Thị trường cổ phiếu trượt dốc mạnh, tiền tệ giảm sút trầm trọng, giá cả nhà đất bất ổn, lạm phát lớn… Bất kể nhìn từ tiêu chuẩn kinh tế nào thì kinh tế Việt Nam bấp bênh là sự thực không thể chối bỏ. Nhưng điều đáng ngại hơn là “Việt Nam có thể sa vào cuộc khủng hoảng như khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997”, tâm trạng bất an trong thị trường khu vực và lân cận vì vậy mà đang nhanh chóng lan rộng
Trung Quốc có lo sợ bị ảnh hưởng bởi kinh tế Việt Nam?
Nói tiền tệ Việt Nam nguy hiểm là bắt nguồn từ 1 bản báo cáo phân tích của Morgan Stanley. Trong báo cáo đã chỉ ra cho mọi người thấy Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tiền tệ, nguy cơ này tương tự như tình trạng tại đồng bạt của Thái Lan năm 1997. Đồng Việt Nam có khả năng đang phải đối mặt với những nguy cơ trượt dốc tương tự đồng bạt Thái năm đó. Sự mất giá của đồng Việt Nam có khả năng sẽ lan rộng ra khu vực Đông Nam Á.
Sự thực có nghiêm trọng như vậy không? Việt Nam lẽ nào sẽ gây ra khủng hoảng tiền tệ lần thứ 2 tại Đông Nam Á? Nền kinh tế Trung Quốc có bị ảnh hưởng hay không?
Kinh tế Việt Nam bật đèn đỏ.
Thứ 6 tuần trước (6/6), chỉ số cổ phiếu thị trường cổ phiếu Việt Nam thu được 384,24 điểm, giảm 67% so với thời điểm cao nhất của năm ngoái 1170 điểm, trở thành thị trường cổ phiếu tồi nhất toàn cầu năm nay.
Sự bấp bênh của nền kinh tế Việt Nam không chỉ được biểu hiện ở thị trường cổ phiếu mà còn thể hiện ở tình hình nhà đất. Mấy tháng trước giá căn hộ của chung cư cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm đến 20%-50%. Tháng 5 năm nay tỷ lệ lạm phát tổng thể của Việt Nam tăng từ 8%-9% (tháng 9/2007) lên 25,2%, trong đó các loại thực phẩm đồng loạt tăng 42,35%. 5 tháng đầu năm nay, nhập siêu mậu dịch đạt đến 14,4 tỷ USD, gấp 4 lần một năm trước, và cao hơn tổng ngạch nhập siêu mậu dịch cả năm ngoái là 2 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam bấp bênh trông thấy.
Song không thể ảnh hưởng sang các nước Đông Nam Á
Tuy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn vô cùng khó khăn, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tình thái vẫn chưa nghiêm trọng đến mức gây ra khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, những lo lắng đó là thừa.
Ảnh hưởng đối với Trung Quốc có thể khống chế được.
Khi nói ra câu “khủng hoảng tiền tệ Việt Nam”, ông Goldman Sachs đã nói lên ý kiến của mình. Ông cho rằng, kinh tế Việt Nam bấp bênh cũng chỉ ảnh hưởng có hạn tới kinh tế Trung Quốc. Lý do là hiện nay xác suất phát sinh khủng hoảng thu chi quốc tế của Việt Nam vẫn không đủ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng cần phải đề phòng sự xung kích mang tính chất lưu động do đô la Mỹ toàn cầu quá thừa dẫn đến. Nếu lạm phát Việt Nam xấu đi một bước nữa thì lượng lớn nguồn vốn Trung Quốc có thể sẽ nhảy sang vàng và đô la Mỹ, từ đó làm cho hệ thống tiền tệ trong nước phải đối mặt với áp lực lớn.
Do Trung Quốc có khả năng tài chính hùng mạnh và địa vị thu chi quốc tế cũng khá mạnh nên cũng hạn chế được những ảnh hưởng.
Ngoài ra, Trung Quốc còn cần phải đề phòng nguy cơ khủng hoảng, mà chủ yếu là đề phòng những ảnh hưởng do kinh tế toàn cầu ngưng trệ gây ra. Nếu lạm phát toàn cầu liên tục tăng, thì sự nỗ lực cứu vãn đồng đô la của Bộ tài chính Mỹ sẽ không thu được hiệu quả. Kinh tế toàn cầu tất yếu đi vào chu kỳ giảm, còn chuyển đổi hình thức cơ cấu kinh tế vẫn chưa thành công.
Một khó khăn khác nữa đến từ sự xung kích tiền nóng. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của ngân hàng Deutsche dự tính, 4 tháng đầu năm nay, quy mô tiền nóng thực tế chảy vào Trung Quốc thậm chí đã vượt quá lượng tích lũy ngoại hối của nhà nước và đạt 370 tỷ USD. Theo con số thống kê của các ban nghành TW cho thấy, quý 1 năm nay khoản cho vay ngoại hối tăng 18 lần, điều này chứng tỏ tốc độ tiền nóng chảy vào Trung Quốc tăng nhanh, cơ cấu tiền tệ trong nước đặc biệt quan tâm đến những khoản ngoại hối cho vay đem buôn bán chứng khoán, nhưng kiểu gửi ngắn hạn cho vay dài hạn này lại có thể dẫn đến nguy hiểm rất lớn trong tương lai, điều này cũng quan trọng như việc đề phòng kinh tế trượt dốc.
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: