Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 24-06-2008, 12:28 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Những sự cố hạt nhân của Hoa Kỳ trong quá khứ(CAND)

Những sự cố hạt nhân lớn của Mỹ được gọi bằng thuật ngữ "Mũi tên gãy" (Broken Arrow) không phải là chuyện hiếm có. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ luôn che giấu những thông tin liên quan đến tất cả các sự cố hạt nhân mà nước Mỹ gặp phải...


Năm 1958, một máy bay ném bom hạng nặng loại B/47 của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Greenham Keman tại Newbery (Anh) đã gặp sự cố về động cơ sau khi cất cánh không lâu.

Do sự cố này mà chiếc máy bay đã phải thả hai thùng nguyên liệu chứa 1700 galon (khoảng 3.825kg) chất dễ cháy nổ xuống từ độ cao khoảng 2.430m xuống mặt đất.

Tuy nhiên, hai thùng nhiên liệu này đã phát nổ ngay phía sau một chiếc máy bay ném bom B/47 khác đang mang theo bom nguyên tử. Ngọn lửa từ vụ nổ đã làm phát nổ số thuốc kích hỏa trong một quả bom nguyên tử, phá hủy 2 máy bay ném bom chứa bom nguyên tử khác đang đỗ gần đó. Hai phi công thuộc phi hành đoàn bị thiệt mạng và 8 người khác bị trọng thương.

Điều đáng sợ nhất đã không xảy ra khi 3 chiếc máy bay ném bom đang mang gần 10 quả bom nguyên tử may mắn không bị nổ tung.

Theo các chuyên gia, nếu tất cả số bom nguyên tử trên phát nổ thì toàn bộ khu vực ba hòn đảo của Anh gồm các đảo Jersey, Guersey và Isle of Man sẽ bị xóa sổ.

Trên thực tế, trước khi xảy ra sự cố trên, vào năm 1956, Anh và Mỹ đã ký kết một bản ghi nhớ tuyệt mật với nội dung: trong trường hợp máy bay ném bom chiến lược Mỹ tại Anh xảy ra sự cố thì kiên quyết phủ nhận sự cố có liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Đến năm 2000, khi nhắc đến sự cố tại Newbery, Chính phủ Anh vẫn chỉ nói rằng: trong khi lăn bánh tham gia diễn tập, một máy bay ném bom B/47 của không lực Hoa Kỳ đã va chạm với một máy bay khác cùng loại đang đỗ gần đó dẫn đến sự cố cháy lớn mà không hề nhắc đến từ “hạt nhân” nào.

Ngày 16/1/1961, nước Anh lại phải gánh chịu một mối đe dọa hạt nhân khác. Một máy bay chiến đấu F-100 của lực lượng phản ứng nhanh thuộc Không quân Mỹ tại Anh đã bất ngờ bốc cháy khi thử khởi động động cơ. Khi đó, trên máy bay mang một quả bom nhiệt hạch được trang bị nhằm mục đích đối phó với Liên Xô (cũ). Ngọn lửa bùng lên dữ dội và trùm kín khoang vũ khí đang chứa quả bom nhiệt hạch.

Khi ngọn lửa được dập tắt thì khoang chứa vũ khí của chiếc F-100 đã bị biến dạng. Trong một báo cáo tuyệt mật sau sự cố này, các chuyên gia thuộc không lực Hoa Kỳ nhận định, nếu quả bom nhiệt hạch đó phát nổ thì nước Anh sẽ phải đối diện với một thảm họa hạt nhân tương tự như thảm họa Hiroshima của Nhật Bản.

Từ giữa tháng 10/1961 đến tháng 8/1962, Áo đã từng 4 lần trải qua mối nguy hiểm do vũ khí hạt nhân của nước Mỹ: tên lửa Jupiter mang đầu đạn nhiệt hạch tương đương 1,4 triệu tấn thuốc nổ tại căn cứ quân sự Mỹ ở Áo đã bị sét đánh.

Mỗi lần bị sét đánh trúng, pin của đầu đạn nhiệt hạch đều được khởi động. Trong đó có 2 lần nguy hiểm hơn khi bức xạ khí đã lọt vào linh kiện của đầu đạn nhiệt hạch và trên thực tế đã dẫn đến khởi động một số trình tự hoạt động của tên lửa.

Sau những sự cố này, quân đội Mỹ mới trang bị hệ thống chống sét cho các căn cứ tên lửa đặt tại Áo và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 30/8/2007, một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ sau khi bị lắp đặt nhầm 6 quả bom nguyên tử đã bay từ bang Bắc Dakota phía bắc đến bang Loisiana ở phía nam. Như vậy, chiếc máy bay này đã bay qua vùng trời nước Mỹ trong khi đang mang theo 6 tên lửa có đầu đạn hạt nhân.

Căn cứ nội dung của báo cáo tuyệt mật của Bộ Quốc phòng mang tên “Tóm lược về các sự cố hạt nhân của quân đội Mỹ từ năm 1950 đến 1980” thì trong vòng 30 năm, chỉ riêng những sự cố hạt nhân được xếp vào loại lớn và được gọi với mật danh "Mũi tên gãy" đã lên đến 32 vụ.

Những trường hợp sự cố hạt nhân được gọi bằng mật danh "Mũi tên gãy" bao gồm những trường hợp mất vũ khí hạt nhân, cháy vũ khí hạt nhân, thuốc nổ kích hoạt vũ khí hạt nhân do sai sót. Còn các sự cố nhỏ hay ít nghiêm trọng hơn được gọi là “Giáo gãy” (Bent Spear), “Đao cùn” (Dull Sword) và “Ống tên rỗng” (Faded Giant).

Những sự số hạt nhân từ sau năm 1981 thì được phân thành 2 loại: những sự cố hạt nhân không thể không công khai thông tin và những sự cố mà vật chất có tính phóng xạ lan ra khỏi phạm vi căn cứ quân sự Mỹ. Những sự cố loại này có thể xảy ra trên đất Mỹ và cũng có thể xảy ra với căn cứ quân sự Mỹ tại nước ngoài.

Khi xảy ra sự cố loại này thì chỉ cần chất phóng xạ không lan ra bên ngoài căn cứ quân sự, Chính phủ Mỹ sẽ che giấu sự thật bằng mọi giá. Ví dụ như trong số những sự cố hạt nhân xảy ra năm 1981, thì đến nay có ít nhất 7 vụ vẫn chưa được công khai. Người nắm được toàn bộ sự thật về những sự cố hạt nhân đó chỉ có duy nhất Tổng thống Mỹ.

Năm 1985, một báo cáo tuyệt mật của Cục Thống kê quốc gia Mỹ cho biết chỉ trong vòng từ năm 1965 đến 1983, nước Mỹ đã xảy ra 233 sự cố lớn với vũ khí hạt nhân.

Báo cáo của Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Sandia cho thấy, tình hình còn nghiêm trọng hơn: từ năm 1950 đến 1968, số sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân Mỹ đã lên đến 1.250 lần trong đó 272 lần là các sự cố được xếp loại đặc biệt nghiêm trọng.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì cũng có nhiều thông tin nhạy cảm vốn được coi là bí mật quốc gia của Mỹ bị rò rỉ ra ngoài theo nhiều con đường. Theo đó, Chính phủ Mỹ cũng là chính phủ che giấu nhiều bí mật nhất trên thế giới.

Hệ thống pháp lý để bảo vệ bí mật quốc gia của Mỹ hiện nay chủ yếu dựa trên nội dung của “Sắc lệnh hành chính về bảo vệ bí mật phi quân sự” do Tổng thống Truman ban hành thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh và điều luật về bí mật liên quan đến vũ khí hạt nhân vẫn áp dụng theo “Luật năng lượng nguyên tử” được ban hành năm 1954.

Không phải tất cả bí mật quốc gia của Mỹ đều là bí mật quốc gia thực sự mà được chia thành 3 loại, trong đó sự cố hạt nhân chỉ được xếp vào cấp độ 3 là những sự cố nếu bị tiết lộ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Chính phủ Mỹ. Mục đích của việc này là nhằm giấu đi sai lầm hoặc những mục đích không thể công khai của các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ
Quang Hải (theo Youth Reference - TQ )



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™