Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 756x798. Kinh (Đông y) Kinh (經 - đường dọc, sợi thẳng) là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc (絡 - đan lưới, mạng) là những nhánh phân ra từ Kinh. Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh.
12 đường Kinh chính, liên hệ trực tiếp đến tạng phủ, được chia thành bốn phần theo các chức năng của chúng:
Thủ tam âm
Thủ tam âm là ba đường kinh âm trong cánh tay, thuộc lý, dẫn chân khí từ ngực vào tay, bao gồm:
Thủ Thái Âm Phế
Thủ Quyết Âm Tâm Bào
Thủ Thiếu Âm Tâm
Thủ tam dương
Thủ tam dương là ba đường kinh dương nằm mặt ngoài cánh tay, thuộc biểu, dẫn chân khí từ tay chạy lên đầu, bao gồm:
Thủ Dương Minh Đại Trường
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
Thủ Thái Dương Tiểu Trường
Túc tam dương
Túc tam dương là ba đường kinh dương nằm ngoài và phía sau đùi, thuộc biểu, dẫn chân khí chạy từ đầu xuống chân, bao gồm:
Túc Dương Minh Vị
Túc Thiếu Dương Đảm
Túc Thái Dương Bàng Quang
Túc tam âm
Túc tam âm là ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi, thuộc lý, dẫn chân khí chạy từ chân lên bụng, bao gồm:
Túc Thái Âm Tỳ
Túc Quyết Âm Can
Túc Thiếu Âm Thận
Mạch (Đông y) Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm: Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung. Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.
Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm xoát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.
Wikipedia
Nhị mạch: hai mạch. Mạch là đường vận hành của khí huyết trong phép luyện khí công. Trong cơ thể con người có 2 mạch: mạch Nhâm và mạch Đốc. Mạch Đốc: từ dưới đi lên cặp theo xương sống, khởi đầu từ cốc đạo (hậu môn) đi lên, qua các huyệt vĩ lư, giáp tích, ngọc chẩm, lên nê huờn cung, nguơn môn, đến huyệt huyền ưng ngang sóng mũi. Mạch Nhâm: đi xuống trước ngực và bụng, khởi đi từ yết hầu, qua trung điền, đơn điền, bàng quang, đến huyệt hội âm là chỗ tận cùng.
"Đạo lộ là đường Âm Dương thăng giáng, là Nhâm mạch và Đốc mạch.
Nhâm mạch là mạch quản nhậm các mạch Âm.
Đốc mạch là mạch quản nhậm các mạch Dương.
Hai mạch nầy rất quan hệ đến cơ sanh tử của con người.
Cơ thể của người thường, mạch Nhâm ở phía trước bụng, khởi hành từ huyệt hội âm đến huyệt thừa tương.
Đốc mạch ở phía sau lưng, khởi hành từ huyệt thừa tương lên thiên môn rồi xuống trường cường.
Hai mạch nầy có hai chỗ đứt đoạn: một ở miệng, một ở cốc đạo, cho nên sự sanh hóa mất căn bản.
Công phu thiền định chủ trương nghịch chuyển hà xa: tấn dương hỏa là chiết Khảm; thối âm phù là điền Ly để trở thành Càn Khôn như thuở Tiên Thiên.
Đốc mạch có tam quan là: vĩ lư, giáp tích và ngọc chẩm. Mỗi quan ải có 3 khiếu nên gọi là Cửu khiếu hay Cửu khúc minh châu.
Nhâm mạch có tam điền là: Hạ đơn điền, Trung đơn điền và thượng đơn điền. Mỗi điền có 3 vị trí nên gọi là Cửu đảnh huờn đơn.
Công phu vận Châu thiên với mục đích:
- Khai thông hai mạch Nhâm và Đốc để chờ ngày quá quan phục thực.
- Công phu tấn dương thối âm để chiết Khảm điền Ly, điều hòa Âm Dương, chuyển cơ sanh tử thành cơ bất sanh bất tử.
Pháp Châu thiên vận khí luôn luôn đề phòng hai điểm gián đoạn ở giữa hai mạch Nhâm Đốc bằng cách dùng chót lưỡi chống lên chỗ trũng hàm trên để nối Nhâm Đốc nhị mạch gọi là nối Thượng thước kiều (bắc cầu trên) cho khí thông xuống trùng lầu về Khôn cung. Nhíu hậu môn chuyển khí từ Khôn cung qua vĩ lư, gọi là nối Hạ thước kiều (bắc cầu dưới) cho khí thông lên Càn đảnh.
Khi Nhâm Đốc đã được khai thông thì tất cả các kinh mạch trong châu thân cũng đều thông." (Tam Thừa Chơn Giáo)
Trích Cao Đài Từ Điển
Ở trên là một số giải thích còn sơ sài về Kinh, Mạch được trích dẫn. ebook tambao giới thiệu với các bạn mô tả rất chi tiết về Kinh Mạch kèm theo đồ hình và đặc biệt là phép châm cứu được trích từ trang web [Chỉ có thành viên đã kích hoạt và đăng nhập mới thấy được liên kết. ].
“SỰ QUAN HỆ CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH VỚI HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH
Các tài liệu Kinh Điển đều công nhận Kỳ Kinh Bát Mạch có những sự liên hệ rất độc đáo đối với hệ Kinh Mạch. Tuy nhiên, ít thấy được sự liên hệ này 1 cách trực tiếp vì các sách Kinh Điển đều cho rằng Kỳ Kinh Bát Mạch là 1 hệ thống riêng khác hẳn với 12 Kinh Mạch như Nan 27 (Nan Kinh) đã ghi: “...Phàm bát mạch này đều không ràng buộc với các Kinh Chính, cho nên gọi là Kỳ Kinh Bát Mạch”.
Tuy nhiên, rải rác trong Nội Kinh Linh Khu, Nội Kinh Tố Vấn và Nan Kinh có những đoạn nêu lên khá rõ các mối quan hệ này.
• Thiên ‘Nghịch Thuận Phì Sấu’ ghi: “ ... Ôi! Xung Mạch là biển của ngũ tạng, lục phủ, ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí nơi mạch này...” (LKhu 38, 25).
• Nan thứ 28 ghi : “ Dương Duy Mạch và Âm Duy Mạch ràng buộc và liên lạc toàn thân, nó tràn ngập, không thể chảy quanh và tưới thấm các kinh“ (NKinh 28, 8).
• Nan thứ 29 ghi : “ ...Thực vậy, mạch Dương Duy ràng buộc với các kinh Dương, mạch Âm Duy ràng buộc với các kinh Âm..” (NKinh 29, 2).
• Nan thứ 28 giải thích về tác dụng của Kỳ Kinh Bát Mạch: “Đây ví với bậc thánh nhân xây dựng đồ án, thiết lập các đường lạch nước tràn đầy, nó sẽ chảy vào các ao hồ sâu hơn, nó sẽ khiến cho thánh nhân không thể làm cho thông được, ví như mạch của con người bị lớn thịnh, nó sẽ nhập vào Bát Mạch, không còn chảy quanh được nữa và 12 Kinh cũng không thể làm cho thông khí được” (NKinh 28, 9).
Nếu xét về góc độ quan hệ ta thấy rằng Kỳ Kinh Bát Mạch liên hệ với ngũ tạng, lục phủ (qua Xung Mạch), với 12 Kinh [6 kinh Dương và 6 kinh Âm] (qua Dương Duy và Âm Duy Mạch).
Còn nếu xét về tác dụng thì Kỳ Kinh Bát Mạch là chỗ ‘cứu nguy’ cho 12 Kinh Chính khi khí ở các kinh này quá lớn thịnh, kinh mạch không thông khí được thì các khí này sẽ chảy vào Kỳ Kinh Bát Mạch, như 1 cái biển chứa nước từ các nơi bị dâng lên đổ về.
Thực tế trên lâm sàng cũng cho thấy: có nhiều bệnh tuy bệnh lý thuộc về Kinh Lạc nhưng khi điều chỉnh ở Kinh Lạc, bệnh chỉ bớt, không hết hẳn, nhưng khi điều chỉnh ở Kỳ Kinh Bát Mạch, bệnh khỏi hoàn toàn.
Thí dụ: có trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, châm huyệt Đại Chùy (Đc.14) lại khỏi hẳn, vì Đại Chùy tuy thuộc Mạch Đốc nhưng lại là nơi hội tụ của 6 đường kinh Dương.
Hoặc trong trường hợp cảm nhiệt, đa số châm cứu gia thường dùng huyệt Phong Trì (Đ.20) và giải thích rằng vì Phong Trì là huyệt giao hội của túc Thiếu Dương với Dương Duy Mạch, Dương Duy Mạch chủ phần Dương, phần Biểu, do đó dùng Phong Trì để giải biểu có hiệu quả tốt...”
Hy vọng ebook này mang lại đôi điều thú vị và lợi ích cho những ai vốn quan tâm về vấn đề này.
Trân trọng giới thiệu. File Kèm Theo TVE-tb-KyKinhBatMach.rar (6