Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 05-07-2008, 06:08 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Cuộc đoàn tụ sau gần nửa thế kỷ (Dan Tri)

Vợ chồng ông Mậu hạnh phúc sau ngày đoàn tụ.
(Dân trí) - Một người nguời lính từng trong đội cảm tử, vào sinh ra tử trước làn đạn của kẻ thù. Một người phụ nữ bặt tin chồng khi đứa con đầu lòng chưa đầy tháng. Họ gặp lại nhau sau gần nửa thế kỷ xa cách - nhờ niềm tin và sự đợi chờ.
Lá đơn viết bằng máu
Cảm tử quân năm xưa là Trần Văn Mậu, trú xóm Hải Bình, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Vốn quê gốc Quảng Nam, theo chân các chiến sĩ giải phóng quân, cậu bé Mậu đi làm giao liên khi mới lên 10. Lớn lên chút nữa, chàng thanh niên Mậu tích cực tham gia kháng chiến. Để được tham gia vào đội quân chống Pháp, Mậu đã viết lá đơn tình nguyện bằng chính máu của mình.
Đội quân tình nguyện của ông năm nào xuất hiện cô giao liên trẻ có nước da bánh mật, nổi tiếng tài trí, dũng cảm - Ngô Thị Tiếp. “Hồi đó tôi mê giọng hát và cảm phục lòng gan dạ của bà ấy lắm. Sau những trận đánh, bà ấy lại khởi xướng chương trình văn nghệ “tiếng hát át tiếng bom” rồi đứng lên hát cho đồng đội nghe. Trong những trận đánh cùng chiến hào, chúng tôi đã kết duyên và được đơn vị tán hợp thành vợ thành chồng.
Chiến tranh ác liệt, sự sống và cái chết như sợi chỉ. Vì là nữ, lại mới mang thai nên đơn vị quyết định cho vợ tôi được trở về hậu phương. Lúc đó, tôi đành phải chia tay người vợ và đứa con còn chưa nhìn thấy mặt, tiếp tục ở lại chiến trường chiến đấu” - Ông Mậu nhớ lại.
Chiến tranh ngày một ác liệt, giặc Pháp ngày càng thặt chặt vòng vây Điện Bàn và các vùng lân cận; thiết lập vành đai lửa không cho quân ta thoát ra ngoài. Lúc đó đơn vị kêu gọi thành lập đội cảm tử quân nhằm phá vòng vây địch. Trần Văn Mậu xin đơn vị mấy tiếng về ghé thăm vợ con rồi xung phong vào đội cảm tử quân.
“Vợ tôi lúc đó mới sinh con nhỏ chưa tròn 1 tháng, thấy chồng về ngỡ đã được đoàn tụ. Ai ngờ đó lại là cuộc chia ly cuối cùng, cuộc chia ly đặc biệt!”.
Trở về từ cõi chết
Từng tham gia hàng chục trận đánh, bằng mưu trí và lòng dũng cảm, cảm tử quân Trần Văn Mậu đã cùng đồng đội phá tan không biết bao trận vây quét của kẻ thù. Nhiều chiến sĩ đã nằm xuống để đồng đội tiến lên.

Trong một trận đánh, đội của ông bị địch bắt. Nhiều đồng chí đã bị thương nặng nhưng địch vẫn dựng xác họ lên để xử bắn tại chỗ. Lúc đó trời đã gần sáng. Chúng cho quân bắn xả liên hồi vào từng người một. Các đồng đội của ông Mậu đều lần lượt ngã xuống, nhưng may mắn đã mỉm cười với ông. Viên đạn xử tử của địch đi xuyên qua lưỡi, chạy về phía sau gáy nhưng không giết được ông.

Được dân cứu sống và chăm sóc vết thương, chiến sĩ Trần Văn Mậu lại tiếp tục cầm súng chiến đấu sát cánh cùng đồng đội ở những địa bàn khác. Lúc này, ở nhà mọi người đã làm lễ truy điệu cho liệt sĩ Trần Văn Mậu.

Sau khi tham gia nhiều trận đánh và bị thương nhiều lần, sức khoẻ của ông ngày càng yếu đi. Năm 1954, đơn vị quyết định cho ông theo đoàn tập kết ra Bắc điều trị.
Cuộc đoàn tụ sau gần nửa thế kỷ

Do điều kiện chiến tranh chia cắt, mãi đến sau ngày giải phóng đất nước (30/4/1975), ông Mậu mới thực hiện được ước vọng trở lại tìm gia đình.
Nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, ông đã tìm gặp lại được người vợ Ngô Thị Tiếp của mình ở miền Bắc. Tiếc rằng niềm vui hội ngộ không trọn vẹn khi ông hay tin cậu con trai duy nhất của vợ chồng ông đã hy sinh ở chiến trường.
“Ngày gặp lại, nghe vợ báo tin đứa con duy nhất của mình theo cha đi bộ đội đã hy sinh mà lòng tôi nghẹn ngào trong nước mắt. Thế là chiến tranh đã cướp đi giọt máu của vợ chồng tôi, cướp đi niềm vui của chúng tôi trong ngày đoàn tụ”, ông tâm sự trong nước mắt.
Sau ngày đoàn tụ, vợ chồng ông quyết định dìu dắt nhau vào vùng đất Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn - Nghệ An) bây giờ để nhận nhiệm vụ khai hoang phát triển vùng kinh tế mới theo tiếng gọi của Đảng. Mãi sau này, vợ chồng ông vẫn không sinh nổi một mụn con cho vui cửa, vui nhà.
Nay ông bà tuổi đã cao, bà đã 85, ông gần 90, bên cạnh nỗi buồn không con cháu, ông bà vẫn tự hào về một quá khứ hào hùng, về niềm tin, sự chờ đợi và lòng chung thủy của người bạn đời suốt nửa thế kỷ ròng rã.
Nguyễn Duy - Ngọc Thái



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™