đức....v...v.. những việc này tôi đã có nói qua trong bài BA VIỆC CẦN LÀM CHO NGƯỜI THÂN ĐÃ KHUẤT), nếu ngày thường mà làm thì cũng có công đức và ý lực như vậy chẳng có sai khác!
Chính vì NGÀY XÁ TỘI VONG NHÂN NÀY trùng với ngày LỄ VU LAN BỒN (cầu siêu cho vong linh người đã khuất) cho nên nó trở thành một ngày nhộn nhịp nhất dành cho các vong linh,
Các vong linh nào được xá tội thì được tha về nhà trong vòng 3 ngày sau đó sẽ đi luân hồi chuyển kiếp theo nghiệp lực, người nào chưa được xá tội mà có người thân cúng lễ, hành thiện để mong siêu độ thì cũng được cho về nhận (nhưng chỉ là những tội nhẹ từ tầng ngục thứ 3 trở lên), còn các vong nhân chịu tội nặng nề thì cũng được cho về nhận lễ nhưng bị gông cùm, xiềng xích, có quỷ sai theo áp giải về,
Tất cả những sự việc đó làm cho nhân gian phần nào bị xáo trộn không ít, bởi vì những vong nhân được âm ty xá tội trở về nhà có khi không còn thân quyến, có khi không ai thờ cúng nữa, họ vất vưởng lang thang trong thời gian chờ được luân hồi, cho nên mọi người xem như cô hồn (hồn cô độc, lang thang), vì vậy lại có sự trợ duyên từ người sống mang thức ăn thực phẩm để bố thí cho họ, một phần những người còn chịu tội nhẹ được thả ra để trở về nhà thọ cúng công đức thì trong số đó lại có không ít kẻ quấy phá, không biết sợ luật trời, có khi lại tìm cách trốn luôn ở nhân gian hay là tìm cách dựa theo một người sống nào đó tránh sự truy bắt của các quỷ sai, tất cả những điều này làm cho nhân gian hỗn loạn hơn bình thường.
Hãy thử tưởng tượng cảnh bị giam cầm nơi âm ty lạnh lẽo bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp mà nay được trở lại nhân gian với bao nhiêu dục lạc lôi cuốn trước mắt thì khó mà tránh được việc họ tìm cách phá phách, bởi trong số hỗn tạp bao nhiêu là vong linh từ hung bạo tàn ác đến dâm dật, phỉ báng (nếu là người tốt thì đã luân hồi rồi đâu phải chịu cảnh thọ hình nơi âm ty chi nữa), vì vậy nếu có người nhà nào mà gửi các chùa cầu siêu hôm đó thì quý vị thử tưởng mà xem,
Dù tôi có dùng lời lẽ nào đễ diễn tả sự thống khổ, sự lộn xộn, bất định nơi các cửa chùa ngày đó!
Trong số vô vàng chúng sanh chịu khổ báo đó thì thử hỏi thân quyến của ta nếu có được gửi cho chùa nào đó để cầu siêu thì họ sẽ nhận được gì? họ có thụ nhận được hay là không? họ có nghe nỗi trọn vẹn bài pháp nào của các vị tăng sư không? thì tội của họ lấy gì mà giảm nhẹ cho được?
Nhưng mà việc này tôi không nói đến bởi các chùa chiền điều có kế hoạch, các phật tử đều có dự liệu cả rồi! thôi thì ai tin gì thì làm đó mà thôi!
Tôi chỉ khuyên mọi người nơi đây 3 việc để tránh bị các vong nhân cô hồn quấy phá trong các ngày đó như sau:
- Thứ nhất: Luôn nhớ rằng dù quỷ sai không có theo về bên cạnh nhưng mỗi nơi đều có Thổ Công quản lấy (cũng như công an phường hay khu vực vậy), vì vậy tháng 7 này thai vì cầu cạnh cúng kiến cô hồn ngạ quỷ thì mọi người vẫn nên nhớ cúng một mâm chay cho thổ công và các vị tả hữu chánh thần, thiên binh để họ có sức mà quản, mà phục dịch cho bá tánh tránh các việc không hay từ các cô hồn lang thang,
- Thứ hai: Khởi lòng từ bi mà bố thí đồ ăn, thực phẩm thức uống đặc biệt chỉ nên mang cúng ở các góc đường, các ngã tư, ngã 6 chứ không nên cúng ở nhà (càng không nên chẩn tế trong nhà), việc có nhiều người cúng tiền bạc, vàng vòng kẹo bánh rồi trong nhà đổ ào ra cửa, ném liệng ra đường là những việc làm vừa vô nhân đạo vừa vô cùng ngu xuẩn, việc đó làm tổn hại nhân phẩm người sống mà cũng làm cho cô hồn ngạ quỷ tập trung quanh quẩn chung quanh đó rất là đông để đợi chờ tìm kiếm thứ chúng mong muốn, như vậy thì khả năng xảy ra chuyện xấu nhiều hơn hay ít hơn không làm có lẽ quý vị tự có thể hiểu lấy!
- Việc thứ ba đó là: Nếu thật tâm mong muốn cho thân quyến cha mẹ mình được siêu thoát thì hãy đọc lại bài trước tôi đã nói đó, tức là phải biết phóng sanh, bố thí, dâng hương hoa quả, vật thực cúng dường chư vị tăng sư tôn đức, chứ còn chỉ quăng tiền cho một ông trong chùa ghi ghi chép chép tên A, tên B thì làm sao mà giúp được cho họ, chỉ tội một điều một năm mới có dịp về lại nhân gian, con cháu còn quăng vô chùa nào đó cho rãnh nợ, vô chùa rồi cũng có được bao nhiêu lợi lộc đâu? Chỉ toàn là chen lấn xô đẩy, muốn báo tin cho con cho cháu cũng không đủ thần lực mà làm! cái cảnh đó mới vô cùng thảm khổ,
Môi năm ngày ấy tôi gặp không đếm xuể bao nhiêu vong linh chịu cảnh có nhà có con cháu thờ cúng mà phải chịu làm cô hồn vất vưởng thật vô cùng xót xa, mang chuyện ấy chuyển lời đến con cháu của họ có khi không được nghe còn bị chửi mắng, phỉ báng bởi theo họ mang lên chùa đã là PHÉP TIÊN hơn tất cả rồi! chúng sanh vô minh có bao nhiêu người chịu nghe lời chân thật!!?
Thôi thì vạn sự tùy duyên, ai tin thì nghe không tin thì không nghe, nhưng bởi vì không thể vì những người không tin mà bỏ luôn những người hữu tín, cho nên hôm nay tôi lại nói lẽ này, mong là trên này có không ít thiện tín hữu duyên đủ tín tâm mà suy xét lời hơn, lẽ thiệt!
Chúc mọi người tinh tấn!!
Quỷ Thần
Đa phần chúng ta nghe nói đến hai từ Quỷ - Thần, chắc rằng có thắc mắc nhưng chẳng hiểu vì sao hai từ này lại đi chung với nhau như thế? Điều này thật ra là có nguyên do của nó!
Trước tiên tôi xin mượn một câu nói của dân gian thường nói: “Sinh vi tướng, tử vi thần”, Câu này có nghĩa là lúc sống mà làm tướng khi chết đi sẽ làm Thần, vậy điều này có phải là sự thật hay không và nếu là sự thật thì có mâu thuẫn với giáo lý nhà Phật hay không? Còn nếu là không thật, vậy câu nói ấy từ đâu mà có?
Một ngày mùng bảy tháng 7 năm 2001, tại ngôi đền thần (NTT) trước ngã ba sông, Sau một hồi lâu ngồi tọa thiền nhập định, thầy đi về phía bức tượng và như những lần trước bắt đầu cuộc trao đổi với một thế lực siêu nhiên nào đó.
Thật ra thì cuộc trao đổi đúng nghĩa chẳng có tiếng nói nào cả, nhưng vì để cho tôi có thể biên chép lại câu chuyện cho nên thầy tôi đã làm một pháp định âm, nhờ đó mà tôi có thể nghe thấy cuộc trao đổi đó.
- Ông là một vị Thần?
- Phải, tôi đã là một vị thần,
- Vậy do công đức của ông giết giặt cứu nước, cứu dân mà Ngọc Đế sắc phong cho ông làm Thần chăng?
- Không phải thế!
- Vậy ông có thể nói rõ hơn không?
- Lúc còn sanh thời tôi đã từng nghĩ như thế, nhưng khi mạng chung về với thế giới khác mới hiểu đó là cách nghĩ sai lầm của mình, Phàm làm Thần có rất nhiều con đường khác nhau, có người là do Hóa Sanh (sanh ra trong gia đình chư thần, như Long Cung, Thất cung, địa cung, vvvv), lại có người được sắc phong do trong quá trình tu tập đã thoát xác thành thần, có nhiều năng lực thần thông biến hóa cho nên Ngọc Đế sắc phong để hộ trì chánh pháp, tạo thêm thiện nghiệp, Lại có người do tu tập công đức lúc còn sống (như bố thí, làm phước, hy sinh thân mạng cứu người …v…v).
Nhưng đặc biệt trong số ấy có một loại Thần mà không phải do Ngọc Đế sắc phong đó chính là Quỷ Thần,
Vì sao lại có chuyện đó? Để giải thích chuyện này tôi xin nói cho rỏ cái lý này, đó là phàm bất cứ ai sau khi chết mà có trên 1.000 vong hồn quy thuận sẽ có pháp lực của một Thất Thần (Vị Thần cấp Thất Phẩm – Ngang hàng với Thổ Công),
Nếu có 10.000 vong hồn quy tụ chịu dưới trướng để nghe sai khiến thì pháp lực của họ tương đương với Lục Thần (các vị thần cấp Lục Phẩm Thiên Giới), như Thần Hoàng chẳng hạn,
Nếu có đến 100.000 vong hồn chịu quy phục dưới sự sai khiến của người ấy thì pháp lực của họ ngang hàng với cấp (Ngũ Phẩm Thiên Thần) – Cấp thần ngũ phẩm ấy của Thiên Giới như là (Thần sấm, thần mưa, thần gió…v…v), đây đã là bậc trung thần, pháp lực to lớn,
Việc họ quy tụ được nhiều vong linh tự nguyện hoặc bị ép buộc làm âm binh theo họ cũng chẳng khác nào những nhóm thổ phỉ sống trong các triều đại phong kiến khi xưa, tự chiêu mộ binh lính ngang nhiên làm những chuyện không thuận theo thiên quy, cho nên nhân gian gọi đó là Quỷ Thần, vì họ có năng lực của Thần nhưng lại làm những việc tùy thích không thuận theo thiên ý (bản tính của loài Quỷ),
Vậy cho nên cái câu “ Sanh vi tướng, tử vi thần” nên được hiểu theo hai nghĩa,
- Một là: Người đó vì công đức to lớn, trừ giác ác, bạo ngược, bảo vệ dân chúng chống lại những cái xấu, cái ác nên hy sinh thân mình, đó là bảo vệ chính nghĩa, thuận theo thiên mệnh (nên sau khi mạng chung được Ngọc Đế sắc phong làm thần để hộ trì chánh nghĩa cho đời sau),
- Hai là: Những kẽ tàn bạo, ác nhân tuy sanh thời là vi tướng nhưng chỉ vì tham lam, phục vụ mục đích cá nhân, đê hèn, muốn thống trị kẽ khác, bắt kẽ khác làm nô lệ, đó là nghịch thiên ý, họ chết đi không những chẳng được sắc phong mà còn bị luận tội nữa, tuy nhiên do oai thần lúc còn sống quá lớn, sân hận cũng lớn nên đa phần họ sanh về cõi Atula (hiếu chiến), sau khi hết oai thần mới sanh vào cỏi quỷ chịu ác báo,
Nhưng lại có một số người không chịu thác sanh mà vấn vương, luyến tiếc cái dư vị bá chủ, thống lĩnh của mình, họ vất vưởng trong nhân gian, nương nhờ hương khói cúng kiến của người còn sống mà phát triển sức mạnh, lại trãi qua thời gian, những người lúc còn tại thế là thuộc cấp của hắn cũng dần chết đi, lại không chịu tu hành nên chẳng thể vãng sang hoặc thuận theo thiên ý mà về âm ty chịu tội, lại được hắn dẫn dụ về với hắn, nhiều ngày thành một thế lực to lớn của âm binh, nương nhờ hương khói cúng dường của người sống mà thần lực ngày càng lớn thêm, những Quỷ Thần này lại rất hay giúp người đời toại nguyện (dù bất kể người đó có xứng đáng nhận phước báu hay không, hoặc dã giúp kẽ ác tâm thực hiện mưu tính), vì sao họ làm vậy? Là vì nếu chẳng làm vậy sẽ chẳng ai cúng kiến cho hắn nữa, mà càng ít người cúng kiến, nghĩa là có ít người quy thuận hắn, càng ít người quy thuận thì pháp lực của hắn càng suy yếu đi, đó là điều khác biệt lớn nhất với những vị thần được Ngọc Đế sắc phong (thì dù nhân gian chẳng còn ai nhắc đến họ nữa thì họ vẫn có nguyên vẹn pháp lực và oai thần chẳng hề suy giảm),
Lại nói đến Quỷ Thần, hắn càng thu nạp thêm âm binh thì oai lực càng thêm lớn, pháp lực càng thêm lớn, do vậy nên hiểu cho đúng nghĩa cái câu
“Sanh vi tướng, tử vi thần” cho rốt ráo nghĩa lý của nó, cũng như nên thấu triệt cái câu Quỷ Thần là như vậy đó,
Nếu một ngày nào đó cả thế gian chúng sanh chẳng còn ai thờ phụng, cầu cạnh hắn nữa thì lúc đó oai thần hắn đã hết hắn sẽ trở về đúng nghĩa của một vong hồn lạc loài đó là Quỷ,
Cho nên, chúng sanh thế gian phải nên cân nhắc thận trọng, chẳng nên cầu cạnh những kẽ ác thần, tuy trước mắt việc có thành nhưng ẩn chứa phía sau là thảm họa không thể nghĩ bàn cho hết, đó là … hôm nay sự thành, ngày mai lại bại (vì dù phước báu chẳng có thì bọn Quỷ Thần cũng cố tạo ra giả tạo nên, và sau đó khi quay về thực tại thân lại mang thêm nghiệp ác mà chẳng có gì tốt đẹp, viên mãn cả, hoặc chúng cố tạo nên những oan trái khác cho ta lại cầu cạnh, cúng bái, van xin),
Người thế gian có may mắn lớn đó là sống trong đương thời Phật Pháp phổ rộng chúng sanh, đi đâu cũng có thể nghe, có thể thấy, có thể làm những việc phước đức để tu phước về sau, vậy mà lại chẳng chịu nghe, chẳng chịu tin lại bán mình cho Quỷ Thần, rồi khi mạng chung hiểu ra điều đó há chẳng phải muộn rồi đó sao?
Câu truyện của thổ công
Bản lĩnh thông thiên của các vị thần
ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN
(THỔ CÔNG TINH QUÂN)
Trong chúng ta, hầu hết mọi người có lẽ ai cũng biết "Đất có thổ công, sông có hà bá". Tuy chưa tận mắt chứng kiến hoặc gặp gở các vị ấy nhưng từ xa xưa ông cha ta mỗi khi động thổ, khởi công, xây nhà, làm lễ hoặc chuyện cúng bái điều không quên việc xin phép chư vị thổ công trong vùng. Việc thờ cúng Thổ Công & Tài Thần trong mỗi cửa hàng, gia đình có lẽ khá phổ biến ở VN trên khắp mọi vùng miền. Ấy thế mà lai lịch và thân thế của chư vị Thổ Công cũng như những công đức mà chư vị ấy cống hiến cho chúng sanh thì ít khi nghe nhắc đến, phần vì chúng sanh còn không biết hoặc vì theo chủ nghĩa tôn thờ của cải nên xem trọng Thần Tài hơn hết!
Để giúp mọi người hiểu thêm về vị Thổ Công Tinh Quân tôi sẽ trích đăng lại một vài cuộc đối thoại giữa một nhà sư (thầy của Tuệ Minh) và một vị Thổ Công, hy vọng mọi người có thêm kiến thức để nhận biết được những việc gì nên làm!
- Vì đâu ông trở thành Thổ Địa? (vị đạo sư vấn).
- Chuyện kể ra thì rất dài: Ngày xưa tôi từng làm quan cai quản vùng này, sau khi mạng chung vì phúc đức lớn nên được Diêm Vương cho tôi chọn lựa, 1 là luân hồi làm quan cao ở vùng khác hưởng cuộc sống phú qúy, giàu sang, hai là làm thần Thổ Công tiếp tục cai quản vùng này vì vị thần Thổ Công vùng này trước kia đã chuyển lên làm Thần Hoàng nên vị trí còn khuyết.
- Vậy là ông đã chọn làm Thổ Công? (vị đạo sư vấn).
- Phải!
- Vậy ông cũng có gia đình chứ? (vị đạo sư vấn)?
- Trước kia khi tôi còn tại dương thế tôi có 1 vợ 2 thiếp và 1 đứa con trai, tuy nhiên khi tôi mạng chung thì không còn gặp lại họ nữa!
- Vậy khi họ mạng chung ông lại là Thổ Công trong vùng này ông không biết chuyện đó sao (vị đạo sư hỏi),
- Thật ra thì tôi có biết! Nhưng mỗi người một nghiệp khác nhau khi dương thọ đã hết thì các Quỷ Sai đến chỉ thông báo cho tôi biết trước 3 ngày rồi 3 ngày sau đến bắt họ mang đi còn đi đâu thì tôi không được biết đến, Cho nên mới nói dù là vợ con cha mẹ, thân quyến tình thâm sâu đâm nhưng khi mạng chung thì mỗi người mỗi một nẻo trong lục đạo luân hồi làm sao có thể tìm lại được nhau!? Trừ khi tất cả cùng đồng viên mãn từ cõi trời trở lên mới có được thần thức cũ trước khi dương mạng nhân gian chấm dứt chứ còn luân hồi trong 5 nẻo còn lại thì u mê làm sao mà nhớ được.
- Vậy công việc của ông là gì? (vị đạo sư vấn),
- Xưa kia dân cư thưa thớt nên tôi cai quản một vùng từ Tây giáp Núi Cấm, phía Đông ra đến Biển, Phía Nam đến tận vùng U Minh, Phía Bắc đến núi Bà Đen. Dần dần dân chúng đông lên nên công việc này được đệ trình lên Ngọc Đế đã sắc phong thêm một số vị Thổ Công mới để phân vùng lại. Bên dưới tôi còn có 2 phụ thần đó là Hữu thần (chuyên ghi nhận các công đức) và Tả thần (chuyên ghi nhận các việc ác nghiệp của bất cứ ai trong vùng). Trước khi họ mạng chung 3 hôm có Qủy Sai đến để xác nhận lại một lần nữa công tội việc này. Hàng năm sẽ đệ trình xuống Âm Ty xin gia hạn hoặc giảm niêm với những người gieo ác nghiệp hay thiện nghiệp khác nhau. nói chung công việc thì nhiều lắm.
- Ông có xuất gia không?!(Vị đạo sư vấn),
- Cái đó còn tùy từng người như tôi đây thì có mà chư vị khác thì không!
- Vậy ông thọ nhận chay hay mặn?!
- Tôi thọ nhận các món chay và hoa quả do nhân gian cúng dường (chỉ thọ nhận các gia chủ có công đức và hiền thánh còn ác nghiệp sanh tà khí tôi không đến đó nhận được sẽ làm ảnh hưởng đến thân đạo!).
- Tại sao khi thờ cúng ông bà hoặc làm việc gì động đến đất đai điều phải xin ngài? Nếu không xin thì có làm sao không? (Vị đạo sư vấn),
- Thật ra việc người sống khấn xin là một việc làm tốt đẹp, vì sau khi họ khấn xin như thế thì tôi sẽ có một đạo văn để cho chư vị âm binh và tả hữu thần không khiển trách hoặc nhầm lẫn họ là oan vong vào phá phách sẽ bị bắt đem đi, tra hỏi, xét xử rất mất thời gian. Cho nên khi tìm mồ mả ông bà hoặc cúng giỗ, gọi vong ...v ... v thì nên báo để có đạo văn này là thuận tiện nhất.
- Vậy ngài có coi việc quản các vong oan trên vùng cai quản của mình không!? Nếu có tại sao lại có việc các oan vong nhập vào người hoặc hiện trò trêu ghẹo phá phách người còn sống thế!? (vị đạo sư vấn),
- Thật sự thì là có nhưng tôi không phải là phán quan hay quỷ sai, cho nên khi phát hiện có oan vong trong vùng của mình thì tôi có đạo văn gửi về âm ty, để dưới đó cho quỷ sai lên bắt mang về xét hỏi mà thôi. Còn việc có các vong ám người còn sống, việc này là do oán cừu nhiều đời còn sót lại, có khi việc đó được phép của Âm Ty để thi hành luật nhân quả tuần hoàn các vong đó làm cho kẻ ác bị suy đồi, bệnh tật, cũng có khi do các oan vong mới chết nên chưa phát hiện được hoặc len lõi trốn tránh các quỷ sai cho nên dựa hơi dương khí để tránh bị phát hiện (vì các quỷ sai chỉ phát hiện những nơi có âm khí mạnh hơn - nghĩa là tìm đến các vong linh mà thôi!),hơn nữa khi nhận lệnh thì nhóm quỷ sai chỉ có thời gian từ 1-3 canh giờ để tìm và bắt cho kỳ được các oan vong, nếu sau thời gian ấy thì quỷ sai không thể ở lại nơi dương thế được cho nên nếu các vong đó tìm cách trốn chạy trong khoản thời gian này thì khó lòng mà phát hiện ra.
- Ông có được thăng quan không!? ai cai quản ông!?
- Có! Nếu làm tốt chức phận thì đều được thăng quan, trên tôi là Thần Hoàng,
- Nhân gian thường nói ông thích ăn "Chuối" nên khi họ cúng thổ địa thì thường cúng nải chuối, ở các quán ăn hay quán nước người ta còn cúng cả thuốc hút vậy ông có thích ăn chuối và hút thuốc lá không? (vị đạo sư vấn),
- Tất cả các món hương hoa quả của bá tánh cúng tôi thường rất ít khi nhận lấy mà do hai vị Tả Hữu thần đến nhận. Có khi mang về phân phát lại cho chư vị âm binh, có khi phát lại cho cô hồn bá tánh. Nếu là kẻ ác nhân cúng điếu thì Tả Thần đến nhận, rồi bố thí lại cho bá tánh cô hồn vất vưởng lang thang để tích chút công đức cho kẻ đó.Còn là người hiền nhân thì Hữu thần đến nhận mang về phân phát lại cho âm binh và tôi cũng có nhận để được hưởng thêm phần phúc đức của người đó. Vì xưa kia nhân gian còn nghèo khó, các loại hoa quả thực phẩm còn thiếu thốn, khó khăn hơn nữa vùng này thường có nhiều chuối cho nên tôi có hiển linh nói rằng mình cần cúng nải chuối! Thực ra đó là cho dể bề phân phát cho mọi người, hơn nữa cũng đở phần tốn kém cho bá tánh nhân gian vì chuối có khắp mọi nơi lại thuộc loại rẻ tiền nhất lúc ấy cho nên nhân gian chúng sanh truyền nhau tích ấy, Còn chuyện cúng thuốc hút thì thật sự tôi không có nhận! chư vị Tả Hữu thần cũng không nhận, chỉ có âm binh có khi có người từng sống có hút thuốc nên đến nhận mà thôi .
***NĂNG LỰC THẦN THÔNG CỦA CÁC VỊ THẦN***
- Làm thần như ông đây thì có thần thông chứ phải không? (vị đạo sư vấn).
- Phải!
- Vậy thần thông của ông từ đâu có được? Là do Ngọc Đế ban cho hay do chính ông tu tập mà có được?!
- Một phần là do công hạnh lúc còn sống mà có được, một phần lại do tu tập, lại một phần là do ngọc đế ban cho.
- Ông có thể nói rõ hơn việc này không?
- Phần do công hạnh lúc còn sống đó là phần thần thông có thể cảm thấu những suy tính của kẻ ác nhân, những buồn lo của người thiện phước, đó là do lúc còn sống biết phân biệt thị phi, đúng sai, làm quan biết vì lợi ích của quốc gia, bá tánh. Phần do tu tập là các năng lực biến thân, hiển linh, nhập thân, hay hóa thân đi về nơi chốn khác nhau. Phần do Ngọc Đế ban cho từng chức vị khi nhận sắc phong đó là năng lực để ban ra chỉ dụ hoặc án văn đệ trình gửi đến các nơi như Âm Ty, hay Thiên Đình ... Hoặc có thể ban phước cho người hiền, tạo ngang trái cho kẻ ác... tất cả những năng lực này sẽ mất đi nếu bị tướt quan, còn các năng lực do công hạnh và tu tập thì vẫn còn lại.
- Vậy có phải các vị Thổ Công điều có thần thông như nhau không?
- Về mặt thần lực do Ngọc Đế ban cho theo sắc ấn được thụ phong thì là như nhau, nhưng năng lực do công hạnh và tu tập khác nhau nên có sự khác nhau. Có những người có những thần thông lớn hơn do lúc còn tại thế dù làm người thiện nhân, tu tập các phước lành lại quy y tam bảo nên có thêm kim cang pháp hộ lại có thêm sắc vàng trên đầu, những vị này tuy chỉ là Thổ Công nhưng ngay cả ma quỷ, chư thần ở Thiên Giới cũng điều biết đến, Còn như tôi đây thì ít được biết đến cho nên tôi mới quy y đây thôi!
- Việc nhân gian vẫn thường thờ phụng chung giữa ông và Tài Thần, liệu giữa ông và Tài Thần có mối quan hệ nào chăng hay chỉ do nhân gian tiện bề nên đặt chung như thế? (vị đạo sư vấn).
- Việc bá tánh thờ phụng chung giữa tôi và Tài Thần thì nguyên nhân đầu tiên chỉ là do hạn chế lại các trang thờ, hơn nữa tôi chủ về Phúc Đức, Tài Thần lại chủ về Tài Bảo nên thờ cùng thì họ nghĩ rằng có Tài Bảo có Phúc Đức thì còn gì bằng. Chứ giữa tôi và Tài Thần chẳng có mối quan hệ gì, người nào việc ấy thậm chí hiếm khi gặp nhau nữa.
- Tại sao bàn thờ của ông và Tài Thần lại hay cúng tỏi? (Vị đạo sư vấn).
- Việc đặt tỏi trên bàn thờ cũng có một nguyên do, nhưng đó chỉ là hi hữu nhưng nhân gian lại làm thành thông lệ mà thôi!
- Ngày trước do có một tên đạo sĩ, biết chút tà thuật, làm điều gian ác, vì sợ tôi biết được cản ngăn nên hắn dùng thuật ám tà khí cho hầu hết các gia đình (vì thần thì ít khi viếng nơi có tà khí sẽ ảnh hưởng đến thần khí, chỉ trừ các vị Hắc Thần thì không sao.) Tôi đã báo mộng cho một lão ông trong làng nên để tỏi trên bàn thờ tôi sẽ xua được hắc khí thì tôi sẽ biết được hắn làm gì và sẽ giúp đỡ cho mọi người kịp lúc. Từ đó nhân gian truyền nhau về việc cúng tỏi trên bàn thờ chứ chẳng có lý do gì khác.
- Ông có thường cư ngụ trong các am thờ? hay ở nơi nào khác?!
- Thật ra tôi không có cư ngụ trong các am thờ của bá tánh! Nhưng gia đình nào có am thờ thì linh tánh của tôi sẽ tốt hơn (do có sự giao cảm của người nhân gian với thần tánh). Vì vậy khi có những quỷ ma quấy phá thì tôi biết được nhanh hơn là những gia đình không có am thờ hoặc không tin quỷ thần! Điều này chỉ là biết nhanh hơn hoặc muộn hơn chứ không có ý thiên vị nào khác! Tôi thường đi về dưới các đình chùa hoặc đình thần trong vùng!
- Tại sao bàn thờ của ông lại đặt dưới đất hoặc gần đất nhân gian đặt như thế có đúng không? Vì thông thường để thể hiện sự tôn kính người ta hay đưa lên cao?! (Vị đạo sư vấn).
- Thật ra đặt dưới thấp hay trên cao đều được cả! Tuy nhiên dưới thấp thì thuận tiên hơn vì khi các vị Âm binh hay Tả Hữu thần đi ngang qua nhà sẽ dễ dàng trông thấy được có thờ phượng Thổ Công hay không để mà xét lại (vì đôi khi nơi có thờ phụng Thổ Công lại không được sự thông linh cảm ứng tức là nơi đó có tà khí rất mạnh, cần phải xem xét cẩn trọng.
tôi chỉ trích đăng một phần trong cuộc đối thoại đó mà thôi! Vì nhiều lẽ khác nhau, một phần trong cuộc trao đổi đó chỉ nên dành riêng cho những người tu hành nên không tiện đăng lên tất cả, hơn nữa chúng sanh còn hoài nghi nên những điều tôi trích đăng lên chủ ý chỉ để giúp cho bá tánh nhân gian hiểu rỏ hơn những việc mình làm hàng ngày điều có Phúc Đức Chính Thần cẩn cẩn soi xét mà làm thiện lánh ác!
- Các vị thiện thần thường hay gia trì người hiền, ông có làm việc đó không?! (vị đạo sư vấn)
- Tất nhiên là có vì đó là luân lý của trời đất của chúng sanh!
- Vậy khi họ gặp tai kiếp hoặc bị yêu ma quấy phá hoặc bị ác nhân hãm hại thì họ nên làm thế nào!?
- Chư vị Bồ Tát và chư vị Thiện Thần thường hay cho âm binh theo hộ trì người hiền có công đức, tuy nhiên, nghiệp nhân quả là một mạch xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, vì vậy nếu là việc nào do nhân quá khứ tạo và hiện kiếp phải nhận thì dù người đó có là bậc hiền nhân của hiện kiếp thì cũng không thể tránh khỏi mà chỉ có vị lại kiếp mới có được phúc báo mà thôi! Còn nếu như bị hãm hại không do nghiệp báo thì tôi đây cùng chư vị thiện thần trong tam giới luôn ra sức giúp đỡ, tuy nhiên vì chúng sanh rộng lớn việc túc trực bên người nào là không thể!
"Nhân gieo, quả nhận! Tôi nay ... tên.....họ.... hiện đang ở.... đang gặp lúc nguy nan ......(sự việc)...... nếu đây chẳng phải là do nghiệp quả đời trước thì xin Thổ Công Tinh Quân hiển linh cứu giúp". Sau đó đọc 3 lần câu chú
Ma ra na ra, tất đa a rị da!(3l)
- Vậy ông có biết người nào còn bao nhiêu dương thọ không!? (vị đạo sư vấn)
- Tôi có biết vì mỗi năm vào ngày mùng 7 tháng 7 tôi điều có đạo văn đó từ âm ty gửi lên.
- Vậy dương thọ đã được định trong 1 năm có thay đổi được không!?
- Có thể thay đổi!
- Vậy những việc gì làm thay đổi được dương thọ!?
- Những việc giảm dương thọ thường là những ác nghiệp chủ về sát sanh
Còn những việc tăng được dương thọ cũng chủ về các thiện nghiệp về phóng sanh là chủ yếu!
- Nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhiều điều khác có liên quan nữa!
- Địa ngục có thật không!?
- Địa ngục thật sự có!
- Vậy tại sao khi đi cầu hồn lại có những vong hồn đã chết hàng mấy chục năm lại vẫn còn tại thế!?
- À! Chuyện đó là một hiểu nhầm của chúng sanh mà thôi! Phàm xác có 3 hồn 7 vía! Khi mạng chung những người không có căn định vững chắc (không tu hành, không quy y tam bảo) thì hồn phách bị lạc nhau chia thành 3 hồn nên khi 2 vong đi về âm ty nhận tội hoặc đi chuyển thế đầu thai thì vẫn chưa trọn vẹn được!
Cho nên sau mấy chục năm người dương thế đi cầu hồn lại có chuyện người mất hiển linh nhập xác thật ra đó chỉ là một mảnh hồn vương lạc nơi trần thế lúc mạng chung mà thôi! sau một thời gian mảnh hồn này có thể khế hợp với phẩn hồn phách đang bị chịu tội dưới âm ty, hoặc phải chờ khi nó khế hợp hoặc nó bị tan biến thì phần còn lại mới có thể chuyển thế luân hồi! Cho nên mới khuyên nhân gian khi có người thân mất không nên quá bi lụy mà làm linh đình than khóc lâu ngày điều này dễ làm cho hồn phách bị rung động mạnh dễ bị phân tán khó mà siêu sanh. Và cũng vì lẽ này mà khi mạng chung cần được nghe các bài kinh cầu siêu hoặc kinh xám hối để hương vong hiểu đúng hơn mà không bị chia tách .......
- Vậy theo ông nói thì có một vong hồn bị lạc tại thế gian, còn các vong còn lại vẫn đi nhận nghiệp của mình phải không!?
- Không hẳn là như vậy, vì không phải tất cả mọi trường hợp điều như thế!
Đa phần là những người chết do dương số đã tận thì bị quỷ sai bắt mang đi (những thành phần này thì hồn phách bị mang đi trọn vẹn không bị lạc lẽo nhau, sau khi phán xét công và tội nếu là tội thì đưa đi chịu phạt nếu là công lại được đưa đi luân hồi). Các trường hợp hồn vía thất lạc nhau đa phần là các trường hợp chết oan ức, chết bất ngờ và chết trong sợ hãi, lúc đó trước khi chết đã có 1 phần hồn bay ra khỏi xác rồi (nhân gian hay nói sợ mất hồn vía là vậy) cho nên khi mạng chung thì phần hồn phách đó sẽ có thể mất một thời gian thì các quỷ sai mới phát hiện ra và mang về âm ty xét xử, tuy nhiên lại vẫn còn 1 hồn thất lạc nên lại rong ruổi khắp nhân gian, có khi đến hàng chục hàng trăm năm sau mới ý thức được rằng mình đã chết và nên từ bỏ thế gian này mà đi chuyển thế luân hồi thì lúc đó phần hồn lạc mới có thể hội tụ được, sau khi hội đủ như thế thì mới xét xử, mới cho luân hồi! Cho nên nếu trên dương gian có 1 vong thất lạc thì dưới âm ty có lẽ cũng có những vong còn lại đang bị giam cầm chờ ngày bắt được vong còn lại đó hoặc vong đó tự nhận thức được mà khế hợp lại thì mới xử sau. Cho nên hàng năm các chùa chiền hay tổ chức chay đàn để cầu siêu cho các vong linh này là vậy! Chứ bị như thế thì không thể luân hồi được. Vì vậy tích xưa mới có chuyện người chết còn về báo mộng với người thân rằng mình đang bị gông cùm, chịu tội nơi địa ngục mà nhân gian lại không hiểu sao có thể vừa chịu tội vừa về báo mộng thế được. đó là do quỷ sai cho phép một phần hồn về báo mộng cho thân quyến và được áp giải đưa đi và mang về chứ không phải được tự do đi về mà có thể báo mộng như thế!
- Còn khá nhiều điều nhầm tưởng của thế gian, tuy nhiên tôi không thể nói hết mọi việc!
- Ông là vị sư đắc đạo?!
- Nếu tôi nói tôi đã đắc đạo thì tôi không phải là sa môn!?
- Ông triệu được tôi bằng Pháp Ấn! Xin cho hỏi đó là loại ấn chứng gì?!
- Đó đơn giản chỉ là Phật Ấn!
- Tôi là một tiểu thần! Phật ấn tất nhiên có thể triệu hồi tôi. Vậy Phật Ấn ông nói có triệu được các vị Thiên thần và chư thiên không?
- Tùy vào đạo hạnh của người dụng pháp chứ không tùy vào Pháp Ấn. Như một thanh gươm tuy không thay đổi nhưng người có đủ lực sẽ chặt ngã cây lớn. Người yếu hơn chỉ chặt được cây nhỏ hay cây cỏ thôi!
- Có rất nhiều thầy bà tự xưng là ứng thân của chư thiên hay vị thần nà đó khi nhập đồng lên cốt. Thổ công ông có biết chuyện này?!
- Thiên có thiên Quy! Thần có thần pháp! Không thể có chuyện tùy tiện ứng hiện nhân gian như thế! Hơn nữa chư thiên và chư thần rất ngại xen vào chuyện thế gian vì nếu không khéo thì phước mạng của họ còn không lo nổi huống chi là của thế gian! Trừ những việc thiện phúc giúp đời. Đa phần là các cô hồn Ngạ quỷ giả danh nhập vào tự xưng thần thánh để được cung phụng cúng bái! Người thế gian chớ có mê lầm mà hại thân!*
- Ông vừa nói: Thiên có Thiên quy, Thần có Thần pháp, vậy ông có thể nói rõ hơn điều này?
- Tôi là Tiểu thần (Thần cũng có nhiều cấp bậc cao thấp thứ tự khác nhau), Như tôi đây là Địa Thần (Chư thần thường trụ trong cõi ta bà, thường trụ hòa lẫn trong chúng sinh), Ngoài ra còn có Thiên Thần, Chánh Thần, Tà Thần ...v....v (ở đây nói chánh hay tà không có nghĩa là ông thần làm ác, ông thần làm thiện mà là các ông ấy chủ về một việc nào đó thiên về thiện ý hay ác ý của chúng sanh).
- Mỗi người mỗi chức trách khác nhau, hàng năm tôi chỉ được về Thiên Giới một ngày (mùng 7 tháng 7 âm lịch) là ngày chư thần trong tam giới cùng chầu về Thiên giới (cũng như một ngày họp hội chốn nhân gian vậy).
- Địa Thần thì không thể lên Thiên Giới, vậy Thiên Thần thì có xuống được nhân gian không?
- Tất nhiên, địa thần hay thiên thần điều có thể lên hay xuống, tuy nhiên phải là việc công, có ấn chỉ của Tứ Thiên Vương (canh giữ 4 hướng cõi trời) thì mới được lên, hay được xuống! Còn bằng không thì khi đi qua khỏi cõi trời, tất cả các pháp, các thần thông, cả thân mạng cũng bị thiêu cháy hết!
- Ở trên trời có phải điều thấy được mọi việc dưới trần gian không?
- Không hề có chuyện đó! Mỗi người một việc ai nấy điều chỉ có thể thấy trong phạm vi cai quản của mình, nói cai quản thì là không chính xác! mà là trợ lực thì đúng hơn!
- Ông nói rõ hơn được không?
- Nghĩa là như tôi, hay một vị thần nào đó như Tài Thần chẳng hạn!Thổ công không có nghĩa là chủ quản hết mọi việc về đất đai, nhà cửa mà chỉ là trợ lực cho nhân gian (những người chí thành tin tưởng), Tài Thần cũng không phải chủ quản hết mọi tiền tài của thiên hạ (vì việc đó đã có quy luật của nhân quả tự vận hành), mà chỉ hổ trợ theo thiện phước hay ác nghiệp mà thôi! Cũng như Thần Mưa (Long Vương), không phải trận mưa nào cũng do ông ấy tạo ra, mà đa phần là theo quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ, trời đất, chỉ những khi nào cần thiết cho mưa ở một nơi mà tự nhiên cũng không thể có được mới cần đến ông ấy ban cho những trận mưa khác thường này!
Do vậy nhân gian lại mê lầm, cứ tưởng Thần mưa là cứ hể mưa là do ông ấy, hay thần tài cứ hể có tiền hay nghèo khó điều đổ cho ông ấy thì nào có phải đâu?
Hay con người tiến bộ tìm ra được quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ lại nói mưa là do nước bốc hơi, không có thần, không có phật đó là ngu si mê muội, chưa hiểu hết được mọi việc trong tam giới lấy cái thiển cận mà nói cái vô vi!
Câu truyện của tứ hải Long Vương
"THEO TRUYỆN" Phong Thần và Tây Du Ký, có Tứ Hải Long vương là 4 vị Long vương ở bốn biển Đông - Tây - Nam - Bắc:
Đông Hải Long vương Ngao Quảng.
Nam Hải Long vương Ngao Thuận.
Tây Hải Long vương Ngao Khâm.
Bắc Hải Long vương Ngao Nhuận.
Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương....
Long Vương là tổng quản của thủy tộc. Dân gian cho rằng phàm chỗ nào có nước như sông, hồ , biển, ao, đầm....đều có Long Vương.Long Vương có thể hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét, nên người ta thờ Long Vương làm thần mưa gió. Nếu hạn hán lâu ngày, dân chúng sẽ đền miếu Long Vương cầu mưa. Vẫn chưa thấy hiển linh, họ sẽ mang tượng thần Long Vương ra phơi ngòai nắng cho đến khi có mưa mới thôi (thâm vd)
--DIỆN KIẾN LONG VƯƠNG--
Như trong kinh điển đại thừa có dạy rằng Loài Rồng chưa phải là linh thú tối thắng trong ngũ linh mà nó vẫn còn bị loài Chim Xí Điểu ăn thịt (cũng giống như gà ăn giun, đại bàng ăn rắn vậy). Hôm nay tôi thuật lại cho mọi người nghe về cuộc hội ngộ giữa thầy và Long Vương để mọi người hiểu rỏ hơn về loài Linh Thú này cũng như những quy luật vận hành trong thế giới chư thần vậy.
- Ông là Long Vương?
- Phải, tôi được Ngọc Đế sắc phong cách nay khoảng 3 vạn bốn ngàn năm (năm tính của thế giới chư thần ~ 365 năm của loài người),
- Ông hóa sanh làm Long Vương từ một con người trong thế giới loài người sau khi chết đi hay sao?
- Không phải thế! Tôi sanh ra trong dòng giống loài rồng, Long Hoàng thọ mạng 8vạn bốn ngàn năm tuổi đã mạng chung, sau đó tôi được Ngọc Đế sắc phong kế vị,
- Ủa? Người đời thường nói chư thần là "bất tử" sao lại có chuyện mạng chung?
- Ngoài thế giới chư phật và bồ tát thì chỉ có người chứng quả A La Hán trở lên mới "thoát khỏi luân hồi" chứ còn trong lục đạo là còn sanh tử, tuy nhiên thọ mạng sẽ vô cùng dài nên so với đời người cũng có thể xem gần như bất tử.
- Ông được sanh ra trong gia đình Long Vương, vậy Thần Thông của ông có phải là sẵn có?
- Thần thông sơ đẵng thì là sẵn có của loài Rồng, như bay lượn trên mây, trong biển, biến hình thành những con vật trong đại dương, còn các thần thông khác điều phải do tu tập mới có được.
- Long Cung ở đâu? Có trong lòng đại dương không? Tại sao con người không tìm thấy?
- Long cung đúng là ở trong đại dương, tuy nhiên chắc chắn con người không thể nhìn thấy được, bởi vì cánh cửa vào Long Cung là một bức tường nước vô hình chẳng khác chi so với nước trong đại dương, dù họ có đến đó, có đi ngang qua thì cũng không có gì cản trở cả, Thế giới đó hoàn toàn tồn tại song song với đại dương, nhưng không cùng một Thế giới vật chất với đại dương, cho nên con người không thể thấy được nó.
- Nghe nói có Tứ Hải Long Vương cai trị 4 vùng (Đông, Tây, Nam Bắc) của đại dương, còn có những vị tiểu long vương cai quản các sông lớn, các vị tiểu thần (Ngư, Rùa ,,,,) cai quản các sông rạch nhỏ, ngay cả giếng nước cũng có Thủy Thần đó là cách nghĩ của người đời, ông xem có đúng không?
- Đúng là có Tứ Hải Long Vương, tuy nhiên không phải phân theo Đông, Tây, Nam Bắc mà được phân theo vùng!
* Hắc Long thì cai quản vùng đại dương sâu thẳm nhất của Thế giới,
* Bạch Long cai quản vùng đại dương có nhiều băng tuyết
* Huyết Long thì cai quản vùng có nhiều núi lửa, và vùng biển nóng
* Thanh Long thì cai quản những vùng đại dương an bình có nhiều tàu thuyền qua lại,
- Trong các sông ngòi thì không phải từng kênh rạch, con sông điều có thủy thần, mà thực ra tuy có nhiều nhánh sông nhưng nếu chỉ cùng một nguồn thì chỉ do một Thủy Thần cai quản mà thôi,
- Trong các giếng nước cũng không phải mỗi giếng có một thủy thần mà tất cả các mạnh nước chung nhau điều do duy nhất một Thủy Thần cai quản, thủy thần này thường là Địa Long (nhỏ và yếu hơn nhiều so với những vị Long Vương cai quản các vùng đại dương,
- Có phải Long Vương làm mưa không?
- Phải mà cũng không phải.
- Trong hầu hết các cơn mưa điều tùy thuộc vào sự vận hành của tự nhiên, tuy nhiên khi nào vùng nào có hạn hán, hoặc do nghiệp trước của dân vùng nào phải chịu cảnh lụt lội thì lúc đó các vị Long Thần mới dùng thần thông tạo mưa gió, hoặc dâng nước làm lụt lội theo ý chỉ Ngọc Đế.
Rồng:
Con Rồng có chín đặc điểm quan trọng: Thân của rắn, vẩy của cá chép, đầu của lạc đà, sừng của hươu, mắt của thỏ (hoặc của giống quỷ), bụng của con sò thần, gan bàn chân của hổ, móng vuốt của đại bàng, trên trán có gò nổi lên gọi là Xích Mộc.
Ngoài ra còn có nhiều đặc điểm để con Rồng thành tối linh toàn hảo: tai của bò, mũi và bờm sư tử, hai sợi râu dài hai bên mũi, chòm râu dưới cằm, có 81 vảy dương và 36 vảy âm, mỗi chân có 5 móng. Thiếu những điều ấy, rồng vẫn là rồng, nhưng không phải là loài rồng tối thượng. Và khi con rồng xuất hiện, sẽ cuộn mình chín khúc, trước miệng có hạt châu.
Rồng ở trên trời, dưới biển, trong lòng đất, dưới đáy sông hồ vực thẳm, trong giếng sâu, ngoài đồng rộng. Rồng hóa mây mù sương tuyết, phun mưa vẫy gió, quẫy sóng nổi lửa. Mưa trên trời do rồng phun nước, núi lửa dưới đất do rồng phun lửa, động đất cũng do rồng quẫy đạp.
Tối linh thần thú
Rồng đứng đầu trong tất cả các giống linh thú, thần thú, trên trời, dưới biển, mặt đất, sông hồ. Rồng đứng đầu Tứ linh : Long - Lân - Quy - Phượng. Ba giống sau là tượng trưng cho quyền năng của loài thú trên mặt đất (Lân), của loài thủy tộc (Quy), của loài chim trời (Phượng), còn Rồng bao gồm tất thảy.
Rồng đứng đầu trong tứ tượng của bốn phương vũ trụ: Thanh long - Bạch hổ - Chu tước - Huyền vũ, là Thần chủ phương Đông, gồm tám chòm sao: Giác - Cang - Đê - Phòng - Tâm - Vĩ - Cơ. Rồng là biểu tượng của vua, con rồng toàn hảo chỉ dành cho vua, cho bầu trời, cho Thượng đế. Ngay những vị thần cũng không được mang hình con rồng tối thượng đó.
Rồng cũng lắm loại
Con rồng tối thượng chỉ một tên gọi là Long, nhưng cũng có nhiều biến thể. Giống bốn móng là Mãng, giống không sừng không vẩy là Ly hay Ly long, giống một sừng vảy lớn là Giao, giống có cánh là Ưng long, giống không chân là Trực.
Rồng nơi đỉnh trời là cao quý là bậcThiên long*, phun mây mù mưa gió là loài Thần long, ẩn mình sâu trong lòng đất canh giữ mà làm ra động đất núi lửa là Phục tàng long, ở nơi đồng ruộng sông ngòi là giống Địa long, cuộn mình nơi đáy vực, đầm hồ là loại Bàn long...
Các giống dị chủng
Rồng sinh ra con, nhưng đám con ấy đôi khi chẳng được như cha mẹ, mà là loài dị chủng. Chín loại dị chủng ấy là gì? Có người nói là Tù ngưu, Nhai xế, Trào phong, Bồ lao, Toan nghê, Bí hí, Bệ ngạn, Phụ hí, Si vẫn; lại có người cho là: Bí hí, Si vẫn, Bồ lao, Bệ ngạn, Thao thiết, Công phúc, Nhai xế, Toan nghê, Tiêu đồ.
Ngoài ra, các loài thần thú Kỳ lân, Tỳ hưu, Thiên hống, Long mã, Long quy, Thiên mã, Giải trãi dường như cũng đều có phần của rồng dính vào thì phải.
(*) Đừng nhầm với Thiên long bát bộ của Kim Dung, vốn lấy từ Kinh Phật: Có tám bộ chúng sinh cao hơn con người: (1) Thiên, (2) Long, (3) Dạ-xoa, (4) Càn-thát-bà, (5) A-tu-la, (6) Ca-lâu-la, (7) Khẩn-Na-La, (8) Ma-hầu-la-gia.
BA LOẠI ĐẠI THẦN THÚ
Ngoài con Rồng là Tối thượng tối linh, còn nhiều giống Thần thú, mà trong đó cao nhất là tam Đại thần thú: Kỳ lân, Sư tử, Tỳ hưu.
Nhân thú Kỳ Lân
Chữ thông thường thì Kỳ là một giống ngựa quý chạy nhanh (ngựa Kỳ ngựa Ký), Lân cũng là giống ngựa quý có lông trông xa như có vẩy. Ghép lại, có Kỳ Lân lại là Thần thú, Vua của tất cả các loài thú bốn chân, một trong Tứ Linh, sánh với rồng phượng. Kỳ Lân có đầu của rồng, mình của ngựa, lại có vảy của loài rồng, có vây lửa cạnh chân. Kỳ Lân bay được lên trời, chạy được trên đất và trên mặt nước, mồm phun ra lửa, nhưng lại rất hiền hòa, không hại ai, sừng không dùng để húc ai bao giờ. Vì thế Kỳ Lân là loài Thần thú nhân nghĩa.
Nếu Kỳ Lân có hai sừng trên đầu thì cũng là Long Mã, con Thần thú đã hiện lên trên sông mang Hà Đồ đến cho Phục Hi thuở khai thiên lập địa. Kỳ Lân xuất hiện tượng trưng cho thời thái bình thịnh trị. Kỳ Lân chạy ngang bay dọc, tung hoành vũ trụ, lại tượng trưng cho người Quân tử. Vì thế tượng Kỳ Lân đặt ở cửa cung vua và nhà Vương thân hoàng thất.
Kỳ Lân cũng có biến thể. Nếu một đực một cái thì con đực là Kỳ, có một sừng, con cái là Lân, không có sừng. Chân của Kỳ Lân cũng có khi là chân như chân hổ lại có giáp, có vuốt như đại bàng, thêm phần kì lạ. Thời trước, áo quan võ được thêu Kỳ lân giữa ngực.
Uy thú Sư Tử
Trung Quốc vốn không hề có Sư Tử, đến thời Hán mới được người Ấn Độ tặng một đôi sư tử, từ đó trở thành giống Thần thú. Sư Tử tượng trưng cho Uy vũ, uy quyền, đại hùng đại lực bao trùm vũ trụ. Tòa Sư Tử là Tọa tòa thiêng liêng. Tiếng Sư Tử gầm lên, muôn thú đều khiếp sợ, cho nên "Sư Tử hống" thể hiện sức mạnh và uy vũ tột đỉnh của Phật pháp.
Vì thế tượng Sư Tử đặt ở cửa Công đường, cửa cung thể hiện uy quyền tối cao. Tượng Sư Tử đặc trưng bởi những bờm xoáy tròn trôn trốc quanh đầu, đầu tròn rất lớn, mắt nhìn xuống đầy ngạo nghễ. Nếu một đôi Sư Tử thì con đực dẫm chân lên quả cầu, con cái dẫm chân lên một Sư tử con; khi đó mẹ con Sư tử tượng trưng cho bình an hạnh phúc, Sư tử bố tượng trưng cho phát đạt tài lộc.
Lộc thú Tỳ Hưu
Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, lại như của hổ báo, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu là giống cực kì hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Tỳ Hưu xa xưa vốn gốc là con gấu được thần kỳ hóa, các tướng võ oai dũng được gọi là tỳ hưu.
Tỳ Hưu không chỉ hút tinh huyết ma quái, mà còn chuyên hút vàng bạc, báu vật trong trời đất, bởi thế về sau Tỳ Hưu lại là con vật giữ Tài lộc. Khi đó Tỳ Hưu có các đặc điểm: miệng to, ngực to, mông to, nhưng không có hậu môn (để chỉ hút của cải vào mà không làm mất đi cái gì). Tỳ Hưu từ đời Đường ngực mông càng to nữa.
Tỳ Hưu nếu có hai sừng thì gọi là Thiên Lộc, thu giữ của cải cho gia chủ, nếu một sừng là giống Tịch Tà, chống lại ma quỷ bảo vệ gia chủ. Nếu có hai con thì con đực gọi là Tỳ, con cái là Hưu.
Ở Trung Quốc, nổi tiếng nhất là con Tỳ Hưu bằng ngọc trên Đức Thắng môn tại Bắc Kinh. Theo truyền thuyết, vì con Tỳ Hưu quay miệng ra Sơn Hải quan, nên người Mãn đánh mãi nhà Minh không được. Đến khi người Mãn lập mưu hiểm, xui vua Sùng Trinh quay đầu Tỳ Hưu về nam, thì Sơn Hải quan mới vỡ, nhà Minh mất nước. Nhà Thanh sùng kính con Tỳ Hưu đó, bắt dân gian không ai được giữ Tỳ Hưu.
Giờ thì ai đi du lịch TQ cũng đều có thể mua Tỳ Hưu đeo cổ, bày trong nhà. Muốn bày Tỳ Hưu lấy lộc phải để Tỳ Hưu ngoài trời cho hưởng tinh khí thật lâu, khi bày thì miệng quay ra cửa, và gia chủ không bao giờ được để tay vào miệng Tỳ hưu, vì e nó hút hết tài lộc của chính mình; ngược lại, khách nào mà sơ ý để tay vào miệng con Tỳ hưu đó, thì sẽ mất hết lộc !!!
Âu cũng là một cách tự an ủi và tự sướng chính mình
Chín con của Rồng
Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau:
Thuyết 1: Tù ngưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn
Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ
Vì thế ở đây lôi hết ra.
1. Tù Ngưu: là loài có sừng vẩy giống rồng, đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tù Ngưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.
2. Nhai Xế (Nhai tí) loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí.
3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa.
4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội. Vì thế quai chuông khắc hình Bồ lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông.
5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên.
6. Bí Hí, còn gọi là Quy phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí hí cõng bia, trụ đá. Nhiều người nhầm với rùa.
7. Bệ Ngạn (Bệ hãn), còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định. Vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường.
8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá.
9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.
10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu.
11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ.
12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ.
Tam Giới của nhà Phật
Trong Kinh sách Phật Giáo Đại Thừa có nói khá nhiều về Tam Giới như trong kinh Pháp Hoa chẳng hạn, tuy nhiên do cách diễn đạt của Thế Tôn theo lối dẫn nhập và trình bày bằng những thuật ngử của nền văn minh cách xa chúng ta hàng ngàn năm cho nên không phải ai đọc quyển kinh sách trên cũng có thể hiểu được hết những ý nghĩa thâm sâu của nó!
Tuệ Minh tôi may mắn có được một minh sư, người thường sử dụng đạo hạnh tu tập của mình để trò chuyện trực tiếp với những người, những bậc thượng nhân trong các cõi giới khác nhau (ngoài cõi giới của con người), những cuộc trò truyện đó là những bài học thiết thực nhất, gần gủi nhất giúp cho tôi được khai ngộ những mơ hồ, những hoài nghi đối với những cõi giới mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng nhục nhãn thông thường!
Vạn sự do duyên sinh, tất cả vì duyên diệt! Xét thấy thời thế đã khế hợp, nhằm giúp cho những chúng sanh hữu duyên có được cái nhìn thực tế hơn bằng những lời tự thuật của những người trong các cõi giới khác nhau. Tuệ Minh tôi nay biên tập lại các cuộc trò chuyện đó. Với kiến thức và đạo hạnh kém cỏi của mình, tôi sẽ cố gắng diễn giải tốt nhất có thể để giúp mọi người có thêm một luồng thông tin khác ngoài những sách vở kinh điển và những mênh mông mơ hồ về Tam Giới trong thời đại thông tin ngày nay!
Những phần được chia thành ba phâ khác nhau, được biên soạn theo lối vấn đáp và diển giải
- 1: Nói về ba cõi giới (Trời, Người, Địa Ngục và mối quan hệ giữa ba cõi giới này với nhau);
- 2: Nói về (Linh hồn – Ma – Quỷ)
- 3: Nói về (Thần – Tiên - Thánh)
Tuy nhiên, vì tôi không phải là nhà văn, cũng không phải là một học giả chuyên nghiệp, cho nên trong quá trình biên tập chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót! Kính mong quý đạo hữu, chư vị bá tánh có thể bỏ qua cho.
Chúc tất cả đạo hữu, bá tánh và gia đình được an lạc, tinh tấn!
Tuệ Minh
Theo từ điển bách khoa toàn thư thì Tam Giới được định nghĩa như sau:
Tam giới cũng được gọi là Tam hữu , là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm:
1. Dục giới (có Ái dục về giới tính và những ái dục khác).
• Trong dục giới có những loại hữu tình sau:
Ngạ quỷ
Địa ngục
Loài người
Súc sinh
A-tu-la
Sáu cõi Thiên ở cõi dục (lục dục thiên):
Tứ thiên vương;
Đao lợi hay Tam thập tam thiên;
Dạ-ma hoặc Tu-dạ-ma thiên;
Đâu-suất thiên;
Hoá lạc thiên;
Tha hoá tự tại thiên;
2. Sắc giới: các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau:
• Sơ thiền thiên với ba cõi thiên sau:
Phạm thân thiên;
Phạm phụ thiên;
Đại phạm thiên.
Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên.
• Nhị thiền thiên với ba cõi sau:
Thiểu quang thiên;
Vô lượng quang thiên;
Cực quang tịnh thiên (cựu dịch là Quang âm thiên).
• Tam thiền thiên bao gồm:
Thiểu tịnh thiên;
Vô lượng tịnh thiên;
Biến tịnh thiên.
• Tứ thiền thiên gồm có:
Vô vân thiên.
Phúc sinh thiên .
Quảng quả thiên.
Vô tưởng thiên.
Vô phiền thiên.
Vô nhiệt thiên.
Thiện kiến thiên.
Sắc cứu kính thiên.
Hoà âm thiên.
Đại tự tại thiên .
Có sách xếp Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Hoà âm thiên dưới tên Tịnh phạm thiên, không thuộc về Tứ thiền thiên.
3. Vô sắc giới (thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm Bốn xứ). Vô sắc giới gồm:
Không vô biên xứ;
Thức vô biên xứ;
Vô sở hữu xứ;
Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.
Trong tất cả cõi giới trên, phàm phu chúng sanh thường chỉ quanh quẩn luân hồi trong lục đạo bao gồm các cõi trong Dục Giới (Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, Người, Atula, Các Cõi Trời). Còn các cõi giới còn lại từ Sắc Giới đến Vô Sắc Giới đều là người tu hành đắc hạnh mới có thể tái sanh trong các cõi giới đó!
Trong phần này của quyển sách Tuệ Minh tôi chỉ đề cập đến ba cõi giới trong Dục Giới đó là (Trời, Người, Địa Ngục) qua những cuộc trò chuyện, những biện giải của các vị tu hành đắc hạnh và mối quan hệ giữa ba cõi giới này với nhau.
câu chuyện về Địa Ngục
Bài viết trích đăng một cuộc trò chuyện giữa một vị đạo sư và một trong các vị mà chúng sanh gọi là Diêm La Vương và mang tínvh chat tham khảo ậy nên bạn nào ko thích có thể ko đọc, chứ đừng ném đá mê tín dị đoan các kiểu nhé :))
Đêm rằm tháng bảy năm 1999, tại đỉnh núi sau một lúc thiền định của thầy bổng có ánh sáng màu xanh lục vụt qua khe núi len vào, một lát sau thầy cho gọi Tuệ Minh. Như bao lần trước tôi vội quơ lấy quyển tập, viết mang đèn cầy đi vào. Ở đó có một vùng ánh sang xanh lục quện chặc lại nhau tạo thành những hình thù quái dị. Bằng giọng ôn tồn thầy tôi bắt đầu câu chuyện:
- Ông tới đó à?
- Phải – Tôi đã tới theo lời mời của ông (Một giọng nói vang lên tựa như tiếng gió rít, như tiếng người mà giọng trầm hơn rất nhiều lần nhưng nó mạnh mẽ hung tráng khó tả);
- Tôi thì không lạ gì ông nữa, nhưng với chúng sanh vô minh và với đệ tử tôi đang ngồi đây có lẽ họ sẽ nghi hoặc về sự hiện diện của ông, ông có thể tự giới thiệu về mình để cho chúng sanh biết được chứ?
- Tôi phụng mệnh Đế Thích làm A Tỳ Nhất Đế đã rất lâu xa kiếp về trước cho tới nay, nếu ông muốn biết tên họ của tôi trước khi tôi trở thành Nhất Đế A Tỳ thì tôi cũng biết nên nói cho ông nghe tên nào nữa vì trong hằng hà sa các kiếp luân hồi, mỗi kiếp tôi lại có một cái tên vì vậy ông chỉ cần gọi tôi là A Tỳ Nhất Đế!
- A Tỳ Nhất Đế!? Vậy chắc chắn còn Nhị Đế, Tam Đế, ….. và nhiều nữa? Có đến bao nhiêu A Tỳ Đế như ông?!
- Có vô số A Tỳ Đế! Có điếm cũng không điếm xuể.
- Không phải nhân gian thường nói có Thập Điện Diêm La (là mười vị Đế Diêm La) thôi đó sao? Hay nhiều nữa thì có 18 tầng Địa Ngục, sao không phải là 18 vị A Tỳ Đế mà có đến nhiều vị A Tỳ Đế như vậy!?
- Vì chúng sanh có hằng hà sa các tội nghiệp sâu nặng khác nhau nên tất sẽ có hằng hà sa chư vị A Tỳ Đế, trong mỗi một Tầng Địa Ngục lại có hằng hà sa các hình phạt khác nhau, Cai quản một mỗi hình phạt là một Quỷ Vương, cai quản các Quỷ Vương trong một Tầng Địa Ngục có một A Tỳ Đế, trong Địa Ngục có hằng hà sa các Tầng thì tất sẽ có vô số các vị A Tỳ Đế.
- Công việc của ông là gì?
- Công việc của tôi là xem xét các vong hồn bị chịu tội ở trong Tầng của tôi, nếu người nào có ý hướng thiện sớm thì có thể kết thúc hình phạt sớm hơn, còn kẽ nào cang cường vô minh thì kéo dài thời gian thọ phạt và tất nhiên đau đớn gấp bội lần.
- Vậy những chúng sanh phạm tội gì sẽ bị sanh vào Tầng Địa Ngục của ông? Hình phạt chấp pháp trong đó là gì?!
- Tầng Địa Ngục của tôi gọi là Quãng Tâm Địa Ngục, phàm những kẽ nào có giã tâm ác ý, tuy ương hèn chưa dám thực hiện bằng hành động nhưng thường xuyên nghĩ đến việc mưu hại người khác, tâm tưởng mưu tính chuyện xằng bậy đoạt vợ kẽ khác, mưu tính chuyện đốt chùa, phá miếu để toan tính lợi lộc cho riêng mình thì dù hành động chưa thành nhưng tâm kẽ đó đã có vết hằng. Những mưu toan đó hắn nghĩ thế gian chỉ mình hắn biết (Vì hắn vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt thành) thì những kẽ đó sau khi mạng chung sẽ sanh về Tầng Địa Ngục của tôi, sau khi đã thọ nhận những hình phạt thống khổ ở các Tầng Địa Ngục do những hành động hoặc khẩu ý khác. Khi thọ sanh về đây chúng sẽ được sanh ra trong cái bợn nhơ nhớp của một bọc các thứ bất tịnh, sau đó bị các Quỷ Sai đưa lên một chiếc giường, khi nằm lên chiếc giường này các ảo tưởng quái ác được sanh ra, kẽ đó sẽ thấy lại được cảnh mà mình mưu tính và những kết quả thống khổ của kẽ đó. Ví dụ như khi hắn mưu tính cướp vợ người khác thì hắn sẽ thấy cảnh bị người chồng phát hiện, trói lại dung dao tùng xẻo từng miếng thịt trên thân thể hắn cho đến không còn thịt nữa đau đớn vật vã mà chết đi, nhưng khi ảo tưởng đến điều đó thì thân thể hắn cũng đau đớn chẳng có sai biệt so với hiện thực bên ngoài, thịt da trên người hắn cũng từng miếng rơi xuống thối rữa và bị lửa nóng thiêu rụi! Cho nên chúng sanh vô minh lại không hiểu được rằng trong tất cả các ác nghiệp thì tâm ác làm chủ tất cả, vì vậy mà nghiệp báo càng vô cùng khổ sở, đau đớn gấp bội lần so với hành động và khẩu nghiệp!
- Vậy chúng sanh trong tầng địa ngục này phải chịu thống khổ như thế đến bao lâu? Việc chịu cảnh thống khổ như thế có giúp được gì cho thiện căn của họ hay chỉ đơn thuần là nghiệp báo phải thọ nhận?
- Việc chịu cảnh thống khổ lâu hay mau còn tùy vào mức độ hối cải của chính người chịu tội đó và tùy thuộc vào ác ý mà người đó đã ươm mầm, gieo tạo ít hay nhiều lúc còn sống. Hơn nữa trong U Minh Giới này còn có một vị Đại Nguyện Bồ Tát Địa Tạng vẫn thường xuyên thuyết pháp độ chúng để cho những chúng sanh nào có bồ đề tâm hoặc có chủng tử phật tánh trong a lại da thức còn lưu lại sẽ được cảm hóa, độ thoát sớm ngày giác ngộ ra những việc lầm lỗi của mình trước kia mà ăn năn hối cải thành tâm cầu được thoát khổ. Những chúng sanh như thế thì các tội nghiệp được tiêu trừ dần và rồi sớm ngày luân hồi.
- Vậy làm sao biết được chúng sanh nào đã cải hối hay chưa? Và khi nào đến lúc họ được luân hồi!?
- Những chúng sanh có sự cải hối hồi ngạn với chánh pháp thì những thọ hình sẽ tự động giảm dần, ví như trước kia mỗi ngày sự mộng tưởng đau khổ tái hiện liên tục hết lần này đến lần khác, hết ý này đến ý khác thì giờ đây các lần chịu khổ đó giảm dần và mức độ thống khổ cũng nhẹ đi. Những chúng sanh đó sẽ có thần sắc chuyển dần từ màu xanh nhợt sang màu ửng hồng rồi đến một lúc các thọ hình dứt hẳn họ sẽ được chuyển thế luân hồi.
- Nghe nói dưới Âm Ty có Địa Tạng Bồ Tát thường hiện ra để độ thoát cho chúng sanh? Nhưng chúng sanh đang chịu cảnh khổ bị hành hình, trừng tội thì tâm trí đâu mà nghe thuyết pháp? hơn nữa phải nghe thế nào giữa cái ồn ào chết chóc la hét đâm chém, chặt, xẻo của âm ty?
- Ông hãy chuẩn bị đi, ít hôm nữa khi có dịp Chúng Sanh trong U Minh giới được giáo hóa của Bồ Tát tôi sẽ đến mời ông đi một chuyến!
Đêm 22 tháng chạp năm 2000 thầy cho gọi tôi vào và bảo, thầy nhập định ít hôm khi nào con nghe gọi thì mới vào, không thì đừng đến tránh làm phiền thầy!
Đêm 24 tháng chạp! Thầy cho gọi tôi vào vẻ mặt thầy trông rất phấn chấn thầy bảo tôi đi lấy giấy viết ra, lần này chính tay thầy ghi lại (không như những lần trước thầy đọc cho tôi ghi). Thầy bảo: "Đây là phúc duyên lớn nhất trong đời tu đạo của thầy được nghe chính kim khẩu của Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát thuyết một bài pháp về "Mộng và Thật".
Tôi hỏi thầy: "Vậy thầy có diện kiến được Bồ Tát không thì thầy tôi tỏ ra tiếc nuối và bảo, đạo pháp của thầy còn chưa tới đó! Còn phải ráng cố gắng học tập trao dồi thêm”
Sau đây tôi xin được trích lại nguyên văn đoạn mà thầy tôi ghi trong lần nhập định này!
Hôm nay, tôi có một cơ duyên lớn được sự trợ pháp của Diêm La Nhất Đế mà xuống âm ty một lần! Nhân gian có câu trăm nghe không bằng một thấy! Cảnh địa ngục qua kinh sách miêu tả chỉ mới lột tả được một phần ức lần cảnh cùng khổ của chúng sanh nơi đây! nơi nơi điều là tiếng gào thét, tiếng rên rỉ của những cơn đau thể xác lẫn nhưng nổi đau trong tâm thức dày vò.
Người dẫn tôi đi là một Quỷ Sai 3 đầu, tôi quay sang hỏi ông ấy!
- Hôm nay Bồ Tát thuyết pháp phải không!?
- Phải! Hôm nay Bồ Tát sẽ thuyết pháp độ chúng trong U Minh giới này!
- Những chúng sanh kia đang chịu khổ! Có hằng hà sa chúng sanh chịu khổ như thế thì chẳng lẽ phải có hơn số đó các quỷ sai như ông để hành hình họ?
- Không cần, vì đa phần là các hình phạt do nghiệp lực chiêu cảm mà ra, còn những việc tôi làm chỉ là ban đầu khi họ mới vào đây hoặc lúc họ đã tỉnh thức sám hối và ra khỏi đây!
- Vậy tất cả các hình phạt này điều do chiêu cảm của nghiệp mà ra?
- Không phải là tất cả; Có hai loại địa ngục: Một loại do nghiệp lực chiêu cảm mà ra : Đó là khi chúng sanh mạng chung mà chưa dứt được thân quyến, còn chấp ngã sân hận quá nhiều khi đó hồn phách lại không chịu giác ngộ rằng mình đã chết! Lúc này họ sẽ chịu đau khổ trong cảnh địa ngục do tâm thức sân hận mà ra lúc này địa ngục với họ là những gì họ thấy mà không làm được, muốn mà không toại được cái muốn càng lớn lửa đau khổ càng dài xéo họ và như thế đó là một địa ngục do chính họ bày ra! Sau khi nhận thức được mình đã chết hồn phách được thu nạp về Âm Ty trọn vẹn, lúc này là địa ngục do nghiệp lực tạo tác mà thành! Đó là địa ngục mà ông đang thấy!
Nói đến đây từ trong hư không vang lên một chấn động, hoa trời mandala rời khắp cỏi u minh, một ánh sáng vàng rực rở chiếu khắp mười phương. một giọng nói trầm ấm vang lên.
“Thương thay, thương thay! Chúng sanh vì u mê mà trầm mình trong biển khổ do chính mình tạo lấy! Điều này cũng chẳng khác một con thú tự làm bẩy đặt mình vào, chịu đau đớn khổ não, rồi giãy giụa tìm đường ra. Cuộc đời và giấc mộng đâu là thật đâu là ảo? Tất cả những nghiệp ta đã gieo tạo trong lúc mình còn sống đó là thật nhưng ta lại muốn nó là ảo, tất cả những công danh, địa vị, tiền bạc, lạc thú là ảo thì lại cho đó là thật mà tranh cướp, chiếm đoạt để rồi chịu đau khổ trầm luân chốn u minh này là thật! thì lại muốn nó là ảo! cho nên ……………..
Trong lúc thuyết pháp tất cả mọi cực hình mà chúng sanh đang chịu thọ phạt điều ngừng lại, với những người nào có chủng tử phật, có nhân duyên với phật pháp dù là vô tình hay hữu ý từ lâu xa kiếp thì khi nghe xong đã được giảm bớt hình phạt, sự đau đớn cũng giản dần và từ từ sẽ được thoát khỏi đây!
Với những chúng sanh can cường khó độ thì dù nghe pháp thuyết tuy có giảm một chút đau đớn nhưng khi nghe xong mọi hình phạt lại hiển hiện như cũ đây là những người không gieo được chủng tử phật trong a lại da thức nên dù có nghe cùng một bài pháp như nhau nhưng sự vi diệu thù thắng trên từng người lại hoàn toàn khác nhau!
Vì vậy chúng sanh nên biết được làm người là hi hữu của tạo hóa mà được gặp chánh pháp lại càng khó hơn.
Lời Bình:
- Một bài thuyết của Đại Nguyện Bồ Tát Địa Tạng!?
Có lẽ bạn sẽ hoài nghi, tôi cũng có lúc đã hoài nghi, nhưng tôi không có lý do hoài nghi về người thầy của mình, vì mục đích của bài pháp này là hướng thiện cho chúng sanh vô minh đang lầm lạc.
Đoạn trên có lẽ đã có thể giúp bạn hiểu được vì sao chịu khổ nơi A Tỳ và vì sao lại được luân hồi chuyển thế nhé!
Chúc tinh tấn! Tuệ Minh.
18 tầng địa ngục:
1.Bạt Thiệt Địa Ngục: nếu ai khi còn sống đã phạm tội li gián, nói dối, phỉ báng, chửi rủa... người khác thì sẽ vô tầng này.
2.Tiễn Đao Địa Ngục: người nào làm mai mối cho những bà góa phụ thì sẽ bị vô tầng này, vì ai lấy chồng bị chết sớm thì buộc phải ở góa.
3.Thiết Thụ Địa Ngục: những ai làm chia rẽ tình ruột thịt anh em, gia đình sẽ bị vô tầng này.
4.Nghiệt Kính Địa Ngục: tầng này dành cho những ai đã trốn tội cả đời.
5.Chưng Lung Địa Ngục: tầng này dành cho những ai hãm hại người khác.
6.Đồng Trụ Địa Ngục: những ai còn sống mà phóng hỏa giết người nhân chứng sẽ phải vô tầng này.
7.Đao Sơn Địa Ngục: những ai khinh khi thần linh hoặc sát sinh động vật thì sẽ vô tầng này.
8.Băng Sơn Địa Ngục: người vợ nào không làm tròn bổm nhiệm làm vợ hoặc thông gian thì sẽ bị vô đây.
9.Dầu Oa Địa Ngục: tầng nào dành cho những ai chơi trác tán, mưu đồ trộm cướp.
10.Ngưu Khanh Địa Ngục: những ai đã nghịch đãi xúc vật thì sẽ bị chúng trừng phạt lại tại đây.
11.Thạch Áp Địc Ngục: những ai giết hoặc bỏ rơi con của mình sẽ bị vô đây.
12.Thung Cữu Địa Ngục: những ai phí phạm của ăn thì sẽ vô đây.
13.Huyết Trì Địa Ngục (còn gọi là A Tỳ Địa Ngục): là ngục nặng nhất. Những kẻ bất hiếu sẽ bị trừng trị tại đây.
14.Uổng Tử Địa Ngục: những người tự sát, không biết quý mạng sống mình thì sẽ bị vô đây.
15.Trách Hình Địa Ngục: nếu ai đào mộ người khác cho lợi ích cá nhân thì sẽ vô đây.
16.Hoả Sơn Địa Ngục: ai ăn hối lộ sẽ phải vào đây.
17.Thạch Ma Địa ngục: người nào cậy mình có quyền rồi ức hiếp dân lành thì sẽ vô đây.
18.Đao Cư Địa Ngục: tầng này dành cho những người buôn bán dối trá.
Tháng 7 tháng cô hồn?
Mỗi năm đến rằm tháng 7 âm lịch thì người người xôn xao, nhà nhà lo lắng, người thì lên chùa cầu siêu cho thân quyến đã khuất, kẻ làm ăn mua bán thì lo đồ lễ cúng tế cô hồn, chỉ mong tháng ngắn, ngày qua để sớm được bình an trong lòng! Vậy sao lại có chuyện bất an như thế?
Có lẽ mọi người đều đã biết, rằm tháng bảy âm lịch hằng năm là ngày Lễ Vu Lan Bồn, sở dĩ có ngày lễ này là bởi vì Thích Ca Mâu Ni chỉ cách mời chư vị tăng sư tôn đức cùng hợp sức, dùng đạo hạnh từ bi của mình mà siêu độ cho bà Thanh Đề với lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên, về sau hằng năm ngày rằm tháng 7 đã được người đời chọn để cầu siêu cho thân quyến, cha mẹ nhiều đời kiếp giảm bớt tội nghiệp, hình phạt nơi âm ty, hoặc được xá tội, chuyển kiếp luân hồi!
Chuyện nếu chỉ có thế thì chỉ có tốt đẹp không có lo lắng, cũng sẽ chẳng có ồn ào gì, nhưng mà bởi vì ngày đó người thế gian chọn làm ngày lễ dâng cúng, cầu siêu nhiều cho nên những vong hồn phải chịu tội nơi âm ty cũng được ân xá, được chuyển thế luân hồi nhiều theo vì vậy lại có thêm chuyện ngày đó được Âm Phủ chọn chung làm ngày XÁ TỘI VONG NHÂN (tất nhiên chỉ xá tội cho những người biết ăn năn hối cải hoặc các tội hình nhẹ được người thân làm những việc phúc báo như phóng sanh, cúng dường chư tăng sư tôn đức....v...v.. những việc này tôi đã có nói qua trong bài BA VIỆC CẦN LÀM CHO NGƯỜI THÂN ĐÃ KHUẤT), nếu ngày thường mà làm thì cũng có công đức và ý lực như vậy chẳng có sai khác!
Chính vì NGÀY XÁ TỘI VONG NHÂN NÀY trùng với ngày LỄ VU LAN BỒN (cầu siêu cho vong linh người đã khuất) cho nên nó trở thành một ngày nhộn nhịp nhất dành cho các vong linh,
Các vong linh nào được xá tội thì được tha về nhà trong vòng 3 ngày sau đó sẽ đi luân hồi chuyển kiếp theo nghiệp lực, người nào chưa được xá tội mà có người thân cúng lễ, hành thiện để mong siêu độ thì cũng được cho về nhận (nhưng chỉ là những tội nhẹ từ tầng ngục thứ 3 trở lên), còn các vong nhân chịu tội nặng nề thì cũng được cho về nhận lễ nhưng bị gông cùm, xiềng xích, có quỷ sai theo áp giải về,
Tất cả những sự việc đó làm cho nhân gian phần nào bị xáo trộn không ít, bởi vì những vong nhân được âm ty xá tội trở về nhà có khi không còn thân quyến, có khi không ai thờ cúng nữa, họ vất vưởng lang thang trong thời gian chờ được luân hồi, cho nên mọi người xem như cô hồn (hồn cô độc, lang thang), vì vậy lại có sự trợ duyên từ người sống mang thức ăn thực phẩm để bố thí cho họ, một phần những người còn chịu tội nhẹ được thả ra để trở về nhà thọ cúng công đức thì trong số đó lại có không ít kẻ quấy phá, không biết sợ luật trời, có khi lại tìm cách trốn luôn ở nhân gian hay là tìm cách dựa theo một người sống nào đó tránh sự truy bắt của các quỷ sai, tất cả những điều này làm cho nhân gian hỗn loạn hơn bình thường.
Hãy thử tưởng tượng cảnh bị giam cầm nơi âm ty lạnh lẽo bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp mà nay được trở lại nhân gian với bao nhiêu dục lạc lôi cuốn trước mắt thì khó mà tránh được việc họ tìm cách phá phách, bởi trong số hỗn tạp bao nhiêu là vong linh từ hung bạo tàn ác đến dâm dật, phỉ báng (nếu là người tốt thì đã luân hồi rồi đâu phải chịu cảnh thọ hình nơi âm ty chi nữa), vì vậy nếu có người nhà nào mà gửi các chùa cầu siêu hôm đó thì quý vị thử tưởng mà xem,
Dù tôi có dùng lời lẽ nào đễ diễn tả sự thống khổ, sự lộn xộn, bất định nơi các cửa chùa ngày đó!
Trong số vô vàng chúng sanh chịu khổ báo đó thì thử hỏi thân quyến của ta nếu có được gửi cho chùa nào đó để cầu siêu thì họ sẽ nhận được gì? họ có thụ nhận được hay là không? họ có nghe nỗi trọn vẹn bài pháp nào của các vị tăng sư không? thì tội của họ lấy gì mà giảm nhẹ cho được?
Nhưng mà việc này tôi không nói đến bởi các chùa chiền điều có kế hoạch, các phật tử đều có dự liệu cả rồi! thôi thì ai tin gì thì làm đó mà thôi!
Tôi chỉ khuyên mọi người nơi đây 3 việc để tránh bị các vong nhân cô hồn quấy phá trong các ngày đó như sau:
- Thứ nhất: Luôn nhớ rằng dù quỷ sai không có theo về bên cạnh nhưng mỗi nơi đều có Thổ Công quản lấy (cũng như công an phường hay khu vực vậy), vì vậy tháng 7 này thai vì cầu cạnh cúng kiến cô hồn ngạ quỷ thì mọi người vẫn nên nhớ cúng một mâm chay cho thổ công và các vị tả hữu chánh thần, thiên binh để họ có sức mà quản, mà phục dịch cho bá tánh tránh các việc không hay từ các cô hồn lang thang,
- Thứ hai: Khởi lòng từ bi mà bố thí đồ ăn, thực phẩm thức uống đặc biệt chỉ nên mang cúng ở các góc đường, các ngã tư, ngã 6 chứ không nên cúng ở nhà (càng không nên chẩn tế trong nhà), việc có nhiều người cúng tiền bạc, vàng vòng kẹo bánh rồi trong nhà đổ ào ra cửa, ném liệng ra đường là những việc làm vừa vô nhân đạo vừa vô cùng ngu xuẩn, việc đó làm tổn hại nhân phẩm người sống mà cũng làm cho cô hồn ngạ quỷ tập trung quanh quẩn chung quanh đó rất là đông để đợi chờ tìm kiếm thứ chúng mong muốn, như vậy thì khả năng xảy ra chuyện xấu nhiều hơn hay ít hơn không làm có lẽ quý vị tự có thể hiểu lấy!
- Việc thứ ba đó là: Nếu thật tâm mong muốn cho thân quyến cha mẹ mình được siêu thoát thì hãy đọc lại bài trước tôi đã nói đó, tức là phải biết phóng sanh, bố thí, dâng hương hoa quả, vật thực cúng dường chư vị tăng sư tôn đức, chứ còn chỉ quăng tiền cho một ông trong chùa ghi ghi chép chép tên A, tên B thì làm sao mà giúp được cho họ, chỉ tội một điều một năm mới có dịp về lại nhân gian, con cháu còn quăng vô chùa nào đó cho rãnh nợ, vô chùa rồi cũng có được bao nhiêu lợi lộc đâu? Chỉ toàn là chen lấn xô đẩy, muốn báo tin cho con cho cháu cũng không đủ thần lực mà làm! cái cảnh đó mới vô cùng thảm khổ,
Môi năm ngày ấy tôi gặp không đếm xuể bao nhiêu vong linh chịu cảnh có nhà có con cháu thờ cúng mà phải chịu làm cô hồn vất vưởng thật vô cùng xót xa, mang chuyện ấy chuyển lời đến con cháu của họ có khi không được nghe còn bị chửi mắng, phỉ báng bởi theo họ mang lên chùa đã là PHÉP TIÊN hơn tất cả rồi! chúng sanh vô minh có bao nhiêu người chịu nghe lời chân thật!!?
Thôi thì vạn sự tùy duyên, ai tin thì nghe không tin thì không nghe, nhưng bởi vì không thể vì những người không tin mà bỏ luôn những người hữu tín, cho nên hôm nay tôi lại nói lẽ này, mong là trên này có không ít thiện tín hữu duyên đủ tín tâm mà suy xét lời hơn, lẽ thiệt!
Chúc mọi người tinh tấn!!
Quỷ Thần
Đa phần chúng ta nghe nói đến hai từ Quỷ - Thần, chắc rằng có thắc mắc nhưng chẳng hiểu vì sao hai từ này lại đi chung với nhau như thế? Điều này thật ra là có nguyên do của nó!
Trước tiên tôi xin mượn một câu nói của dân gian thường nói: “Sinh vi tướng, tử vi thần”, Câu này có nghĩa là lúc sống mà làm tướng khi chết đi sẽ làm Thần, vậy điều này có phải là sự thật hay không và nếu là sự thật thì có mâu thuẫn với giáo lý nhà Phật hay không? Còn nếu là không thật, vậy câu nói ấy từ đâu mà có?
Một ngày mùng bảy tháng 7 năm 2001, tại ngôi đền thần (NTT) trước ngã ba sông, Sau một hồi lâu ngồi tọa thiền nhập định, thầy đi về phía bức tượng và như những lần trước bắt đầu cuộc trao đổi với một thế lực siêu nhiên nào đó.
Thật ra thì cuộc trao đổi đúng nghĩa chẳng có tiếng nói nào cả, nhưng vì để cho tôi có thể biên chép lại câu chuyện cho nên thầy tôi đã làm một pháp định âm, nhờ đó mà tôi có thể nghe thấy cuộc trao đổi đó.
- Ông là một vị Thần?
- Phải, tôi đã là một vị thần,
- Vậy do công đức của ông giết giặt cứu nước, cứu dân mà Ngọc Đế sắc phong cho ông làm Thần chăng?
- Không phải thế!
- Vậy ông có thể nói rõ hơn không?
- Lúc còn sanh thời tôi đã từng nghĩ như thế, nhưng khi mạng chung về với thế giới khác mới hiểu đó là cách nghĩ sai lầm của mình, Phàm làm Thần có rất nhiều con đường khác nhau, có người là do Hóa Sanh (sanh ra trong gia đình chư thần, như Long Cung, Thất cung, địa cung, vvvv), lại có người được sắc phong do trong quá trình tu tập đã thoát xác thành thần, có nhiều năng lực thần thông biến hóa cho nên Ngọc Đế sắc phong để hộ trì chánh pháp, tạo thêm thiện nghiệp, Lại có người do tu tập công đức lúc còn sống (như bố thí, làm phước, hy sinh thân mạng cứu người …v…v).
Nhưng đặc biệt trong số ấy có một loại Thần mà không phải do Ngọc Đế sắc phong đó chính là Quỷ Thần,
Vì sao lại có chuyện đó? Để giải thích chuyện này tôi xin nói cho rỏ cái lý này, đó là phàm bất cứ ai sau khi chết mà có trên 1.000 vong hồn quy thuận sẽ có pháp lực của một Thất Thần (Vị Thần cấp Thất Phẩm – Ngang hàng với Thổ Công),
Nếu có 10.000 vong hồn quy tụ chịu dưới trướng để nghe sai khiến thì pháp lực của họ tương đương với Lục Thần (các vị thần cấp Lục Phẩm Thiên Giới), như Thần Hoàng chẳng hạn,
Nếu có đến 100.000 vong hồn chịu quy phục dưới sự sai khiến của người ấy thì pháp lực của họ ngang hàng với cấp (Ngũ Phẩm Thiên Thần) – Cấp thần ngũ phẩm ấy của Thiên Giới như là (Thần sấm, thần mưa, thần gió…v…v), đây đã là bậc trung thần, pháp lực to lớn,
Việc họ quy tụ được nhiều vong linh tự nguyện hoặc bị ép buộc làm âm binh theo họ cũng chẳng khác nào những nhóm thổ phỉ sống trong các triều đại phong kiến khi xưa, tự chiêu mộ binh lính ngang nhiên làm những chuyện không thuận theo thiên quy, cho nên nhân gian gọi đó là Quỷ Thần, vì họ có năng lực của Thần nhưng lại làm những việc tùy thích không thuận theo thiên ý (bản tính của loài Quỷ),
Vậy cho nên cái câu “ Sanh vi tướng, tử vi thần” nên được hiểu theo hai nghĩa,
- Một là: Người đó vì công đức to lớn, trừ giác ác, bạo ngược, bảo vệ dân chúng chống lại những cái xấu, cái ác nên hy sinh thân mình, đó là bảo vệ chính nghĩa, thuận theo thiên mệnh (nên sau khi mạng chung được Ngọc Đế sắc phong làm thần để hộ trì chánh nghĩa cho đời sau),
- Hai là: Những kẽ tàn bạo, ác nhân tuy sanh thời là vi tướng nhưng chỉ vì tham lam, phục vụ mục đích cá nhân, đê hèn, muốn thống trị kẽ khác, bắt kẽ khác làm nô lệ, đó là nghịch thiên ý, họ chết đi không những chẳng được sắc phong mà còn bị luận tội nữa, tuy nhiên do oai thần lúc còn sống quá lớn, sân hận cũng lớn nên đa phần họ sanh về cõi Atula (hiếu chiến), sau khi hết oai thần mới sanh vào cỏi quỷ chịu ác báo,
Nhưng lại có một số người không chịu thác sanh mà vấn vương, luyến tiếc cái dư vị bá chủ, thống lĩnh của mình, họ vất vưởng trong nhân gian, nương nhờ hương khói cúng kiến của người còn sống mà phát triển sức mạnh, lại trãi qua thời gian, những người lúc còn tại thế là thuộc cấp của hắn cũng dần chết đi, lại không chịu tu hành nên chẳng thể vãng sang hoặc thuận theo thiên ý mà về âm ty chịu tội, lại được hắn dẫn dụ về với hắn, nhiều ngày thành một thế lực to lớn của âm binh, nương nhờ hương khói cúng dường của người sống mà thần lực ngày càng lớn thêm, những Quỷ Thần này lại rất hay giúp người đời toại nguyện (dù bất kể người đó có xứng đáng nhận phước báu hay không, hoặc dã giúp kẽ ác tâm thực hiện mưu tính), vì sao họ làm vậy? Là vì nếu chẳng làm vậy sẽ chẳng ai cúng kiến cho hắn nữa, mà càng ít người cúng kiến, nghĩa là có ít người quy thuận hắn, càng ít người quy thuận thì pháp lực của hắn càng suy yếu đi, đó là điều khác biệt lớn nhất với những vị thần được Ngọc Đế sắc phong (thì dù nhân gian chẳng còn ai nhắc đến họ nữa thì họ vẫn có nguyên vẹn pháp lực và oai thần chẳng hề suy giảm),
Lại nói đến Quỷ Thần, hắn càng thu nạp thêm âm binh thì oai lực càng thêm lớn, pháp lực càng thêm lớn, do vậy nên hiểu cho đúng nghĩa cái câu
“Sanh vi tướng, tử vi thần” cho rốt ráo nghĩa lý của nó, cũng như nên thấu triệt cái câu Quỷ Thần là như vậy đó,
Nếu một ngày nào đó cả thế gian chúng sanh chẳng còn ai thờ phụng, cầu cạnh hắn nữa thì lúc đó oai thần hắn đã hết hắn sẽ trở về đúng nghĩa của một vong hồn lạc loài đó là Quỷ,
Cho nên, chúng sanh thế gian phải nên cân nhắc thận trọng, chẳng nên cầu cạnh những kẽ ác thần, tuy trước mắt việc có thành nhưng ẩn chứa phía sau là thảm họa không thể nghĩ bàn cho hết, đó là … hôm nay sự thành, ngày mai lại bại (vì dù phước báu chẳng có thì bọn Quỷ Thần cũng cố tạo ra giả tạo nên, và sau đó khi quay về thực tại thân lại mang thêm nghiệp ác mà chẳng có gì tốt đẹp, viên mãn cả, hoặc chúng cố tạo nên những oan trái khác cho ta lại cầu cạnh, cúng bái, van xin),
Người thế gian có may mắn lớn đó là sống trong đương thời Phật Pháp phổ rộng chúng sanh, đi đâu cũng có thể nghe, có thể thấy, có thể làm những việc phước đức để tu phước về sau, vậy mà lại chẳng chịu nghe, chẳng chịu tin lại bán mình cho Quỷ Thần, rồi khi mạng chung hiểu ra điều đó há chẳng phải muộn rồi đó sao?
Câu truyện của thổ công
Bản lĩnh thông thiên của các vị thần
ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN
(THỔ CÔNG TINH QUÂN)
Trong chúng ta, hầu hết mọi người có lẽ ai cũng biết "Đất có thổ công, sông có hà bá". Tuy chưa tận mắt chứng kiến hoặc gặp gở các vị ấy nhưng từ xa xưa ông cha ta mỗi khi động thổ, khởi công, xây nhà, làm lễ hoặc chuyện cúng bái điều không quên việc xin phép chư vị thổ công trong vùng. Việc thờ cúng Thổ Công & Tài Thần trong mỗi cửa hàng, gia đình có lẽ khá phổ biến ở VN trên khắp mọi vùng miền. Ấy thế mà lai lịch và thân thế của chư vị Thổ Công cũng như những công đức mà chư vị ấy cống hiến cho chúng sanh thì ít khi nghe nhắc đến, phần vì chúng sanh còn không biết hoặc vì theo chủ nghĩa tôn thờ của cải nên xem trọng Thần Tài hơn hết!
Để giúp mọi người hiểu thêm về vị Thổ Công Tinh Quân tôi sẽ trích đăng lại một vài cuộc đối thoại giữa một nhà sư (thầy của Tuệ Minh) và một vị Thổ Công, hy vọng mọi người có thêm kiến thức để nhận biết được những việc gì nên làm!
- Vì đâu ông trở thành Thổ Địa? (vị đạo sư vấn).
- Chuyện kể ra thì rất dài: Ngày xưa tôi từng làm quan cai quản vùng này, sau khi mạng chung vì phúc đức lớn nên được Diêm Vương cho tôi chọn lựa, 1 là luân hồi làm quan cao ở vùng khác hưởng cuộc sống phú qúy, giàu sang, hai là làm thần Thổ Công tiếp tục cai quản vùng này vì vị thần Thổ Công vùng này trước kia đã chuyển lên làm Thần Hoàng nên vị trí còn khuyết.
- Vậy là ông đã chọn làm Thổ Công? (vị đạo sư vấn).
- Phải!
- Vậy ông cũng có gia đình chứ? (vị đạo sư vấn)?
- Trước kia khi tôi còn tại dương thế tôi có 1 vợ 2 thiếp và 1 đứa con trai, tuy nhiên khi tôi mạng chung thì không còn gặp lại họ nữa!
- Vậy khi họ mạng chung ông lại là Thổ Công trong vùng này ông không biết chuyện đó sao (vị đạo sư hỏi),
- Thật ra thì tôi có biết! Nhưng mỗi người một nghiệp khác nhau khi dương thọ đã hết thì các Quỷ Sai đến chỉ thông báo cho tôi biết trước 3 ngày rồi 3 ngày sau đến bắt họ mang đi còn đi đâu thì tôi không được biết đến, Cho nên mới nói dù là vợ con cha mẹ, thân quyến tình thâm sâu đâm nhưng khi mạng chung thì mỗi người mỗi một nẻo trong lục đạo luân hồi làm sao có thể tìm lại được nhau!? Trừ khi tất cả cùng đồng viên mãn từ cõi trời trở lên mới có được thần thức cũ trước khi dương mạng nhân gian chấm dứt chứ còn luân hồi trong 5 nẻo còn lại thì u mê làm sao mà nhớ được.
- Vậy công việc của ông là gì? (vị đạo sư vấn),
- Xưa kia dân cư thưa thớt nên tôi cai quản một vùng từ Tây giáp Núi Cấm, phía Đông ra đến Biển, Phía Nam đến tận vùng U Minh, Phía Bắc đến núi Bà Đen. Dần dần dân chúng đông lên nên công việc này được đệ trình lên Ngọc Đế đã sắc phong thêm một số vị Thổ Công mới để phân vùng lại. Bên dưới tôi còn có 2 phụ thần đó là Hữu thần (chuyên ghi nhận các công đức) và Tả thần (chuyên ghi nhận các việc ác nghiệp của bất cứ ai trong vùng). Trước khi họ mạng chung 3 hôm có Qủy Sai đến để xác nhận lại một lần nữa công tội việc này. Hàng năm sẽ đệ trình xuống Âm Ty xin gia hạn hoặc giảm niêm với những người gieo ác nghiệp hay thiện nghiệp khác nhau. nói chung công việc thì nhiều lắm.
- Ông có xuất gia không?!(Vị đạo sư vấn),
- Cái đó còn tùy từng người như tôi đây thì có mà chư vị khác thì không!
- Vậy ông thọ nhận chay hay mặn?!
- Tôi thọ nhận các món chay và hoa quả do nhân gian cúng dường (chỉ thọ nhận các gia chủ có công đức và hiền thánh còn ác nghiệp sanh tà khí tôi không đến đó nhận được sẽ làm ảnh hưởng đến thân đạo!).
- Tại sao khi thờ cúng ông bà hoặc làm việc gì động đến đất đai điều phải xin ngài? Nếu không xin thì có làm sao không? (Vị đạo sư vấn),
- Thật ra việc người sống khấn xin là một việc làm tốt đẹp, vì sau khi họ khấn xin như thế thì tôi sẽ có một đạo văn để cho chư vị âm binh và tả hữu thần không khiển trách hoặc nhầm lẫn họ là oan vong vào phá phách sẽ bị bắt đem đi, tra hỏi, xét xử rất mất thời gian. Cho nên khi tìm mồ mả ông bà hoặc cúng giỗ, gọi vong ...v ... v thì nên báo để có đạo văn này là thuận tiện nhất.
- Vậy ngài có coi việc quản các vong oan trên vùng cai quản của mình không!? Nếu có tại sao lại có việc các oan vong nhập vào người hoặc hiện trò trêu ghẹo phá phách người còn sống thế!? (vị đạo sư vấn),
- Thật sự thì là có nhưng tôi không phải là phán quan hay quỷ sai, cho nên khi phát hiện có oan vong trong vùng của mình thì tôi có đạo văn gửi về âm ty, để dưới đó cho quỷ sai lên bắt mang về xét hỏi mà thôi. Còn việc có các vong ám người còn sống, việc này là do oán cừu nhiều đời còn sót lại, có khi việc đó được phép của Âm Ty để thi hành luật nhân quả tuần hoàn các vong đó làm cho kẻ ác bị suy đồi, bệnh tật, cũng có khi do các oan vong mới chết nên chưa phát hiện được hoặc len lõi trốn tránh các quỷ sai cho nên dựa hơi dương khí để tránh bị phát hiện (vì các quỷ sai chỉ phát hiện những nơi có âm khí mạnh hơn - nghĩa là tìm đến các vong linh mà thôi!),hơn nữa khi nhận lệnh thì nhóm quỷ sai chỉ có thời gian từ 1-3 canh giờ để tìm và bắt cho kỳ được các oan vong, nếu sau thời gian ấy thì quỷ sai không thể ở lại nơi dương thế được cho nên nếu các vong đó tìm cách trốn chạy trong khoản thời gian này thì khó lòng mà phát hiện ra.
- Ông có được thăng quan không!? ai cai quản ông!?
- Có! Nếu làm tốt chức phận thì đều được thăng quan, trên tôi là Thần Hoàng,
- Nhân gian thường nói ông thích ăn "Chuối" nên khi họ cúng thổ địa thì thường cúng nải chuối, ở các quán ăn hay quán nước người ta còn cúng cả thuốc hút vậy ông có thích ăn chuối và hút thuốc lá không? (vị đạo sư vấn),
- Tất cả các món hương hoa quả của bá tánh cúng tôi thường rất ít khi nhận lấy mà do hai vị Tả Hữu thần đến nhận. Có khi mang về phân phát lại cho chư vị âm binh, có khi phát lại cho cô hồn bá tánh. Nếu là kẻ ác nhân cúng điếu thì Tả Thần đến nhận, rồi bố thí lại cho bá tánh cô hồn vất vưởng lang thang để tích chút công đức cho kẻ đó.Còn là người hiền nhân thì Hữu thần đến nhận mang về phân phát lại cho âm binh và tôi cũng có nhận để được hưởng thêm phần phúc đức của người đó. Vì xưa kia nhân gian còn nghèo khó, các loại hoa quả thực phẩm còn thiếu thốn, khó khăn hơn nữa vùng này thường có nhiều chuối cho nên tôi có hiển linh nói rằng mình cần cúng nải chuối! Thực ra đó là cho dể bề phân phát cho mọi người, hơn nữa cũng đở phần tốn kém cho bá tánh nhân gian vì chuối có khắp mọi nơi lại thuộc loại rẻ tiền nhất lúc ấy cho nên nhân gian chúng sanh truyền nhau tích ấy, Còn chuyện cúng thuốc hút thì thật sự tôi không có nhận! chư vị Tả Hữu thần cũng không nhận, chỉ có âm binh có khi có người từng sống có hút thuốc nên đến nhận mà thôi .
***NĂNG LỰC THẦN THÔNG CỦA CÁC VỊ THẦN***
- Làm thần như ông đây thì có thần thông chứ phải không? (vị đạo sư vấn).
- Phải!
- Vậy thần thông của ông từ đâu có được? Là do Ngọc Đế ban cho hay do chính ông tu tập mà có được?!
- Một phần là do công hạnh lúc còn sống mà có được, một phần lại do tu tập, lại một phần là do ngọc đế ban cho.
- Ông có thể nói rõ hơn việc này không?
- Phần do công hạnh lúc còn sống đó là phần thần thông có thể cảm thấu những suy tính của kẻ ác nhân, những buồn lo của người thiện phước, đó là do lúc còn sống biết phân biệt thị phi, đúng sai, làm quan biết vì lợi ích của quốc gia, bá tánh. Phần do tu tập là các năng lực biến thân, hiển linh, nhập thân, hay hóa thân đi về nơi chốn khác nhau. Phần do Ngọc Đế ban cho từng chức vị khi nhận sắc phong đó là năng lực để ban ra chỉ dụ hoặc án văn đệ trình gửi đến các nơi như Âm Ty, hay Thiên Đình ... Hoặc có thể ban phước cho người hiền, tạo ngang trái cho kẻ ác... tất cả những năng lực này sẽ mất đi nếu bị tướt quan, còn các năng lực do công hạnh và tu tập thì vẫn còn lại.
- Vậy có phải các vị Thổ Công điều có thần thông như nhau không?
- Về mặt thần lực do Ngọc Đế ban cho theo sắc ấn được thụ phong thì là như nhau, nhưng năng lực do công hạnh và tu tập khác nhau nên có sự khác nhau. Có những người có những thần thông lớn hơn do lúc còn tại thế dù làm người thiện nhân, tu tập các phước lành lại quy y tam bảo nên có thêm kim cang pháp hộ lại có thêm sắc vàng trên đầu, những vị này tuy chỉ là Thổ Công nhưng ngay cả ma quỷ, chư thần ở Thiên Giới cũng điều biết đến, Còn như tôi đây thì ít được biết đến cho nên tôi mới quy y đây thôi!
- Việc nhân gian vẫn thường thờ phụng chung giữa ông và Tài Thần, liệu giữa ông và Tài Thần có mối quan hệ nào chăng hay chỉ do nhân gian tiện bề nên đặt chung như thế? (vị đạo sư vấn).
- Việc bá tánh thờ phụng chung giữa tôi và Tài Thần thì nguyên nhân đầu tiên chỉ là do hạn chế lại các trang thờ, hơn nữa tôi chủ về Phúc Đức, Tài Thần lại chủ về Tài Bảo nên thờ cùng thì họ nghĩ rằng có Tài Bảo có Phúc Đức thì còn gì bằng. Chứ giữa tôi và Tài Thần chẳng có mối quan hệ gì, người nào việc ấy thậm chí hiếm khi gặp nhau nữa.
- Tại sao bàn thờ của ông và Tài Thần lại hay cúng tỏi? (Vị đạo sư vấn).
- Việc đặt tỏi trên bàn thờ cũng có một nguyên do, nhưng đó chỉ là hi hữu nhưng nhân gian lại làm thành thông lệ mà thôi!
- Ngày trước do có một tên đạo sĩ, biết chút tà thuật, làm điều gian ác, vì sợ tôi biết được cản ngăn nên hắn dùng thuật ám tà khí cho hầu hết các gia đình (vì thần thì ít khi viếng nơi có tà khí sẽ ảnh hưởng đến thần khí, chỉ trừ các vị Hắc Thần thì không sao.) Tôi đã báo mộng cho một lão ông trong làng nên để tỏi trên bàn thờ tôi sẽ xua được hắc khí thì tôi sẽ biết được hắn làm gì và sẽ giúp đỡ cho mọi người kịp lúc. Từ đó nhân gian truyền nhau về việc cúng tỏi trên bàn thờ chứ chẳng có lý do gì khác.
- Ông có thường cư ngụ trong các am thờ? hay ở nơi nào khác?!
- Thật ra tôi không có cư ngụ trong các am thờ của bá tánh! Nhưng gia đình nào có am thờ thì linh tánh của tôi sẽ tốt hơn (do có sự giao cảm của người nhân gian với thần tánh). Vì vậy khi có những quỷ ma quấy phá thì tôi biết được nhanh hơn là những gia đình không có am thờ hoặc không tin quỷ thần! Điều này chỉ là biết nhanh hơn hoặc muộn hơn chứ không có ý thiên vị nào khác! Tôi thường đi về dưới các đình chùa hoặc đình thần trong vùng!
- Tại sao bàn thờ của ông lại đặt dưới đất hoặc gần đất nhân gian đặt như thế có đúng không? Vì thông thường để thể hiện sự tôn kính người ta hay đưa lên cao?! (Vị đạo sư vấn).
- Thật ra đặt dưới thấp hay trên cao đều được cả! Tuy nhiên dưới thấp thì thuận tiên hơn vì khi các vị Âm binh hay Tả Hữu thần đi ngang qua nhà sẽ dễ dàng trông thấy được có thờ phượng Thổ Công hay không để mà xét lại (vì đôi khi nơi có thờ phụng Thổ Công lại không được sự thông linh cảm ứng tức là nơi đó có tà khí rất mạnh, cần phải xem xét cẩn trọng.
tôi chỉ trích đăng một phần trong cuộc đối thoại đó mà thôi! Vì nhiều lẽ khác nhau, một phần trong cuộc trao đổi đó chỉ nên dành riêng cho những người tu hành nên không tiện đăng lên tất cả, hơn nữa chúng sanh còn hoài nghi nên những điều tôi trích đăng lên chủ ý chỉ để giúp cho bá tánh nhân gian hiểu rỏ hơn những việc mình làm hàng ngày điều có Phúc Đức Chính Thần cẩn cẩn soi xét mà làm thiện lánh ác!
- Các vị thiện thần thường hay gia trì người hiền, ông có làm việc đó không?! (vị đạo sư vấn)
- Tất nhiên là có vì đó là luân lý của trời đất của chúng sanh!
- Vậy khi họ gặp tai kiếp hoặc bị yêu ma quấy phá hoặc bị ác nhân hãm hại thì họ nên làm thế nào!?
- Chư vị Bồ Tát và chư vị Thiện Thần thường hay cho âm binh theo hộ trì người hiền có công đức, tuy nhiên, nghiệp nhân quả là một mạch xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, vì vậy nếu là việc nào do nhân quá khứ tạo và hiện kiếp phải nhận thì dù người đó có là bậc hiền nhân của hiện kiếp thì cũng không thể tránh khỏi mà chỉ có vị lại kiếp mới có được phúc báo mà thôi! Còn nếu như bị hãm hại không do nghiệp báo thì tôi đây cùng chư vị thiện thần trong tam giới luôn ra sức giúp đỡ, tuy nhiên vì chúng sanh rộng lớn việc túc trực bên người nào là không thể!
"Nhân gieo, quả nhận! Tôi nay ... tên.....họ.... hiện đang ở.... đang gặp lúc nguy nan ......(sự việc)...... nếu đây chẳng phải là do nghiệp quả đời trước thì xin Thổ Công Tinh Quân hiển linh cứu giúp". Sau đó đọc 3 lần câu chú
Ma ra na ra, tất đa a rị da!(3l)
- Vậy ông có biết người nào còn bao nhiêu dương thọ không!? (vị đạo sư vấn)
- Tôi có biết vì mỗi năm vào ngày mùng 7 tháng 7 tôi điều có đạo văn đó từ âm ty gửi lên.
- Vậy dương thọ đã được định trong 1 năm có thay đổi được không!?
- Có thể thay đổi!
- Vậy những việc gì làm thay đổi được dương thọ!?
- Những việc giảm dương thọ thường là những ác nghiệp chủ về sát sanh
Còn những việc tăng được dương thọ cũng chủ về các thiện nghiệp về phóng sanh là chủ yếu!
- Nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhiều điều khác có liên quan nữa!
- Địa ngục có thật không!?
- Địa ngục thật sự có!
- Vậy tại sao khi đi cầu hồn lại có những vong hồn đã chết hàng mấy chục năm lại vẫn còn tại thế!?
- À! Chuyện đó là một hiểu nhầm của chúng sanh mà thôi! Phàm xác có 3 hồn 7 vía! Khi mạng chung những người không có căn định vững chắc (không tu hành, không quy y tam bảo) thì hồn phách bị lạc nhau chia thành 3 hồn nên khi 2 vong đi về âm ty nhận tội hoặc đi chuyển thế đầu thai thì vẫn chưa trọn vẹn được!
Cho nên sau mấy chục năm người dương thế đi cầu hồn lại có chuyện người mất hiển linh nhập xác thật ra đó chỉ là một mảnh hồn vương lạc nơi trần thế lúc mạng chung mà thôi! sau một thời gian mảnh hồn này có thể khế hợp với phẩn hồn phách đang bị chịu tội dưới âm ty, hoặc phải chờ khi nó khế hợp hoặc nó bị tan biến thì phần còn lại mới có thể chuyển thế luân hồi! Cho nên mới khuyên nhân gian khi có người thân mất không nên quá bi lụy mà làm linh đình than khóc lâu ngày điều này dễ làm cho hồn phách bị rung động mạnh dễ bị phân tán khó mà siêu sanh. Và cũng vì lẽ này mà khi mạng chung cần được nghe các bài kinh cầu siêu hoặc kinh xám hối để hương vong hiểu đúng hơn mà không bị chia tách .......
- Vậy theo ông nói thì có một vong hồn bị lạc tại thế gian, còn các vong còn lại vẫn đi nhận nghiệp của mình phải không!?
- Không hẳn là như vậy, vì không phải tất cả mọi trường hợp điều như thế!
Đa phần là những người chết do dương số đã tận thì bị quỷ sai bắt mang đi (những thành phần này thì hồn phách bị mang đi trọn vẹn không bị lạc lẽo nhau, sau khi phán xét công và tội nếu là tội thì đưa đi chịu phạt nếu là công lại được đưa đi luân hồi). Các trường hợp hồn vía thất lạc nhau đa phần là các trường hợp chết oan ức, chết bất ngờ và chết trong sợ hãi, lúc đó trước khi chết đã có 1 phần hồn bay ra khỏi xác rồi (nhân gian hay nói sợ mất hồn vía là vậy) cho nên khi mạng chung thì phần hồn phách đó sẽ có thể mất một thời gian thì các quỷ sai mới phát hiện ra và mang về âm ty xét xử, tuy nhiên lại vẫn còn 1 hồn thất lạc nên lại rong ruổi khắp nhân gian, có khi đến hàng chục hàng trăm năm sau mới ý thức được rằng mình đã chết và nên từ bỏ thế gian này mà đi chuyển thế luân hồi thì lúc đó phần hồn lạc mới có thể hội tụ được, sau khi hội đủ như thế thì mới xét xử, mới cho luân hồi! Cho nên nếu trên dương gian có 1 vong thất lạc thì dưới âm ty có lẽ cũng có những vong còn lại đang bị giam cầm chờ ngày bắt được vong còn lại đó hoặc vong đó tự nhận thức được mà khế hợp lại thì mới xử sau. Cho nên hàng năm các chùa chiền hay tổ chức chay đàn để cầu siêu cho các vong linh này là vậy! Chứ bị như thế thì không thể luân hồi được. Vì vậy tích xưa mới có chuyện người chết còn về báo mộng với người thân rằng mình đang bị gông cùm, chịu tội nơi địa ngục mà nhân gian lại không hiểu sao có thể vừa chịu tội vừa về báo mộng thế được. đó là do quỷ sai cho phép một phần hồn về báo mộng cho thân quyến và được áp giải đưa đi và mang về chứ không phải được tự do đi về mà có thể báo mộng như thế!
- Còn khá nhiều điều nhầm tưởng của thế gian, tuy nhiên tôi không thể nói hết mọi việc!
- Ông là vị sư đắc đạo?!
- Nếu tôi nói tôi đã đắc đạo thì tôi không phải là sa môn!?
- Ông triệu được tôi bằng Pháp Ấn! Xin cho hỏi đó là loại ấn chứng gì?!
- Đó đơn giản chỉ là Phật Ấn!
- Tôi là một tiểu thần! Phật ấn tất nhiên có thể triệu hồi tôi. Vậy Phật Ấn ông nói có triệu được các vị Thiên thần và chư thiên không?
- Tùy vào đạo hạnh của người dụng pháp chứ không tùy vào Pháp Ấn. Như một thanh gươm tuy không thay đổi nhưng người có đủ lực sẽ chặt ngã cây lớn. Người yếu hơn chỉ chặt được cây nhỏ hay cây cỏ thôi!
- Có rất nhiều thầy bà tự xưng là ứng thân của chư thiên hay vị thần nà đó khi nhập đồng lên cốt. Thổ công ông có biết chuyện này?!
- Thiên có thiên Quy! Thần có thần pháp! Không thể có chuyện tùy tiện ứng hiện nhân gian như thế! Hơn nữa chư thiên và chư thần rất ngại xen vào chuyện thế gian vì nếu không khéo thì phước mạng của họ còn không lo nổi huống chi là của thế gian! Trừ những việc thiện phúc giúp đời. Đa phần là các cô hồn Ngạ quỷ giả danh nhập vào tự xưng thần thánh để được cung phụng cúng bái! Người thế gian chớ có mê lầm mà hại thân!*
- Ông vừa nói: Thiên có Thiên quy, Thần có Thần pháp, vậy ông có thể nói rõ hơn điều này?
- Tôi là Tiểu thần (Thần cũng có nhiều cấp bậc cao thấp thứ tự khác nhau), Như tôi đây là Địa Thần (Chư thần thường trụ trong cõi ta bà, thường trụ hòa lẫn trong chúng sinh), Ngoài ra còn có Thiên Thần, Chánh Thần, Tà Thần ...v....v (ở đây nói chánh hay tà không có nghĩa là ông thần làm ác, ông thần làm thiện mà là các ông ấy chủ về một việc nào đó thiên về thiện ý hay ác ý của chúng sanh).
- Mỗi người mỗi chức trách khác nhau, hàng năm tôi chỉ được về Thiên Giới một ngày (mùng 7 tháng 7 âm lịch) là ngày chư thần trong tam giới cùng chầu về Thiên giới (cũng như một ngày họp hội chốn nhân gian vậy).
- Địa Thần thì không thể lên Thiên Giới, vậy Thiên Thần thì có xuống được nhân gian không?
- Tất nhiên, địa thần hay thiên thần điều có thể lên hay xuống, tuy nhiên phải là việc công, có ấn chỉ của Tứ Thiên Vương (canh giữ 4 hướng cõi trời) thì mới được lên, hay được xuống! Còn bằng không thì khi đi qua khỏi cõi trời, tất cả các pháp, các thần thông, cả thân mạng cũng bị thiêu cháy hết!
- Ở trên trời có phải điều thấy được mọi việc dưới trần gian không?
- Không hề có chuyện đó! Mỗi người một việc ai nấy điều chỉ có thể thấy trong phạm vi cai quản của mình, nói cai quản thì là không chính xác! mà là trợ lực thì đúng hơn!
- Ông nói rõ hơn được không?
- Nghĩa là như tôi, hay một vị thần nào đó như Tài Thần chẳng hạn!Thổ công không có nghĩa là chủ quản hết mọi việc về đất đai, nhà cửa mà chỉ là trợ lực cho nhân gian (những người chí thành tin tưởng), Tài Thần cũng không phải chủ quản hết mọi tiền tài của thiên hạ (vì việc đó đã có quy luật của nhân quả tự vận hành), mà chỉ hổ trợ theo thiện phước hay ác nghiệp mà thôi! Cũng như Thần Mưa (Long Vương), không phải trận mưa nào cũng do ông ấy tạo ra, mà đa phần là theo quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ, trời đất, chỉ những khi nào cần thiết cho mưa ở một nơi mà tự nhiên cũng không thể có được mới cần đến ông ấy ban cho những trận mưa khác thường này!
Do vậy nhân gian lại mê lầm, cứ tưởng Thần mưa là cứ hể mưa là do ông ấy, hay thần tài cứ hể có tiền hay nghèo khó điều đổ cho ông ấy thì nào có phải đâu?
Hay con người tiến bộ tìm ra được quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ lại nói mưa là do nước bốc hơi, không có thần, không có phật đó là ngu si mê muội, chưa hiểu hết được mọi việc trong tam giới lấy cái thiển cận mà nói cái vô vi!
Câu truyện của tứ hải Long Vương
"THEO TRUYỆN" Phong Thần và Tây Du Ký, có Tứ Hải Long vương là 4 vị Long vương ở bốn biển Đông - Tây - Nam - Bắc:
Đông Hải Long vương Ngao Quảng.
Nam Hải Long vương Ngao Thuận.
Tây Hải Long vương Ngao Khâm.
Bắc Hải Long vương Ngao Nhuận.
Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương....
Long Vương là tổng quản của thủy tộc. Dân gian cho rằng phàm chỗ nào có nước như sông, hồ , biển, ao, đầm....đều có Long Vương.Long Vương có thể hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét, nên người ta thờ Long Vương làm thần mưa gió. Nếu hạn hán lâu ngày, dân chúng sẽ đền miếu Long Vương cầu mưa. Vẫn chưa thấy hiển linh, họ sẽ mang tượng thần Long Vương ra phơi ngòai nắng cho đến khi có mưa mới thôi (thâm vd)
--DIỆN KIẾN LONG VƯƠNG--
Như trong kinh điển đại thừa có dạy rằng Loài Rồng chưa phải là linh thú tối thắng trong ngũ linh mà nó vẫn còn bị loài Chim Xí Điểu ăn thịt (cũng giống như gà ăn giun, đại bàng ăn rắn vậy). Hôm nay tôi thuật lại cho mọi người nghe về cuộc hội ngộ giữa thầy và Long Vương để mọi người hiểu rỏ hơn về loài Linh Thú này cũng như những quy luật vận hành trong thế giới chư thần vậy.
- Ông là Long Vương?
- Phải, tôi được Ngọc Đế sắc phong cách nay khoảng 3 vạn bốn ngàn năm (năm tính của thế giới chư thần ~ 365 năm của loài người),
- Ông hóa sanh làm Long Vương từ một con người trong thế giới loài người sau khi chết đi hay sao?
- Không phải thế! Tôi sanh ra trong dòng giống loài rồng, Long Hoàng thọ mạng 8vạn bốn ngàn năm tuổi đã mạng chung, sau đó tôi được Ngọc Đế sắc phong kế vị,
- Ủa? Người đời thường nói chư thần là "bất tử" sao lại có chuyện mạng chung?
- Ngoài thế giới chư phật và bồ tát thì chỉ có người chứng quả A La Hán trở lên mới "thoát khỏi luân hồi" chứ còn trong lục đạo là còn sanh tử, tuy nhiên thọ mạng sẽ vô cùng dài nên so với đời người cũng có thể xem gần như bất tử.
- Ông được sanh ra trong gia đình Long Vương, vậy Thần Thông của ông có phải là sẵn có?
- Thần thông sơ đẵng thì là sẵn có của loài Rồng, như bay lượn trên mây, trong biển, biến hình thành những con vật trong đại dương, còn các thần thông khác điều phải do tu tập mới có được.
- Long Cung ở đâu? Có trong lòng đại dương không? Tại sao con người không tìm thấy?
- Long cung đúng là ở trong đại dương, tuy nhiên chắc chắn con người không thể nhìn thấy được, bởi vì cánh cửa vào Long Cung là một bức tường nước vô hình chẳng khác chi so với nước trong đại dương, dù họ có đến đó, có đi ngang qua thì cũng không có gì cản trở cả, Thế giới đó hoàn toàn tồn tại song song với đại dương, nhưng không cùng một Thế giới vật chất với đại dương, cho nên con người không thể thấy được nó.
- Nghe nói có Tứ Hải Long Vương cai trị 4 vùng (Đông, Tây, Nam Bắc) của đại dương, còn có những vị tiểu long vương cai quản các sông lớn, các vị tiểu thần (Ngư, Rùa ,,,,) cai quản các sông rạch nhỏ, ngay cả giếng nước cũng có Thủy Thần đó là cách nghĩ của người đời, ông xem có đúng không?
- Đúng là có Tứ Hải Long Vương, tuy nhiên không phải phân theo Đông, Tây, Nam Bắc mà được phân theo vùng!
* Hắc Long thì cai quản vùng đại dương sâu thẳm nhất của Thế giới,
* Bạch Long cai quản vùng đại dương có nhiều băng tuyết
* Huyết Long thì cai quản vùng có nhiều núi lửa, và vùng biển nóng
* Thanh Long thì cai quản những vùng đại dương an bình có nhiều tàu thuyền qua lại,
- Trong các sông ngòi thì không phải từng kênh rạch, con sông điều có thủy thần, mà thực ra tuy có nhiều nhánh sông nhưng nếu chỉ cùng một nguồn thì chỉ do một Thủy Thần cai quản mà thôi,
- Trong các giếng nước cũng không phải mỗi giếng có một thủy thần mà tất cả các mạnh nước chung nhau điều do duy nhất một Thủy Thần cai quản, thủy thần này thường là Địa Long (nhỏ và yếu hơn nhiều so với những vị Long Vương cai quản các vùng đại dương,
- Có phải Long Vương làm mưa không?
- Phải mà cũng không phải.
- Trong hầu hết các cơn mưa điều tùy thuộc vào sự vận hành của tự nhiên, tuy nhiên khi nào vùng nào có hạn hán, hoặc do nghiệp trước của dân vùng nào phải chịu cảnh lụt lội thì lúc đó các vị Long Thần mới dùng thần thông tạo mưa gió, hoặc dâng nước làm lụt lội theo ý chỉ Ngọc Đế.
Hết rồi khi nào có up tiếp
Nguồn Sưu Tầm
Đọc toàn thấy thần thánh của tàu, chả có viêt nam được mấy
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của ansu16