Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 23-04-2008, 06:39 PM
mitom mitom is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 2
Thời gian online: 1 ngày 18 giờ 40 phút
Xu: 0
Thanks: 1,452
Thanked 0 Times in 0 Posts
Cool Cuộc Biểu Tình Ở Quảng Trường Thiên An Môn -Bắc Kinh

Tiết thanh minh đẫm máu
( Bóng đêm qua quảng trường Thiên An Môn- NXBVăn hoá dân tộc 1989- trang 173-181)
Thanh minh trong tiết tháng ba! Nhiều dân tộc chau á có tục lệ đi tảo mộ làm lễ tưởng niệm những người thân thích đã qua đời. Nhưng ở TQ, từ ngày nổ ra cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản, người ta đã không còn biết đến tập quán văn hoá cổ truyền này. Bởi vì , dưới khẩu hiệu phá tứ cựu, mọi thứ tư tưởng cũ, văn hoá cũ, tập quán cũ, phong tục cũ đều bị coi là chống lại văn hoá vô sản, đều bị triệt bỏ. Vả lại, tiết thanh minh nếu để cho nhân dân đi tảo mộ, làm tưởng niệm thì không khỏi khơi dậy niềm uất hận trước vong linh hàng chục vạn con người đã bị chết vô tội vì những caí án oan, án giả , án sai và những cuộc xô sát đẫm máu trong suốt 10 năm đại loạn.
Tuy nhiên đến dịp tiết thanh minh năm 1976 tình hình đã có sự thay đổi. Nhiều nơi trên đất nước TQ người ta bảo nhau khôi phục lại phong trào cũ với một nội dung thống nhất: tưởng niệm những người đã bị giết hại trong cuộc đại cách mạng văn hoá. Tuỳ theo tuèng thanh phố, từng tỉnh, họ nêu ra tên tuổi một số người đã thiệt mạng, thường là những cán bộ lãnh đạo, những nhà trí thức, những văn nghệ sĩ được lòng quần chúng như một danh đơn tiêu biểu để làm lễ truy điệu. Qua đó mà đẩy mạng phong trào chống tứ nhân bang, nhưũng kẻ cho đến nay vẫn còn đang tiếp tục hoành hành và đang âm mưu đoạt quyền lãnh đạo tối cao một khi ông Mao nằm xuống.
Tại Bắc Kinh, không khí càng sôi sục. Ở một số công xưởng , trường học và ngay cả ở một số đơn vị quân đội, người ta đã bàn đến kế hoạch làm lễ truy điệu cố thủ tướng Chu Ân Lai và bà Dương Khai Tuệ- người vợ thứ nhất của Mao đã hi sinh năm 1930 trong khu vực Quốc dân đảng- tại quảng trường TAM vào ngày 4tháng 4 dương lịch. Buổi lễ này không hề có trong lời nói công khai của những nhà đương quyền với Đặng Tiểu Bình là Phó thủ tướng thứ nhất. Tuy nhiên , người ta vẫn lan trang cái tin sẽ có buổi lễ đó như một dự định bán chính thức, khuyến khích mọi người ủng hộ. Tại nhà máy Điện cơ, công nhân dành ra hẳn một nhóm thợ khéo tay nhất làm một vòng hoa bằng thép cao tới 7,5m; kết bằng 7 đoá hoa cúc vạn thọ màu trắng tiêu biểu cho 700 triệu nhân dân TQ. Tại đơn vị 2 bộ đội pháo binh Bắc Kinh cũng làm một vòng hoà lớn bằng đồng, cán từ vỏ đạn đại bác. Và ở nhiều trường học, học sinh may sẵn hàng ngàn chiếc băng tang maù đen, tổ chức ra những đội danh dự tiền phong, chuẩn bị dẫn đầu hàng ngũ đi dự lễ truy điệu.
Những tin tức này nhanh chóng được báo cáo về tới Bộ chỉ huy “ tả” phái là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Họ nhân danh thường vụ Bộ chính trị TƯ Đảng ra một thông cáo đặc biệt. Khẳng định: Không có việc tổ chức bất cứ một hình thức tập họp quần chúng cách mạng nào ở TAM vào dịp tiết thanh minh. Với lý do: để đảm bảo sự yên tĩnh cho vị lãnh tụ vĩ đại hiện đang bị mệt. Vương Hồng Văn nhân danh Phó chủ tịch Đảng phụ trách nội chính trực tiếp chỉ thị cho Lưu Truyền Tân- cục trưởng cục công an thành phố, người do Giang Thanh đưa lên- phải thi hành những biện pháp phong toả mọi con đương từ các nơi đổ về TAM
Cuôí tháng 3 dương lịch, Băc Kinh vẫn còn rét đậm. Quảng trường Tam vắng người qua lại. Ai vào khu vực này cũng phải trình giấy tờ công tác. Tuy nhiên ngày 22-3, dưới chân đài tưởng niệm các liệt sĩ cách mạng đã xuất hiện vòng hoa đầu tiên do một nhóm cán bộ tỉnh An Huy đem đến. Cảnh sát hỏi thì bị đấu lý: Tưởng niệm các liệt sĩ là một việc không tốt hay sao? Mấyngày sau lại thêm những nhóm quần chúng lẻ tẻ đem vòn hoa đến đài tưởng niệm. Trong đó có vòng hoa của 2 đơn vị pháo binh. Cảnh sát liền gọi điện cho chỉ huy đơn vị yêu cầu đến thu hồi. Nhưng lúc này vòn hoa nọ đã chìm ngập trong hàng trăm vong hoa khác. Việc ấy rồi cũng thôi
Sáng sớm 4/4/1976 không khí Bắc Kinh sôi sục hẳn lên. Từ các ngả Tây Giao , nhiều đoàn quần chúng ùn ùn kéo về trung tâm thành phố. Chẳng mấy chốc ngã tư Đông Đơn đông nghịt người. Đường Vương phủ tỉnh và mấy đường phố gần đấy cũng chật ních. Những người đi xe đạp không còn chỗ nào lách lên được liền vứt xe đạp vào các công viên gần nhất rồi hò nhau tập hợp thành những hàng ngũ xăm xắn đi vào quảng trường. Chỉ trong vài ba tiếng đông hồ đã có tới hàng chục vạn chiếc xe đạp quẳng lung tung như thế
Đi đầu một cánh tuần hành lớn là đoàn đại biểu công nhân xưởng Điện cơ mang vòng hoa thép. Hai bên có đội bảo vệ công nhân. Họ tiến đến gần Đại lễ đưòng thì bị hàng rào cảnh sát ngăn lại, không cho vào trong quảng trường. Một cán bộ lãnh đạo Cục cơ khí Bắc Kinh được thông báo trước đó 15 phút vội phóng xe đến. Sau một hồi lẫu, len lỏi mãi mới lên được chỗ cảnh sát đang giằng co với công nhân. Ông ta vội lên tiếng gọi một đại biểu công nhân quen biết đề nghị mang vòng hoa về. Nhưng người này nhổ nước bọt tỏ ý khinh bỉ rồi hô to:
Anh em công nhân cứ tiến lên. Mao chủ tịch không bao giờ ngăn chúng ta làm việc nghĩa
Tiếp theo lời hô cả đoàn công nhân ào ào xông lên phá vỡ hàng rào mỏng manh của cảnh sát
Ở một ngả khác, một đơn vị hậu cần quân giải phóng xếp thành đội ngũ chỉnh tề nét mặt hằm hằm cứ việc tiến bước. Cảnh sát sợ không dám cản, chỉ có cách gọi điện thoại về Bộ tổng tham mưu yêu cầu cho quân cảnh đến hỗ trợ.
Ở một ngả khác, đoàn đại biểu quần chúng học sinh bắt đầu xô sát với cảnh sát bằng nắm đấm và gạch vụn. Họ được sự ủng hộ của các công nhân viên các cơ quan cạnh đó như Bác vật quán, viện bảo tàng lịch sử. Trong đó có con gái lớn của Hạ Long là Hạ Tiệp Linh
Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
________________________________________
Lúc này Lưu Truyền Tân đã được báo cáo rõ tình hình và đã kịp huy động một lực lượng cảnh sát dã chiến đến tăng cường. Đông thời Vuơng Hồng Văn cũng ra lệnh cho một lực lượng cảnh vệ từ Trung Nam Hái tiến ra , ngăn chặn quần chúng không cho tiến đến gần lễ đài TAM. Những chiếc xe cảnh sát, quân cảnh trên có đặt súng máy và loa phóng thanh chạy lồng lên hết nơi này đến nơi khác hô hào quàn chúng giữu trật tự, tuân theo mệnh lệnh của Trung ương, nhanh chóng giải tán. Nhưng chẳng nơi nào chịu nghe, ngược lại họ còn vừa la hét phản đối vừa quây lấy xe phóng thanh , xông lên đập phá cả loa lẫn vũ khí.
Thấy thế nguy, Bộ chỉ huy tiền phương của Lưu Truyền Tân đóng tại một ngôi nhà gần đấy liền phát ra lời hăm doạ: Nếu không chịu thi hành lệnh giải tán sẽ dùng đến vũ lực
Như lửa cháy đổ thêm dầu, lập tức một cánh lớn công nhân tuần hành kéo đến vây chặt nàh Bộ chỉ huy cảnh sát. Bọn này vội đấu dịu từ trong nhà dùng loa phát to đề nghị công nhân cử đại biểu vào đàm phán. Khi đoàn đại biểu tiến thẳng vào nhà thì đội ngũ công nhân tuần hành cũng áp sát hàng rào. Họ hò nhau đốt luôn chiếc xe chỉ huy đậu ngoài cổng. 2 cảnh sát đứng gác sợ hãi chạy vào bên trong. Lớp lớp công nhân ùa theo. Gặp đoàn đại biểu công nhân đi ra, mới hay , mấy sĩ quan cao cấp đại diện cho Lưu Truyền Tân vừa mở mồm ra điều kiện này nọ thấy ngọn lửa đốt xe bốc cao và tiếng hô vang rền của quần chúng liền lủi luôn vào vườn, đi cổng sau chuồn sang ngôi nhà Bác vật quán. Một người nào đó hét to:
-Thiêu huỷ ngay hắc điếm này đi!
Mấy phút sau ngôi nhà Bộ chỉ huy cảnh sát bùng cháy
Đã bước sang giờ Ngọ. Giờ này quảng trường TAM đã đông nghịt các cánh quần chúng tuần hành. Họ hô vang các khẩu hiệu:
_ Tưởng niệm cố Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch phu nhân Dương Khai Tuệ
-Đả đảo lũ bốn người!
-Trương Xuân Kiều không được làm thủ tướng!
- Trả lại tự do cho tất cả những người bị bắt oan
- Rửa oan cho Cố chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và các lão thành đồng chí cách mạng đã bị hãm hại
Họ cùng nhau kéo đến đài tưởng niệm, đại lễ đường và còn định đột vào tận Trung Nam Hải
Nhưng cũng lúc này, Bộ chỉ huy cảnh sát đã chiếm toà nhà Bác vận quán, bố trí thành một đồn luỹ kiên cố. Đồng thời gọi điện cho khắp nơi từ Phó chủ tịch Vương Hồng Văn, Bộ trưởng Uông Đông Hưng đến Tổng bộ tham mưu quân giải phóng. Trước hết là cho Lưu Truyền Tân. Vương , Lưu dược biết tin từ trước, đã huy động hàng vạn cảnh sát, dân binh tổ chức thành một vòng vây kín bên ngoài quảng trường. Các ổ súng máy đặt trên nóc các nhà cao tầng được lệnh sẵn sàng nhả đạn. Riêng Tổng bộ tham mưu quân giải phóng không tỏ thái độ rõ rệt. Phó tổng tham mưu trưởng Bành Thiệu Huy đi xe bọc thép đến hiện trường quan sát một lát rồi lại quay xe ra về.
12h45 phút. Các cỡ loa phóng thanh vang lên mệnh lệnh thiết quân luật: sau 15 phút nếu cánh tuần hành nào không rút lui sẽ bị thẳng tay trừng trị
15 phút trôi qua. Từ các ngả đường, cảnh sát dân binh đi xe bọc thép tiến thẳng vào quảng trường, chia cắt các đoàn biểu tình. Đi sau là những chiếc xe vòi rồng phun nước xối xả vào bất cứ toán người nào. Một số người kiên quyết chống lại thì lập tức bị đánh đập, bị bắt, đẩy lên các xe tù đi sau. Cũng có một ít người bị bánh xe cán chết. Tuy nhiên, phần lớn quần chúng vẫn không chịu ra khỏi quảng trường. Họ túm tụm lại thành từng toán, dựa lưng vào nhau, chống trả lại những hành động trấn áp của dân binh, cảnh sát.
Tiếng loa phóng thanh lại vang lên ra lệnh cho các đoàn biểu tình phải theo đường Đông Đơn rút ra khỏi quảng trường và tập trung vào công viên Trung Sơn rồi phân tán đi về mọi ngả. Đại đa số quần chúng không chịu thi hành lệnh này. Họ vẫn cố hết sức lực hô to những khẩu hiệu: Đả đảo khủng bố!Phải để cho nhân dân tự do làm lễ tưởng niệm! Phải bồi thường cho những người bị thiệt mạng! Trừng trị bọn đao phủ!v.v.
Bỗng một tràng súng trọng liên từ nóc một ngôi nhà lớn nọ nổ ròn, kéo theo hàng tràng tiếng súng máy súng trường khác. Đạn găm tua tủa xuống mặt đường bê tông trên cả một vùng rộng lớn của quảng trường TAM. Nhiều ngưòi bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Đám đông rối loạn, hốt hoảng chaỵ tung tóe khắp nới. Họ liền bị các tràng đạn bắn đuổi sát gót. Tiếng la thét, tiếng chửi ruả, tiếng kêu than inh ỏi trộn trong tiếng súng và tiếng bước chân người. Thêm nhiều người chết, người bị thương vì trúng đạn và bị chính ngay người cùng hội dẫm đạp lên. Cảnh tượng vô cùng đau thương, hỗn loạn.
Phải mất một thời gian dài nữa, đến khoảng 15,16 giờ, quảng trường TAM mới sạch bóng người. Chỉ còng lại những xác chết ngổn ngang và những vũng máu loang lổ đây đó cùng với những vòng hoa, những chiếc mũ chiếc khăn đôi giày , manh áo ngoài rách nát và đẫm máu. ( theo thông báo chính thức của công an Bắc kinh có khoảng vài trăm người chết và bằng ấy người bị thương. Nhưng theo các nguồn tin tức khác thì con số người chết và bị thương gấp nhiều lần, không kể số người bị bắt trước và trong lúc đó)
Cảnh sát và dân binh tiếp tục lập hàng rào canh giữ, không cho bất cứ ai lọt vào hiện trường, dành riêng cho xe cứu thương đến làm việc. Những người đi tìm thân nhân buộc phải đứng từ xa. Họ được thông báo sẽ được biết tin cụ thể ở Sở công an thành phố. Nửa đêm , Vương Hồng Văn đi xe vũ trang đến kiểm tra tình hình lần cuối. Y ra lệnh sử dụng một lực lượng đi quét sạch các vòng hoa và các đồ vật còn lại, chất lên xe vệ sinh thành phố mang ra tận ngoại thành. Đồng thời, phải lau sạch mọi vũng máu trước khi trời sáng
Có người thuật lại rằng: đêm ấy tất cả ngọn đèn cao áp từ trước lễ đài TAM đến Đại lễ đường đều tắt. Chỉ còn lại những ngọn đèn ô tô chiếu vào những bóng dân binh, cảnh sát đang làm nhiệm vụ chập chờn như những bóng ma. Thiên An Môn, nơi đã diễn ra bao buổi lễ quốc khánh tưng bừng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ năm 1949, nơi 10 năm về trước đã có những cuộc Đại hội Hồng vệ binh toàn quốc đông tới hàng triệu người náo động,.cuồng nhiệt chào đón ông mặt trời đỏ- vị lãnh tụ vĩ đại- tay lái vĩ đại- vị thống soái vĩ đại cùng với phó thống soái, người kế vị kiệt xuất của người, giờ đây chỉ còn là một màn đêm đen kịt lạnh lẽo.
Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
Buổi họp hôm 8-4 -1989 của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, tại phòng họp bên trong điện Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, vừa khai diễn được một lát. Hôm ấy ông Hồ Diệu Bang xem ra không được khỏe. Ông Hồ Diệu Bang, ủy viên bộ chính trị, là người chủ trương phải thực hiện những cải cách chính trị song hành với các cải cách kinh tế mà ông Đặng Tiểu Bình đã khởi phát từ 10 năm trước đây.
Được khoảng 45 phút, ông Hồ Diệu Bang đứng dậy, có vẻ như muốn xin phép tổng bí thư Triệu Tử Dương, người chủ tọa buổi họp, để ra ngoài. "Đồng chí Triệu....". Không kịp nói được hết câu, ông Hồ Diệu Bang ngã quỵ xuống ghế. Có tiếng của ai đó: "Chắc là bị trụy tim rồi... đừng di chuyển ông ta". Ông triệu Tử Dương hốt hoảng: "Có ai đem theo nitroglycerin không?". Tần Cơ Vĩ (Qin Jiwei), bộ trưởng quốc phòng, cũng là người bị bệnh tim, nhanh nhẩu lên tiếng: "Có! Tôi có đây." Đoạn ông lục cặp lấy hai viên thuốc nhét vào miệng ông Hồ Diệu Bang.
Một tuần lễ sau đó ông Hồ Diệu Bang qua đời ở bệnh viện Bắc Kinh, khởi đầu một chuỗi những cuộc xuống đường trên 340 thành phố khắp nước Tàu, đòi cải cách, chống lại nạn tham nhũng và vô hiệu năng của chính quyền ở Bắc Kinh, đưa đến cuộc đàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn. Biến cố vẫn được giới truyền thông Tây Phương gọi là "cuộc thảm sát Thiên An Môn".
Khi ông Hồ Diệu Bang chết, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Bắc Kinh dự đoán được là người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới thanh niên sinh viên, sẽ vô cùng thương tiếc người được xem là nhân vật hàng đầu cổ võ cho các cải cách chính trị vừa quá cố. Họ cũng nghĩ rằng tang lễ của ông Hồ Diệu Bang sẽ là dịp để quần chúng qua đó che đậy những chỉ trích nhắm vào lãnh đạo đảng, đặc biệt là vào ông Đặng Tiểu Bình, người đã loại ông Hồ Diệu Bang ra khỏi ghế tổng bí thư đảng năm 1987, vì ông Hồ Diệu Bang đã không đè bẹp được khuynh hướng "tự do tiểu tư sản" đang nẩy nở mạnh mẽ trong và ngoài đảng vào thời gian đó. Những người cầm đầu điện Trung Nam Hải không thể ngờ là sự thương tiếc của giới thanh niên sinh viên đối với ông Hồ Diệu Bang lại quá mãnh liệt. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi ông Hồ Diệu Bang qua đời, thanh niên đã tụ tập đông nghẹt ở quảng trường Thiên An Môn, quảng trường rộng mênh mông trước cổng cấm thành, nơi có Đại Sảnh Đường Nhân Dân. Đám đông thanh niên ở lì ở đó cả tháng, không chịu rời quảng trường cho đến khi bị những loạt đạn bắn thẳng vào họ vào sáng sớm ngày 4-6.
Tuy vậy, ngay cả trước khi tang lễ ông Hồ Diệu Bang được cử hành tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân vào hôm 22 tháng tư, thì giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng đã nhận thấy tình trạng ở Bắc Kinh và các thành phố có trường đại học có nguy cơ không còn kiểm soát nổi. Một vài người chủ trương cứng rắn trong các nhân vật chóp bu điện Trung Nam Hải đã bắt đầu nói đến từ ngữ "nổi loạn". Thủ Tướng Triệu Tử Dương, người có chủ trương cải cách, không đồng ý như vậy. Ông cho rằng sự chiếm đóng công trường Thiên An Môn và các cuộc tụ tập kéo dài ở những thành phố khác chỉ là hình thức bày tỏ lòng thương tiếc một cách tự nhiên của quần chúng mọi giới đối với ông Hồ Diệu Bang. Để trấn an những thành phần cứng rắn, không yên lòng trước sự tụ tập của thanh niên sinh viên, ông Triệu Tử Dương vẫn nói: "đại đa số sinh viên đều yêu nước và yêu đảng". Vì không xem tình hình là nghiêm trọng, ông Triệu Tử Dương cũng không hủy bỏ cuộc viếng thăm Bắc Hàn dự trù vào hôm 23 tháng tư, tức là sau tang lễ ông Hồ Diệu Bang 1 ngày. Về sau người ta thấy đây là sai lầm lớn nhất trong một loạt những sai lầm khác mà ông Triệu Tử Dương mắc phải trong những tuần lễ sau đó. Trong thời gian ông triệu Tử Dương ở Bắc Hàn, Lý Bằng, (nay là chủ tịch quốc hội Trung Quốc) đã thì thọt tấu trình với ông Đặng Tiểu Bình dẫn đến việc ông Triệu Tử Dương bị loại trừ vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng.
Trong buổi họp giới lãnh đạo Trung Quốc hôm 25-4 (tức là lúc ông triệu Tử Dương đang ở Bắc Hàn), Lý Bằng đã nhanh chóng gieo mầm mống lo ngại vào đầu óc của ông Đặng Tiểu Bình. Họ Đặng lúc đó mặc dù trên nguyên tắc đã về hưu, nhưng với chức vụ chủ tịch quân ủy trung ương và toàn quân, trên thực tế ông vẫn là lãnh tụ tối cao của Trung Quốc. Theo Lý Bằng thì các cuộc biểu tình có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành những cuộc tụ tập phản đối đảng cộng sản. Một cách trực tiếp hơn, Lý Bằng đã nói với ông Đặng Tiểu Bình: "Mũi nhọn chống đối của các cuộc biểu tình hiện nay đang nhắm thẳng vào đồng chí và các nhân vật lão thành của cuộc cách mạng vô sản".... Càng nghe báo cáo và phân tích của các cận thần, quan điểm của Đặng Tiểu Bình đối với sinh viên càng cứng rắn hơn. Cho đến khi buổi họp kết thúc, dưới cái nhìn của họ Đặng thì sinh viên là thành phần bị lợi dụng cho "một âm mưu có tính toán kỹ lưỡng để chống lại đảng cộng sản". Đặng Tiểu Bình ra lệnh phải có những biện pháp triệt để và rõ ràng để chống lại tình trạng hỗn loạn này. Với quan điểm đó, họ Đặng đã vẽ ra một một ranh giới mà từ đó trở đi không một ai trong giới lãnh đạo đảng dám vi phạm mà không bị trừng trị. Quan điểm đó đã trở thành khung sườn cho bài xã luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo xuất bản ngày hôm sau (26-4).
Sinh viên đang tụ tập ở quảng trường Thiên An Môn đã cảm thấy sự căng thẳng lên đến mức báo động qua từ ngữ "hỗn loạn". Trong tiếng Trung Hoa, "hỗn loạn" mang không chỉ mang tính cách tiêu cực, mà còn hàm ý sinh viên đã phản bội và nổi loạn bạo động. Trong khi đó, họ vẫn tự xem mình là yêu nước và muốn giải quyết vấn đề của Trung Quốc trong vòng lãnh đạo của đảng. Từ ngữ "hỗn loạn" đã đẩy sinh viên vào vị trí "đã bước qua khỏi cầu", và không còn cách nào quay trở lại được nữa
Ngày 30-4 ông Triệu Tử Dương trở về từ Bắc Hàn để thấy Trung Quốc đầy dẫy những biến động. Sinh viên ở Bắc Kinh đã đưa ra những đòi hỏi rõ ràng. Yêu cầu Bắc Kinh phải loại trừ những phần tử tham nhũng, thối nát ra khỏi bộ phận lãnh đạo. Cùng lúc đó thì các cuộc biểu tình phản đối đã lan rộng khắp nơi,và bên cạnh thanh niên sinh viên nhiều thành phần quần chúng khác cũng bắt đầu nhập cuộc.
Ngay sau khi trở về, ông Triệu Tử Dương chủ tọa một buổi họp của ban thường vụ bộ chính trị, tức là cơ chế gồm 5 người chóp bu để điều hành mọi việc hàng ngày. Buổi họp đó cho thấy sự cách biệt lớn lao giữa các thành viên ban thường vụ bộ chính trị trong quan điểm và các biện pháp đối với những cuộc xuống đường. Nhạc Bất Ba (Bo Yibo), một nhân vật già nua thuộc hàng ngũ lãnh đạo thâm niên của đảng, từng bị vệ binh đỏ đánh thừa sống thiếu chết trong thời kỳ cách mạng văn hóa, đã thảng thốt la hoảng: "Nghiêm trọng lắm rồi! Phải có những bước chặt chẽ từ trên xuống dưới để giải quyết, nếu không thì nguy to đến nơi!". Trong khi đó ôngTriệu Tử Dương lại có cái nhìn khác hẳn. Theo ông thì đảng cộng sản Trung Quốc phải thích ứng với thời đại và tình hình mới, đồng thời phải học cách sử dụng dân chủ và luật pháp để giải quyết các vấn đề mới. Ông Triệu cũng cảnh cáo là với trào lưu dân chủ của nhân loại đang phát triển một cách mạnh mẽ trên khắp thế giới, nếu đảng cộng sản Trung Quốc không hướng theo thì rồi ra sẽ bị đào thải. Lý Bằng lạnh lùng đốp chát lại: "Ưu tiên hàng đầu là giải tán sinh viên, tái lập trật tự..... Nếu chúng cứ tiếp tục như vậy thì mọi thứ,... từ cải cách và mở cửa, cho đến dân chủ, luật pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện đại hóa, v.v.. đều sẽ tan thành mây khói và Trung Quốc sẽ bước thụt lùi một bước dài".
Trong vòng mấy ngày sau đó, ông Triệu Tử Dương đọc hai bài diễn văn với nội dung bày tỏ thái độ hòa hoãn đối với sinh viên. Trong bài thứ nhất, ông không đề cập đến một số những quan điểm cứng rắn mà giới lãnh đạo già nua đã thúc dục ông phải nêu lên. Bài diễn văn thứ hai ông cũng không được giới này đồng ý.
Trong buổi họp của bộ chính trị ngày 10-5 do ông Triệu Tử Dương chủ tọa, sự khác biệt quan điểm trong nội bộ của bộ chính trị đối với các cuộc xuống đường của sinh viên càng sâu đậm hơn. Buổi họp này diễn ra ngay trước cuộc viếng thăm Trung Quốc của chủ tịch Liên Xô, ông Gorbachev. Dương Thượng Côn, cánh tay mặt, và là người thay mặt Đặng Tiểu Bình trong các buổi họp bộ chính trị, đã nhìn thấy làn sóng xuống đường phản đối đang lan rộng trong khắp các tầng lớp quần chúng. Họ Dương lo lắng: "Nếu công nhân nổi dậy thì nguy to, đặc biệt là vào lúc có Gorbachev ở đây.... ta phải cho dân chúng biết là đảng và nhà nước sẽ đón nhận đòi hỏi của họ một cách nghiêm túc". Trong lúc đó Lý Bằng đã có sẵn những dự phóng nghêm ngặt đối với các cuộc xuống đường: "Hiện nay một số các trường đại học trên khắp nước đã gần như ở trong tình trạng vô chính phủ. Bích chương sỉ nhục và bêu xấu lãnh đạo đảng và nhà nước xuất hiện khắp nơi... Như vậy mà chúng nó gọi là dân chủ ư? tình trạng này khác thời cách mạng văn hóa ở chỗ nào? Nếu ta cứ để tình trạng này tiếp tục thì cả nước sẽ chìm đắm trong hỗn loạn".
Ngày 13-5, khi sinh viên nâng cấp chiến dịch phản đối qua hình thức biểu tình tuyệt thực, ông Triệu Tử Dương đến tư dinh của ông Đặng Tiểu Bình để họp với họ Đặng. Trong nhiều cuộc họp trước đây, Đặng Tiểu Bình đã có vẻ nghi ngờ về vai trò lãnh đạo đảng của ông Triệu Tử Dương. Đến buổi họp này thì sự nghi ngờ của họ Đặng càng gia tăng khi ông Triệu Tử Dương đưa ra chính sách đối thoại với sinh viên. Đặng Tiểu Bình giận dữ: "Đám chống đối không chỉ là sinh viên, mà còn hàng lô bọn nổi loạn và những đám mất dạy. Chúng nó muốn lật đổ đảng và nhà nước."
Cuộc biểu tình tuyệt thực của sinh viên với sự ủng hộ nồng nhiệt của mọi từng lớp quần chúng càng khiến cường độ đối đầu giữa sinh viên và nhà nước gia tăng. Trong buổi họp 5 người của ban thường vụ bộ chính trị vào hôm 16-5, Dương Thượng Côn lên tiếng một cách bực tức: "Chẳng mấy chốc Bắc Kinh sẽ không còn là thủ đô nữa". Ông Triệu Tử Dương gợi lại bài xã luận trên Nhân Dân Nhật Báo hôm 26 tháng tư. Cho rằng đáng lẽ bài đó phải được sửa đổi để giảm bớt sự đối đầu giữa sinh viên và nhà nước. Lý Bằng lạnh lùng cắt ngang: "Đồng chí Triệu! Những nét chính của bài xã luận hôm đó là quan điểm của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Không thể thay đổi được". Lúc đó Lý Bằng đã đánh mùi được là ông Triệu Tử Dương đang đưa đầu vào vòng dây thòng lọng. Trong buổi họp ngày hôm sau, 17-5, giữa Đặng Tiểu Bình với hàng ngũ thân cận, gồm giới lãnh đạo thuộc thế hệ đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản đã về hưu, Lý Bằng công khai tấn công ông Triệu Tử Dương: "Tôi nghĩ là đồng chí Triệu phải chịu hầu hết các trách nhiệm về sự gia tăng cường độ của phong trào sinh viên". Sau đó ông ta thao thao kể ra một lô những lỗi lầm của ông Triệu Tử Dương.
Hiển nhiên là từ lâu nay ông Đặng Tiểu Bình đã có quyết định về số phận của ông Triệu Tử Dương, mà bài diễn văn hồi đầu tháng 5 của ông Triệu Tử Dương là mốc điểm dứt khoát. Đặng Tiểu Bình nói: "Từ đó đến nay, sự gia tăng chống đối của sinh viên đã làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì tất cả chúng ta sẽ bị bắt bỏ tù hết!. Sau khi suy nghĩ thật kỹ về vấn đề, tôi đã đi đến quyết định là phải sử dụng đến quân đội và ban hành thiết quân luật ở Bắc Kinh".
Buổi chiều hôm đó ông triệu Tử Dương chủ tọa của ban thường vụ bộ chính trị. Theo dự trù của ông Triệu Tử Dương thì mục tiêu chính của buổi họp là để thảo luận về vấn đề ban hành thiết quân luật. Ngay lập tức Lý Bằng chặn ngang: "Đồng chí Triệu! đồng chí Đặng Tiểu Bình đã có quyết định về việc ban hành thiết quân luật trong buổi họp sáng nay. Trong buổi họp này không bàn đến vấn đề nên hay không nên có thiết quân luật, mà bàn xem phải thi hành thiết quân luật như thế nào."
Ông Triệu Tử Dương ngửa mặt nhìn câu khẩu hiệu trên tường rồi nói: " Nhiệm vụ của tôi chấm dứt kể từ hôm nay. Tôi không thể nào tiếp tục phục vụ được nữa.... Cái nhìn của tôi về bản chất của phong trào sinh viên khác với cái nhìn của đồng chí Đặng cũng như của hầu hết các đồng chí ở đây".
Ông Triệu Tử Dương biết là sự nghiệp chính trị của ông đã chấm dứt. Ông không tham dự những buổi họp sau đó của bộ chính trị. Tuy nhiên, ông không được từ chức một cách đàng hoàng, mà bị thanh trừng nghiệt ngã từ đó đến nay, dù đã hơn một thập niên trôi qua.
Trong khi đó thì Đặng Tiểu Bình nhận thấy ban thường vụ bộ chính trị đã hoàn toàn tan rã. Ông ta quyết định tự mình, cùng một số người lãnh đạo già nua đã về hưu, phải nắm quyền kiểm soát. Hôm 18-5 thành phần lãnh đạo gần đất xa trời này họp với những người còn lại của ban thường vụ bộ chính trị. Đặng Tiểu Bình mở đầu buổi họp bằng quan điểm của ông ta đối với sự phản đối của sinh viên: "Những gì đang thực sự diễn ra ở ngoài kia chứng tỏ đám này (sinh viên) muốn lật đổ đảng và nhà nước". Buổi họp tiếp tục với việc mọi người thi nhau kết án ông Triệu Tử Dương, và đưa ra những biện pháp mạnh để thực hiện thiết quân luật. To mồm nhất trong buổi họp là Vương Chấn (Wang Zhen), một lãnh tụ già xuất thân từ thành phần nông dân: " Đám con nít này đáng được hưởng những gì dành cho chúng. Nếu chúng ho he thì còng đầu chúng nó lại! Không thương tiếc gì cả. Chúng nó đang được hưởng sung sướng mà cứ vòi vĩnh. Hồi bọn mình bằng tuổi chúng nó thì mình sống trong rừng già cùng những tràng bom đạn bay trên đầu...". "Nếu sinh viên không tự giải tán thì quân đội phải vào đuổi chúng ra quảng trường Thiên An Môn. Thật là vô lý".
Hôm 19-5 trong buổi họp với Dương Thương Côn, phụ tá thân cận nhất của ông, họ Đặng than thở: "Trong mấy ngày qua tôi vẫn nghĩ, chưa bao giờ tôi là nhân vật quan trọng nhất của đảng. Thế nhưng mọi người cứ bám lấy tôi, bắt tôi phải quyết định về tất cả những điều hệ trọng. Tôi mang quá nhiều trọng trách, như vậy không ích lợi gì cho đảng và nhà nước. Tôi nên nghĩ đến đến việc về hưu, nhưng làm sao tôi có thể làm như vậy được trong tình hình này?"
Những tính toán của ông Lý Bằng để hất cẳng ông Triệu Tử Dương ra khỏi ghế tổng bí thư, hầu ông ta ngồi vào đó đã trở nên quá lộ liễu. Tuy nhiên, hôm 27 tháng 5 thì Đặng Tiểu Bình hàng và ngũ lãnh đạo về hưu vây quanh ông đã lựa chọn Giang Trạch Dân, bí thư Thượng Hải vào ghế tổng bí thư.
Trong những ngày cuối tháng 5 -1999 đầy hỗn loạn, quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc dần dần tiến về trung tâm Bắc Kinh trước sự phản đối mãnh liệt của quần chúng, thể hiện từ việc thiết lập những chướng ngại vật trên đường phố cho đến những lời lẽ châm chọc, khinh miệt. Tuy vậy, quyết định ban hành thiết quân luật không làm chùn bước thanh niên sinh viên cùng hàng trăm ngàn người đổ ra đường hàng ngày để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh.
Trong buổi họp hôm 2 tháng 6, Vương Chấn giận dữ lên tiếng: "Cái đám sinh viên chết tiệt này!... Chúng nghĩ chúng nó là thứ gì mà mà dám chà đạp lên vùng đất thiêng liêng Thiên An Môn lâu quá vậy? Đám này đáng bị trừng phạt. Ta phải đưa quân đội vào còng đầu hết lũ phản cách mạng này. Đồng chí Đặng! Nếu không làm vậy thì quân đội nhân dân dùng để làm gì?". Đặng Tiểu Bình đồng ý. Ngày hôm sau, 3-6, sau khi gặp Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn họp với ban thường vụ trung ương đảng. Trong buổi họp này, Dương Thượng Côn đã truyền lại 2 quyết định của Đặng Tiểu Bình:
1/ - "Phải giải quyết xong vấn đề trước bình minh ngày hôm sau. Nghĩa là quân đội thực hiện thiết quân luật phải hoàn tất nhiệm vụ giải tán sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn trước khi mặt trời mọc".
2/ - "Ra lệnh cho quân đội chỉ được nổ súng trong trường hợp bất khả kháng. Tôi lập lại, không đổ máu trên quảng trường Thiên An Môn. Chấm hết! Không được để cho ai chết trên quảng trường này".



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của mitom

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
bieu tinh o kinh mon, bong dem thien an mon, quan mon

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™