Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Văn Học Nghệ Thuật > Thi Trai > Lớp học 4vn
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 03-07-2010, 12:15 PM
Chức Nữ's Avatar
Chức Nữ Chức Nữ is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2010
Bài gởi: 803
Thời gian online: 5 giờ 38 phút 12 giây
Xu: 0
Thanks: 203
Thanked 964 Times in 324 Posts
Luật thông vận trong thơ

LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ

Văn là kim văn còn gọi là văn xuôi, chỉ có câu mà không có vần.
Thơ xuất xứ từ cổ văn, gọi là vận văn nghĩa là văn vần.
Từ định nghĩa này, minh thị rằng thơ là phải có vần, dù là bất cứ thể thơ gì đi nữa, như thơ tự do, thơ mới ...
Về vần thơ có hai luật:

1. Chính vận:

Là vần đúng, tức là tất cả các chữ mà theo luật phải vần với nhau thì những chữ đó đều phải cùng syllables với nhau.
Thí dụ:
- trường, sương, dương, thương, vương ...
- hồng, đông, sông, trông, chồng ...
- mướt, vượt, lướt, thướt, rượt ...
- biết, riết, liệt, biệt, thiệt ...

2. Thông vận:

Thông vận nghĩa là vần thông (hay thông vần cũng vậy). Vần thông là những chữ không cùng syllables với nhau, nhưng có giọng phát âm nghe na ná (tương tự) do nguồn gốc cùng một chữ nhưng vì bị đọc trại ra, được xếp vào bảng luật thông vận. Vì chữ bị đọc trại này thành ra nó có syllables khác, vì vậy những chữ tương tự cũng được chấp nhận theo luật.
Tại sao có sự chữ bị đọc trại ra như vậy ? Sau đây là sự giải thích và đó cũng là lịch sử của sự hình thành luật thông vận trong thơ.
Nền văn học nước ta và nước Tàu đã có từ lâu đời. Hai nước Tàu và Việt có cùng chung một nền văn học và cùng chung một thể chế chính trị là chế độ quân chủ trung ương tập quyền (gọi là quân chủ chuyên chế). Chế độ quân chủ có nhiều luật rất khắc khe, như mọi người đều phải cử (kiêng) tên của các ông vua, bà hoàng, thái tử, công chúa ... ở các địa phương còn phải cử tên các quan lớn nữa. Ai gọi nhằm tên đáng lẽ ra phải kiêng cử thì gọi là phạm húy, coi như có tội ngạo mạn.
Do đó mà luật đặt ra khi gặp những chữ nhằm tên vua, chúa etc ... thì phải đọc và nói trại ra, chữ viết cũng phải trại ra.
Luật này được áp dụng chặt chẽ trong các trường thi gọi là trường qui (trường qui là qui định nơi thi cử). Các sĩ tử phải thuộc, nếu ai làm bài dù hay cách mấy mà phạm húy cũng đều bị đánh rớt cả. Luật này rất nghiêm ngặt, nhiều sĩ tử vì không thuộc hết trường qui mà bị thi rớt oan uổng.
Những chữ phải cử rất nhiều. Lấy một số thí dụ sau đây:
Thí dụ vua Tự Đức tên là Hồng Nhậm nên gặp chữ nhậm phải đọc là Nhiệm. Vua Tự Đức còn có tên khác nữa là Thì, nên gặp chữ Thì phải đọc là Thời, vì vậy tên ông Ngô Thì Nhậm được đọc là Ngô Thời Nhiệm.
Hoặc hoàng tử Cảnh là con vua Gia Long tên Cảnh, nên gặp chữ Cảnh phải đọc là Kiểng. Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, nên gặp chữ Đảm phải đọc là Đởm. Mẹ của vua Minh Mạng tên Nguyễn Thị Hoa, nên gặp chữ Hoa phải đọc là Huê. Chúa Nguyễn Hoàng là ông tổ đời thứ nhì của vua Gia Long, nên gặp chữ Hoàng phải đọc là Huỳnh. Ông Nguyễn Kim là thái tổ của vua Gia Long nên gặp chữ Kim phải viết là Câm. Hồng là tên của một bà vợ vua nên gặp chữ Hồng phải đọc là Hường. Tương tự như vậy, chữ Tòng đọc là Tùng, chữ Chu (tên của chúa Nguyễn Phúc Chu) đọc là Châu, vì vậy tên ông Ngô Tòng Chu đọc là Ngô Tùng Châu. Tương tự như vậy, Long=Luông, An=Yên, Hường=Huồng, Hoàn=Huờn, Quyền=Quờn, Quan= Quơn, Quí=Quới, Hán=Hớn (hảo hán=hảo hớn), Trường=Tràng, Nhân=Nhơn, Chân=Chơn, Nguyên (tên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) phải đọc là Nguơn, Duyên=Duơn, Đại=Đợi, Yến=Én, Dao=Diêu, Đào=Điều, Lương=Lang, Trương=Trang, Doanh=Dinh, Thành=Thiềng, Vĩnh=Vãng, Sinh=Sanh, Cang=Cương, Sơn=San, Đỉnh=Đảnh, Dũng=Dõng,Thịnh=Thạnh, Chính=Chánh etc ... nhiều vô số kể, không thể nào kể hết ra được.
Khi đi thi, các sĩ tử phải thuộc bảng trường qui này để nếu có gặp phải chữ phạm húy thì biết luật mà viết trại ra. Từ luật trường qui này mà các chữ không cùng giống syllables với vần chính (do đọc trại ra âm na ná) mà vẫn được công nhận là hợp vần theo luật.
Đại khái, xin liệt kê ra đây một số vần thông được chấp nhận là hợp vần theo luật thông vận trong khi làm thơ.

a. Vần thông của vần bằng:

Đơn âm:

o, ô, u : thông vần với nhau.
e, ê, i : thông vần với nhau.
ơ, ư : vần nhau.
a, ơ : vần nhau.
ai, ay, ây : vần nhau.
ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui : thông nhau.
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu : thông nhau.
am, ơm : thông nhau.
ăm, âm : thông nhau.
êm, im : thông nhau.
an, ơn : thông nhau.
ăn, ân, uân : thông nhau.

Phức âm:

en, in, iên, uyên : thông nhau.
on, ôn, uôn : thông nhau.
on, un : thông nhau.
ang, ương : thông nhau (thí dụ tràng thiên = trường thiên, bên đàng = bên đường, cầu Trường Tiền=cầu Tràng Tiền)).
ăng, âng , ưng : thông nhau.
ong, ông, ung : thông nhau.
uông, ương : thông nhau.
anh, ênh, inh, oanh, uynh : thông nhau.
etc ... (vần thông của vần bằng còn nữa).

b. Vần thông của vần trắc:

Đơn âm:

ói, ủi : thông nhau.
ĩa, uệ : thông nhau.
ọ, ủa : thông nhau.
é, ị : thông nhau.
ổ, ũ : thông nhau.

Phức âm:

áo, iễu : thông nhau.
út, uốt : thông nhau.
ật, ứt : thông nhau.
ật, ắt : thông nhau.
óng, úng : thông nhau.
ặn, ẩn : thông nhau.
ạm, ợm : thông nhau.
ấc, ực : thông nhau.
ác, ước : thông nhau.
ụi, ỗi : thông nhau.
uyệt, ịt : thông nhau.
ạc, ước : thông nhau.
ỗ, ữa : thông nhau.
etc ...

(ST)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Chức Nữ


Last edited by Chức Nữ; 03-07-2010 at 12:20 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Chức Nữ
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
bảng thông vận, bảng thông vần, bảng thông vận, bảng vần thông, bảng vần trong thơ, luật vận trong thơ, thông vần trong thơ, thông vận trong thơ, vần thông trong thơ, vần thanh trong thơ, vần thông, vần thông trong, vần thông trong tho8, vần thông trong thơ, vần trong thơ, vần trong thơ mới, vần ui thông vận, vần ui trong thơ, vầng thông trong thơ, vận trong thơ



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™