Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Thể Loại Khác > Tâm Lý - Giáo Dục
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 20-04-2008, 02:25 AM
Meo to Meo to is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Apr 2008
Đến từ: Ha noi
Bài gởi: 16
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
đánh Giá Về Lực Lượng Hải Quân Của Các Nước Trong Khối Asean

Đánh giá về lực lượng trên biển của các nước ASEAN

ASEAN là khối hợp tác chủ yếu quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á, cũng là một lực lượng quan trọng, phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do khu vực này là nơi quan trọng của đường giao thông trên biển ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, các nước thành viên đa số là quốc gia biển, đứng trước nhu cầu khách quan phát triển kinh tế biển và tình hình đấu tranh giành quyền lợi biển tương đối phức tạp nên các nước đều coi trọng vị trí nổi bật của hải quân trong chính sách phòng thủ của mình.
Sau chiến tranh Lạnh, sự hiện diện của quân đội Mỹ, Nga ở khu vực này dần dần giảm bớt, chính sách quân sự của các nước ASEAN cũng đã thay đổi, từ xây dựng quân đội lấy lục quân làm chính sang quá độ lấy lực lượng trên biển làm chính, hầu hết các nước đều tăng chi phí cho quân sự. Theo thống kê, từ 1991 - 1997, chi phí quân sự của các nước ASEAN hàng năm tăng 7%, cao hơn nhiều so với bình quân của thế giới. Mặc dầu khủng hoảng tiền tệ nhưng tỷ trọng chi phí cho hải quân vẫn tiếp tục gia tăng. Xinh-ga-po đầu tư cho hải quân từ 10% chi phí của toàn quân tăng lên 20%, Philippin quyết định chi 580 triệu USD hàng năm cho hải quân trong 10 năm. Ngoài ra, đa số các nước ASEAN đều có kế hoạch phát triển hải quân trung hạn và dài hạn. Theo kế hoạch phát triển, các nước ASEAN bắt đầu điều chỉnh cơ cấu và bố trí hải quân để thích ứng với nhu cầu chiến đấu trên biển trong tương lai, tăng cường trọng điểm xây dựng lực lượng tác chiến cơ động ứng cứu trên biển do tàu chiến, tàu ngầm tiên tiến và lực lượng không quân hợp thành, lực lượng phản ứng nhanh như thuỷ quân lục chiến, bộ đội đặc chủng được ưu tiên phát triển, bố trí binh lực lại hướng ra vùng biển “điểm nóng” như Biển Đông. Để hải quân thực sự có năng lực thực hiện chiến lược trên biển của nước mình, các nước ASEAN coi trọng nâng cao trình độ hiện đại của trang bị vũ khí của hải quân thông qua trang bị vũ khí tiên tiến của nước ngoài. Tháng 8/1997, hải quân Thái Lan đã đặt mua tàu sân bay hiệu “Klina Lu. Beite” làm cho Thái Lan trở thành một nước đầu tiên trong ASEAN và thứ hai ở châu Á có tàu sân bay , cộng với tàu hộ vệ tên lửa lớp “Snookered” và loại 25T, máy bay tuần tiễu chống ngầm P 3C, tàu chở xe tăng đổ bộ lớp “Tân Cảng” mua từ Mỹ và ý định có kế hoạch mua tàu ngầm, sẽ làm cho Hải quân Thái Lan có khả năng tác chiến tổng hợp tương đối mạnh. Hải quân Inđônêxia năm 1997 đặt mua 5 chiếc tàu ngầm loại 209 của Đức làm cho thực lực tàu ngầm nước này tiếp tục được xếp hàng đầu ở khu vực. Hải quân Ma-lai-xi-a lần lượt mua tàu hộ vệ tên lửa lớp “The Dishes” và “Assad” tiên tiến của Anh và Đức. Hải quân Việt Nam lại mua tàu tên lửa loại lớn “Con nhện độc” của Nga.
Tự nghiên cứu chế tạo, sản xuất là con đường quan trọng để tăng cường trang bị cho hải quân các nước ASEAN. Những năm gần đây, Xinh-ga-po đã tự sản xuất 5 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp “Chủ quyền” 3.000 tấn. Trong tương lai không lâu, hải quân Singapo sẽ thực hiện sử dụng tàu chiến tự sản xuất trong nước là chính. Năm 1997, Việt Nam tăng cường hợp tác với Nga, dưới sự chỉ đạo về kỹ thuật của Nga thực hiện tự mình sản xuất tàu chiến trong nước. Ngoài ra, hải quân các nước ASEAN cũng đang tiến hành cải tiến, thay đổi trang bị của tàu quân sự để nâng cao trình độ hiện đại hoá và khả năng tác chiến của các trang bị đã cũ.
Những năm gần đây, hải quân các nước ASEAN đã có sự phát triển tương đối lớn, nhưng do nguyên nhân sự khởi động hơi muộn và nền tảng tương đối mỏng yếu, cho nên hải quân các nước ASEAN chỉ mới ở vào giai đoạn hải quân gần bờ của các nước có trình độ tiên tiến trên thế giới. Tóm lại, hải quân các nước ASEAN phát triển từng bước ổn định, nhưng cũng là một lực lượng không dễ xem thường.

Đánh giá về hải quân và không quân của Việt Nam


Căn cứ vào tư tưởng chiến lược quân sự “phòng ngự tích cực” và “quốc phòng toàn dân”, những năm gần đây, Việt Nam tích cực quán triệt phương châm xây dựng quân đội có chất lượng, ưu tiên phát triển quân chủng không quân và hải quân, thông qua “hướng tung thâm ra biển” đẩy nhanh xây dựng không quân, hải quân và các quân cảng. Quân đội Việt Nam nhìn thấy việc coi trọng xây dựng hải quân, không những liên quan đến củng cố quốc phòng và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, mà còn liên quan đến kinh tế quốc gia, đặc biệt là phát triển kinh tế biển. Để tăng cường xây dựng hiện đại hoá hải quân, vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20 Việt Nam đã xây dựng “Kế hoạch phát triển hải quân 10 năm”, chi một khoản tiền dùng để nghiên cứu chế tạo và mua tàu chiến kiểu mới và các trang bị vũ khí khác của nước ngoài, xây dựng và mở rộng một loạt quân cảng quan trọng và các cảng dùng chung cho quân sự và dân sự ở miền Trung và miền Nam.
Bước vào thế kỷ 21, để thích ứng với nhu cầu tác chiến trong tương lai và xây dựng hiện đại hoá hải quân, Việt Nam lại kịp thời đưa ra quy hoạch phát triển hải quân trung hạn và dài hạn. Kế hoạch đến trước năm 2010 cố gắng tăng thêm tàu chiến loại mới, từng bước đào thải các trang bị lạc hậu, phát triển tàu ngầm hải quân và không quân; đến trước năm 2050, hình thành lực lượng viễn dương độc lập và tác chiến lập thể, thực hiện toàn diện chính quy hoá và hiện đại hoá hải quân. Để đưa hải quân gần bờ thành hải quân chính quy hoá, viễn dương hoá, Việt Nam sẽ không tiếc đầu tư một khoản tiền lớn. Không những đã mua các trang bị tiên tiến cỡ lớn như 4 chiếc tàu tên lửa lớp “Con nhện độc” của Nga, mà còn tự chế tạo một số tàu hộ vệ tên lửa và tàu tên lửa. Ngoài ra, còn đầu tư 3,8 tỷ USD để xây dựng một quân cảng cỡ lớn rộng 3.000 ha, tàu chiến cỡ 4 vạn tấn có thể cập bến ở Đông Bắc Việt Nam . Theo tính toán, quân cảng này khi xây xong, không những có thể dần dần giải quyết được khó khăn về việc tàu chiến Việt Nam chỉ có thể cập bến căn cứ quân sự cảng Cam Ranh ở miền Nam, mà còn tăng cường rất lớn cho việc xây dựng các thiết bị cơ sở cho hải quân Việt Nam, đưa khả năng bảo đảm chiến đấu của quân đội Việt Nam lên một trình độ mới.
Giới quân sự Việt Nam cho rằng kế hoạch của Việt Nam trước năm 2015 sẽ xây dựng hải quân hiện đại hoá, đến lúc đó khả năng hộ tống viễn dương và khả năng tác chiến của hải quân Việt Nam sẽ đạt đến yêu cầu hải quân hiện đại hoá. Theo tính toán của quân đội Việt Nam hiện nay, dựa vào tuyến bờ biển hình chữ S ở miền Nam và các đảo chiếm được ở Trường Sa, có thể tạo thành hệ thống phòng thủ tương đối hoàn chỉnh, hải quân Việt Nam có khả năng “lấy điểm khống diện”, lấy ưu thế địa lý phát huy sức chiến đấu của các tàu chiến cỡ nhỏ, từ đó mà chống chọi với hải quân mạnh của các nước khác ở khu vực.
Cũng như hải quân, không quân Việt Nam cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ, hiện nay không quân Việt Nam có khoảng 12.000 người, biên chế 4 sư đoàn không quân, 6 trung đoàn tiêm kích, 3 trung đoàn vận tải, 1 sư đoàn trực thăng (có 3 trung đoàn). Trang bị 394 máy bay chiến đấu, 47 máy bay trực thăng vũ trang, khả năng trong vòng 15 năm tới, Việt Nam có khả năng xây dựng hiện đại hoá quy mô lớn không quân. Trong mấy năm tới, Việt Nam sẽ tập trung cải tiến và thay đổi máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không. Cùng với việc thích ứng với các trang bị vũ khí tiên tiến, trong những năm gần đây, hải quân và không quân Việt Nam đã nhiều lần tổ chức diễn tập tác chiến liên hợp hải quân và không quân quy mô tương đối lớn, lấy bảo vệ nơi trọng yếu, chi viện tác chiến Trường Sa làm bối cảnh, các khoa mục diễn tập chủ yếu bao gồm: hợp đồng không quân và hải quân, tấn công tàu chiến, chống phong toả, chống tập kích đường không, đối kháng điện tử và chống đổ bộ. Nhìn từ góc độ huấn luyện, diễn tập của không quân và hải quân Việt Nam trong những năm gần đây, một số cuộc diễn tập quan trọng có đặc điểm tưởng định phức tạp, lực lượng tham gia diễn tập nhiều, toàn bộ các binh chủng, thời gian diễn tập dài, phạm vi rộng, tính đối kháng mạnh./.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Meo to

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 20-04-2008, 04:07 AM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 35 phút 40 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
nói nghe hay vãi lìn
thực tế thì sao
toàn hg` lạc hậu , cũ rích cũ mèm
ko đủ tiền để mua tàu nữa là đến nghiên cứu chế tạo tàu chiến
hahahahahahahahahahahahaha
chả có quân chủng nào là hiện đại cả mà hải quân và ko quân là íu ớt nhất
vui vkl chức mừng quân đội nhân dân Vnam anh dũng vô địch .
vỗ tay vỗ tay cho sức mạnh vĩ đại này nào .
Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 20-04-2008, 04:10 AM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 35 phút 40 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
Ko nói j` tới các nc' khác ah`
kế hoạch mua tàu của Phi, Indo đâu rùi
nghe thế thì hải ko quân Vnam khủng rùi
lấy cái kế hoạch máy chục năm sau mà so với lực lượng hiện tại của chúng nó thì Vnam vô mẹ nó đối rùi
Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
asean_4vn



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™