Luận đàm góp ý tại đây
LSD được viết tắt từ tên khoa học Lysergic acid diethylamide, vì thế trong tiếng Anh người ta cũng hay gọi nó bằng tên lóng acid (phát âm: ‘át-xít’). LSD là một trong những hoạt chất thông dụng nhất trong nhóm thuốc thức thần (psychedelic drugs). Chất thức thần là một nhóm riêng biệt, khác biệt so với hai nhóm Stimulants(Chất kích thích. VD: caffeine (cà phê), MDMA (hay còn thường được gọi là ecstasy, thuốc lắc), meth (đá), nicotine (thuốc lá), cocain…) và Opioids (Thuốc phiện. VD: ma túy, morphine, heroin…)
Vào năm 1943, Albert Hofmann, tiến sĩ hóa học 37 tuổi người Thụy Sĩ, trong lúc đang làm việc trong phòng thí nghiệm thì tình cờ nếm phải một hoạt chất ông mới chiết xuất, tổng hợp ra được từ ergot fungus, một loại nấm từ hạt cựa lúa mạch, hoạt chất này về sau được gọi là LSD. Trong cuộc phỏng vấn lúc ông gần 100 tuổi, ông gọi LSD là “thuốc dành cho linh hồn”.[1]
Thiên tài từng đoạt giải Nobel, Francis Harry Compton Crick, đã dùng LSD trong lúc khám phá ra bí mật của sự sống.
LSD là một loại chất thức thần khá mạnh, dù chỉ với một liều lượng cực nhỏ. Theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi thì liều lượng thông thường cho một lần trip với một người bình thường là từ khoảng 200 µg (micrograms) cho tới 300 µg (một microgram bằng một phần triệu gram). Khi được hấp thụ, ảnh hưởng của nó tác động lên người dùng bao gồm: tâm lý, thị giác (nhắm mắt lẫn mở mắt), ý thức, nhận thức về thời gian, không gian, những trải nghiệm tâm linh… Một lần trip thường kéo dài từ 8 – 10 tiếng. Mỗi người đều có những trải nghiệm khác nhau. LSD cũng từng đóng một vai trò mấu chốt trong phong trào hippie, anti-culture những năm 1960.