Gần đây thấy truyện tiên hiệp số lượng thì nhiều, chất lượng lại kém hay thiếu chiều sâu. Mình định viết bài này cả năm rồi, nay nhân tiện mưa quá nên làm luôn. Bài viết sẽ bổ sung các ý khi nghĩ ra gì, nhưng các ý cũ vẫn là kiến thức cố định nên sẽ ko có sự bài xích
Mở đầu đó là nhiều chuyện hay bảo tu hành là nghịch thiên với cứ bô bô "nghịch thiên" đủ kiểu gì đó. Cái này là vớ vẩn, tu luyện là "nghịch hành để thuận thiên" thì các bố đọc ở đâu rồi suốt ngày nghịch thiên. Con người vốn sau tuổi 14-16 thì cơ thể thay vì thuận thiên lại đi ngược nên từ đó dần dần già chết( con trai bắt đầu ......:D). Nghịch cái nghịch thì là thuận, thế nên xưa nay có câu trời có đức hiếu sinh.
Về vấn đề con người đi tu luyện:
- Có 1 số truyện đưa ra nhân vật hoặc thiếu linh căn, hoặc là kẻ vốn không phải khá là lương thiện: Mẫu nhân vật này đưa ra có thể coi là đặc săc với tác phẩm bình thường, nhưng với tiên hiệp thì không nên. Bởi vì đối với các chính phái thì hầu hết con người sinh ra đều tu luyện được, đặc biệt xưa nay các phái đạo gia lớn các học trò chính truyền thường là ốm yếu từ nhỏ thì linh căn nỗi gì. Linh căn thường là được dành cho những phái bị coi là bàng môn để dễ tu tập, còn đã chính phái thì là ngưòi thường ắt sẽ thành công.
Thứ đến là con người: Nhân vật chính như trong "phàm nhân tu tiên" sẽ không được xét là kiểu điển hình được chọn vì cách hành sự như thế thì tu hành cũng chỉ làm quỷ, không bao giờ có thể đạt được gì. Đây là điều đã được xác nhận. Những người bẩm tính bên trong lương thiện như tiểu phàm đó chính là mẫu trời chọn. Cho dù là nghịch ngợm hay tinh ranh, vẫn là bên trong lương thiện thì là người đủ tầm.
Người tu hành thật sự thì ít khi so kè nhau, hay kiểu khinh mạn người khác kém mình. Xưa nay đạo gia tu tiên vốn như trong "tiên lộ yên trần", vốn là đạo hữu, luôn học hỏi tiến tới. Đã sinh lòng đố kị hay có thói đó ắt sẽ ko tiến xa. Chọn học trò mà là người xấu ắt sẽ có họa, giống như trong truyện côn luân có nhắc đến ông trương tử dương có 3 học trò xấu hại thầy, sự thật ngoài đời thì vì nhận 3 học trò xấu mà cụ bị trời phạt( mặc dù là chưa truyền phần quan trọng).
Những vấn đề trên để bạn nhận ra tác giả có hiểu biết để đủ viết tiên hiệp. Xem xét lại hiện nay "tiên lộ yên trần", "tiên kiếm thần khúc" là những tác giả có hiểu biết. Còn như đường gia tam thiếu, khiêu vũ thì quá hầu như không có chút kiến thức gì.
Một vấn đề nữa là từ cổ đến giờ, con người vốn không khuất phục bởi thần thánh và tự nhiên. Hậu nghệ bắn mặt trời là điển hình. Thần mộ là câu truyện rất hay, thiên đạo ko đúng thì dấy binh đánh trời. Phi thăng chi hậu thì có cái thứ "sến" đặc trưng, luôn tỏ vẻ chống đối nhưng lại diễn tả con người quá yếu ớt, cái đoạn kết cũng khiến những người tự tôn cảm thấy thất vọng, sự thua kém với cả ma và thần( mấy cái thằng ma thần kiểu hắc ám quang minh đó trình bình thường thôi, thế mà để nó thích làm gì thì làm, nhục cho loài người mà còn viết thế). Đó cho thấy mức độ tư tưởng của truyện, cứ phải cúi đầu với mấy thằng người chim mà ko biết mệt. Đấy là thể hiện tư tưởng mê tín.
Về vấn đề tu luyện:
Một số truyện nói đến tu hỏa hệ thủy hệ( ngọc tiên duyên..vv). Đây là thể hiện không hiểu rõ gì, nhất là ngọc tiên duyên còn nói thủy hỏa đồng tu sẽ này kia. Ngay ở người bình thường thì thủy hỏa trong cơ thể còn giao nhau huống chi là tu luyện. Về cơ bản nguyên tắc là âm dương thủy hỏa kết hợp để tiến bước. Trong truyện thương hải của phượng ca nói tới luyện tinh, luyện khí, luyện thần và luyện hư: Kẻ luyện mấy thứ thủy hỏa riêng biệt thì cùng là may mắn lắm có công pháp đạc biệt thì qua được đầu luyện tinh sang đến bên kia luyện khí một chút. Nói một cách chính xác là khi đến một đoạn đầu luyện khí các phái xưa đã nắm được ngũ hành, bát quái hóa sinh mà nắm được. Cho nên truyện như thương hải vốn chính là đại thần thông, nắm được chu lưu lục hư thì chỉ một cái phẩy tay hắc ám quang minh( vẫn còn đối đãi 2 mặt) cũng đi đứt cả lút. Giống như đan đỉnh công phu mà bồ đề sư tổ truyền cho tôn ngộ không cũng chính là trong thuần dương thiết hạp ở côn luân nhắc. Công phu nhập môn vốn cực kỳ đơn giản, động tác như thể dục nhưng tác động thì vô cùng.
Còn nói đến logic các câu truyện, xưa bên *********** có người bảo dịch "Đại ác ma". Mình đọc 2-3 chương thì thấy tệ không chấp nhận nổi, đó là những truyện thiếu hợp tình hợp lý. Hình như rất nhiều người thích đọc những truyện đó, cho rằng nhân vật thế mới thật. Thực ra nhiều truyện chỉ là chỗ để tác giả giải tỏa các ham muốn vật chất lẫn tình dục của mình là chính. Giống như mình ngừng đọc thiếu lâm bát tuyệt khi đoạn thằng nhóc bị tấn công nhìn thấy con sóc rồi nghĩ ra hóa giải, một cao thủ đánh 1 thằng nhóc mà thời gian lại quá chậm như thế, ko thể ngửi.
Có những truyện câu văn nội dụng hay đáng đọc nhưng tiếc đang dừng như:
Tiên lộ yên trần
tiên kiếm thần khúc
tiên đạo cầu tác ( có thể chấp nhận do cấu trúc truyện khá)
Còn hầu như các truyện khác đa phần sau này nhiều năm chắc sẽ bị lãng quên thôi, mình thì chả đọc.
Bổ sung: Có 1 số truyện nói đến pháp lực với khí trong võ học là khác nhau, hình thành các khái niệm tia pháp lực.... đây là điều sai. Về cơ bản hai cái này không khác nhau, đều là khí. Pháp lực là một loại kĩ xảo dựa vào khí mà thôi.
Lại cũng có truyện nói kiếm khách giang hồ so với tu chân tu tiên kém xa. Đây cũng là điều sai lầm, các môn phái lớn như hoa sơn võ đang thuộc đạo môn đều chính là tu chân phái. Công phu của họ có khi còn cao hơn cả thục sơn kiếm phái mà các truyện tu tiên sùng bái. Các truyện thường nói mất vài trăm đến nghìn năm để thành tiên, các phái như hoa sơn võ đang toàn chân được chân truyền thì dưới 20 năm. Đây là điều sách đã chép.
Có bạn bảo vẫn có cái linh căn: Mình nhắc lại đó là chỉ dành cho các phái nhỏ lẻ hay tầm thường, còn các chính phái chân truyền xưa nay có duyên toàn là học trò ốm yếu cầu sinh thì linh căn đâu. Khi gặp thầy sẽ truyền công phu tự cải tạo căn cơ kinh mạch.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: