Nói về giới tính, nhiều người còn ngượng ngùng, kiêng kỵ vì sợ nó "xa lạ" về mặt đạo đức, văn hoá, trong khi lại không biết phải làm gì nếu mắc bệnh liên quan đến vấn đề "tế nhị" này, kéo theo những lo lắng không đáng có. Giới tính theo cuộc đời sẽ cung cấp cho họ những kiến thức căn bản đó.
Cuốn sách Giới tính theo cuộc đời được dịch từ cuốn "La sexualité au fil de la vie" của tiến sĩ Gilbert Tordjman - Tổng thư ký Hiệp hội Giới tính học Thế giới.
Sách dẫn dắt một cách khoa học quá trình xuất hiện và phát triển giới tính: từ khi còn trong bào thai, sinh ra, qua thời kỳ trẻ em, niên thiếu, trưởng thành, chín chắn, mãn kinh, tuổi già…; đồng thời đưa ra các căn bệnh thường gặp về giới tính như: mộng tinh, co đau âm đạo, tắc ống dẫn trứng, u xơ tiền liệt tuyến…
Mỗi giai đoạn phát triển giới tính cũng như căn bệnh giới tính đều xuất hiện những vấn đề riêng. Với mỗi giai đoạn đó, sách phân tích rõ cái gì đã gây ra bệnh rối loạn giới tính, các phương pháp giải quyết vấn đề như cũng như cách xử sự khéo léo trong quan hệ vợ chồng khi một trong hai người gặp trở ngại hoặc khi cả hai gặp trục trặc trong "chuyện chăn gối"…
Bản dịch sau đây của Đức Anh và Ngân Đăng, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội, 2002.
1- Những độ tuổi có tính chất quyết định tới đời sống giới tính: cái bẩm sinh và điều học được
Phần mở đầu
Thời gian, bạn tình đối tác không thể thiếu của cuộc đời chúng ta
Con người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời thậm chí trước đó đã có mối liên hệ sâu sắc với yếu tố thời gian. Sự phát triển của chúng ta về mặt sinh học, thể chất, trí tuệ, nghề nghiệp, các mối quan hệ tình cảm và giới tính được tạo lập trên một khoảng thời gian nào đó không ngừng trôi, gây nên cho người ta cảm giác rất ngỡ ngàng. Với thời gian chúng ta bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ và lớn dần lên bằng niềm tin vững chắc, nhưng theo quy luật cái chết sẽ không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người.
Với người mắc chứng rối loạn thần kinh, tương lai đầy lo lắng rằng sự chưa chín chắn về tình cảm sẽ ngăn cản họ tìm hiểu rõ ràng về quá khứ. Con người mong ước vĩnh cửu trong sâu thẳm trái tim mình một niềm tin và hy vọng muốn cưỡng lại dòng chảy thời gian, chính dòng chảy này tạo ra cho vạn vật một đặc điểm thoáng qua rất mau. Đó cũng là ý nghĩa của "tình yêu cuồng nhiệt" mà Georges Bataill đã khẳng định: Tình yêu sẽ vượt qua được sự phá hủy mài mòn của thời gian và André Breton khẳng định tình yêu cuồng nhiệt có thể làm cho người ta tự bằng lòng với những gì mà Héleise đã từng gọi "thói quen yêu đương bền lâu".
Chẳng có gì có thể trốn chạy được những sự xuống cấp, trong đời sống thường ngày, ở trong vòng xoáy của thời gian đôi khi con người cũng thích ứng với điều đó. Ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở chỗ: con người có khả năng để sáng tạo theo sự tự do của mỗi người và những yêu cầu luôn biến đổi của mình chứ không phải là sự lặp lại điều gì đó một cách vô ích đến nhàm chán. Ngày nay nghệ thuật sống đòi hỏi hơn bao giờ hết với mỗi người, đây là thời điểm mà độ dài của đời sống lứa đôi và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng một cách đáng kể.
Sự phát triển nhân cách của mỗi con người diễn ra liên tiếp trong cả cuộc đời theo nhịp độ không liên tục. Không giống như người ta trèo một mạch lên tới đỉnh núi mà là giống như người ta phải chuẩn bị cho chuyến thám hiểm trên đỉnh Hymalaya vậy. Phải qua thăm dò địa hình, phải có người hướng dẫn và trước đó phải có sự luyện tập thể chất, sự cắm chốt đội hình ở các độ cao khác nhau và có sự xen kẽ giữa thời gian hoạt động và nghỉ ngơi.
Từ khi chào đời tới khi trở về với cõi vĩnh hằng, chúng ta đã trải qua các thời kỳ khác nhau, có những lúc tĩnh tâm thư thái xen kẽ, có những lúc hiếu động nghịch ngợm. Những thời kỳ thay đổi này mang lại rất nhiều ích lợi dưới một số góc độ. Khi đó chúng ta sẽ học được cách phát huy những khả năng mới để khám phá và làm chủ được môi trường sống của mình. Những tiến bộ mới mẻ làm thay đổi viễn cảnh thế giới của mối quan hệ với môi trường xung quanh, đặc biệt là với người mẹ. Nếu người mẹ này có trạng thái quá lo âu, không muốn cho trẻ tập đi nhiều sẽ hạn chế sự tìm tòi khám phá của chính đứa trẻ thay vì khuyến khích chúng.
Ngay cả khi được khuyến khích và là nguồn hy vọng thì những thời điểm của sự biến đổi này lại là nguồn gốc của những bối rối, lúng túng và cả sự sợ hãi, lo âu nữa.
Một đứa trẻ đang trong trạng thái cân bằng ở gia đình cũng như ở trường học lại biết đến một sự chuyển hướng đột ngột khi có sự tác động của tuổi dậy thì. Tầm vóc cơ thể phát triển nhanh, những tình cảm hết sức lạ lẫm, những biểu hiện vô thức không kiểm soát nổi cũng như ngôn ngữ chưa hòa nhập được với những thay đổi này. Những đứa trẻ không thể giải thích nổi những báo hiệu hay hồi kết của sự thay đổi cơ thể bởi nó đã quen với một thời kỳ dài cơ thể ổn định và chưa bị đe dọa bởi một hiện tượng biến đổi nào cả.
Nếu như giai đoạn phát triển của thời kỳ thơ ấu và quãng thời gian niên thiếu được chia ra một cách dễ dàng trong chu kỳ của cuộc đời thì sẽ không có những rối loạn tương tự ở trong 2 thời kỳ này. Đã từ lâu người ta vẫn tin rằng giai đoạn trưởng thành theo nguyên nghĩa của từ, có nghĩa là kết thúc sự tăng trưởng và phát triển, nhưng nó lại không hề như vậy. Người trưởng thành cũng giống như bé con, cũng phải chịu những tác động tới tận khi kết thúc cuộc đời. Thực vậy, cách đây chừng 7 năm con người đã biết đến những giai đoạn có tính chất quyết định. Sự thông thái của nhân loại cũng không đề cập tới lứa trẻ khoảng 7 tuổi, khi mà chúng có chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên nhú ra, 14 tuổi liệu có phải là độ tuổi của tuổi dậy thì và là giai đoạn niên thiếu hay không theo quan niệm cũ về tuổi thiếu niên?
Qua các nghiên cứu về tiểu sử, các thử nghiệm lâm sàng và qua trò chuyện, tiếp xúc với các bệnh nhân bốn phương đổ về cho thấy: thực tế của một rối loạn tâm sinh lý xảy ra trong vòng từ 3 đến 5 năm, sau đó có một khoảng thời gian tương đối ổn định (khoảng 7 năm). Và mỗi người tận dụng hết sức giai đoạn ổn định này để hoàn thiện những mục tiêu của mình. Trong thời kỳ rối loạn, người ta tự chiêm nghiệm về mình, xem lại những gì đã làm được, những thành công và thất bại trong công việc cũng như địa vị xã hội, trong tình cảm. Họ cân nhắc lại những mục tiêu chủ yếu và những định hướng cuộc đời mình trong tâm trí, lúc này như một đơn vị thời gian đã được định rõ sau thời điểm ban đầu và kết thúc.
Cũng như vậy, những rối loạn sinh tồn không tránh được kéo dài suốt dòng chảy của cuộc đời. Có vô số thử thách đặt ra trước mắt bao người cũng như chính mỗi người để có thể đạt được sự tự lập lớn nhất và sự xác định tuyệt vời, nhất là về bản chất của mỗi người. Lẩn tránh hay mong muốn các giai đoạn rối loạn này chỉ dẫn tới sự tụt lùi, trì trệ.
Trong các giai đoạn rối loạn, người ta luôn dao động giữa 2 cực đối lập nhau: một bên là sự thích phiêu lưu mạo hiểm, và một bên là sự thích cảm giác an toàn, trong đó ý nghĩ thứ nhất thúc đẩy mọi người mở rộng tầm nhìn tới những xứ sở chưa hề biết, những biểu tượng của tự do có nhiều mạo hiểm, sóng gió. Còn ý tưởng thứ 2 lại thúc đẩy mọi người luôn luôn phải cẩn trọng theo tư tưởng chứ không chịu di chuyển, tụt lùi, lạc hậu và chịu phụ thuộc. Chỉ có bầu không khí tin tưởng mới khuyến khích người ta lăn xả vào những cuộc phiêu lưu chinh phục thế giới và chinh phục chính bản thân mình. Ai cũng biết một đứa trẻ chưa cai sữa đã có thể được tiếp thêm lòng dũng cảm để tìm hiểu khám phá căn phòng ở của bé nếu có sự để mắt của người mẹ.
Sự phát triển của bản năng giới tính thông qua chu trình của cuộc đời
Bản năng giới tính luôn được tu chỉnh không ngừng thông qua chu trình sống của chúng ta. Không một tác động nào có thể làm thức tỉnh được bản năng này. Như Rousseeu đã từng nghĩ: giữa 13 đến 15 tuổi là xung quanh thời điểm dậy thì của mỗi người. Nó đã được biểu hiện ở thời kỳ phôi thai, sau đó ở bọn trẻ kéo theo hàng loạt các kích thích, các hoạt động đem lại khoái cảm của bản năng tự nhiên từ các vùng khoái cảm được kích thích mà không phải xuất phát từ cơ quan sinh sản.
Có thể chính ở thời điểm này mà Freud đã nói lên rằng bản năng tình dục không chỉ giới hạn ở cơ quan sinh sản của chúng ta.
Sự phát triển của bản năng giới tính trước khi sinh
Theo những điều ghi trong kinh thánh thì Eva có trước Adam có sau, điều này trùng hợp về mặt phôi thai học, bởi các loài động vật có vú ở giai đoạn phôi thai đầu tiên được phân hóa mang hình thù phái nữ. Ở loài người có thể xác định được bộ máy sinh dục của thai nhi khoảng từ tuần thứ 6 sau khi thụ thai. Nó phụ thuộc vào sự tiết hoóc môn giống đực.
Trong thời kỳ phôi thai kéo theo một số cấu trúc mới không thuộc cơ quan sinh sản, chính các cấu trúc này có tính chất quyết định tới việc định hướng giới tính của mỗi các thể. Não bộ phát triển là một điều dĩ nhiên tuy vậy còn có sự phát triển của da, của cơ quan cảm giác.
Được hình thành trước cả mặt và tai đó là da, da có một sự phát triển mang tính đặc thù. Da thực sự là bộ phận phát triển sớm nhất và cũng chứa những chức năng cơ bản nhất. Người ta sẽ rất chú trọng tới sự hình thành và phát triển của da, xét trên khía cạnh khoái cảm, nó chiếm một tầm quan trọng đáng kể. Một kích thích nhẹ nhàng ở môi trên và ở cánh mũi dẫn tới những biến đổi về cơ thể và về cổ.
Bản năng giới tính ở trẻ
Người ta vẫn biết có bao nhiêu công trình nghiên cứu của Freud về bản năng giới tính của trẻ nhưng điều này lại gây ra những vụ tai tiếng cho ông ở Viên (Áo) hồi đầu thế kỷ này. Một đứa trẻ được nuôi dạy không tốt có thể bị lôi kéo vào một hoạt động tính dục nào đó, người lớn rất khắt khe về điều này và khó chấp nhận nó. Nhưng, mỗi yếu tố tạo thành giới tính ở trẻ lại tạo nên một yếu tố kiên quyết cho sự phát triển nhân cách của nó, đó là những cái mà người ta không tưởng tượng nổi. Phát hiện này gây ra một cú sốc thực sự với cả thế giới y học. “Một trẻ em được nuôi dạy không tốt có thể bị lôi kéo vào một hoạt động tính dục nào đó”.
Tuy nhiên, một đứa trẻ sơ sinh hay một đứa trẻ đang lẫm chẫm biết đi, người ta nhấn mạnh rằng chúng cũng cần được vuốt ve như cần nguồn thực phẩm nuôi dưỡng chúng vậy. Những trẻ em thiếu những cử chỉ vuốt ve của cha mẹ thì chúng cũng không thể tự vuốt ve chính mình và khi trưởng thành chúng luôn khao khác cảm giác đụng chạm (cảm xúc phức tạp này biểu hiện sự tham lam quá độ về mặt tình cảm của một người được yêu) có biết bao người phụ nữ cầu cứu tới bản năng tình dục chỉ để thỏa mãn nhu cầu này, có những lúc không biết chán cảm giác được ôm hôn và vuốt ve.
Ngày nay người ta đã biết rằng thái độ của người mẹ đối với cơ thể con cái và bản năng giới tính của bà quyết định chất lượng các quan hệ như vuốt ve, ôm hôn đứa con. Cảm giác mất hứng thú và cấm đoán hay sợ hãi có thể được truyền từ mẹ sang con. Có người mẹ ban tặng tòa thiên nhiên của mình một cách hết sức tự nhiên và bột phát cho đứa con của mình như vừa sinh con là cho con bú, cho con vuốt ve những chỗ như vú, bụng, cổ… Nhưng có những bà mẹ bị thuyết phục bởi một tư tưởng tiêu cực về giới tính, khi bà ta nhìn hoặc làm vệ sinh các cơ quan sinh sản ở trẻ với một ác cảm ghê gớm. Do vậy sau này khi đứa bé có những va chạm giới tính đầu tiên phải chịu những thất bại thảm thương do cơ thể của nó luôn có xu hướng né tránh, xấu hổ sợ hãi hoặc không có hứng thú. Từ đây xuất hiện các phản ứng mang tính 2 mặt mà nó thường hiểu là do thiếu một ngôn ngữ thích hợp và đó cũng chính là dấu hiệu của sự từ chối. Sau này ở độ tuổi trưởng thành, nó tạo ra một phương pháp lý tưởng để chống chọi với những khó khăn cản trở mang tính chọn lọc của hành vi đụng chạm giới tính như: không có khả năng “tiếp xúc” với người khác hay không có khả năng cảm nhận được sự va chạm, âu yếm, tình tứ của đối phương.
Phần lớn các nhà quan sát nhấn mạnh rằng một cậu bé con sẽ được kích thích ít hơn một bé gái cùng tuổi dưới cùng một phương diện vuốt ve âu yếu. Có thể cậu bé sớm rời bỏ những cử chỉ vuốt ve âu yếu của mẹ để chuyển sang sự chăm sóc của người cha, về sau tới tận những thập kỷ này cậu bé vẫn không được hưởng một mối liên quan về mặt thể chất nào với bà mẹ. Tuy nhiên không gì có thể ngăn cản người cha tắm táp cho bé, lau khô và vuốt ve bé, ru bé ngủ, bồng bé lên và chơi cùng với bé, duy trì sự tiếp xúc trò chuyện dưới khía cạnh kích thích các xúc giác của trẻ. Một thái độ xử sự như vậy có thể bị các thế hệ trước buộc tội là không xứng đáng với một bậc nam tử, một người biết tự trọng thì ngày nay điều này hoàn toàn được chấp nhận.
Người ta có thể khẳng định một đứa trẻ chắc chắn là nam hay nữ từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi. Chính điều chắc chắn này là do một chu trình giống như chu trình của chúng ta học tiếng mẹ đẻ vậy. Nó được củng cố do ý thức được sự khác biệt về các cơ quan sinh sản và các xúc cảm nhục dục kết hợp vào đó. Những vai trò của giới tính nam hay nữ được áp đặt cho trẻ thông qua các bức thông điệp và sự mong đợi của cha mẹ: những ngôn từ mà họ sử dụng như tên hay tên đệm mà họ gọi một cách âu yếm, cách thức đối xử với trẻ, cách trang phục, ăn mặc, những món đồ chơi mà họ mua cho bé, những trò chơi mà họ khuyến khích trẻ tham gia, những quy định buộc chúng phải tuân theo. Từ đó một đứa bé bị mắc chứng ơdip ở tuổi chưa trưởng thành được truyền thụ những quan niệm mới này trở thành có khả năng nhìn nhận một cách mới mẻ về cơ thể của mình và các cảm xúc giới tính khác. Cậu bé sẽ hiểu sâu sắc hơn phương thức mà những người đàn ông và những người đàn bà cư xử với nhau. Đánh giá lại mối liên hệ tình cảm với mẹ - người mà cậu có sự phụ thuộc rất hãn hữu. Đến lúc này cậu có thể từ bỏ thái độ cho mình là trung tâm lưu ý của cả nhà, điều ấy giúp cậu hòa nhập với thế giới bên ngoài. Kể từ đây cậu bé đã sẵn sàng tới lớp học và hòa nhập vào với các bạn cùng trang lứa.
Bản năng giới tính ở tuổi thiếu niên
Tuổi thiếu niên là khoảng thời gian có những biến đổi nhanh chóng. Những biến đổi về mặt thể chất chỉ là một khía cạnh của quá trình này. Có rất nhiều kỳ thi đang chờ đợi cậu thiếu niên: cậu sẽ phải tự bứt khỏi bố mẹ, phải tự tin vào bản tính nam giới (hoặc nữ giới nếu là con gái) của mình, phải học cách thiết lập các mối quan hệ lâu dài với những người khác, phát triển về mặt trí tuệ, có ý thức về mặt trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm bản thân. Tóm lại, chúng phải biết cách giữ cho mình những giới hạn của bản thân và phát huy đồng thời các khả năng tương đối khác mà chúng tôi sẽ dẫn ra sau đây một vài khả năng đó. Cậu (cô) thiếu niên đó phải đảm nhận một hình thức mới của bản năng giới tính thông qua quá trình học tập, biết hướng những cảm xúc đôi khi rất khó kiểm soát, biết thỏa thuận sự tham gia của mình vào một hoạt động nào đó mà không phải chịu các áp lực cứng nhắc của mọi người, phân biệt được sự kỳ diệu của hứng thú với tình yêu thực sự, tự bảo vệ mình trước đại dịch AIDS hay các bệnh truyền nhiễm khác hoặc sự mang thai ngoài ý muốn.
Một điểm cốt yếu cần phải lưu ý nữa, đó là những chuyển đổi khác nhau về mặt thể chất, tính dục, sinh sản, chúng không diễn ra theo cùng một nhịp. Thường thường sự chín chắn về mặt tâm lý bao giờ cũng chậm hơn so với ba yếu tố kia. Chính do sự tách rời này khiến cho lứa tuổi niên thiếu xuất hiện một thời kỳ thiếu ổn định lớn.
Thời kỳ niên thiếu có thể được phân chia theo hệ thống thành ba giai đoạn mà không nhất thiết ở cả ba giai đoạn đều có những vấn đề tương tự.
1. Xung quanh giai đoạn dậy thì là thời điểm có những thay đổi không tránh khỏi về mặt thể chất, tình cảm và tính dục, làm lung lay nền tảng nhân cách của trẻ em ở độ tuổi này. Một nỗi sợ hãi về biểu hiện khác thường của cơ thể cứ lớn dần lên. Với các bạn gái thường quan tâm đến sự không đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt, còn các bạn trai lại lo lắng về sự xuất tinh, hành vi thủ dâm và kích cỡ dương vật đổi thay, theo chúng thì kích thước như vậy là quá to hay còn quá nhỏ. Rất nhiều bậc cha mẹ và các nhà giáo dục đã quên mất rằng chính họ ngày còn nhỏ cũng từng bị mắc phải những vướng mắc để thỏa mãn sự tò mò rất hợp lý của mình. Qua một thông tin khách quan nào đó bác sĩ của gia đình có thể làm giảm bớt sự sợ hãi của bạn trẻ và lấp đầy hố ngăn cách giữa các thế hệ. Sự bắt đầu lứa tuổi thiếu niên được đặc trưng hóa bằng một việc giữ khoảng cách nhất định với cha mẹ của bọn trẻ. Song với điều đó, bọn trẻ phát triển mối quan hệ ngày càng thân mật với một người bạn nào đó mà nó sẽ giao phó mọi bí mật, những chuyện riêng tư hoặc chơi với nhóm bạn riêng của chúng. Trong giai đoạn này sức thu hút của người khác giới chỉ chiếm hàng thứ yếu.
2. Thời kỳ chuyển tiếp của tuổi thiếu niên đặc trưng bởi sự trỗi dậy của giới trẻ chống lại hệ thống giá trị của những người lớn tuổi. Các cô cậu thiếu niên ngày càng hình thành nhanh chóng, chúng ý thức: mình thuộc một nhóm tuổi đặc biệt, có sở hữu văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng và một thứ âm nhạc riêng, và đặc biệt là những hệ tư tưởng khác được ca ngợi. Không giống các bậc phụ huynh, những nhóm thanh thiếu niên tụ tập chỉ gói gọn trong một giới sẽ nhanh chóng làm mất sự hứng thú và sự thu hút của nó, thay vào đó là công cuộc tìm kiếm một người bạn tình có khả năng đáp ứng cao.
3. Cuối cùng thời kỳ niên thiếu muộn, mỗi cá nhân ở tuổi này đều có khuynh hướng xác định một cách tốt nhất (nếu có thể) bản chất riêng của mình về giới tính và xã hội. Những điều chưa chắc chắn về giới tính tạo nên lo lắng đầu tiên trong thời kỳ này. Hành vi thủ dâm, những định hướng đồng tính hay khác giới. Phần lớn các mối quan hệ với người khác giới thu hút mọi sự chú ý. Đó là câu trả lời thắc mắc gây lo sợ cho các cô cậu thiếu niên và là các rắc rối khó khăn có liên quan mà lứa tuổi này tìm kiếm đầu tiên khi tham gia vào các giờ học giáo dục giới tính.
Bản năng giới tính ở người trưởng thành: chu kỳ sinh dục và chu kỳ của đời sống vợ chồng
Bước ra khỏi lứa tuổi niên thiếu, những cô bế, cậu bé bị “ném” vào thế giới của những người trưởng thành, họ cần học tập 4 điểm chủ yếu sau: cắt đứt sự phụ thuộc thái quá vào bố mẹ; học cách giao tiếp một cách bình thường bình đẳng với những người có tuổi trong gia đình và tạo ra điểm khởi đầu thành công với hai trong số những ước mơ chủ yếu nhất; hòa nhập được vào thế giới nghề nghiệp và đạt tới một sự thầm kín riêng tư cả về tình dục và tình cảm. Thời gian là người đồng hành chủ yếu của quá trình tiến triển phức tạp này và cũng có thể làm nảy sinh và giúp chúng nhận thức rõ những niềm hi vọng không thể thực hiện được do sự ngăn cách giữa mơ ước và hy vọng. Trong thời kỳ này, những rối loạn do sự biến đổi để thích nghi với mỗi cá thể về mặt tình cảm, tình dục, trí tuệ bị rối ren một cách tế nhị và rất khó nói. Những rối loạn này là những mối đánh dấu cho chu kỳ của đời sống vợ chồng về sau. Các giai đoạn này một ngày kia sẽ làm sáng tỏ một mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng làm cho cuộc sống của chúng ta mất dần đi sự thú vị, phải tìm cách khắc phục nó.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ kết hôn vào độ tuổi 20 để sớm thoát khỏi những ràng buộc với gia đình, bố mẹ; có khi một sự giận dỗi không đâu, do thách thức nào đó, do sự thương cảm, do áp lực xã hội hoặc do các nhu cầu trốn chạy hoàn cảnh hiện tại. Do vậy việc lựa chọn người bạn đời không dựa trên một sự phù hợp thực tế giữa hai người để rồi trong những năm tháng tiếp theo họ lại phải nghiền ngẫm lại những gì mình đã làm, đôi khi chỉ sau đám cưới chẳng bao lâu.
Sự lý tưởng hóa hình ảnh của người bạn đời khi hai người gặp gỡ nhau đã khiến cho người ta chưa nhận thức được (nhiều vấn đề chưa được bộc lộ). Dù có ý thức hay vô thức mỗi người luôn có xu hướng đặt đối tượng của mình trên hình ảnh của một người bạn đời rất tình tứ. Vậy những tính toán sai lầm hết sức nguy hại này từ đâu ra? Sự chung sống vội vàng sẽ liên tục đặt ra những sự không phù hợp giữa vợ và chồng. Anh ta keo kiệt, ngu ngốc và ghen tuông, anh ta lười biếng và hay nằm ườn ra trên giường. Sự nặng mùi của anh ta làm tôi khó chịu. Đó là những gì mà Aline khẳng định với chúng tôi sau ngày cưới của cô.
Vào giai đoạn này các mâu thuẫn được hình thành xung quanh quá trình học hỏi cách giao tiếp trên mọi lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là phải khẳng định được sự tự lập của mình với bố mẹ, với kinh tế gia đình và hoàn thiện khả năng kinh nghiệm về chuyện chăn gối. Với quan điểm này thì tuần trăng mật không còn lý thú như người ta vẫn khẳng định. Lo sợ bởi chưa có đủ kinh nghiệm hoặc thiếu thốn về tài chính. Rất nhiều cặp vợ chồng không thể hòa nhập vào cùng một nhịp trong chuyện chăn gối. Họ lo lắng không có khả năng làm thỏa mãn người bạn đời của mình và họ biết trao đổi các nhu cầu, sự thích thú lẫn nhau cũng như là tránh việc buông trôi những nhu cầu đó và họ cũng rất sợ sự bình luận. Một cuộc điều tra được tiến hành ở Anh quốc với những người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy: 25 trên 100 người được hỏi bộc lộ những khó khăn về “chuyện chăn gối” theo trật tự không thay đổi. Những khó khăn kiểu như vậy thường biểu hiện ra bằng các lo sợ (đến trước khi thất bại) theo một nhịp độ ít thường xuyên hơn trong các quan hệ tình dục, sự mất hứng thú trong “chuyện chăn gối”, cảm giác tội lỗi với một số hành vi tình dục và cuối cùng là những lo sợ có liên quan đến việc thai nghén và sự lo sợ tính hiệu quả của một phương pháp tránh thai ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên giả thiết kết hợp giữa tuổi trẻ và đời sống tình dục vẫn là mối lưu tâm lớn lao của họ. Các cặp vợ chồng thường có hoạt động “chăn gối” mạnh mẽ nhất trong những năm đầu của đời sống lứa đôi. Có thể vì đời sống riêng tư của họ chưa bị quấy rối bởi sự hiện hữu của đứa con. Nhưng ngược lại, không phải lúc nào họ cũng lưu tâm đến hứng thú với chuyện “chăn gối” mà làm thế để mong sẽ tìm được tiếng nói chung trong lĩnh vực này mà chúng tôi cũng đã đề cập đến ở trên. Những khó khăn này ẩn chứa dưới sự lý tưởng hóa đời sống lứa đôi và một tương lai đầy hứa hẹn đang trải ra trước mắt họ. Chính điều lý tưởng hóa này sẽ loại bỏ mọi sự bực bội khó chịu và không hài lòng của đời sống vợ chồng. Mong muốn được làm hài lòng người bạn đời sẽ giúp họ vượt qua mọi khó khăn và có xu hướng củng cố sự thông cảm và hiểu lẫn nhau về mặt tình cảm.
Với các cặp vợ chồng trẻ này, thời kỳ chuyển giao ở khoảng độ tuổi 30. Và vẫn tồn tại một điểm chung của tất cả các giai đoạn chuyển tiếp: nhìn chung các cặp vợ chồng đạt tới giai đoạn chuyển giao ở những thời điểm khác nhau. Mỗi người trong số họ chiếm giữ phạm vi chuyển giao vào thời điểm không giống nhau. Trong suốt giai đoạn này, người ta quan sát thường xuyên thấy các cuộc chia tay dù dài hay rất ngắn ngủi, và có các cuộc phiêu lưu tình ái ngoài hôn nhân hoặc kết hôn mới.
Trong khi đề cập tới vấn đề hôn nhân sớm rất đáng phê bình này, các cặp vợ chồng mới bắt đầu ngẫm nghĩ lại. Người chồng đồng ý rằng sau thời kỳ niên thiếu đàn ông thường bộc lộ vài điểm không thích hợp với vợ nữa khi sự thành thục đã đạt tới một đỉnh điểm. Họ chê người phụ nữ chỉ quanh quẩn với gia đình, tâm hồn họ mất dần sự nhanh nhẹn và vẻ quyến rũ ngày xưa, (ngày một giảm đi do suốt ngày phải tiếp xúc với bếp núc) trong khi người chồng rạng rỡ trên bậc thang danh vọng và có thể anh ta sẽ thấy vợ mình khiến cho mình chán ngấy và sẽ thử tìm kiếm một cô đồng nghiệp trẻ tuổi, khêu gợi hơn giúp anh ta đạt tới một vị trí xã hội và văn hóa khác.
Có gần 40/100 các cặp vợ chồng xin ý kiến bác sĩ ở độ tuổi 27 và 30. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về phạm vi chuyển giao này không phải bộc lộ qua sự sợ hãi tương lai mà là thông qua sự chọn lựa, điều này có thể tạo ra bằng chứng cho mối quan hệ ổn định bền vững hơn.
Trong khoảng lứa tuổi 30
Trong khoảng thời gian này, các mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng được tạo thành ít hơn xung quanh phương thức bày tỏ với nhau những lo lắng riêng tư của mình. “Tôi thấy mình trở nên già hơn, buồn và tôi thiếu kinh nghiệm về “chuyện ấy”. Người ta đã nghe được rất nhiều lời phàn nàn kiểu như vậy. Tóm lại, trái ngược với ý kiến phổ biến, đời sống tình dục của cặp vợ chồng không hề giảm tầm quan trọng trong thời kỳ này. Có rất nhiều bà vợ không bộc lộ những vấn đề về mặt tâm lý một cách to tát, nhưng chỉ biết đến những khoái cảm sinh lý tột đỉnh ở tuổi 30. Nhưng kể từ đây các cặp vợ chồng lại cho thấy ngày càng có cảm giác không chịu đựng nổi đối với những rối loạn chức năng và thiếu thông cảm trong “chuyện chăn gối”. Thời điểm này xuất hiện nhiều cặp không hôn thú chung sống, họ nghi ngờ sự lựa chọn người bạn tình của mình hoặc quyết định chính thức hóa tình hình của họ. Đó cũng là thời điểm diễn ra những cuộc chiến quyền lực hoặc sự ganh đua trong lĩnh vực nghề nghiệp đánh ngã sức lực của họ. Và cách thức giải quyết các xung đột tác động lên họ được xác định rõ ràng.
Sự ra đời của đứa con chế ngự quan hệ vợ chồng thành một bằng chứng hết sức chắc chắn. Có rất nhiều cuộc điều tra chỉ ra rằng: sự có mặt của đứa con có nguy cơ ngăn cản bầu không khí vợ chồng, cho dù đứa con rất được mong đợi hay không. Feldman tiến hành một nghiên cứu vào năm 1977, nghiên cứu này chỉ ra rằng sự thỏa mãn trong đời sống vợ chồng trong hôn nhân giảm đi khi họ sinh ra những đứa con, điều này trái ngược với những gì người ta vẫn tin tưởng. Những đứa con ra đời, kể từ đây cặp vợ chồng sẽ thay đổi cách nhìn về đứa con ruột của mình và rất chú tâm vào nó. Quả thực họ rất hạnh phúc khi có thể khẳng định vai trò làm bố làm mẹ của mình, nhưng thường thì sự thông cảm và thấu hiểu ngự trị trên tất cả nên họ chưa được chuẩn bị để đảm nhiệm việc làm cha làm mẹ rất mới mẻ của mình.
Hành vi quan hệ tình dục có tính hai mặt: khi thì người vợ tỏ ra kiệt sức, khi thì bị đau đớn trong khi giao hợp hoặc người vợ sẽ làm đứa bé thức dậy do tiếng kêu rên của cô ta. Đôi khi cô rất giận chồng vì chỉ nghĩ tới thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà không ngó ngàng gì tới bối cảnh. Còn về phía người chồng rất khó khăn để kết hợp hình ảnh của vợ mình với hình ảnh của một người mẹ trong cùng một con người. Trừ khi anh ta không tìm được hứng thú ở người vợ, anh sẽ hờ hững với vợ mình như một sự loại bỏ nhân công vậy. Kể từ khi đó người vợ luôn là người tạo ra và khuyến khích sự thất bại trong quan hệ tình dục của vợ chồng họ. Số lượng phụ nữ bị lãnh cảm chưa thời kỳ nào lại nhiều như thời điểm sau khi sinh, bởi lúc này vai trò làm mẹ được quan tâm nhiều hơn. Chứng lãnh cảm biểu hiện theo thuật ngữ của Winnicot “Sự say mê trong vai trò làm mẹ” kéo theo sự lệch lạc về mặt hứng thú tình dục.
Yếu tố chính gây ra sự không thỏa mãn trong đời sống vợ chồng sau khi sinh con chắc chắn nảy sinh do sự giảm sút các hoạt động chung đụng của đời sống vợ chồng và đặc biệt là trong “chuyện chăn gối”. Vì vậy phải chuẩn bị giúp đỡ các cặp vợ chồng làm quen và chấp nhận sự kiện to lớn này: sự ra đời của đứa con, đồng thời khuyến khích họ sắp xếp quỹ thời gian các nhân ngoài thời gian dành cho con để vẫn có thể duy trì đời sống riêng tư của hai người.
Độ tuổi 40 biểu hiện một phạm vi khác của thời kỳ chuyển giao. Lúc này hôn nhân đã duy trì được 10 hay 20 năm và những khát vọng cá nhân ngày một lớn dần lên, có nguy cơ đặt sự liên kết của gia đình trong tầm bấp bênh.
Người đàn ông ở độ tuổi 40 đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp có thói quen sử dụng quyền lực của mình. Và có thể anh ta lại áp đặt thói quen ấy vào môi trường gia đình, đặc biệt nếu chưa đủ trưởng thành và độ chín muồi buộc anh ta phải có một số mặt trội hơn người vợ. Còn về phần người vợ có thể từ bỏ vai trò khiến cô ấy ngạt thở “thiên thần của gia đình”, mong muốn được tiếp tục học tập nghiên cứu hay sẽ bắt đầu đi làm vào thời điểm mà người chồng chỉ muốn người vợ quan tâm lo lắng cho một mình anh ta mà thôi.
Bọn trẻ đã khôn lớn và đã có nền văn hóa riêng của chúng. Chúng ngày càng có khuynh hướng sống độc lập với cha mẹ. Và lúc này hai vợ chồng thấy họ sẽ có nhiều thời gian hơn để quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhưng họ lại ý thức được rằng bọn trẻ đã trưởng thành và ngày càng đầy quyến rũ, họ lại cảm thấy tuổi thanh xuân đã đi qua mà ai cũng nhớ, nuối tiếc và hay mắc chứng trầm uất.
Trên phương diện tình dục, một số thay đổi lại chính là tác nhân kích thích các căng thẳng. Trong khi đó cùng với thời gian trôi đi mà con người thì không cảm nhận được sự giảm đi của các phản ứng giới tính. Trong khi đó người vợ thì trái ngược hoàn toàn, như thứ rượu để càng lâu càng ngon. Cũng tương tự như vậy, trên phương diện tất cả đều có cảm giác hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn, người đàn ông cảm thấy nhu cầu được các kích thích kéo dài mà anh ta lại không dám đòi hởi. Còn vợ ngày càng thụ cảm tốt hơn ở độ tuổi 40 và có nhiều khả năng sáng tạo hơn. Vì vậy đó là thời điểm mà những sự chờ đợi, hy vọng trong quan hệ qua lại giữa người vợ và người chồng bị biến đổi, đặc biệt là khi mà thói quen thường ngày cứ mãi tiếp diễn và những mòn mỏi của cuộc sống đời thường gây ra sự sụt giảm các hứng thú của cả hai vợ chồng .
Cuộc kiếm tìm bản năng giới tính có ý nghĩa tượng trưng cho hành trình đầy sóng gió của người đàn ông ở độ tuổi 40. Nó trở thành một cuộc kiếm tìm cái mới, một mạch nguồn thực sự giúp người ta cải lão hoàn đồng. Đây chính là yếu tố duy nhất có khả năng giúp người ta lấy lại được sự tự tin, khả năng làm hài lòng người bạn đời và giúp duy trì khả năng sáng tạo trong đời sống vợ chồng.
Từ đó người ta hiểu rằng bước ngoặt của sự gia tăng tỷ lệ ly hôn suốt thời kỳ này mà về mặt nguyên tắc các vấn đề tài chính, nghề nghiệp xã hội và giáo dục phần lớn đã được giải quyết xong.
Các cặp vợ chồng đang ở đỉnh điểm của bước ngoặt trong đời sống vợ chồng và nhìn lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Đây là thời điểm đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực trước khi bắt đầu xuống dốc. Một cảm giác trống rỗng và thất bại bao vây rất nhiều các cặp vợ chồng thúc đẩy họ tư vấn về tương lai của mình. Và có 3 hướng mở ra trước mắt:
1-Đó là giải pháp ly dị: Để tìm lại thời niên thiếu đã mất, họ ly dị nhưng không biết vì sao mà cũng không đưa ra lời giải thích với bọn trẻ rằng chỉ sự chia tay là nguyên do và cũng không phải tình yêu mà họ dành cho chúng. Ly hôn luôn là giải pháp cho các rối loạn của giai đoạn chuyển giao. Đó là biểu hiện xu hướng cách sống “mới”, một khát vọng tự do mà một số người chưa từng biết đến không phải trong tổ ấm gia đình, cũng không phải trong bầu không khí vợ chồng.
Trong khi đó, sau một vài năm lầm lỡ, phần lớn những người đã ly hôn thừa nhận rằng sự cô đơn là cái giá phải trả quá đắt cho cuộc sống tự do. Và cuối cùng họ lại tái hôn. Cuộc hôn nhân lần hai bộc lộ nhiều cơ hội thành công hơn lần trước. Sự lựa chọn người bạn đời mới dựa trên sự thu hút của họ hơn là sự phù hợp giữa hai người. Mỗi người đều ý thức hơn về nhu cầu của mình, họ cũng ít hão huyền hơn về người khác rằng mình đang bước ra khỏi thời kỳ niên thiếu. Nhìn chung sự không phù hợp về mặt tình dục được liệt vào những thử thách đối với các cặp vợ chồng trong giai đoạn đệm sau ly hôn. Những thất bại trong quá khứ đã cho họ bài học xương máu đó là cần nhiều sự khéo léo hơn trong quá trình trò chuyện trao đổi. Trong khi đó sự phức tạp của vấn đề khi bạn trẻ đặt ra từ hai phía những người vợ, người chồng cũ và cha mẹ dượng tạo nên nguồn gốc các khó khăn.
2-Một sự lựa chọn khác trong tầm tay các cặp vợ chồng ở độ tuổi 40, đó là đắm chìm trong sự rầu rĩ do bị thất bại trong chuyện chăn gối. Nghi lễ tối thứ 7 khép lại một tuần làm việc nhưng trong mắt họ nghi lễ này nó quá quen thuộc và vô nghĩa. Tóm lại, đời sống tình dục chỉ chiếm hàng thứ hai, con đường công danh, sự nghiệp và sở thích của người ta chiếm vị trí hàng đầu. Mỗi sự sắp xếp lại các vị trí trong công việc có thể mang đến cho mối quan hệ vợ chồng những rạn nứt. Thực tế trong một số cuộc gặp mặt xã hội, thậm chí qua sự trao đổi với các cặp vợ chồng, người ta thấy sự lựa chọn này ngày càng gia tăng (ít nhất là ở phạm vi thủ đô Paris). Những ảo tưởng phiêu lưu tình ái ngoài hôn nhân ngày càng gia tăng và ngoại tình là hiện tượng phổ biến nhất. Nhưng nó cũng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự mất cân bằng sâu sắc trong gia đình.
3-Cuối cùng là hướng lựa chọn thứ 3: Các cặp vợ chồng luôn phản đối mọi ý tưởng ly dị “sau mọi chuyện thì anh ấy (cô ấy) không hề tồi tệ so với người khác? Tôi biết cái mà tôi có. Tôi chẳng biết mình sẽ tìm kiếm được cái gì?”. Đôi khi những cặp vợ chồng này rất nỗ lực để xây dựng lại đời sống riêng tư thầm kín, nhưng trên cơ sở mới mẻ phải bằng sự nhiệt tình trong các hành vi quan hệ, đụng chạm cần phải tập luyện.