Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 12-11-2008, 10:29 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Tiệc khan, ba bồi và R.T.C

Thiếu tướng Trần Văn Giang - nguyên Phó tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, ông là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hà Nội, đơn vị được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân năm 1972. Nay ông đã nghỉ hưu tại số nhà 26 đường Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 50 năm công tác trong quân đội, ông có nhiều kỷ niệm với bộ đội Phòng không - Không quân. Ông đã kể với chúng tôi một kỷ niệm...

Năm đầu mới thành lập, Sư đoàn Phòng không Hà Nội thường chạm trán với các loại máy bay trinh sát của địch. Loại máy bay trinh sát không người lái tầng cao 19 - 20km thì bộ đội tên lửa có thể bắn rơi nhưng còn loại không người lái tầng thấp bay dưới 500m thì gây nhiều khó khăn cho pháo cao xạ. Chúng như những tên cướp chợ cứ xoẹt ra, xoẹt vào làm ta không kịp trở tay.

Do không bắn được địch, nên đã lan truyền những câu khích vui: Địch vào 2 chiếc, lại bay ra một đôi, hoặc những câu thơ “Ông Bội là ông Bội ơi/ Đánh dư trăm trận chẳng rơi chiếc nào” (Đồng chí Bội là đại đội trưởng đại đội pháo). Còn anh em: “Pháo thủ, trắc thủ thở dài/Đạn bắn có chụm nhưng ngoài mục tiêu”. Bộ đội Ra-đa thì bị anh em trêu: “Ra-đa mặt sắt đen sì/Sai, sót, lọt, chậm ngồi ì mặt ra”.

Ở một tiểu đoàn tên lửa, có hai cán bộ chỉ huy tên là Hậu và Phiếu. Trong một trận đánh, tiểu đoàn này phóng 2 quả đạn, bị nhiễu, một quả rơi ùm xuống Hồ Tây, còn một quả thì cứ tự do bay hết tầm mới nổ. Anh em có thơ rằng: “Ông Phiếu một phát tìm cò/Ông Hậu một quả đi mò Hồ Tây”!

Thời kỳ này, sư đoàn hay triệu tập các hội nghị chủ yếu là để rút kinh nghiệm tìm ra cách đánh cho phù hợp. Những câu hỏi tại sao pháo ta xử lý không kịp, bắn không trúng, được mổ xẻ kỹ càng. Có khi mải tập trung kiểm điểm, quên cả nghỉ giữa giờ cho anh em giải lao uống nước, còn việc trễ giờ cơm là thường xuyên. Sau những buổi họp như vậy, anh em tập trung khá đông ra chỗ uống nước, trong lúc bụng đói cồn cào đã tếu táo nói với nhau: Đi dự hội nghị được nói thoải mái, được uống thoải mái nhưng không được gắp thoải mái và từ “tiệc khan” xuất hiện từ đó.

Anh em bàn tán rồi cũng đến tai chỉ huy. Từ đó mỗi khi tổ chức hội họp gì, khi mãn cuộc đơn vị cũng cố gắng tổ chức bồi dưỡng cho anh em. Thật ra cũng chẳng có gì nhiều, có chăng chỉ là bát chè hay bát cháo nhưng anh em cũng mừng lắm. Từ đó anh em gọi vui là hội nghị “3 bồi”: bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và bồi dưỡng sức khỏe. Và “ba bồi” cũng dần dần thay thế “tiệc khan”.

Sau này khi chiến đấu tiến bộ, bắn rơi được nhiều máy bay thì buổi chiều sau khi hội họp xong, đơn vị tổ chức ăn cơm và bao giờ cũng có món “mộc tồn” (thịt chó). Lúc bấy giờ “mộc tồn” ngon là phải do 2 quái kiệt Phạm Văn Chiêu (Trưởng ban hành chính) hoặc Nguyễn Văn Thăng (Trưởng ban quân nhu), thực hiện. Hai đồng chí này có tài làm thịt chó nhanh và nấu nướng rất ngon...

Thường là những lần tổ chức “hoành tráng” như thế, Sư đoàn không quên mời các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân chủng xuống cùng “chia ngọt, sẻ bùi”. Trong những lúc vui vẻ ấy anh em thường dùng cụm từ “R.T.C” - rượu-thịt chó. “R.T.C” đã gây được sự chú ý trong sư đoàn, quân chủng mà ngay cả các đồng chí trong lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội lúc bấy giờ cũng rất thích.

Trong một lần mừng công bắn rơi máy bay Mỹ, đơn vị tổ chức tiệc “R.T.C” có các đồng chí Trần Duy Hưng, Trần Vỹ - Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban, đồng chí Trần Sâm - Phó bí thư Thành ủy và một số anh em bên cơ quan Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, đến dự. Giữa bữa ăn đông vui, đồng chí Trần Duy Hưng đã đứng dậy phát biểu:

- R.T.C, tên tục của nó là rượu thịt chó, ai cũng biết nhưng R.T.C lại còn là Ra-đa - Tên lửa - Cao xạ hợp đồng. Và kết quả tất yếu là máy bay Mỹ sẽ Rơi Tại Chỗ cũng là R. T. C. Rồi anh giơ tay hô to: RTC! RTC! Cứ RTC đi! Nhiều máy bay Mỹ cũng sẽ rơi tại chỗ! Rơi tại chỗ nữa...

Hưởng ứng lời phát biểu của anh, mọi người vỗ tay rầm rầm.

Đến tháng 4-1966, sư đoàn đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay trinh sát điện tử không người lái tầng thấp đầu tiên, lại đúng vào ngày khai mạc kỳ họp Đại biểu Quốc hội năm 1966. Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã đến thăm và mang theo một con bò được kết hoa từ sừng đến đuôi để tặng đơn vị.

Cũng từ đó “R.T.C” là cụm từ thân quen đối với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không Hà Nội nói riêng và với cả Quân chủng Phòng không - Không quân nói chung cho đến tận bây giờ.

TRẦN HUY BÌNH



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™