IT (Information Technology): Công nghệ về máy tính.
• PC (Personal Computer): Máy tính cá nhân.
• ICT (Information Communication Technology): Ngành công nghệ thông tin - truyền thông.
• PDA (Personal Digital Assistant): Thiết bị số hổ trợ cá nhân.
• CP (Computer Programmer): Người lập trình máy tính.
• CPU (Central Processing Unit): Đơn vị xữ lý trung tâm trong máy tính.
• BIOS (Basic Input/Output System): Hệ thống nhập/xuất cơ sở.
• CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor): Bán dẫn bù Oxít - Kim loại, Họ các vi mạch điện tử thường được sử dụng rộng rải trong việc thiết lập các mạch điện tử.
• I/O (Input/Output): Cổng nhập/xuất.
• COM (Computer Output on Micro):
• CMD (Command): Dòng lệnh để thực hiện một chương trình nào đó..
• OS (Operating System): Hệ điều hành máy tính.
• OS Support (Operating System Support): Hệ điều hành được hổ trợ.
• BPS (Bits Per Second): Số bít truyền trên mỗi giây.
• RPM (Revolutions Per Minute): Số vòng quay trên mỗi phút.
• ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi - xóa.
• RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
• SIMM (Single Inline Memory Module).
• DIMM (Double Inline Memory Modules).
• RIMM (Ram bus Inline Memory Module).
• SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory): RAM đồng bộ.
• SDR - SDRAM (Single Data Rate SDRAM).
• DDR - SDRAM (Double Data Rate SDRAM).
• HDD (Hard Disk Drive): Ổ Đĩa cứng - là phương tiện lưu trữ chính.
• FDD (Floppy Disk Drive): Ổ Đĩa mềm - thông thường 1.44 MB.
• CD - ROM (Compact Disc - Read Only Memory): Đĩa nén chỉ đọc.
• Modem (Modulator/Demodulator): Điều chế và giải điều chế - chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu Digital và Analog.
• DAC (Digital to Analog Converted): Bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu Analog.
• MS - DOS (Microsoft Disk Operating System): Hệ điều hành đơn nhiệm đầu tiên của Microsoft (1981), chỉ chạy được một ứng dụng tại một thời điểm thông qua dòng lệnh.
• NTFS (New Technology File System): Hệ thống tập tin theo công nghệ mới - công nghệ bảo mật hơn dựa trên nền tảng là Windows NT.
• FAT (File Allocation Table): Một bảng hệ thống trên đĩa để cấp phát File.
• SAM (Security Account Manager): Nơi quản lý và bảo mật các thông tin của tài khoản người dùng.
• AGP (Accelerated Graphics Port): Cổng tăng tốc đồ họa.
• VGA (Video Graphics Array): Thiết bị xuất các chương trình đồ họa theo dãy dưới dạng Video ra màn hình.
• IDE (Integrated Drive Electronics): Mạch điện tử tích hợp trên ổ đĩa cứng, truyền tải theo tín hiệu theo dạng song song (Parallel ATA), là một cổng giao tiếp.
• PCI (Peripheral Component Interconnect): Các thành phần cấu hình nên cổng giao tiếp ngoại vi theo chuẩn nối tiếp.
• ISA (Industry Standard Architecture): Là một cổng giao tiếp.
• USB (Universal Serial Bus): Chuẩn truyền dữ liệu cho BUS (Thiết bị) ngoại vi.
• SCSI (Small Computer System Interface): Giao diện hệ thống máy tính nhỏ - giao tiếp xữ lý nhiều nhu cầu dữ liệu cùng một lúc.
• ATA (Advanced Technology Attachment): Chuẩn truyền dữ liệu cho các thiết bị lưu trữ.
• SATA (Serial Advanced Technology Attachment): Chuẩn truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp.
• PATA (Parallel ATA): Chuẩn truyền dữ liệu theo dạng song song.
• FSB (Front Side Bus): BUS truyền dữ liệu hệ thống - kết nối giữa CPU với bộ nhớ chính.
• HT (Hyper Threading): Công nghệ siêu phân luồng.
• S/P (Supports): Sự hổ trợ.
• PNP (Plug And Play): Cắm và chạy.
• EM64T (Extended Memory 64 bit Technology): CPU hổ trợ công nghệ 64 bit.
• IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers): Học Viện của các Kỹ Sư Điện và Điện Tử.
• OSI (Open System Interconnection): Mô hình liên kết hệ thống mở - chuẩn hóa quốc tế.
• ASCII (American Standard Code for Information Interchange): Hệ lập mã, trong đó các số được qui định cho các chữ.
• APM (Advanced Power Manager): Quản lý nguồn cao cấp (tốt) hơn.
• ACPI (Advanced Configuration and Power Interface): Cấu hình cao cấp và giao diện nguồn.
• MBR (Master Boot Record): Bảng ghi chính trong các đĩa dùng khởi động hệ thống.
• RAID (Redundant Array of Independent Disks): Hệ thống quản lý nhiều ổ đĩa cùng một lúc.
• Wi - Fi (Wireless Fidelity): Kỹ thuật mạng không dây.
• LAN (Local Area Network): Mạng máy tính cục bộ.
• WAN (Wide Area Network): Mạng máy tính diện rộng.
• NIC (Network Interface Card): Card giao tiếp mạng.
• UTP (Unshielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi - dùng để kết nối mạng thông qua đầu nối RJ45.
• STP (Shielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi có vỏ bọc.
• BNC (British Naval Connector): Đầu nối BNC dùng để nối cáp đồng trục.
• ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường thuê bao bất đối xứng - kết nối băng thông rộng.
• TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): Giao thức mạng.
• IP (Internet Protocol): Giao thức giao tiếp mạng Internet.
• DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Hệ thống giao thức cấu hình IP động.
• DNS (Domain Name System): Hệ thống phân giải tên miền thành IP và ngược lại.
• RIS (Remote Installation Service): Dịch vụ cài đặt từ xa thông qua LAN.
• ARP (Address Resolution Protocol): Giao thức chuyển đổi từ địa chỉ Logic sang địa chỉ vật lý.
• ICS (Internet Connection Sharing): Chia sẽ kết nối Internet.
• MAC (Media Access Control): Khả năng kết nối ở tầng vật lý.
• CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection): Giao thức truyền tin trên mạng theo phương thức lắng nghe đường truyền mạng để tránh sự đụng độ.
• AD (Active Directory): Hệ thống thư mục tích cực, có thể mở rộng và tự điều chỉnh giúp cho người quản trị có thể quản lý tài nguyên trên mạng một cách dễ dàng.
• DC (Domain Controller): Hệ thống tên miền.
• OU (Organization Unit): Đơn vị tổ chức trong AD.
• DFS (Distributed File System): Hệ thống quản lý tập tin luận lý, quản lý các Share trong DC.
• HTML (Hyper Text Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Other
• ISP (Internet Service Provider): Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
• ICP (Internet Content Provider): Nhà cung cấp nội dung thông tin trên Internet.
• IAP (Internet Access Provider): Nhà cung cấp cỗng kết nối Internet.
• WWW (World Wide Web): Hệ thống Web diện rộng toàn cầu.
• HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Giao thức truyền tải File dưới dạng siêu văn bản.
• URL (Uniform Resource Locator): Dùng để định nghĩa một Website, là đích của một liên kết.
• FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tải File.
• E_Mail (Electronic Mail): Hệ thống thư điện tử.
• E_Card (Electronic Card): Hệ thống thiệp điện tử.
• ID (Identity): Cở sở để nhận dạng.
• SMS (Short Message Service): Hệ thống tin nhắn ngắn - nhắn dưới dạng ký tự qua mạng điện thoại.
• MSN (Microsoft Network): Dịch vụ nhắn tin qua mạng của Microsoft.
• MSDN (Microsoft Developer Network): Nhóm phát triển về công nghệ mạng của Microsoft.
• Acc User (Account User): Tài khoản người dùng.
• POP (Post Office Protocol): Giao thức văn phòng, dùng để nhận Mail từ Mail Server.
• SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Giao thức dùng để gửi Mail từ Mail Client đến Mail Server.
• CC (Carbon Copy): Đồng kính gửi, người nhận sẽ nhìn thấy tất cả các địa chỉ của những người nhận khác (Trong E_Mail).
• BCC (Blind Carbon Copy): Đồng kính gửi, nhưng người nhận sẽ không nhìn thấy địa chỉ của những người nhận khác.
• ISA Server (Internet Security & Acceleration Server): Chương trình hổ trợ quản lý và tăng tốc kết nối Internet dành cho Server.
• ASP/ASP.NET (Active Server Page): Ngôn ngữ viết Web Server.
• SQL (Structured Query Language): Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc - kết nối đến CSDL.
• IE (Internet Explorer): Trình duyệt Web “Internet Explorer” của Microsoft.
• MF (Mozilla Firefox): Trình duyệt Web “Mozilla Firefox”.
• CAD (Computer Aided Design): Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính.
• CAM (Computer Aided Manufacturing): Sản xuất với sự trợ giúp của máy tính.
• CAL (Computer Aided Learning): Học tập với sự trợ giúp của máy tính.
• DPI (Dots Per Inch): Số chấm trong một Inch, đơn vị đo ảnh được sinh ra trên màn hình và máy in.
• CCNA (Cisco Certified Network Associate): Là chức chỉ mạng quốc tế do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới - Cisco – cấp, và được công nhận trên toàn thế giới.
• CCNP (Cisco Certified Network Professional): Là chứng chỉ mạng cao cấp của Cisco.
• MCP (Microsoft Certified Professional): Là chứng chỉ ở cấp độ đầu tiên của Microsoft.
• MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator): Chứng chỉ dành cho người quản trị hệ điều hành mạng của Microsoft, được chính Bác Bill Gate ký.
• MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer): Tạm dịch là kỹ sư mạng được Microsoft chứng nhận, do chính tay Bác Bill Gate ký.
Absolute:
Tuyệt đối. (của một giá trị), thực và không đổi. Ví dụ, absolute address (địa chỉ tuyệt đối) là một vị trí trong bộ nhớ và an absolute cell reference (tham chiếu ô tuyệt đối) là một ô cố định đơn trong một màn hình bản tính. Phản nghĩa của absolute (tuyệt đối) là relative (liên quan).
Accelerator borad:
Thẻ tăng tốc. Kiểu bản mở rộng làm cho một máy tính chạy nhanh hơn. Nó thường chứa một đơn vị xử lý trung ương bổ sung.
Access time:
Thời gian truy cập. Hay reaction time (thời gian hoạt động), thời gian cho máy tính sau một lịch được cho, để đọc từ bộ nhớ hay viết lên bộ nhớ.
Accumulator:
Thanh ghi tạm thời: một bộ đăng ký đặc biệt hay vị trí bộ nhớ trong một đơn vị số học và logic trong bộ xử lý máy tính. Nó được sử dụng để giữ kết quả của một sự tính toán tạm thời hay lưu dữ liệu đang được chuyển.
Accustic coupler: Bộ ghép âm thanh. Thiết bị cho phép dữ liệu máy tính được tuyền và nhận thông tin qua một điện thoại cỡ nhỏ (điện thoại con) thông thường, máy điện thoại này gắn trên bộ ghép để tạo sự nối. Một loa nhỏ trong thiết bị được sử dụng để chuyển dữ liệu tín hiệu dạng kỹ thuật số của máy tính thành tín hiệu âm thanh mô phỏng sau đó được điện thoại con NHẬN. Ở ĐIỆN THOẠI NHẬN, MỘT BỘ GHÉP ẤM THANH THỨ hai hay một môdem chuyển các tín hiệu âm thanh trở lại thành dữ liệu kỹ thuật số cho tín hiệu vào máy tính. Không giống như môđem, một ghép âm thanh không yêu cầu sự nối trực tiếp tới hệ thống điện thoại.
Acrobat:
Hệ thống mã do hệ Adoble phát triển cho các ứng dụng in ấn (xuất bản) điện tử. Mã Acrobat có thể được phát ra trực tiếp từ tập tin Post Script.
Acronym:
Từ viết tắt từ chữ đầu, từ được tạo ra từ các chữ đầu và/hay vần của các từ khác, được dùng như một chữ viết tắt phát âm được. Ví dụ, RAM (random access memory: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) và FORTRAN (formula translation: phiên dịch công thức). Ngược lại, các chữ đầu tạo thành một chữ viết tắt được phát âm tách riêng mỗi chữ, ví dụ, ALU (arithmetic and logic unit: đơn vị số học và logic).
Ada -
Ngôn ngữ lập trình máy tính mực độ cao, do US Department of Defense (Bộ quốc phòng Mỹ) phát triển và giữ bản quyền, được thiết kế để sử dụng trong các tình huống mà một máy tính trực tiếp điều khiển một quá trình hay máy, như một máy bay quân đội. Phải mất hơn 5 năm để chuyên môn hóa ngôn ngữ này và nó chỉ trở nên tiện dụng phổ biến vào cuối những năm 1980. Nó được đặt theo tên nhà toán học Anh Ada Augusta Byron.
ADC -
Chữ viết tắt của Analogue to digital converter: bộ chuyển đổi kỹ thuật mô phỏng thành kỹ thuật số.
Adder: Bộ cộng: mạch điện tử trong một máy vi tính hay máy tính toán thực hiện quá trình cộng hai chữ số nhị phân. Một bộ cộng riêng cần thiết cho việc cộng mỗi cặp bit nhị phân. Các mạch như thế là những thành phần thiết yếu của một đơn vị thuật toán và logic của máy tính (ALU).
Address:
ĐỊA CHỈ: SỐ CHỈ THỊ MỘT VỊ TRÍ ĐÂC BIỆT CỦA BỘ NHỚ MÁY TÍNH. Ở MỖI ĐỊA CHỈ, MỘT MẪU ĐƠN CỦA DỮ LIỆU CÓ THỂ ĐƯỢC LƯU. ĐỐI VỚI MÁY VI tính, địa chỉ này được tổng lại thành 1 byte (đủ để biểu thị một ký tự đơn, như là một chữ hay số).
Address bus:
THANH GÓP ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TỬ HAY là thanh góp được dùng để chọn hành trình cho bất cứ dữ liệu riêng nào như khi nó di chuyển từ phần này đến phần khác của máy tính.
AI:
Chữ viết tắt artificial intelligence: trí thông minh nhân tạo.
Algol:
(từ chữ đầu của algorithmic language: ngôn ngữ thuật toán) ngôn ngữ lập trình mức độ cao trước đây, được phát triển vào những năm 50 và 60 cho các ứng dụng khoahọc. Một ngôn ngữ mục dịch tổng quát, ALGOL là thích hợp nhất đối với công việc toán học và có một kiểu đại số. Dù không còn thông dụng nữa nhưng nó đã ảnh hưởng lớn đến các ngôn ngữ ngày nay như ADA và PASCAL.
Algorithm:
Thuật toán: trình tự hay chuỗi các bước được dùng để giải quyết một vấn đề. Trong khoa học máy tính, trình tự logic các thao tác được thực hiện bởi một chương trình. Một sơ đồ dòng là sự biểu thị nhìn thấy được của một thuật toán.
Aliasing:
ĐÂC BIỆT DÀNH CANH PHẢI: ẢNH HƯỞNG ĐƯỢC nhìn thấy trên màn hình hay tín hiệu ra máy in, khi các đường cong mịn xuất hiện để cấu thành các bước do độ phân giải không đủ cao. Chống biệt hiệu là một kỹ thuật phần mềm giảm ảnh hưởng này bằng cách dùng các thang đo màu xám.
Alpha:
Một thẻ mạch RISC 64 bit được phóng ra vào năm 1993 bởi thiết bị kỹ thuật số (DEC). Nó được xem như là một cạnh tranh với thẻ mạchPentium của Intel.
Alphanumeric data:
Dữ liệu chữ số, dữ liệu cấu thành các chữ cái và bất kỳ chữ số từ 0 đến 9. Sự phân loại của dữ liệu tùy theo kiểu ký tự được chứa cho phép hệ thống hiệu lực máy tính kiểm tra độ chính xác của dữ liệu; một máy tính có thể được lập trình để loại bỏ các đầu vào chứa các ký tự sai. Ví dụ, tên của một người có thể được loại bỏ nếu nó chứa bất kỳ dữ liệu số và một số tài khoản ngân hàng được loại bỏ nếu nó chứa bất kỳ dữ liệu chữ cái. So với số đăng ký xe thì sẽ chứa dữ liệu chữ số nhưng không có các dấu chấm câu.
Alu -
Chữ viết tắt của arithmetic and logic unit (đơn vị số học và logic).
American National Dtandards Institute (ANSI):
Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Viện đặt các thủ tục chính thức trong (giữa các lĩnh vực khác) máy tính và điện tử.
Annalogue:
Tương tự, liên biến (của một số lượng hay thiết bị) tỉ lệ hay song song với các giá trị thay đổi liên tục và so sánh trực tiếp bằng cách đối chiếu một số lượng mô phỏng hay thiết bị thay đổi trong các chuỗi bước riêng biệt. Ví dụ, một đồng hồ mô phỏng đo thời gian bằng các phương tiện của một chuyển động liên tục bằng tay xung quanh một mặt số nơi một đồng hồ kỹ thuật số đo thời gian với một hiển thị số thay đổi trong một chuỗi các ước riêng biệt.
Analogue computer:
Máy tính mô phỏng, máy tính tương tự: máy tính được thực hiện mạch và xử lý dữ liệu kỹ thuật (mô phỏng) thay đổi liên tục. Các máy tính kỹ thuật số mô phỏng hiếm hơn nhiều so với các máy kỹ thuật số và thường là các máy có mục đích đặc biệt được xây dựng với màn hình và điều khiển các thiết bị khác.
Analogue to -didital converter (ADC):
Bộ chuyển đổi kỹ thuật mô phỏng thành kỹ thuật số: mạch điện chuyển một tín hiệu kỹ thuật mô phỏng thành một tín hiệu kỹ thuật số. Một mạch như thế thì chương trình để chuyển tín hiệu từ một thiết bị kỹ thuật mô phỏng thành một tín hiệu kỹ thuật số cho việc nhập vào máy tính. Ví dụ, nhiều cảm biến được thiết kế để đo các giá trị vật lý như nhiệt độ và áp suất, sinh ra một tín hiệu mô phỏng dưới dạng điện thế và được truyền qua một ADC trước khi máy tính nhập và xử lý nó. Một bộ chuyển đổi kỹ thuật số thành kỹ thuật mô phỏng (DAC) thực hiện quá trình ngược lại.
Analytical engine:
ĐỘNG CƠ PHẤN TÍCH. THIẾT BỊ MÁY TÍNH CÓ THỂ lập trình được do nhà toán học người Anh Charles Baddage thiết kế năm 1833. Nó được dựa trên các động cơ khác nhau nhưng được hưởng tới tự động hóa cả quá trình tính toán. Nó giới thiệu nhiều quan điểm về máy tính kỹ thuật số nhưng do hạn chế trong quá trình sản xuất, nó không được xây dựng cho tới năm 1992 khi một phiên bản làm việc được giới thiệu trong bảo tàng KHOA HỌC, LUẤN ĐÔN.
AND gate:
Cổng AND. Kiểu cổng logic.
ANSI:
Viết tắc của American National Standards Institule. Viện Tiêu Chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.
API:
Viết tắt của Applications Program Interface: Giao diện Chương trình ứng dụng.
Apple:
Công ty máy tính ở Hoa Kỳ, nhà sản xuất loại máy Macintosh.
Application: Chương trình ứng dụng, chương trình công việc được thiết kế để tiện lợi cho người sử dụng như một hệ bảng lương hay bộ xử lý từ ngữ. Cách dùng để nhận biết các chương trình như thế, từ đó điều khiển máy tính hay giúp thảo chương viên một bộ biên dịch.
Application package:
Bộ chương trình ứng dụng. Bộ chương trình và các tài liệu liên quan (như sổ tay hướng dẫn) được dùng trong một ứng dụng đặc biệt.
Application program:
Chương trình ứng dụng. Chương trình thành lập để thực hiện một công tác cho sự tiện lợi của người sử dụng máy tính - ví dụ, tính toán sự trả lương hay xử lý từ. Ngược lại, một chương trình hệ thống thực hiện nhiều công tác liên quan tới hoạt động và thực hiện của chính máy tính.
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của Khóc Trong Đêm
Application program Interface (API) :
Giao diện chương trình ứng dụng, trường tiêu chuẩn bao gồm các dụng cụ, thủ tục và các trình tự khác trong đó các chương trình có thể được viết. Một API bảo đảm rằng tất cả các ứng dụng là phù hợp với hệ điều hành và có một giao diện sử dụng tương tự.
Argument argumen,
đổi số, giá trị trên đó một hàm số thực hiện. Ví dụ, nếu argument 16 được thực hiện trên hàm số ''căn bậc hai thì đưa ra kết quả là 4.
Arithemetic and logic unit (ALU):
ĐƠN VỊ THUẬT TOÁN VÀ LOGIC: PHẨN CỦA ĐƠN VỊ xử lý trung ương thực hiện các thao tác số học cơ bản và logic trên dữ liệu.
Array Chuỗi: trong một máy tính lập trình, một chuỗi các giá trị có thể được tham khảo tới bởi một tên biến đổi đơn. Các giá trị riêng được phân biện bằng cách dùng một hay nhiều chỉ số dưới dòng với mỗi tên biến đổi. Ví dụ, xem danh sách về nhiệt độ cao nhất mỗi ngày.
Nhiệt độ (0C)
Ngày 1
22
Ngày 2
23
Ngày 3
19
Ngày 4
21
Chuỗi này có thể được xem với tên biến đổi đơn temp. Các yếu tố riêng của chuỗi sau đó sẽ được xác định với các chỉ số dưới dòng. Ví dụ, phần tử chuỗi temp1 sẽ lưu giá trị 22, 'temp 3 sẽ lưu giá trị 19.
Một chuỗi có thể sử dụng nhiều hơn một chỉ số dưới dòng. Ví dụ, xem danh sách sau đây chỉ số panh sữa (đơn vị đo lường bằng 0,57 1 ở Anh và 0,47 1 Mỹ) được phân ra trong bốn nhà.
Nhà 1
Nhà 2
Nhà 3
Nhà 4
Ngày 1
2
2
3
1
Ngày 2
2
1
2
1
Ngày 3
3
2
0
1
Ngày 4
2
1
2
1
Ngày 5
4
1
2
2
Ngày 6
4
5
4
4
Nếu chuỗi này được cho tên biến đổi pint (panh) thì các yếu tố của nó sẽ được xác định với hai chỉ số: một đối với nhà và một đối với ngày trong tuần. Do đó, phần tử chuỗi pints (,2,6) sẽ lưu giá trị 5, pints (3,3) lưu giá trị 0.
Các chuỗi thì hữu dụng vì chúng chỉ cho phép các thảo chương viết các trình tự tổng quát để có thể xử lý các danh sách dữ liệu dài. Ví dụ, nếu mỗi giá được lưu trong một chương trình kế toán sử dụng một tên biến đổi khác nhau thì các lệnh chương trình phân tách sẽ được yêu cầu để xử lý mỗi giá. Tuy nhiên, nếu tất cả các giá được lưu trong một chuỗi thì một trình tự tổng quát có thể được viết để xử lý, nói định giá (J) và bằnh cách cho phép J lấy các giá trị khác nhau, sau đó có thể xử lý bất cứ các dữ liệu riêng nào.
Artificial imtelligence (AI):
Trí thông minh nhân tạo. Một ngành khoa học liên quan tới việc tạo các chương trình máy tính có thể thực hiện các hoạt động so sánh với những hoạt động của một con người thông minh. Nghiên cứu AI hiện thời bao trùm các lĩnh vực như lập kế hoạch (cho cách xử rôbô), hiểu biết ngôn ngữ, nhận biết mẫu, biểu thị kiến thức.
Các chương trình AI trước kia được phát triển năm 1960 đã đạt được sự mô phòng trí thông minh con người hay được giúp đỡ ở kỹ thuật giải quyết vấn đề tổng quát. Bây giờ người ta nghĩ rằng cách cư xử thông minh tùy thuộc nhiều vào kiến thức một hệ thống có được như trên nguồn lý lẽ của nó. Do đó, sự nhận mạnh hiện được ở trong các hệ thống dựa trên kiến thức.
Ascii
(từ chữ đầu của American Standard Code for Information Interchange) hệ lập mã trong đó các số được quy định cho các chữ, chữ số và các biểu tượng chấm câu. Dù các máy tính làm việc trong mã số nhị phân, các số ASCII thường được định như các số thập phân hay thập lục phân, 32 mã đầu được dùng cho các chức năng điều khiển như trả hộp băng và xóa ngược. Nói chính xác, ASCII là một mã nhị phân 7 bit cho phép 128 ký tự khác nhau được biểu thị nhưng một bit thứ tám thì thường được dùng để cung cấp tính chẳn lẽ hay để cho phép đối với các ký tự phụ. Hệ thống này được dùng rộng rãi đối với việc lưu văn bản.
Assembly language:
Ngôn ngữ chương trình hợp ngữ, ngôn ngữ lập trình máy tính mực độ thấp liên quan mật thiết tới các mã bên trong một máy tính. Nó gồm chủ yếu một bộ các chuỗi ngắn với chữ (thuật nhớ) được bộ dịch hợp ngữ dịch thành mã máy cho đơn vị xử lý trung ương của máy tính để làm theo một cách trực tiếp. Trong ngôn ngữ chương trình hợp ngữ, JMP có nghĩa là nhảy (Jump) và LDA có nghĩa là Load accumulation (bộ trữ tải) mã chương trình hợp ngữ được các thảo chương viên sử dụng để viết các chương trình rất nhanh và hiệu quả.
Asynchronus:
Không đồng bộ (dị bộ). Không theo qui luật hay không đồng bộ. Thường được cung cấp trong sự truyền thông để truyền dữ liệu không qtho qui luật so với một dòng ổn định. Sự thông tin không đồng bộ dùng các bit bắt đầu và bit kết thúc để chỉ sự bắt đầu và sự kết thúc mối mẫu dữ liệu.
Audit trail:
Vết kiểm tra. bản ghi lại các hoạt động máy tính chỉ những gì được thực hiện và ai thực hiện nó (nếu thông tin này có sẵn). Thuật ngữ này được lấy trong kế toán nhưng các vết kiểm tra (chuỗi kiểm toán trong kế toán ngày nay được dùng rộng rãi để kiểm tra nhiều khía cạnh an toàn máy tính cũng như trong các chương trình kế toán.
Autoexec.bat File trong điều hành MS-Dos bao gồm các lệnh được thi hành khi máy tính được khởi động, nó được chạy tự động vào lúc này.
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của Khóc Trong Đêm