Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 25-08-2008, 02:31 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Bàn tay của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong cuộc phản loạn ở Tây Tạng năm 1959

Mùa thu năm 1951, sau khi Hiệp định về hòa bình Tây Tạng được ký kết, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến vào Lasa - một thành phố cổ và nhiều tôn giáo. Thời gian này tuy chính quyền Lasa tôn trọng nội dung các điều khoản của Hiệp định nhưng một số thủ lĩnh bộ lạc ở các địa phương, do động chạm đến quyền lợi cá nhân đã không chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền trung ương.

Đội quân bảo vệ giáo phái

Một số nhà buôn có thế lực ở Tây Tạng liên kết với nhau, bắt đầu ngấm ngầm tổ chức lực lượng vũ trang để chống lại. Lực lượng này phát triển rất mạnh gồm mấy ngàn tên dưới vỏ bọc "đội quân bảo vệ giáo phái".

Người Mỹ ủng hộ các phần tử ly khai đối với "Tây Tạng độc lập" và coi đó là một bộ phận của cuộc chiến đấu "kiềm chế cộng sản" trên phạm vi toàn cầu. Một quan chức CIA đã nói: "Đối với Mỹ, việc tranh đấu đòi Tây Tạng độc lập là thực hiện kế hoạch "rắc muối vào vết thương của chính quyền đỏ". Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ lúc đó cũng chưa mặn mà tiếp tay cho các phần tử đòi ly khai.

Nhìn trên bản đồ, Tây Tạng thuộc vùng núi xa xôi, phương tiện thông tin liên lạc không thuận tiện, người dân hiểu biết rất ít về người Mỹ và dễ bị bọn phản động kích động lôi kéo, hù dọa v.v...

Hành động ST Circus

Mùa thu năm 1957, trong một đêm trăng sáng 2 tên phản loạn được Mỹ huấn luyện tại đảo St Circus đã được Mỹ dùng máy bay thả xuống một vùng hẻo lánh ở Tây Tạng và sau đó bắt liên lạc với tên cầm đầu quân phản loạn Sibuzashu. Hành động bí mật đó gọi là "hành động St - Circus", chứng tỏ người Mỹ muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Mùa hè năm 1958, Sibuzashu thành lập Bộ Tư lệnh để chỉ huy đội quân phản loạn. Chứng kiến sự việc của bọn phản loạn, Nobuh một trong hai tên nhảy dù nói trên dùng điện đài báo cáo về Mỹ.

Tháng 7/1958, CIA thả chuyến vũ khí đầu tiên tiếp tay cho đội quân này. Sau đó trong những tháng cuối năm 1958, Mỹ đã 2 lần thả dù tiếp tế vũ khí, đạn dược cho lực lượng phản loạn. Với những vũ khí, khí tài đó, lực lượng phản loạn đã gây cho Quân giải phóng không ít khó khăn và tổn thất.

Cuộc nổi loạn ở Lasa

Năm 1959, nhân ngày tết ở Tây Tạng, giữa lúc nhân dân đang vui tết thì bọn phản loạn bí mật chuẩn bị một cuộc nổi loạn với âm mưu cướp chính quyền, giết hại những người thuộc dân tộc Hán. Chúng tung tin bịa đặt rằng: Chính phủ trung ương có mâu thuẫn và muốn thủ tiêu Lạt Ma.

Mượn cớ "bảo vệ Lạt Ma", quân phản loạn bao vây cung Budala là nơi ở của Lạt Ma. Ngày 17/3, quân phản loạn ép Lạt Ma rời khỏi Lasa và đưa tới một địa điểm ở biên giới Trung - Ấn.

Ngày 19/3, nhận được tin Lạt Ma bị bọn phản loạn khống chế, Chính phủ Trung Quốc quyết định tăng cường canh phòng các ngả biên giới và chuẩn bị lực lượng để ổn định tình hình.

2 giờ sáng ngày 20/3, quân phản loạn trong thành phố Lasa đồng loạt nổi loạn. Ngày 29/3, quân phản loạn do tên Sibuzashu cầm đầu bị Quân giải phóng phản kích quyết liệt đã tháo chạy tới Shannan, một địa điểm ở biên giới với ý đồ bám trụ lâu dài.

Nhưng sau đó nhanh chóng lập lại trật tự Lasa, Quân giải phóng tiếp tục hành quân tới khu vực Shannan, đập tan bọn phản loạn ở đây. Một số ít sống sót chạy sang đất Ấn Độ.

Tháng 9/1959, CIA lại tiếp tục dùng máy bay thả 18 tên phản loạn xuống một địa điểm cách Lasa 300km về phía đông bắc. Nhiệm vụ mà các ông chủ của chúng giao là triệu tập binh mã, tổ chức lực lượng đánh lại Quân giải phóng. Với sự tiếp tế của CIA về vũ khí, đạn dược và đôla, lực lượng nổi loạn lúc này đã phát triển tới 350.000 tên.

Căn cứ Mushtan

Sau khi bị Quân giải phóng đánh tan tác, đội quân phản loạn không còn cơ sở tồn tại phải chạy ra nước ngoài. Mùa hè năm 1960, tên cầm đầu Sibuzashu chuyển căn cứ tới Mushtan, một địa điểm thuộc lãnh thổ Népal, giáp ranh với Tây Tạng. Tại đây được sự tiếp tay của CIA bọn chúng đã tập hợp được 2.100 tên, tiếp tục hoạt động phá hoại, quấy rối sự bình an của nhân dân.

Tới cuối năm 1960, lực lượng phản loạn đứng trước nguy cơ tự tan vỡ bởi CIA tuyên bố ngừng "giúp đỡ". Nhưng tới mùa thu năm 1961, Kennedy đắc cử Tổng thống, quân phản loạn như những kẻ "chết đuối vớ được cọc", chính quyền Kennedy lại tiếp tục tiếp tay cho chúng.

Đồng thời với việc thả dù cung cấp vũ khí đạn dược cho quân phản loạn ở Mushtan, CIA còn cử một số tên được huấn luyện tại căn cứ của Mỹ tới để cùng phối hợp hoạt động.

Trong những năm này, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền của, mở mang nhiều đường giao thông, xây dựng sân bay tại Tây Tạng, việc đi lại vận chuyển được cải thiện, lực lượng biên phòng tại Tây Tạng cũng được tăng cường về mọi mặt.

Chính phủ Ấn Độ và Népal cũng cảm thấy bất an trước sự hiện diện của bọn phản loạn Tây Tạng tại lãnh thổ của mình đồng thời nhiều nhân sĩ Mỹ đã lên án CIA tiếp tay cho bọn phản loạn.

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ cho rằng: "Việc làm của CIA là ngu xuẩn". Mặc dù vậy CIA vẫn chưa từ bỏ việc tuồn vũ khí trang bị cho bọn phản loạn Tây Tạng qua lãnh thổ Népal

Phạm Xuân Tiến (theo báo Toàn cầu)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™