Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 08-08-2008, 06:58 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Phát Xít Đức - tập đoàn làm tiền giả lớn nhất mọi thời đại

Trong chiến tranh, mặc dù Chính phủ Anh nhận được tin tức tình báo về việc Hitler cho in đồng bảng Anh giả, nhưng không biết được cụ thể của việc này. Năm 1944, quân đội Liên Xô tiến vào vùng núi Alpes và giải thoát cho những công nhân in người Do Thái mới phát hiện được quy mô của việc in tiền giả.

Tiền giả cũng là một vũ khí trong chiến tranh
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Anh cũng có lực lượng chuyên làm những thứ giả như hộ chiếu, văn kiện, tem thư và hàng hóa giả. Lực lượng này mang mật danh “Nhóm kỹ thuật A”. Tháng 9/1939, Churchill đã xem xét đề nghị in tiền giả nhưng chưa xây dựng xong kế hoạch cụ thể.
Ngày 11/4/1940, người phụ trách tổ chức tình báo Anh báo cáo lên chính phủ về khả năng và tính khả thi về việc tung đồng Mark giả vào lãnh thổ Đức. Thủ tướng Anh nhận định giá trị đồng bảng Anh và đồng Mark Đức rất chênh lệch nhau “nếu nước Đức trả đũa, thì thiệt hại của chúng ta sẽ lớn hơn”.
Cuối tháng 1/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh một lần nữa nêu ra đề nghị tung tiền giả vào Đức để phá giá đồng Mark, chí ít cũng gây được cảm giác khủng hoảng, nhưng toàn thể Bộ Tài chính không tán thành kế hoạch “đáng khinh bỉ” này.
Tuy nhiên, Anh lại là quốc gia phải trả giá cho hành động này.
Việc in đồng bảng Anh giả là rất khó khăn, bởi đồng bảng Anh phát hành trước chiến tranh chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật, tờ giấy bạc có những hoa văn và chi tiết rất tinh vi, việc đánh số séri cũng rất phức tạp.

Mặc dù vậy, cuối năm 1940, phát xít Đức đã thử mang một gói tiền giả sang Ngân hàng Thụy Sĩ để đổi, đồng thời khéo léo thông qua Ngân hàng Anh để kiểm nghiệm, nhưng 2 cơ quan trên không phát hiện được gì do vậy những tờ giấy bạc giả do phát xít Đức in ra đã tiêu thụ trót lọt và bắt đầu in ra với số lượng lớn.

Đầu năm 1941, những tờ bảng Anh giả do phát xít Đức in được lưu hành và trao đổi trong tất cả các vùng tạm thời bị quân Đức chiếm đóng, sau đó lưu thông khắp nước Anh, làm cho đồng bảng Anh mất giá nhanh chóng, nền kinh tế và trật tự xã hội của Anh bị đảo lộn.

Số phận những công nhân in người Do Thái

Để bảo đảm tuyệt đối bí mật và dễ dàng quản lý, Bernhard, người phụ trách in tiền giả của phát xít Đức đã đi khắp các trại tập trung, lựa chọn được 134 tù nhân gốc Do Thái, sau đó đào tạo họ thành một lực lượng in tiền giả, có trình độ kỹ thuật cao.
Trong cuốn hồi ký có tựa đề “Những người làm tiền giả ở khu phố 19” của một sĩ quan Đức có đoạn kể: “Viên chỉ huy nói với họ (tức những người Do Thái) kể từ nay các anh chịu sự chỉ huy của chúng tôi, khu phố này là một thế giới riêng biệt lập, không có liên quan gì với các trại tập trung, nghiêm cấm mọi hành vi giao lưu với bên ngoài, kẻ nào có hành động phá hoại và không nghe lời chỉ huy sẽ bị treo cổ...”.
Mặc dù vậy, một số công nhân in tiền giả, có lúc đã bất chấp mọi nguy hiểm, cố ý gây ra “sự cố” trong quá trình in, tạo điều kiện cho những người thu ngân ở ngân hàng phát hiện. Cuối năm 1944, công nhân in còn bãi công, họ không muốn trở thành những người thợ in tiền giả bất lương.
Tháng 12/1944, cục diện chiến tranh ngày càng bất lợi cho phát xít Đức. Mấy tuần sau đó, xưởng in tiền giả bị thiêu hủy, tất cả công nhân làm tiền giả bị dồn vào vùng núi Alpes thuộc địa phận nước Áo và họ linh cảm rằng nơi đây có thể là nơi yên nghỉ của họ.
Những tin tức thu được từ chiếc radio chứng tỏ quân đội Đồng minh đã tiến đến chỗ họ bị giam giữ không còn xa. Các tù nhân được lệnh thiêu hủy mọi chứng cứ bao gồm những tập tiền giả đã in và máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc.
Viên chỉ huy xưởng in nhận được mật lệnh, “thanh toán” tất cả những người Do Thái tham gia vào việc in tiền giả, nhưng hắn đã không chấp hành, nên số tù nhân này may mắn sống sót.
Số lượng tiền giả in ra nhiều hơn tiền thật
Xưởng in tiền giả của Đức trong trại tập trung thuộc khu phố 18 và khu phố 19 ở phía bắc thành phố Berlin. “Hành động Bernhard” - mật danh của hành động in tiền giả - được giữ bí mật tuyệt đối rất ít người được biết; thậm chí ngay lính Đức làm nhiệm vụ canh gác cũng không hiểu họ đang bảo vệ cái gì.

Kỹ thuật in rất tiên tiến, thời kỳ cao nhất mỗi tháng có thể in được một lượng tiền giả trị giá 8 triệu bảng Anh, còn nhiều hơn cả lượng tiền thật của Ngân hàng Anh phát hành.

Số tiền giả trên được Đức Quốc xã dùng vào các nhiệm vụ quan trọng như: Viện trợ cho Musonlini ở Italia, thưởng cho những tên điệp viên lập “công trạng”, chi dùng cho việc duy trì lực lượng quân Đức đóng ở vùng Balcan, dùng để mua chuộc hối lộ, mua bán tác phẩm nghệ thuật, mua hàng hóa phục vụ cho quân đội v.v...

Việc làm tiền giả của phát xít Đức đã làm mất lòng tin của mọi người đối với đồng bảng Anh. Tính đến năm 1945, 1/3 đồng bảng Anh lưu thông trong xã hội là tiền giả.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Trong thời gian chiến tranh, mặc dù Chính phủ Anh nhận được tin tức tình báo về việc Hitler cho in đồng bảng Anh giả, nhưng không biết được cụ thể và quy mô của hành động này.

Năm 1944, quân đội Liên Xô tiến vào vùng núi Alpes và giải thoát cho những công nhân in người Do Thái mới phát hiện được quy mô của việc in tiền giả. Một công nhân in cho biết: “Chúng tôi đã in khoảng 135 triệu bảng Anh”. Tuy rằng con số đó còn xa thực tế, nhưng đủ để làm thế giới bàng hoàng và hoảng sợ.

Tháng 2/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh ra lệnh thu hồi toàn bộ những tờ giấy bạc có mệnh giá 10 bảng Anh đang lưu hành trên thị trường sau đó tới năm 1946, Chính phủ Anh phát hành những tờ tiền giấy có in sợi kim loại vàng để chống làm giả, thay thế mọi đồng bảng đang lưu hành.

Tính đến tháng 1/1951, Ngân hàng Anh đã thu hồi được tất cả 1.860.223 tờ giấy bạc có những mệnh giá khác nhau, tới năm 1959 thu hồi được hơn 3 triệu tờ và cho thiêu hủy toàn bộ, nhưng như vậy không có nghĩa là tiền giả đã hết.

Năm 1959, một đội thợ lặn đã lặn xuống một chiếc hồ lớn ở vùng núi Alpes Áo, sau mấy ngày tìm kiếm đã lôi lên từ dưới mặt băng 13 thùng tiền giả được đóng gói rất cẩn thận, tất cả là 420.000 tờ giấy bạc có mệnh giá khác nhau. Cơ quan kỷ lục thế giới Guinnes đã công nhận: “Đây là lượng tiền giả được phát hiện lớn nhất từ trước đến nay”
Phạm Xuân Tiến (theo báo nước ngoài)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™