Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 29-11-2008, 12:56 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Vụ đầu độc kinh hoàng và nỗi niềm sau 5 thập kỷ

11 giờ trưa ngày 30 tháng 11 năm 1958, tại nhà tù Phú Lợi (tỉnh Bình Dương) đã xảy ra một sự kiện gây chấn động dư luận. Hàng nghìn tù chính trị đã bị chế độ Mỹ - Diệm âm mưu thủ tiêu bằng cách bỏ độc tố vào thức ăn. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà tù, liên tục trong 3 ngày, đỉnh điểm là ngày 1-12, các chiến sĩ Cộng sản đã nổi dậy đấu tranh, lật mặt tội ác vô nhân đạo của kẻ thù.

Ngày 1-12 hằng năm trở thành ngày truyền thống của các cựu tù Phú Lợi và Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia nhà tù Phú Lợi.

Bữa ăn trưa kinh hoàng

Trước khi đi thực tế tìm tư liệu cho bài viết này, chúng tôi vào mạng google.com để tìm kiếm thông tin về Di tích lịch sử - văn hóa nhà tù Phú Lợi, nhưng kết quả đạt được chỉ là một bài giới thiệu vắn tắt trong chuyên đề về du lịch của báo Bình Dương online. Hoàn toàn không có một tư liệu nào đề cập đến vụ đầu độc gây chấn động dư luận cách đây 50 năm. Đến di tích nhà tù Phú Lợi, khi chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu tư liệu về vấn đề này, chị Thân Thị Nguyệt, cán bộ nghiệp vụ Ban quản lý di tích bày tỏ sự cảm thông:

- Các cô, các chú cựu tù Phú Lợi ngày ấy nhiều người đã mất. Những người còn sống thì phần lớn đều đã già yếu, lại ở nhiều vùng quê khác nhau nên rất khó có dịp gặp lại. Năm nay Ban liên lạc cựu tù Phú Lợi có kế hoạch tổ chức họp mặt truyền thống, dự kiến mời khoảng 200 đại biểu nhưng không biết có mặt đông đủ được hay không?

Chị Nguyệt tìm kiếm rồi đưa cho chúng tôi xem một số tài liệu được đánh máy chữ, giấy đã ố vàng. Đó là những lời kể của một số cựu tù Phú Lợi, do chị Hoàng Thị Vân ghi lại trong một cuộc họp mặt truyền thống được tổ chức năm 1981, trong đó có những đoạn kể về vụ đầu độc kinh hoàng xảy ra ngày 30-11-1958.

Lần theo những dòng địa chỉ do chị Nguyệt cung cấp, chúng tôi đã tìm gặp một số nhân chứng là cựu tù Phú Lợi, hiện đang sinh sống tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ hồi ức của các nhân chứng kết hợp với các tài liệu của Ban quản lý di tích nhà tù Phú Lợi, diễn biến của vụ đầu độc kinh hoàng ấy được kể lại như sau:

Cuối tháng 11-1958, địch âm mưu chuyển hơn 400 tù nhân ở nhà tù Phú Lợi đày đi Côn Đảo. Đây là số tù nhân được chúng xếp vào loại A, trước khi bị bắt là cán bộ của các chi ủy, huyện ủy, tỉnh ủy, là thành phần chống đối và tổ chức cho tù nhân chống đối “nhà cầm quyền” quyết liệt nhất. Âm mưu chưa kịp thực hiện thì đến ngày 27-11, Ban quản đốc trung tâm Phú Lợi nhận điện của Tổng nha Cảnh sát, thông báo hoãn các chuyến tàu chở tù nhân Phú Lợi ra Côn Đảo vì biển động. Tổ chức Đảng của ta trong nhà tù nắm được tình hình này đã tổ chức đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống học tập tố cộng, chống chào cờ địch, đồng thời sử dụng loa làm công tác binh vận kêu gọi anh em binh sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của ta, phản đối việc đày tù nhân ra Côn Đảo. Nhằm đè bẹp khí thế đấu tranh của tù nhân, địch chủ trương thực hiện âm mưu thâm độc, trộn độc tố vào hàng nghìn ổ bánh mì mà chúng đã chuẩn bị sẵn để phát cho tù nhân. 11 giờ ngày 30-11, chúng đưa bánh mì vào các phòng giam và sử dụng bọn kiểm soát, tuần cảnh, trật tự… đến ép buộc tù nhân phải ăn. Trước thái độ bất thường của địch, tù nhân ở bệnh xá và các phòng giam nữ, phòng kỷ luật đã cảnh giác không ăn, đồng thời tìm cách báo cho các phòng khác biết, song do bọn cai tù kiểm soát rất gắt gao nên không kịp trở tay. Một bộ phận lớn tù nhân ở các phòng: A, B, C, Đ, E, G, H… đã ăn bánh mì có độc tố. Sau khi ăn xong, hàng nghìn tù nhân bị trúng độc với các triệu chứng đau bụng, nôn oẹ, co giật dữ dội. Số tù nhân bị trúng độc mỗi lúc một tăng, nằm la liệt ở các phòng giam. Mặc dù đông đảo tù nhân lên tiếng phản đối, đấu tranh, gây áp lực với đám cai ngục đòi đưa số anh em bị trúng độc đi chữa trị, song bọn chúng vẫn làm ngơ và tung tin cho rằng số tù nhân loại A đã xúi giục tù nhân giả vờ bị ngộ độc để phản đối việc bị đày đi Côn Đảo. Trước tình hình khẩn cấp, tổ chức Đảng trong nhà tù chủ trương một mặt tổ chức tự cứu chữa cho số anh em bị trúng độc, khiêng bệnh nhân đến bệnh xá đòi được cấp thuốc chữa trị và mời thầy thuốc theo yêu cầu của ta đến chữa trị cho tù nhân, mặt khác thổi bùng lên khí thế đấu tranh lật mặt kẻ thù, tăng cường công tác địch vận, đưa thông tin vụ đầu độc lọt ra ngoài để tạo thành làn sóng đấu tranh ở ngoài nhà tù. Để củng cố chứng cứ buộc tội địch, ta đã gây áp lực buộc Ban quản đốc trung tâm Phú Lợi tiến hành cuộc thể nghiệm có sự chứng kiến của hai bên, lấy mẫu bánh mì có độc tố cho lợn ăn. Kết quả, những con lợn đều bị sùi bọt mép, ngã lăn ra đất. Đại úy Lê Tấn Phước, chỉ huy trưởng trung tâm mặt tái mét phân bua: “Tôi không biết việc này. Thật nhục nhã. Tôi sẽ xin chuyển đi khỏi đây”. Sau đó, Ban quản đốc đã phải nhượng bộ cho ta đón một lương y chuyên chữa trị trúng độc ở Thủ Dầu Một đến cứu chữa cho anh chị em. Nhờ những liều thuốc của vị lương y này nên hàng trăm tù nhân trúng độc đã thoát chết. Chiều tối ngày 30-11, Ban quản đốc trung tâm Phú Lợi đã cho đoàn bác sĩ của Ty Y tế tỉnh Bình Dương đến chữa trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, kết luận khám bệnh của vị trưởng đoàn Trương Văn Các lại ghi: “Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng, nhận thấy các can phạm không hề bị trúng độc hay đầu độc”. Nhận ra đây là màn kịch do địch bày ra để phủi tay trốn tránh trách nhiệm, các chi bộ Đảng tại các nhà giam quyết định đẩy cuộc đấu tranh lên cao trào. Đêm 30-11 và ngày 1-12, tù nhân xông lên cướp máy phát thanh, chiếm nhà tù, leo lên mái nhà dùng các tấm tôn cuộn thành loa tố cáo tội ác của nhà tù. Dân chúng ở địa phương kéo đến đông nghịt vây kín phía ngoài nhà tù, đòi địch phải mở cửa nhà tù để cứu chữa các bệnh nhân. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ ấy, sáng 2-12, địch đã tổ chức họp khẩn tại văn phòng Ban quản lý dưới sự chủ trì của “bộ trưởng bộ nội vụ” và sau đó tổ chức gặp đại biểu tù nhân của ta để giải quyết. Địch chấp nhận yêu cầu của ta cấp thuốc giải độc cho bệnh nhân, đưa những bệnh nhân nặng đi bệnh viện cứu chữa. Phong trào đấu tranh của tù nhân Phú Lợi đã làm thất bại kế hoạch tổ chức các lớp chỉnh huấn tố cộng, làm phá sản âm mưu mị dân núp bóng trung tâm huấn chính nhân đạo của địch, tạo dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ tội ác của địch.

Tâm nguyện sau 50 năm

Một trong những nỗi niềm đau đáu tâm can các cựu tù Phú Lợi suốt 50 năm qua chính là ân nghĩa đối với vị lương y đã dũng cảm nói lên sự thật về vụ đầu độc và tận tâm cứu chữa bệnh nhân. Ông Đào Văn Tiên, Phó ban thường trực Ban liên lạc cựu tù Phú Lợi kể: Người thầy thuốc ấy tên là Khuông. Vào thời điểm xảy ra vụ đầu độc, ông Khuông đã ngoài 70 tuổi. Khi vào nhà tù khám cho các bệnh nhân, ông đã sử dụng thuốc thử xát vào lòng bàn tay các bệnh nhân rồi ấn huyệt thì thấy lòng bàn tay của các bệnh nhân bị bầm lại. Ông đã nói lớn trước sự chứng kiến của đông đảo tù nhân và sĩ quan, binh lính cai tù: “Các bệnh nhân đã bị trúng độc nặng, phải cứu chữa khẩn cấp”. Lời khẳng định của ông như một gáo nước lạnh giội thẳng vào mặt kẻ thù, kích thích tinh thần đấu tranh của anh chị em tù nhân. Sau khi phát hàng trăm liều thuốc mang theo, ông ra về để tiếp tục mang thuốc đến cứu chữa bệnh nhân. Nhưng rồi ông đã ra đi không bao giờ trở lại. Cho đến nay, không ai trong số cựu tù Phú Lợi biết tung tích về ông. Có nhiều thông tin khẳng định, sau khi rời nhà tù Phú Lợi, ông đã bị địch thủ tiêu để bưng bít thông tin. Ông Tiên nói:

- Những năm gần đây chúng tôi đã đi tìm, dò hỏi thông tin nhưng không ai biết tung tích về ông cũng như thân nhân, gia đình ông, bởi hồi đó ông sống một mình, làm nghề chữa bệnh cứu người. Qua nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, chúng tôi mong muốn ai biết thông tin (kể cả số sĩ quan, binh lính của chế độ cũ ngày ấy) hay phần mộ của ông, hãy báo cho Ban Liên lạc cựu tù Phú Lợi, giúp chúng tôi thực hiện tâm nguyện ân nghĩa với ông.

Một tâm nguyện khác, không chỉ đối với các cựu tù Phú Lợi, đó là sự xuống cấp trầm trọng của nhiều công trình, hiện vật ở khu di tích nhà tù Phú Lợi. Điển hình là di tích lô cốt, khu nhà kỷ luật và hệ thống tượng tù nhân tại các phòng giam đã bị hư hỏng nặng, sắp trở thành phế tích. Hiện vật và tư liệu về các sự kiện lịch sử của nhà tù Phú Lợi tại phòng trưng bày ở khu di tích còn khá nghèo nàn. Theo ông Đào Văn Tiên, cần có một cuộc hội thảo khoa học làm cơ sở biên soạn một cuốn sách đầy đủ và chính xác các sự kiện của nhà tù Phú Lợi, bởi cuốn “Nhà tù Phú Lợi” do Sở VH-TT tỉnh Sông Bé (cũ) biên soạn năm 1995 còn sơ lược và có nhiều chi tiết chưa đúng với thực tế lịch sử.

Chị Thân Thị Nguyệt cho biết: Ngành văn hóa tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch trùng tu di tích nhà tù Phú Lợi trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống, song do vướng nhiều thủ tục về kinh phí, thiết kế… nên đến nay vẫn chưa triển khai được.

Bài : Thanh Kim Tùng



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
đầu độc phú lợi, dau doc nha tu phu loi, dau doc o nha tu phu loi, doc tin cu, nha tu phu loi, nhà tù phú lợi, tham sat nha tu phu loi, tham sát 30/11/1958, vu dau doc na tu phu loi, vu dau doc phu loi

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™