Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 18-12-2008, 02:51 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Vua Olaf V của Na Uy làm việc cho tình báo Anh

Trung tuần tháng 8/2008, Cục Lưu trữ quốc gia Anh (BNA) công bố tài liệu cho biết Vua Olaf V của Na Uy từng làm việc cho tình báo Anh từ năm 1942 đến năm 1957. Tài liệu này còn xác nhận Jens Christian Hauge, chỉ huy phong trào kháng chiến chống lại sự chiếm đóng Na Uy của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy, cũng từng làm việc cho tình báo Anh.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị vua được xác nhận đã làm việc cho một cơ quan tình báo nước ngoài.

Vua Olaf V sinh ngày 2/7/1903 tại thành phố Norfolk của Anh và là con trai đầu của Vua Haakon VII. Khi còn là Thái tử của Hoàng gia Na Uy, ông từng tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Na Uy vào năm 1924 và từng tốt nghiệp hai ngành kinh tế và luật quốc tế của Đại học Oxford, Anh, vào năm 1928.

Là người sẽ thừa kế ngai vàng Na Uy trong tương lai nên Vua Olaf V được huấn luyện các nghiệp vụ quân sự một cách nghiêm ngặt nhằm có thể đảm nhiệm chức vụ Tổng Tư lệnh quân đội Na Uy khi lên ngai vàng. Đây chính là lý do khiến ông trở thành một chuyên gia quân sự thuần thục và được rất nhiều nhân vật đứng đầu quân đội các quốc gia châu Âu nể trọng.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Vua Olaf V đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân đội và nhân dân Na Uy chống lại hành động xâm lược của Đức Quốc xã. Ông quyết định ở lại Na Uy để lãnh đạo cuộc kháng chiến nhưng sau đó phải đến lưu vong tại Anh theo lệnh của vua cha và cũng theo yêu cầu của Chính phủ Anh. Tại Anh, ông trở thành cố vấn về quân sự và tình báo cho Chính phủ Na Uy lưu vong và là người có công lớn trong phát triển các hoạt động kháng chiến tại quê nhà.

Theo tài liệu mới được Cục Lưu trữ quốc gia Anh công bố, thời điểm mà Vua Olaf V được Cơ quan Tình báo hải ngoại Anh (MI-6) mời cộng tác là vào năm 1942. Vào thời kỳ đó, MI-6 rất cần tuyển dụng các nhân vật nổi tiếng người nước ngoài sống lưu vong tại Anh để phát triển mạng lưới điệp báo tại quốc gia của họ, đây chính là lý do khiến MI-6 đặt vấn đề mời Vua Olaf V cộng tác và được chấp thuận.

Là một người am hiểu dân tình và địa lý Na Uy cùng nhiều quốc gia Bắc Âu khác, Vua Olaf V đã cộng tác với MI-6 để thành lập nhiều đường dây điệp báo từ Anh tung về hoạt động bên trong lãnh thổ Na Uy, sau đó móc nối với các hoạt động kháng chiến phá hoại và tấn công gây thiệt hại cho Đức Quốc xã từ bên trong. Năm 1944, theo yêu cầu của Vua Olaf V, Jens Christian Hauge, chỉ huy kháng chiến ở Na Uy, chấp thuận làm việc với MI-6. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt, mạng lưới điệp viên nằm vùng, điệp viên nội gián và cộng tác viên của MI-6 tại Na Uy đã lên đến con số 175 người. Những người Na Uy hoạt động trong mạng lưới này sau đó đều trở thành những điệp viên nòng cốt của các cơ quan tình báo Na Uy,

Năm 1945, Vua Olaf V cùng hoàng gia quay về Na Uy và việc làm đầu tiên của ông là bắt tay xây dựng lại quân đội cũng như các cơ quan tình báo. Vẫn giữ cộng tác với MI-6, Vua Olaf V đã đề nghị cơ quan tình báo này giúp Na Uy xây dựng lại hệ thống tình báo quốc gia theo mô hình của hai cơ quan tình báo chủ chốt của Anh là tình báo hải ngoại và phản gián.

MI-6 tuy một mặt giúp Na Uy khôi phục lại hoạt động tình báo nhưng mặt khác lại thỏa thuận ngầm với Vua Olaf V để triển khai các hoạt động tình báo đơn tuyến và đa tuyến tại quốc gia Bắc Âu này, nhất là trong bối cảnh căng thẳng phát sinh giữa Liên Xô và các quốc gia phương Tây vào những năm cuối thập niên 40 và trở thành Chiến tranh lạnh vào đầu thập niên 50. Theo đề nghị của Vua Olaf V, các cơ quan tình báo Na Uy đã phối hợp với MI-6 triển khai việc thu thập thông tin về hoạt động quân sự của Liên Xô tại Biển Bắc, tổ chức các tuyến đưa điệp viên thâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô qua Phần Lan để thu thập thông tin về các căn cứ quân sự đặc biệt của Liên Xô trong khu vực này. Từ Na Uy, MI-6 còn mở rộng hoạt động tình báo tại các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển.

Cũng theo tài liệu mới được công bố, Vua Olaf V chỉ chấm dứt cộng tác với tình báo Anh vào năm 1957 khi ông lên ngai vàng thay thế cho vua cha là Haakon VII qua đời vì bệnh tật. Tuy nhiên ở cương vị mới, Vua Olaf V vẫn quan tâm đến hoạt động tình báo của quốc gia.

Việc Cục Lưu trữ quốc gia Anh cho công bố tài liệu liên quan đến việc Vua Olaf V từng làm việc cho tình báo Anh đã khiến dư luận Na Uy và giới tình báo quốc tế quan tâm, bởi vì trước đó vào tháng 6-2007, Cơ quan Lưu trữ hồ sơ quốc gia Mỹ (NAA) cũng cho công bố một tài liệu liên quan đến việc Vua Olaf V từng cộng tác với tình báo Mỹ, cụ thể là với Cục Các Hoạt động chiến lược (OSS - tiền thân của CIA) trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo tài liệu này thì Vua Olaf V được OSS mời cộng tác vào năm 1943 khi ông sống lưu vong tại Anh để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Đức Quốc xã tại Na Uy. Tuy nhiên, tài liệu này lại không đề cập đến việc cả Jens Christian Hauge, chỉ huy lực lượng kháng chiến Na Uy có được OSS tuyển dụng hay không. Tài liệu này cũng không đề cập đến thời điểm thôi cộng tác với OSS của Vua Olaf V.

Cho dù có làm việc cho MI-6 hay OSS, hoặc cho cả hai cơ quan tình báo này, nhưng đây là chính là điều kiện thuận lợi để tình báo Anh lẫn tình báo Mỹ đẩy mạnh hoạt động tình báo chống Liên Xô trên lãnh thổ Na Uy và cả ở Bắc Âu được cụ thể hóa bằng việc Na Uy cho phép Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập hai căn cứ tình báo và một trạm tình báo thông tin của Mỹ và Anh ở phía Bắc Na Uy để thu thập thông tin quốc phòng của Liên Xô và thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ phía đông bắc Liên Xô

Văn Hòa (theo The Guardian)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™